- Thông xe tuyến đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi Cà Mau


Cùng với việc khánh thành cầu Hòa Trung nối thành phố Cà Mau với "ốc đảo" Đầm Dơi, tuyến đường Hồ Chí Minh tới vùng Đất Mũi của tổ quốc cũng được thông xe. 

Ngày 16/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, lãnh đạo các bộ đã đến dự lễ thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Hòa Trung và đường Hồ Chí Minh - đoạn từ cầu Năm Căn đến vùng Đất Mũi (Cà Mau), cùng lễ động thổ xây dựng công trình biểu tượng cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh thông xe cầu Hòa Trung và đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi


Đây là hai dự án có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Tạo nên trục giao thông huyết mạch xuyên suốt trong tỉnh Cà Mau và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Người dân khu vực này không còn phải qua đò, phà như trước. 

Trong đó, Dự án cầu Hòa Trung bắc qua sông Gành Hào nối từ TP Cà Mau đến huyện Đầm Dơi thay thế phà Hòa Trung với tổng mức đầu tư khoảng 383 tỷ đồng. Cầu có tổng chiều dài hơn 1.200 m, phần cầu chính và đường đầu cầu dài 626 m. 

Theo Bộ GTVT, cầu Hòa Trung được khánh thành sau hơn 6 tháng triển khai thi công - thời gian lập dự án và thi công ngắn nhất mà Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện và do các Nhà thầu tự ứng vốn để xây dựng. 
Trẻ em tung tăng trên chiếc cầu mới. Ảnh: Phúc Hưng.

Còn dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi có tổng mức đầu tư 3.932 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, do Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Dự án có tổng chiều dài gần 59 km, đi qua địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển.
Đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi được khởi công tháng 5 năm 2009. Đến nay đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi (dài 51,3 km) cơ bản xong móng đường để nối thông tuyến từ thị trấn Năm Căn tới Đất Mũi. Việc thông xe đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi đã nối thông toàn tuyến đường bộ từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau - điểm đầu đến điểm cuối của đất nước. 
Cùng với lễ khánh thành là lễ động thổ xây dựng biểu tượng cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau. Ảnh: Phúc Hưng.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cầu Hòa Trung và đường Năm Căn - Đất Mũi là hai công trình có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tỉnh Tây Nam bộ và cả nước. “Cầu Hòa Trung là công trình bêtông vĩnh cửu, có tiêu chuẩn xây dựng cao nhưng hoàn thành trong 6 tháng xây dựng được xem là một kỷ lục”, Thủ tướng đánh giá. 

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Đảng bộ tỉnh Cà Mau và các huyện tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng của mình để phát triển kinh tế, xã hội. Phúc Hưng

Sáng 7-2-2015, Bộ GTVT tổ chức lễ khánh thành 4 cầu: Cầu Năm Căn, cầu Kênh Cái Tắt, Cầu Sáu Nạn, cầu Trại Lưới và thông xe kỹ thuật đoạn thị trấn Năm Căn đến cầu Năm Căn, tỉnh Cà Mau, thuộc dự án đường Hồ Chí Minh. 
Toàn cảnh cầu Năm Căn (Cà Mau) ngày hợp long ( Ảnh: baotintuc.vn) 

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Bộ GTVT, sự nỗ lực phấn đấu của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, sau 3 năm đình hoãn, từ tháng 3/2014 Quốc hội và Chính phủ đồng ý cho phép dự án được tái khởi động trở lại. Đến nay, toàn dự án không những đạt mà một số gói thầu còn vượt tiến độ theo yêu cầu đề ra, trong đó nổi bật là những công trình cầu Năm Căn, cầu Kênh Cái Tắt, cầu Sáu Nạn, cầu Trại Lưới, đoạn từ thị trấn Năm Căn đến cầu Năm Căn. 

Cầu Năm Căn có chiều dài khoảng 817m, bề rộng 12m với tổng mức đầu tư 649 tỷ đồng, được thi công trong thời gian 18 tháng.

Cầu Kênh Cái Tắt có chiều dài khoảng 440m (11 nhịp dầm Super T dài 40 m), bề rộng12m và thời gian thi công là 24 tháng (không kể thời điểm dừng giãn).
Cầu Sáu Nạn có chiều dài khoảng 175m (7 nhịp dầm I dài 24,54m), bề rộng 12m, thi công trong 8 tháng. Và cầu Trại Lưới với chiều dài khoảng 240m (7 nhịp dầm I dài 33m), bề rộng 12m được thi công trong thời gian 8 tháng.
Các cầu trên được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cuối cùng là đoạn tuyến từ thị trấn Năm Căn đến cầu Năm Căn với chiều dài 8,1Km, bề rộng Bn=12m, Bm=11m được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN4054-2005 với tốc độ thiết kế 80km/h trong thời gian 20 tháng (mới thi công 10 tháng, cơ bản xong nền, hiện đang trong giai đoạn gia tải chờ lún theo quy trình thiết kế).

Có thể nói, Dự án thành phần đoạn Năm Căn - Đất Mũi và Dự án cầu Năm Căn không những là công trình trọng điểm thuộc giai đoạn 2 của đường Hồ Chí Minh, mà còn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của 2 huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và toàn tỉnh Cà Mau.

Dự án cầu Năm Căn, trước đây trong quy hoạch chung của Dự án đường Hồ Chí Minh, cầu Năm Căn dự kiến sẽ được triển khai xây dựng vào giai đoạn 3 của Dự án (tức là sau năm 2020). Việc nối thông đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi trong giai đoạn 2 giữa 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển sẽ được triển khai bằng phương tiện phà vượt sông Cửa Lớn.

Tuy nhiên do vị trí quan trọng cũng như ý nghĩa to lớn của cầu Năm Căn đối với tỉnh Cà Mau và cả khu vựcĐđồng bằng sông Cửu Long nên Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT ưu tiên đưa dự án cầu Năm Căn vào triển khai xây dựng trong giai đoạn 2 của đường Hồ Chí Minh.
Việc các công trình cầu, đường vượt sông ngòi, kênh rạch này được khánh thành và đưa vào khai thác sẽ nối thông đường Hồ Chí Minh đoạn từ thị trấn Năm Căn đến Đất Mũi thuộc tỉnh Cà Mau.

Riêng đối với cầu Năm Căn – cây cầu lớn nhất, được xây dựng bằng công nghệ hiện đại nhất tại tỉnh Cà Mau có một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Đó là cây cầu vượt sông Cửa Lớn, nối đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển, chính thức xóa tan sự cách trở đi lại giữa đôi bờ của 2 huyện Năm Căn - Ngọc Hiển.
Đồng thời, là một điểm nhấn đưa đường Hồ Chí Minh, tuyến đường bộ đầu tiên về đến trung tâm huyện Ngọc Hiển, đến cuối năm 2015 sẽ thông xe ra đến Đất Mũi, mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc. Theo THIÊN DI (antt.vn) 
Mạch đường Hồ Chí Minh chạy dài từ Pắc Pó đến mũi Cà Mau đã hoàn thành chặng cuối cùng. Gạch nối Nam - Bắc qua cung đường này đã liền mạch.
Cầu Năm Căn, một hạng mục quan trọng của con đường nối Đất Mũi - Cà Mau - Ảnh: Tiến Trình

Chiếc tàu ì ạch lách qua cua rừng đước cong queo, gấp khúc. Chậm rãi đến mức lì lợm, như nhiều thập niên vẫn thế, nó cứ đẩy những dòng nước ngầu phù sa chảy vạt qua những cánh 
rừng đước.
Con đường mong ước

Chiếc tàu từng là mong chờ của người dân Đất Mũi trong thời gian dài, giờ đây đang trở nên chậm chạp như cụ già dắt trẻ đến trường.

Cách đó mấy dãy rừng đước, con đường “thời sự” đang thoát qua những vuông tôm, những cánh rừng âm u để vẽ ra một lựa chọn mới về vùng cuối đất.

Người Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) đang có kế hoạch của mình khi mạch đường Hồ Chí Minh nối vùng đất tưởng chừng như “không đâu xa hơn” với phần còn lại của đất nước. Những người “có quen biết rộng”, những người thạo tin được “cắt cử” đi cập nhật tình hình.

Tư Tốt, một hộ dân ở Đất Mũi, tuyên bố chắc nịch: “Thủ tướng chỉ đạo rồi, phải xong con đường để người dân ăn tết”.

Cập nhật về tiến độ xây dựng con đường này đã tạo nên từng đợt sóng trong lòng người dân. Nó chiếm phần lớn diễn đàn của họ, từ tiệc trà, tiệc rượu, trên những chuyến tàu đò, các cuộc gặp gỡ làm ăn cho đến những lần tiếp xúc cử tri, người dân vẫn không quên mang con đường thiên lý đó ra làm đề tài.

Ông Lý Hoàng Tiến, chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, kể mấy tháng nay đi đến đâu người dân gặp ông cũng hỏi chuyện con đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi. Đó cũng là nỗi thèm khát bao đời của người sống trong vùng hẻo lánh muốn thoát khỏi cảnh bị cô lập.
“Cho nên chuyện con đường bao giờ cũng là chuyện thời sự nóng hổi cả” - ông Tiến nói.
Không đợi đến bây giờ - ngày thông đường, mà từ nhiều tháng trước, khi những chiếc xe cơ giới được các chiếc phà đưa đến để cắt rừng thi công con đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi, người dân ven đường đã bắt đầu đón tàu ra chợ để... mua xe.

Đường chưa xong, chiều chiều người ta mang xe ra chạy vòng quanh sân nhà. Đường xong được đến đoạn nào, người dân lại mang xe máy ra để “chạy nghiệm thu”...

Những ngày gần đây, lão nông Sáu Thục (Trần Văn Thục, 64 tuổi, ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi) liên tục ra công trình xem các công nhân khi nào thi công ngang qua nhà mình. Ông cứ trông ngóng khi đường làm xong qua ngang nhà sẽ lấy chiếc xe mới mua ra chạy cho thỏa lòng mong ước.
Ai có hỏi thì ông bảo “tui nôn nao đường dữ lắm nên đã tậu... ba chiếc 
xe máy chờ sẵn”. 
Đường Hồ Chí Minh về mũi Cà Mau qua nhiều kênh rạch, rừng đước - Ảnh: Tiến Trình 

Thoát cảnh cô lập sông nước
Không nôn nao sao được, khi bao thế hệ người dân vùng cuối đất này đã phải trải qua bao nhiêu cơ cực mỗi khi muốn đi đâu xa hơn những xóm rừng heo hút.
Sáu Thục trầm ngâm nhớ lại: “Trước đây, mỗi lần muốn đi huyện Năm Căn hay là đi Cà Mau gì đó thì rất cực. Trời chưa sáng đã phải lội từ trong rừng ra sông lớn đón tàu. Vì trời tối, tiếng tàu chạy lớn nên kêu không nghe, vì vậy khi đón tàu phải bật hộp quẹt lên nhấp nháy hoặc có đèn pin pha lên ra hiệu cho họ thấy mà ghé vào đón.

Đi bằng tàu loại này rất lâu, sáng bắt tàu đi đến chiều tối mới tới được chợ Cà Mau, cho nên nếu xuống tàu mà không mướn được võng nằm thì ngồi mục xương luôn. Cũng vì đường đi cách trở lắm sông, nhiều đò nên có người dân sống ở Đất Mũi cứ quanh quẩn trong rừng, có người cả đời nhưng chưa biết mặt mũi chợ Cà Mau ra sao”.

Những ngày đường thi công những kilômet cuối, nỗi “sốt ruột” đã thấy rõ khi nhiều người cố chạy xe “bường” qua những khúc đường mới đổ cát và... sa lầy.

Anh Phương, người chạy đò dọc chuyên chở xe máy cho khách về Đất Mũi, kể rằng mấy tháng gần đây, anh không ít lần “giải cứu” cho những chiếc xe bị mắc kẹt khi nhiều người tin rằng có thể chạy một mạch về vùng đất tận cùng này.
“Bây giờ thì người ta chạy xe bon bon rồi. Tui cũng nghỉ chạy đò luôn, chuyển sang chạy xe ôm thôi” - anh Phương có vẻ hớn hở với sự thất nghiệp của mình.
“Khi có đường về đây, dưới sông tàu sẽ vô đông cho coi!” - bà Nguyễn Ngọc Sương, chủ vựa hải sản lớn nhất Đất Mũi, nói và cho rằng xét về vị trí, Đất Mũi có lợi thế là ở rất gần ngư trường đánh bắt, lại là điểm giao thoa giữa biển Tây với biển Đông nên tàu bè vào đây sẽ giảm bớt rất nhiều chi phí xăng dầu.

Chỉ ngặt một nỗi trước giờ đường sá không có. Hải sản thu mua được phải gửi tàu đò đi một đêm mới ra được Cà Mau. Từ Cà Mau lên Sài Gòn thêm một chặng đường dài nữa, vừa tốn phí vận chuyển, hải sản lại không được tươi ngon... Vì vậy nên các tàu đánh bắt “chê” Đất Mũi để đi những nơi khác bán cá.

“Vậy nên Đất Mũi trước giờ thiệt thòi lắm” - bà Sương nói và tiết lộ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, bà sẽ mua vài chiếc xe tải để chở hàng từ Đất Mũi lên thẳng TP.HCM để hàng hóa từ đây có thể 
bán được giá hơn. 
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi - Đồ họa: V.Cường

Ông Lý Hoàng Tiến nói nơi nào có đường đi qua mà người dân chẳng vui. Nhưng con đường về Đất Mũi lại là một câu chuyện đặc biệt, nó không chỉ mang tính biểu tượng khi có một mạch đường nối dài từ Pắc Pó (Cao Bằng) chảy liền đến vùng đất cực nam trên đất liền.

Con đường dẫn người Việt Nam khắp nơi về với vùng đất tận cùng của đất nước, chắc chắn sẽ mở ra một trang mới cho du lịch xứ này. Mà với người dân huyện “ốc đảo” Ngọc Hiển, còn là cánh cửa mở cho hàng tôm cá, lâm sản... đi xa.

Từ con “đường cái” này, sẽ có những “đường con” khác tẻ nhánh ra các vùng đất dân cư ven rừng ngập, nối những xóm dân heo hút với mạch đường bộ vốn chưa từng được vẽ ra trong tâm trí 
người dân nơi đây.

“Dân xứ này vốn coi cái xuồng là xe, là cộ nên không tơ tưởng tới chuyện chạy xe tới nhà...” - ông Phan Văn Điền (83 tuổi, nguyên bí thư kiêm chủ tịch xã Đất Mũi) nói, ông cũng chưa từng nghĩ tới việc người ta làm thế nào để có được con đường xuyên rừng về tận nơi đây.

Trước, chiếc vỏ lãi thôi, nhiều nhà mơ ước còn không có. Mấy năm nay, khi trung tâm Đất Mũi có đường giao thông quanh xã người ta mới bắt đầu thấy bóng dáng chiếc xe.

Được khởi công sáu năm trước, đoạn đường bộ cuối cùng nối cực nam đất nước bắt đầu từ thị trấn Năm Căn của tỉnh Cà Mau, nơi dòng sông Cửa Lớn cuồn cuộn chảy trong sự bí ẩn ngàn đời. Khi cây cầu vắt ngang sông được thông xe, nó đã giải vây cho huyện Ngọc Hiển khỏi vị thế cô lập của một “ốc đảo”.

Trước đây, thời chiến tranh con đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại đã cập bến tại vùng đất cực nam này của Tổ quốc. Nay, huyền thoại lại được viết tiếp với con đường Hồ Chí Minh trên bộ nối liền vùng cực bắc với cực nam. 

Hôm nay làm lễ thông xe Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh từ Năm Căn về Đất Mũi là đoạn đường cuối cùng của “con đường thiên lý” từ Pắc Pó đến mũi Cà Mau dự kiến thông xe kỹ thuật vào sáng nay, 16-1.

Đoạn đường này dài hơn 58km, có tổng vốn đầu tư trên 3.932 tỉ đồng. Điểm đầu tiếp giáp với quốc lộ 1 (thị trấn Năm Căn), điểm cuối là khu công viên văn hóa Đất Mũi. Giai đoạn trước mắt đầu tư xây dựng 51km gồm 27 gói thầu xây lắp (14 gói thầu cầu, 13 gói thầu đường), do Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (thuộc Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét