- 10 câu nói nổi tiếng nhất của Tào Tháo

Nói không phải mê tín chứ nói về Tào Tháo chắc ai cũng biết sợ còn rành hơn lịch sử nước mình nữa chứ giỡn. Dù người đời gọi ông là gian hùng nhưng ông vẫn có những câu nói lưu truyền đến hàng ngàn năm thì hiểu rằng ông không hề đơn giản. Cùng nhìn những câu nói nổi tiếng nhất của ông.

Tương truyền Tào Tháo từng hỏi Tư Mã Ý: Tại sao lòng bàn chân trắng hơn mặt và tay? Ý nghĩ hoài cũng không biết câu trả lời, Tháo lại bảo: Vì lòng bàn chân nó biết giấu mặt.
Lòng bàn chân có phần lõm vào, có thể giấu được cái gì đó. Ám chỉ Tháo biết Ý có lòng riêng nên cảnh báo nhưng cuối cùng cơ nghiệp Tào Tháo xây dựng lại rơi vào tay Tư Mã Ý.
Nguồn: Ohay 

5 nguyên tắc dùng người kinh điển của Tào Tháo, nghìn năm còn nguyên giá trị


"Tào Tháo dùng người lấy quyền thuật mà chế ngự (trọng cái cốt yếu) – Lưu Bị kết giao lấy tính tình làm trọng (cốt ở cái chân thành) – Tôn Quyền dùng người lấy ý khí làm đầu (trọng ở chí khí). Còn Gia Cát Lượng dùng người đã vận dụng sở trường của cả ba nhà” (Trích “Sử Trát Ký” – Triệu Dực).

Tào Tháo là một trong những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng của Trung Hoa. Dù mang tiếng đa nghi, gian trá, ông vẫn được đánh giá là người dũng cảm, mưu trí hơn người. Tào Tháo nổi tiếng với thuật dùng người.

Tào Tháo biết nhìn người và rất biết cách dùng người. Trong quá trình chinh chiến, ông đã thu phục được nhiều hào kiệt, cả văn lẫn võ, làm người hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển cơ nghiệp của mình.

Về võ tướng, ông nắm trong tay Hạ Hầu Đôn, Tào Nhân, Tào Hồng, Trương Văn Viễn… Thậm chí, Tào Tháo còn nhiều lần tìm cách giữ lại tướng tài là Quan Vân Trường nhưng không thành.

Về mưu sĩ, ông có Hí Chí Tài, Quách Gia, Tuân Úc phụng sự. Những người này được đánh giá có năng lực không thua kém so với Khổng Minh Gia Cát Lượng và Phượng Sồ Bàng Thống.

Nhờ có sự phò trợ của những người thực sự giỏi, Tào Tháo mới có thể hoàn thành sự nghiệp thống nhất miền Bắc. Hãy cùng chúng tôi chiêm nghiệm một số thuật dùng người của ông.

Thuật dùng người của Tào Tháo. Ảnh dẫn theo baomoi.com

1. Trọng dụng người tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức
Tào Tháo yêu người tài, khát người tài, tìm mọi cách để có được người tài, tuy nhiên, không phải cứ người có tài là Tào Tháo thu dụng. Nguyên tắc trong việc tuyển chọn người tài của Tào Tháo chính là phẩm chất đạo đức của người đó phải ở mức “chấp nhận được”, ít nhất phải là kẻ trung thành tuyệt đối với quốc gia và chủ nhân, không phản trắc hai lòng. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Tào Tháo quyết định giết chết Lã Bố – chiến thần trong bộ tiểu thuyết kinh điển “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung.

Trong tiểu thuyết này, tài nghệ của Lã Bố được đánh giá cao hơn cả Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân, được người đời xưng tụng là: “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (hàm ý trong số các dũng tướng đương thời không ai có thể so được với Lã Bố, trong các loại tuấn mã không loại tuấn mã nào có thể so với ngựa Xích Thố). Điều này đủ thấy, Lã Bố là một nhân tài cực kỳ hiếm gặp.

Tuy nhiên, mặc dù là một chiến thần bất khả chiến bại, song Lã Bố lại nổi tiếng là kẻ ăn ở phản trắc. Ban đầu, Lã Bố là thuộc tướng của Đinh Nguyên, còn nhận Đinh Nguyên làm cha nuôi. Sau, Đổng Trác thấy Lã Bố sức khỏe vô địch muốn thu phục Bố bèn sai Lý Túc, một người bạn cũ của Lã Bố mang ngựa Xích Thố tới dụ hàng. Lã Bố được ngựa Xích Thố, thích lắm đồng ý phản lại Đinh Nguyên theo về với Đổng Trác.

Lúc bị bắt, Lã Bố có ý muốn hàng Tào Tháo nên nói rằng: “Tào công xin hãy suy nghĩ. Dũng tướng trên đời này không ai bằng được Bố này. Nay Bố đã đầu hàng Tào công. Tào công là đại tướng, Bố là phó tướng thì lấy thiên hạ dễ như trở bàn tay”. Tào Tháo nghe Lã Bố nói vậy thì không thể hiện thái độ gì mà quay sang hỏi Lưu Bị đang đứng ở bên rằng: “Ông thấy nên làm thế nào?” Lưu Bị cho rằng, Lã Bố là một kẻ phản phúc vô thường, là loài rắn độc lang sói, sẵn sàng bán chủ cầu vinh không đáng để dùng.

Tào Tháo liền quyết định hạ lệnh giết chết Lã Bố. Hình phạt mà Tháo giành cho Lã Bố cũng rất nặng nề, “trước treo cổ cho chết, sau đó mới chặt đầu”. Điều này cho thấy, với những kẻ có tài mà phẩm chất tầm thường, sẵn sàng bán chủ cầu vinh như Lã Bố, Tào Tháo cực kỳ căm ghét và sẵn sàng trừng trị một cách tàn nhẫn.

Lã Bố là một nhân tài cực kỳ hiếm gặp, nhưng Tào Tháo vẫn không dùng vì không có phẩm chất đạo đức. Ảnh dẫn theo cssa-gre.org.uk

2. Chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân
Cách dùng người của Tào Tháo là chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân. Cách dùng người của Tháo rõ ràng là đả phá mạnh mẽ cách dùng người Đức Trị và Lễ Trị của triều đình nhà Hán. Cuộc đối đầu của Tào Tháo với Đổng Trác và Viên Thiệu là đại biểu cho hai thế lực dân thường và giới sĩ tộc lúc đó. (Đổng Trác từng là thứ sử Tây Lương, còn Viên Thiệu nhà 3 đời làm đến Tam Công).

Cái hay của Tháo so với Thiệu là Tháo cũng dùng người thân thích nhưng đã dùng thì tin tưởng. Điều ấy phù hợp với câu “Đã dùng thì phải tin, nếu không tin thì đừng dùng” của Tào Tháo. Ai nói Tào Tháo đa nghi thì đa nghi cái khác, chứ trong cách dùng người, mua chuộc lòng người và tin tưởng khi dùng người thì lại là tuyệt đối. Nhờ đó mà Tào Tháo không những bình định Trung Nguyên mà còn thu hút hàng loạt danh tướng cũng như mưu sĩ hàng đầu Trung Nguyên về dưới trướng, như Từ Hoảng, Trương Liêu, Vu Cấm, Hứa Chử, Trình Dục, Quách Gia, Tuân Du, Tuân Úc, Lưu Hoa, Giả Hủ…

Điều đó nói nên rằng: Chẳng có sự lựa chọn nào thật sự toàn mỹ trong cách dùng người, từ ưu ái thân tộc tới “tự do, bình đẳng, bác ái”. Mầm loạn lúc nào cũng tiềm ẩn và sẵn sàng bộc phát, nên sự khéo léo trong dung hoà và chế ngự những mối nguy ấy mới là quan trọng. Tào Tháo, với quyền thuật của mình, có thể xem là đã đạt đến được cảnh giới ấy.

Tào Tháo dùng người không câu nệ xuất thân. Ảnh dẫn theo us.24h.com.vn

3. Tài nhưng phải tuân phục, nghe lời
Phục vụ dưới trướng Tào Tháo có Dương Tu, là người có tài nhiều lần khiến Tào Tháo ngậm bồ hòn làm ngọt bằng những xử lý tình huống rất thông minh của mình. Không rõ là vì cái tôi của mình hay vì không ưa Tào Tháo mà Dương Tu thường hay tạo ác cảm với Tào Tháo bằng những việc nhỏ như vậy (như kiểu Trạng Quỳnh lỡm Chúa Trịnh). Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Dương Tu vì kiêu ngạo, cậy tài văn chương, chữ nghĩa nên về sau đã chuốc vạ vào thân.

Lần đó, Tào Tháo đem binh ra chặn Lưu Bị nhưng đánh thua mấy trận đành phải cắm trại cố thủ. Thời gian trôi qua, không thay đổi được tình hình chiến trường đâm ra chán chường, có ý muốn rút nhưng lại ngại xấu hổ trước ba quân, quần thần. Buổi tối, tướng Hạ Hầu Đôn vào trướng xin khẩu lệnh ban đêm cho doanh trại, Tào Tháo ngần ngừ một lúc rồi nói: “Kê cân” (Gân gà).

Hạ Hầu Đôn thấy khẩu lệnh này lạ lùng quá bèn thắc mắc đem hỏi Dương Tu. Dương Tu cười lớn rồi bảo Hạ Hầu Đôn chuẩn bị gói ghém đồ đạc, kẻo nội trong 3 ngày nữa Tào Tháo sẽ hạ lệnh rút quân. Dương Tu giải thích rằng khẩu lệnh “Gân gà” nói lên tâm trạng của Tào Tháo, vừa muốn rút quân, vừa ngại mang tiếng giông như gân gà, ăn thì không có vị, bỏ đi thì thấy tiếc. Tào Tháo nghe tin, tức giận vì “tim đen” của mình bị Dương Tu moi ra cho mọi người biết, nên lấy cớ là Dương Tu phao tin làm loạn lòng quân, đem ra chém đầu.

Qua đây mới thấy cách dùng người của Tào Tháo vẫn là “tài nhưng mà phải tuân phục, nghe lời”. Dương Tu cùng với Tuân Úc là 2 người tạo dựng sự nghiệp của mình khi phục vụ cho Tào Tháo nhưng vẫn luôn phản đối gay gắt khi Tào Tháo có ý định phế Hán, tiếm ngôi (điều khiến Tào Tháo rất thất vọng vì cho thấy người tài không phục mình).

4. Không bao giờ để người tài giỏi lọt vào tay kẻ khác
Tào Tháo luôn tìm đủ mọi cách để truy tìm tung tích của Tư Mã Ý để rồi kiểm soát, nắm Ý trong lòng bàn tay. Tư Mã Ý là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Ý là người có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.

Vì biết được tài năng của Tư Mã Ý mà Tháo đã tìm đủ mọi cách để kiểm soát Tư Mã Ý, không cho Ý thuộc về tay của Lưu Bị, Tôn Quyền để tránh những tại họa sau này. Nhưng Tháo lại không thể ngờ rằng, người chiếm mất cơ nghiệp trăm năm của nhà họ Tào không phải là Tôn – Lưu mà lại chính là Tư Mã Ý.

Tư Mã Ý có một đức tính chính trị rất tốt: Lòng nhẫn nại và cơ mật. Sở dĩ Ý dựa được vào thế, phần lớn cũng là nhờ tính nhẫn nại biết nhờ thời cơ. Tư Mã Ý rất sợ tài lược cùng tính nghi ngờ của Tào Tháo, nên suốt thời gian Tháo còn sống, Ý không tỏ lộ tham vọng của mình bao giờ. Tháo thường bảo mọi người thân cận, Ý có tướng “lang cố” nghĩa là quay cổ nhìn đằng sau mà thân thể không động, giống như con lang (con sói). Về sau Tháo nói rõ hẳn ý nghĩ về Ý cho Tào Phi nghe: “Ý chẳng phải là nhân thần, tất nhòm ngó nhà ta đấy”.

Bị nghi ngại như thế nhưng nhờ biết ẩn nhẫn nên Tư Mã Ý vượt được hết cả, khiến cho Tào Phi từ chỗ không đề phòng đến chỗ trọng dụng Ý. Tóm lại, thành công của Tư mã Ý có hai yếu tố: Thời thế và lực nhẫn nại. Nhờ ở lực nhẫn nại, Tư Mã Ý đã tàng trữ được nguyên khí, trí lực, không bị kiệt quệ như Gia Cát Lượng. Ý kém Lượng về đủ mọi mặt nhưng hơn Lượng ở hai chữ “ẩn nhẫn”. Thế nên mới có chuyện Khổng Minh, Khương Bá Ước xuất binh năm sáu lần hao người tốn của, hai chục năm mà không lật đổ được nhà Ngụy. Tư Mã Ý phí chẳng bao hơi sức, chỉ một buổi cũng đã cướp toàn bộ cơ nghiệp họ Tào trong tay.

Tư Mã Ý nhờ thời thế và lực nhẫn nại đã cướp toàn bộ cơ nghiệp họ Tào trong tay. Ảnh dẫn theo us.24h.com.vn

5. Mua chuộc nhân tài bằng mọi cách cốt để về bên mình
Đó chính câu chuyện Tào Tháo đã làm đủ mọi cách để mua chuộc lấy lòng Quan Công nhằm muốn Vân Trường rời bỏ Lưu Bị về dưới trướng của Tháo. Từ chuyện khoản đãi Quan Công ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn; lại đưa mười người con gái đẹp đến phủ để hầu hạ; vàng bạc, châu báu ban thưởng biết bao nhiêu không kể xiết; đến việc phong cho Quan Công tước Hán Thọ Đình Hầu rồi cuối cùng là ban thưởng cả ngựa Xích Thố, nhưng tất cả đều không làm cho Quan Vân Trường mảy may động lòng.

Quan Vũ thẳng thắn nói với Trương Liêu: “Tào Công đối với tôi rất tốt, trong lòng tôi biết rõ. Nhưng tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề là cùng sống cùng chết, không thể phản bội được. Tôi không thể lưu lại nơi này, chỉ có điều phải đợi lập được công, báo đáp Tào Công thì tôi mới đi“. Trương Liêu trở về nói lại với Tào Tháo. Tào Tháo không những không tức giận mà càng thêm kính trọng ông.

Đó là một trong những hồi gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” và cũng chính Tháo đã thừa nhận việc không thể nào thu phục được Quan Công là một trong những thất bại lớn nhất trong cuộc đời của nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất này.

Chân Tâm

Tào Tháo đánh mất dần giang sơn vì không nghe theo di ngôn của Quách Gia

Chúng ta đều biết, Tam Quốc là thời kỳ có rất nhiều bậc kỳ tài thần cơ diệu toán, đoán việc như Thần. Ngoài Thuỷ Kính tiên sinh và Gia Cát Lượng thì còn có Quách Gia. Tuy nhiên Quách Gia đối với nhiều người thì tương đối lạ lẫm.
Quách Gia (170–207), tự Phụng Hiếu, vốn là người huyện Dương Địch, quận Dĩnh Xuyên, Dự Châu (tỉnh Hà Nam ngày nay). Ngay từ khi còn trẻ, Quách Gia đã có chí hướng khác người, thường kết bạn với những kẻ tuấn kiệt, trí giả.
Quách Gia từ nhỏ thiên bẩm đã thông minh hơn người, lại có chí làm nên nghiệp lớn, ông sớm dự liệu thiên hạ sẽ đại loạn cho nên đã tìm nơi cư ẩn. Một mặt là ẩn cư sinh sống, một mặt là tĩnh tâm tu dưỡng đợi thời cơ. Sau này khi hạ sơn, lúc đầu Quách Gia đầu quân cho Viên Thiệu, đương thời Viên Thiệu cũng vô cùng trọng dụng tài năng Quách Gia. Tuy nhiên Quách Gia lại nhìn ra Viên Thiệu là người không có tính quả quyết, cũng không thực sự biết cách dùng người, sau này khó làm được việc lớn cho nên đã sớm rời đi.
Sau này khi Tào Tháo thực thi chính sách kêu gọi hiền tài, lại được Tuân Úc tiến cử nên Quách Gia đã đầu quân về với Tào Tháo. Ngay lần đầu tiên gặp Quách Gia, Tào Tháo nhận định: “Kẻ khiến ta thành đại nghiệp, ắt hẳn là người này đây”. Còn chính Quách Gia cũng nhận xét Tào Tháo: “Thực là chân chúa của ta vậy”. 
Nếu như trước đây Quản Trọng từng nói: “Sinh ta ra là cha mẹ, hiểu được ta chỉ có Bảo Thúc Nha”, thì nay Tào Tháo cũng lại như thế, người hiểu được Tào Tháo lại chỉ có mình Phụng Hiếu mà thôi.

Người hiểu được Tào Tháo lại chỉ có mình Phụng Hiếu mà thôi. (Ảnh: Youtube)

Bấy giờ, Viên Thiệu làm chủ bốn châu rộng lớn: Ký Châu, U Châu, Tịnh Châu và Thanh Châu, chính là kình địch lớn nhất của Tào Tháo. Tháo muốn đánh Viên Thiệu nhưng còn nghi ngại. Quách Gia lập tức chỉ ra 10 điều bại của Viên Thiệu và 10 điều thắng của Tào Tháo. Chỉ khi ấy, Tào Tháo mới quyết kế đánh Viên Thiệu. Quả nhiên sau này Viên Thiệu đã thảm bại dưới tay Tào Tháo dù sở hữu lực lượng hùng mạnh hơn nhiều.
Không chỉ có vậy, trong 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, tài năng của Quách Gia đã góp công lớn không những giúp Tào Tháo chiến thắng các lãnh chúa kẻ thù như Viên Thiệu, cũng như thủ lĩnh của bộ lạc Ô Hoàn là Đạp Đốn mà còn giúp Tào Tháo đánh bại cả Lã Bố.
Trong Tam Quốc Chí chép, năm 198, Tào Tháo phát binh đánh Lã Bố, qua ba trận giao tranh đều thắng lớn. Bố phải rút lui liên tiếp, cố thủ trong thành, không dám xuất đầu lộ diện. Giằng co mãi, binh sĩ đã rất mỏi mệt, Tào Tháo định lui binh. Nhưng Quách Gia lại khuyên nên đánh gấp.
Ông nói: “Xưa kia Hạng Tịch đánh nhau hơn bảy mươi trận, chưa từng thua một trận nào, một ngày thất thế mà thân chết nước mất, ấy là hữu dũng vô mưu vậy. Nay Bố thua trận liên tiếp, khí suy lực tận, trong ngoài thất thủ, mà uy lực của Bố chẳng bằng được Hạng Võ, song nỗi khốn quẫn lại trầm trọng hơn nhiều. Nếu chúng ta thừa thắng tấn công, thế tất có thể bắt được Bố”. 
Tào Tháo nghe theo đó mà làm, quả nhiên càng đánh càng hăng, càng đánh càng bóp chặt Lã Bố, cuối cùng đã bắt sống được Lã Bố trị tội, còn Quách Gia trở thành một trong những bộ hạ được tin tưởng và yêu quý nhất của Tào Tháo, giúp thế lực quân đội Tào Tháo lớn mạnh nhanh chóng. 
Tiếc thay tài cao yểu mệnh, sau khi giúp Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, Quách Gia bị bệnh khi mới vừa 37 tuổi rồi qua đời. Sau này rất nhiều người cho rằng, nếu như Quách Gia còn sống ắt hẳn Tào Tháo sẽ không thể bại trận Xích Bích mà thống nhất thiên hạ.

Tào Tháo đại bại trước trận xích bích cũng chính vì không có một minh sư tỉnh táo. (Ảnh: Youtube)

Mọi người đều rõ, Tư Mã Ý là bậc kỳ tài, diệu kế cao thâm, sau khi Quách Gia qua đời thì chỉ có ông mới đủ khả năng đối đầu với Gia Cát Lượng. Đối với Tào Tháo mà nói, Tư Mã Ý cũng chính là một tâm phúc trước sau nhất mực trung thành. Tuy nhiên, trước lúc Quách Gia qua đời, Tào Tháo đã hỏi ông nhìn nhận thế nào về Tư Mã Ý? Quách Gia đáp: “Tư Mã Ý dụng kế cao thâm, thần không thể sánh bằng. Sau khi thần qua đời, nếu có thể dùng được thì dùng, không được thì nên giết đi trừ hậu họa”, nói xong câu này Quách Gia liền trút hơi thở cuối cùng. 
Đối với lời trăn chối cuối cùng này mà nói, tuy trước sau như một, Tào Tháo đều ghi nhớ trong lòng. Nó cũng như lời cảnh cáo đối với Tào Tháo về nguy cơ tiềm ẩn từ Tư Mã Ý. Tuy nhiên cả đời Tào Tháo lại là người khao khát nhân tài như nắng hạn cầu mưa, biết Tư Mã Ý là người giấu giếm dã tâm, nhưng bản thân Tào Tháo lại thấy rõ Tư Mã Ý cơ mưu diệu toán hơn người, thiên hạ ắt chẳng có được mấy người, đặc biệt lại là sau khi Quách Gia không còn. 
Vậy nên đối với người như Tư Mã Ý tốt nhất là tận dùng chứ không nên loại bỏ. Hơn nữa lúc đó, Tào Tháo đã thống nhất trung nguyên, nên trong mắt ông thì một Tư Mã Ý nhỏ bé kia xử lý lúc nào mà không được, thử hỏi Tào Tháo đâu cần gì phải quá bận tâm? Thế nên Tào Tháo không nghe lời Quách Gia mà vẫn giữ Tư Mã Ý bên mình. 
Tuy nhiên vạn cổ xưa nay luôn có câu: “Hành sự tại nhân, thành sự tại thiên”, con người trăm tính ngàn mưu cũng chẳng bằng ý trời đã định. Vào những năm cuối đời, Tào Tháo đã có phần xem nhẹ khả năng nhẫn chịu của Tư Mã Ý, còn Tư Mã Ý vẫn luôn là kẻ cao thâm khó lường, không ai có thể thực sự thấu hiểu con người của y. 
Sau khi Tào Tháo qua đời không được bao lâu, Tư Mã Ý vẫn một mặt che giấu dã tâm, một mặt triển khai thế lực của mình. Cuối cùng một kiếm định giang sơn, Tư Mã Ý đã nhanh chóng nắm hết thực quyền của Tào Ngụy, đem toàn bộ giang sơn mà đích thân Tào Tháo gây dựng lên đổi tên thành họ Tư Mã. Đây có lẽ là điều mà có nằm mơ Tào Tháo cũng không hề nghĩ đến. Nếu như Tào Tháo nghe lời Quách Gia thì đã không có cơ sự sau này.  
Minh Vũ

1 nhận xét:

  1. Tào Tháo – Chương 1: Kế thừa dự ngôn, minh chủ xuất hiện
    Xem thêm tại: Anh Hùng Thiên Cổ

    Trả lờiXóa