Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu không biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiễm đến mức mà con người và muôn loài không thể sinh sống. 2/3 dân số trên thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác.
1. Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch uống được, và cứ 6 người thì có 1 người, tức khoảng 2,8 triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước.
2. Trong khi châu Phi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 358 triệu người không có nước sạch. Con số này tại các nước phát triển là 9 triệu người.
3. 82% người sống tại vùng nông thôn thiếu nước dùng, trong khi con số này tại vùng đô thị là18%.
4. Phụ nữ và trẻ em mất khoảng 140 triệu giờ để đi lấy nước, khoảng thời gian này đủ để xây khoảng 20 tòa nhà Empire.
Phụ nữ và trẻ em châu Phi phải dùng những chiếc can jerry để lấy nước, 1 can đầy nước nặng hơn 18 kg. Việc mang vác nặng trên đoạn đường dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
5. Tại các quốc gia kém và đang phát triển, gần 1 tỉ phụ nữ và trẻ em phải đi bộ gần 6 km mỗi ngày để lấy nước, trong khi họ cũng cần thời gian để kiếm thêm thu nhập, chăm sóc gia đình và dạy dỗ con cái.
6. Mỗi năm toàn thế giới lãng phí 24 tỉ USD để khai thác nước.
7. Khoảng 2,5 tỉ người không có nhà vệ sinh để sử dụng, do đó hơn 2.300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn.
8. Nếu các cơ sở cung cấp nước, vệ sinh chuẩn được xây dựng rộng rãi khắp thế giới thì gánh nặng bệnh tật sẽ giảm xuống 10%.
9. Mỗi năm, 443 triệu giờ học bị thất thoát vì các bệnh do nước ô nhiễm, như tiêu chảy, dịch tả, lị, thương hàn, …
Các nhà nghiên cứu cho biết ứng với tỉ lệ phụ nữ biết đọc tăng lên 10% thì kinh tế quốc gia tăng trưởng 0,3%.
Nếu bạn đóng góp 60 Rupee (gần 1 USD) cho tổ chức phi chính phủ Giải quyết Khủng hoảng và Bảo tồn nước (Water Conservation and Crisis Troubleshoot NGOs), thì 1 người châu Phi sẽ nhận đủ nước suốt năm.
10. Cứ trung bình, 1 USD bỏ ra đầu tư giải quyết cuộc khủng hoảng nước trên thế giới có thể thu về được 4 USD.
Cậu bé đổ nước vào 1 con suối ô nhiễm nặng ở Cape, SA.
11. Mặt khác, gần 260 tỉ USD thất thoát mỗi năm vì thiếu nước và nhà vệ sinh.
12. Nông nghiệp và tưới tiêu sử dụng nguồn nước nhiều nhất: gần 70% và lên đến 90% ở các nước đang phát triển.
Làm phép tính đơn giản, 1 – 2 tấn nước được dùng để cho ra 1 kg ngũ cốc, 5.000 lít cho 1 kg gạo.
Đàn ông lấy nước từ con sông Citarum ở Indonesia. Một lượng lớn nước bị nhiễm kim loại nặng và thuốc trừ sâu, có thể gây bệnh chết người.
13. Tại các nước nghèo, gần như 8 – 10 giường bệnh thì có 1 người mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước.
14. 1 trong 5 đứa trẻ qua đời ở độ tuổi dưới 5 do khủng hoảng nước trên toàn thế giới.
Thiếu nước khiến nhiều trường học ở Ấn Độ bỏ hoang nhiều nhà vệ sinh.
15. Gần như 50% trường học tại các nước đang phát triển thiếu hoặc không có nước và nhà vệ sinh, dẫn đến tỉ lệ học sinh bỏ học cao, đặc biệt là bé gái.
Trong khi chúng ta đang hớp ngụm cà phê, thì nhiều khu vực phải chịu đựng tình trạng thiếu nước.
16. Trong khi mỗi việc dội rửa nhà vệ sinh chỉ cần 8 lít nước, thì mỗi tờ báo Sunday cũng đã sử dụng 300 lít nước, và tốn gần 11.000 lít nước để tạo ra 450 gram hạt cà phê thô.
17. Lượng nước 5 phút mỗi ngày chúng ta tắm vòi hoa sen gần bằng tổng lượng nước mà một người sống ở khu ổ chuột có được.
18. Nước nhỏ giọt gây lãng phí khoảng 20.000 lít nước mỗi năm.
19. Các gia đình Mỹ sử dụng lượng nước gấp 8 lần hộ dân Ấn Độ, và nếu toàn dân trên thế giới được thoải mái dùng nước như Mỹ và châu Âu, thì cần phải 2,5 Trái Đất mới đáp ứng đủ.
Các khu vực chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trên thế giới là sa mạc Sub Saharan tại châu Phi, nơi cư trú của 37% số người chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nước, chưa đến 1 trong 3 người có thể sử dụng nhà vệ sinh, và nguy cơ trẻ con chết vì tiêu chảy cao gấp 500 lần so với châu Âu.
Mỗi năm mất khoảng 40 tỉ tiếng đồng hồ để tìm nguồn nước, hơn tổng thời gian lao động của nước Pháp.
Con số viện trợ tại Ấn Độ thấp đáng ngại.
20. Chỉ 6% viện trợ quốc tế được dùng cho việc chỉnh chu cơ sở cung cấp nước và nhà vệ sinh.
Sông Oshiwara, Mumbai
21. Gần 90% nước thải tại các nước đang phát triển chảy ra sông, hồ, vùng ven biển mà chưa qua xử lý: gây nguy hại cho sức khỏe, an toàn thực phẩm và nguồn nước sạch.
22. 1,6 tỉ người sống trong khu vực có nước nhưng không có khả năng chi trả để sử dụng chúng.
24. Ả Rập Saudi dừng việc trồng lúa mì vì thiếu nước, nên phải nhập khẩu 100% loại lương thực này vào năm 2016.
Đói và khát khiến trẻ em châu Phi suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
25. 40% trẻ em châu Phi và Ấn Độ còi cọc vì chất lượng nước kém.
26. Trong khi mực nước tại Trung Quốc rút xuống 1m mỗi năm, thì 80% sông ngòi của nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng và sẽ không còn giúp ích gì cho cuộc sống con người cùng sinh vật.
Sông Ganges ở Ấn Độ.
27. Ganges và Yamuna ở Ấn Độ liên tục bị xếp vào danh sách 10 con sông ô nhiễm nhất thế giới.
Hơn 400 triệu người Ấn Độ phụ thuộc vào những con sông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét