- Kiến Trúc Việt: Cần lắm nét truyền thống

Hồn Cốt Quê Hương Qua Những Bức Sơn Mài 


Với chất liệu sơn mài truyền thống, những tác phẩm của họa sĩ Chu Viết Cường khiến người xem bị cuốn hút với những cảnh sinh hoạt đời thường của bà con ở các làng bản vùng cao thuộc tỉnh Hà Giang, những vùng quê ven đô… Những người nông dân đứng trò chuyện trong ngõ nhỏ, bà cụ đi chợ, chị cõng em… tất cả đều được tái hiện thật sinh động trong các tác phẩm sơn mài của Chu Viết Cường.

Quả thực những bức họa với họa tiết tỉ mỉ và màu sắc tự nhiên sống động trong các tác phẩm của Chu Viết Cường khiến người xem không khỏi mềm lòng. Nỗi nhớ quê hương, những mái lá, tường gạch thô không trát vữa giản dị, cây chuối sau nhà, nhà phên nứa, ánh nắng chiều bải hoải…tất cả đều gợi nên một cảm giác xúc động khó tả cho người xem.

Một Ngày Đẹp Trời. Họa sĩ: Chu Viết Cường Chất liệu: Sơn mài. Năm: 2018 (Ảnh: Orkidarts.com)

Trong 11 năm hoạt động sáng tác nghệ thuật, mặc dù đã thử sức với nhiều đề tài, các thể loại khác nhau, song họa sĩ Chu Viết Cường cũng phải thừa nhận đề tài yêu thích nhất của anh vẫn là tranh phong cảnh. Anh dự định sẽ vẽ nhiều đề tài hơn, với nhiều tranh khổ lớn nhưng vẫn luôn ưu tiên cho phong cảnh, thể hiện nhiều vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.

Nắng Thu. Họa sĩ: Chu Viết Cường Chất liệu: Sơn mài Kích thước: 47.2 × 47.2. Năm 2016.( Ảnh: orkidarts.com)

Tại Việt Nam, các họa sĩ thường sử dụng sơn ta lấy từ nhựa cây sơn ở Phú Thọ, một loại sơn tự nhiên không độc, có độ bền cao được luyện thành sơn chín cùng các chất liệu tự nhiên khác như vàng, bạc, son, vỏ trứng… để pha màu và vẽ lên mặt tranh. Hồn của tranh sơn mài và tài của họa sĩ Việt được quyết định và thể hiện qua quá trình mài tranh. Đây chính là điểm khác biệt của tranh sơn mài Việt. 


Bản Phố Cáo – Hà Giang. Họa sĩ: Chu Viết Cường Chất liệu: Sơn mài Kích thước: 70.9 × 47.2 inches. Năm : 2017.(Ảnh: Orkidarts.com)

Nắng Sớm. Họa sĩ: Chu Viết Cường Chất liệu: Sơn mài Kích thước:120 × 80 cm. Năm 2016 (Ảnh:Orkidarts.com)

Nụ Cười. Họa sĩ: Chu Viết Cường Chất liệu: Sơn mài. Năm: 2017(Ảnh: Orkidarts.com)

Họa sĩ Chu Viết Cường cho biết, anh cảm thấy mệt mỏi với những bon chen của cuộc sống hiện tại, anh chỉ muốn tìm về nơi gần gũi với thiên nhiên, với những khoảnh khắc lim dim thưởng thức hương lúa quyện trong những vệt nắng quê.
Những Áng Mây. Họa sĩ: Chu Viết Cường. Chất liệu: Sơn mài. Kích thước: 59.1 × 35.4 inches. Năm: 2016 (Ảnh:Orkidarts.com)

Thu Đến. Họa sĩ: Chu Viết Cường. Chất liệu: Sơn mài. Năm: 2017 (Ảnh: Orkidarts.com)

Chiều Vắng. Họa sĩ: Chu Viết Cường. Chất liệu: Sơn mài Kích thước: 48 × 48 inches (Ảnh: Orkidart.com)

Sớm Mai. Họa sĩ: Chu Viết Cường. Chất liệu: Sơn mài Kích thước: 47.2 × 35.4 inches. Năm: 2017 (Ảnh: Orkidarts.com)

Ngõ Vắng. Họa sĩ: Chu Viết Cường. Chất liệu: Sơn mài Kích thước: 39.4 × 39.4 inches. Năm: 2013. (Ảnh: Orkidarts.com)

Phố Hàng Điếu.Họa sĩ: Chu Viết Cường Chất liệu: Sơn mài Kích thước: 39.4 × 39.4 inches Năm: 2016. (Ảnh: Orkidarts.com)

Những tác phẩm của họa sĩ Chu Việt Cường thường có chung đặc điểm là ánh nắng và bóng râm luôn rất đặc biệt. Họa sĩ đã khéo léo sử dụng hai sắc độ tương phản đó để chúng cùng nâng nhau lên trở thành nổi bật, và chúng được khéo léo chuyển giao với một sắc độ trung gian tạo ra một cảm giác không khí trong tranh rất hài hòa và êm dịu.

Những họa tiết trong tranh nói lên họa sĩ là một con người rất giản dị và sâu lắng, không chạy theo những xô bồ của xã hội. Vẻ đẹp trong tranh của anh là những nét đẹp tự nhiên của thiên nhiên và những điều bình dị trong cuộc sống.

Điều họa sĩ Chu Viết Cường làm được khiến cho nhiều họa sĩ không tin rằng sơn mài lại có thể làm được tốt như thế. Đây có lẽ là thành quả của lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc của một họa sĩ kiên định đi theo con đường nghệ thuật truyền thống.
Minh Đức
Kiến trúc xanh đã trở thành xu hướng cho kiến trúc thế giới hiện đại.

Để tìm hiểu thêm về mô hình kiến trúc này, PV Petrotimes đã có cuộc trao đổi với KTS Ngô Doãn Đức, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

PV: Xin ông nhận xét về tình hình kiến trúc Việt Nam hiện nay?
KTS Ngô Doãn Đức: Trong 1 thời gian ngắn, diện tích sàn được tăng lên đáng kể, tính đến thời điểm này, có trên 700 đô thị, đâu đâu cũng có công trường. Điều này giải quyết vấn đề nơi ở cho người dân cũng như cơ ngơi của các đô thị. Trong khi đó, chính quyền không kiểm soát được do không tương thích với chính sách, kế hoạch. Hiện nay quy hoạch thường chạy sau việc xây dựng, để phạt, để điều chỉnh. Người dân – đặc biệt là những người có điều kiện kinh tế – xây dựng thiếu quy hoạch, cứ thấy đẹp là bắt chước, những người quản lý như chúng tôi chỉ có thể kiềm chế, điều tiết. Bộ mặt đô thị hiện nay, nhà cửa thì đẹp nhưng phố lại xấu đi, trở nên lôm côm, lổng chổng. Đặc biệt, nước ta phải đối mặt với nguy cơ môi trường sống bị đe dọa. Những đô thị ngập nước, những ngôi nhà như cái hộp, điều hòa dùng “xả láng”, chúng ta thấy rất nhiều ở Hà Nội, ở TP HCM hay các thành phố lớn khác. 


Điều mà chúng ta thường gọi là “boong-ke” môi trường sống, cũng chính do sự thiếu ý thức, hủy hoại môi trường sống. Tiện nghi sống có thể tăng, nhưng môi trường sống không còn được bảo vệ. Ai cũng chỉ chăm lo cho việc của mình, cơ ngơi của mình nhưng cái chung thì lại bỏ qua. Nhìn chung, kiến trúc Việt Nam đã có sự phát triển, tuy nhiên hình thức kiến trúc chưa tạo lập được nét riêng, chưa có nét đột phá trong bộ mặt kiến trúc chung. Định hướng của nhà nước về kiến trúc là hiện đại nhưng vẫn phải giữ được nét truyền thống, tuy nhiên thực tế vẫn chưa làm được điều này. Và nhìn với góc độ xã hội, góc độ môi trường, kiến trúc xanh là điều cần thiết cho tình hình hiện nay.

 KTS Ngô Doãn Đức – Phó CT Hội KTS Việt Nam

PV: Ở những công trình vĩ mô, chúng ta có thể định hướng về kiến trúc xanh, nhưng đối với các công trình cá nhân của người dân thì họ vẫn chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Chúng ta phải định hướng việc xây dựng của họ như thế nào? 

KTS Ngô Doãn Đức: Thật ra người dân ở đâu trên trái đất này đều giống nhau, đó là nguyện vọng, tâm tư, đó là nhà cao cửa rộng. Nhưng vấn đề này thuộc về lĩnh vực nhà nước, quy hoạch đô thị phải theo hướng dẫn. Có thể nói, có một cơ may cho đất nước mình, đó là cảnh quan nông thôn rất đẹp. Tuy nhiên hiện nay, nông thôn cũng đang bị đô thị hóa, đó là nguy cơ cần cảnh báo; chúng ta không được đô thị hóa nông thôn. Hiện đại hóa nông thôn thì rất cần, như đưa đường sá, điện nước nhưng bối cảnh, kiến trúc xanh, bối cảnh mà ông cha ta xây dựng, như những ngôi nhà 3 gian, 5 gian ở đồng bằng Bắc bộ hay nhà sàn ở miền núi thì phải giữ gìn. Tuy vậy chúng ta cũng không nên dập khuôn mà cần chuyển tải nó sang một ngôn ngữ kiến trúc mới. Cần học tập mô hình kiến trúc truyền thống “trống, nửa kín nửa hở, kín” đối với vùng nhiệt đới. Cần chuyển tải được tinh thần của mô hình này, chứ không nên bắt chiếc hoàn toàn; cần tạo ra những không gian đệm, ví dụ như hiên nhà, đó có thể là chỗ trải chiếu ăn cơm, ngắm trăng, che mưa che nắng, vừa tạo bóng râm, điều hòa không khí. 

PV: Kiến trúc xanh là xu hướng của nền kiến trúc hiện đại, được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng từ lâu. Nhưng ở Việt Nam, chỉ vài năm trở lại đây, cụm từ “kiến trúc xanh” mới được nhắc tới. Điều này liệu có quá muộn?
KTS Ngô Doãn Đức: Không bao giờ là quá muộn, vì chúng ta đã muộn rồi. Bài học của thế giới đã có nhưng chúng ta cần phải cảnh giác, rút kinh nghiệm từ những bài học đó. Ví dụ tại những làng quê, yếu tố kiến trúc xanh đầy ắp, như ao, vườn; chúng ta cần hiện đại hóa (điện, đường, trường, trạm), nhưng không được đô thị hóa. Ở thành phố, có rất nhiều các biệt thự, nhưng cần phải chú ý về mật độ, tránh xây lô quá dày. Với những bài học của các nước phát triển, chúng ta cần phải học theo, nhưng phải có sự sàng lọc, không được bắt chước. Bởi các nước phát triển, họ đã có một nền tảng kinh tế vững mạnh và làm kiến trúc xanh như họ thì chúng ta phải có rất nhiều tiền. Do đó, chúng ta phải có sự kết hợp với các yếu tố truyền thống, để kiến trúc xanh nước ta thực sự mang tính chất dân tộc. Do vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải đưa nó vào lộ trình; và hội nghị này chính là bản lề để chúng ta tiếp cận kiến trúc xanh một cách tích cực nhất và làm tiêu chí cho việc xây dựng kiến trúc xanh cho Việt Nam. 

PV: Ông có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu ở Việt Nam đã áp dụng mô hình kiến trúc xanh? 

KTS Ngô Doãn Đức: Hiện nay ở Việt Nam có một số công trình kiến trúc xanh sắp được xây dựng, nhưng công trình đã có mà phản ánh điều kiện tự nhiên tốt nhất, đảm bảo các tiêu chí đề ra như địa điểm, sử dụng năng lượng, sử dụng tài nguyên, vật liệu xây dựng và đảm bảo nét văn hóa thì có công trình của KTS Võ Trọng Nghĩa. Mặc dù công trình không lớn (quán café 1131 – Bình Dương), nhưng nó đã có nét rất Việt, thông qua đó, người thiết kế đã đảm đương được sứ mệnh tuyên truyền về kiến trúc xanh, đó là việc dùng vật liệu rất dễ kiếm, cấu trúc không gian, sử dụng năng lượng tự nhiên (gió, mặt trời) cực kì hiệu quả. Công trình nhỏ nhưng lại phát đi thông điệp rất lớn. 

PV: Theo ông, khoảng bao lâu năm nữa thì mô hình kiến trúc xanh sẽ được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam? 

KTS Ngô Doãn Đức: Kiến trúc có sự phụ thuộc vào đầu tư, vào nhà quản lý và các KTS. Công trình bị chi phối rất mạnh bởi tam giác này. Vai trò của KTS chúng tôi là tác động tới các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý và các nhà đầu tư để quy hoạch kiến trúc đồng bộ. Ngày nay, chúng ta có lợi thế là nền kinh tế thị trường, các chủ đầu tư không chỉ là các cơ quan nhà nước, mà còn có cả khu vực tư nhân. Đây là một lợi thế nhằm thúc đẩy nhanh quá trình quy hoạch này ở Việt Nam. Nếu nhà nước ban hành các quy định ủng hộ, có sự vào cuộc của các nhà đầu tư và những KTS với các dự án kiến trúc xanh, thì tôi cho rằng lộ trình này sẽ nhanh hơn. Đó là điều cả bạn và tôi đều mong muốn. 

PV: Xin cảm ơn ông! 
Vương Tâm (petrotimes)

Điền Viên Thôn 



- Nét thuần Việt trong kiến trúc nghỉ dưỡng:
Tái hiện khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ với cây đa, bến nước, sân đình và con đường gạch dẫn qua cổng của những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi... 

Điền Viên Thôn thật sự là một luồng gió mới cho những ai yêu thích vẻ đẹp mộc mạc, giản dị và giàu xúc cảm.Trong nhiều năm trở lại đây, xu hướng đưa các yếu tố truyền thống của kiến trúc Việt vào trong thiết kế ngày càng được các khu nghỉ dưỡng cao cấp ưa chuộng và chọn lựa.

Trong đó phải kể đến các khu nghỉ dưỡng cao cấp như:The Nam Hai Resort (Quảng Nam), Sun Spa Resort (Quảng Bình), Life Resort Quy Nhơn ở miền Trung và Anna Mandara Ninh Bình ở miền Bắc với các chi tiết lấy cảm hứng từ kiến trúc cung đình xưa. Những yếu tố truyền thống này thường được thể hiện khéo léo qua bố cục tổng thể của toàn khu, kiến trúc đặc trưng của từng không gian, họa tiết trang trí…tạo nên cảm giác gần gũi, thân thuộc cho du khách trong một không gian mới mẻ và sang trọng.
Với mong muốn đưa du khách trở về với khung cảnh thanh bình, tĩnh lặng và khoáng đạt của những làng quê miền Bắc, mỗi ngôi nhà nơi Điền Viên Thôn đều là sự chọn lọc và kết hợp những nét kiến trúc truyền thống xa xưa và yếu tố hiện đại cần có của một khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Về tổng thể, một khuôn viên nhà truyền thống thường được nhớ đến với một khoảng sân gạch trước nhà, hướng ra khu vườn nhỏ có những luống rau xanh mát, bên hông vườn là lối vào trồng những hàng cau, hoặc cây ăn quả. Điền Viên thôn tái hiện một cách chân thực hình ảnh đó trong mỗi căn nhà của mình.
Thiết kế bên ngoài của căn nhà mang dáng dấp nhà ba gian rất điển hình, với mái ngói đỏ ngả màu thời gian, hàng cột tròn trước thềm và mái hiên kéo dài chiều ngang mặt đứng để tạo được sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.. Căn nhà luôn có bậc tam cấp nối lên thềm nhà, từ thềm nhà mở cửa chính vào gian giữa.

Đường nét kiến trúc giản dị nhưng được chú ý trau chuốt một cách tinh tế: mảng tường bằng gạch trần, những khung cửa bằng gỗ theo kiểu dáng truyền thống. Vật liệu mang đậm chất địa phương như mái ngói, cửa gỗ, gạch đỏ với màu sắc tự nhiên tạo những cảm xúc gần gũi, dễ chịu với du khách.

Những nét truyền thống trong kiến trúc này được giữ nguyên, kết hợp với những yếu tố cải tiến nhằm tạo ra một không gian nghỉ dưỡng hợp lý. Chiều cao của ngôi nhà đã được nâng lên tối thiểu là 2,4m thay vì 1,8m như xưa để có thể tận dụng tối đa ánh sáng và khí trời, tạo cảm giác thoáng đãng. Khoảng sân gạch trở thành nơi thưởng trà, vãn cảnh với “chòi nghỉ” dưới giàn cây hoa leo…

Khoảng sân gạch nhỏ trước nhà trở thành nơi thư giãn lý tưởng. 

Bước vào trong ngôi nhà là một không gian thoáng đãng nhờ sự khéo léo trong việc thiết kế và sắp xếp nội thất theo hướng giản dị nhưng tiện nghi. Hơi thở truyền thống thể hiện đậm nét tại không gian khách nơi gian giữa với những đồ dùng trang trí đặc trưng như sập gụ, tủ chè, hoành phi câu đối.

Thiết kế nội thất bên trong ngôi nhà theo hướng khép kín, lấy phòng khách là tâm điểm kết nối giao thông. Hai phòng ngủ trong đó, một phòng ngủ lớn có vệ sinh riêng. Các phòng đều có hai cửa sổ thoáng đãng, một cửa sổ rộng có thể nhìn toàn cảnh khu vườn. Khu vực phòng ăn cũng được thiết kế để có một cửa mở ra khu vườn phía sau.

Nội thất mang kiểu dáng và màu sắc truyền thống. 

Để đảm bảo sự tiện nghi của nghỉ dưỡng, bếp đã được đưa vào không gian chung với tường ngăn nhẹ phân chia với không gian khách. Từ bếp có cửa mở ra sân ướt phía sau giúp việc sơ chế thức ăn được dễ dàng. Bếp ăn và khách có sự liên thông không gian là nét hiện đại, khác với truyền thống bếp thường nằm độc lập ở một nhà trái.

Việc đưa không gian bếp vào khu sinh hoạt khép kín đảm bảo sự tiện nghi. Với cách sắp đặt không gian này, chủ nhà có thể tái hiện cuộc sống xưa với bữa ăn được dọn ngoài thềm nhà trải chiếu, hoặc ăn tại khu vực phòng ăn.
Đồ dùng nội thất chủ yếu bằng những vật liệu tự nhiên như gỗ, mây, tre sẽ khiến bạn cảm thấy như thật sự sống trong không gian xưa cũ. Những cải tiến về kiến trúc và bài trí cũng được che dấu tinh tế để bạn hoàn toàn không nhìn thấy nhưng vẫn có thể cảm nhận khi sử dụng.
Là một phân khu trong quần thể Zen resort, Điền Viên Thôn được thửa hưởng những cảnh quan tự nhiên vốn có vùng đất Ba Vì lãng mạn và thơ mộng với sông núi hữu tình. Không chỉ thế, với mong muốn mang lại nguyên vẹn cảm giác được sống trong khung cảnh yên bình, hoài cổ của vùng quê xưa, cảnh quan riêng của phân khu cũng được thiết kế với những nét độc đáo, riêng biệt.

Tại Điền Viên Thôn thanh bình, bạn có thể “chiều chuộng” mình với những thú vui thôn quê tao nhã. Một vài ván cờ trong khi nhâm nhi chén trà dưới mái hiên khi mưa rơi, hay đung đưa trên võng trong khu vườn mát mẻ vào một chiều gió, chăm sóc và tận hưởng thú vui cây cảnh, hay dạo bộ và nhìn ngắm con trẻ vui cười rộn rã trên những cánh đồng quê… 

Là cả một khoảng trời trong trẻo, tinh khiết và thanh bình mà bạn có thể tìm về khi mệt mỏi với cuộc sống bộn bề mỗi ngày  

Những cây cầu ngói đẹp ở Việt Nam 
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu. 


Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An, xuất hiện trên tờ 20.000 đồng. Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Việt Nam xây dựng vào thế kỷ 17. Cầu dài khoảng 18 m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. 


Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Ở gian chính giữa có tượng Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị lũ lụt. 


Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có cây cầu 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình. 

Trên cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân. 


Cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng vào thế kỷ 16. 


Cầu có 9 gian uốn cong được dựng trên 18 cột trụ đá vững chắc, có phần hành lang hai bên để cho khách bộ hành nghỉ chân. 


Ở khu vực chùa Thầy (Hà Nội) có hai cây cầu ngói do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. 

Cầu Nhật Tiên dẫn vào đảo giữa hồ, trên có đền Tam Phủ. 

Cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi. 

Cùng với nhà thờ Đá, cầu ngói Phát Diệm cũng là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình). 

Cầu dài 36 m, rộng 3 m với 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian. 


Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7-8 km. Thân cầu được làm bằng gỗ, phía trên lợp mái ngói ống tráng men. 


Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo, người góp tiền xây cầu cho dân làng tiện đường qua lại vào thế kỷ 18.

Lê Bích - KTS Nguyễn Phú Đức

Hồn quê mộc mạc ở làng cổ Đường Lâm

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Nghệ thuật Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…

Nằm cách Hà Nội hơn 50 km, làng Đường Lâm hiện vẫn giữ được các nét điển hình của một ngôi làng Việt cổ với cây đa, giếng nước, sân đình và những ngôi nhà đá ong hàng trăm năm tuổi, những lối ngõ hẹp quanh co.
Sau những bộn bề, tấp nập của cuộc sống thành thị, người ta có xu hướng tìm về những làng quê thanh tịnh, ngắm nhìn những ngôi nhà mộc mạc với mái ngói đỏ tươi, những ngôi chùa yên tĩnh líu lo chim hót, những giếng nước sân đình lác đác lá vàng rơi….
Có lẽ nhiều người không ngờ được ở ngay ngoại thành Hà Nội lại có một khu làng như thế, làng cổ Đường Lâm – một nơi vẫn giữ lại được tất cả những nét mộc mạc cổ xưa thân thuộc đối với con người Việt Nam tự ngàn đời nay.

Cổng làng Đường Lâm nồng ấm chào đón…(Ảnh: vivuhanoi.com)

Nếu ở Trung Quốc nổi tiếng có làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn với những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi thì Đường Lâm cũng có tới hàng nghìn ngôi nhà truyền thống với ngôi nhà lâu đời nhất có tuổi thọ tới 400 năm.
Thật hiếm có một ngôi làng nào lại giữ được nguyên vẹn những ngôi nhà cổ được xây bằng đá ong với những mái ngói đỏ đã nhuốm màu rêu phong như ở nơi đây. Nét cổ kính hiện lên từ cổng vào đến những bức tường cổ, lối đi lát gạch nghiêng. Được làm theo lối kiến trúc cổ xưa nhưng những công trình nơi đây vẫn có những nét tinh tế riêng.
Cổng vào nhà hình quai giỏ với đá ong lỗ chỗ mà chắc nịch, bền bỉ với thời gian nhưng vẫn giữ được đường nét mềm mại. Trước cửa các nhà quan thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên có đắp hình long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt.

Cây đa, bến nước, sân đình (Ảnh: vietnammoi.vn)
Ngày lao động trong nắng mới (Ảnh: mytour.vn)
Sân đình yên ắng (Ảnh: mytour.vn)
Ngôi làng với rễ cây đa mọc ấn tượng (Ảnh: mytour.vn)

Bước qua bậu cửa cao là không gian nhà cổ với bàn thờ tổ tiên đồ sộ, trang nghiêm. Trong nhiều ngôi nhà còn lưu giữ được những bức hoành phi với nét bút cổ bằng chữ Nho, mực tàu trên giấy đỏ. Những đồ dùng trong nhà đã già nua với thời gian tái hiện lại một bức tranh toàn cảnh chân thực về cuộc sống của cha ông ta xưa.
Đường làng ở đây cũng được lát gạch đỏ với nhiều ngõ cụt đề phòng trộm cắp theo quan niệm người xưa. Những ngả đường hình xương cá tụ hội về trục đường chính với nhiều con ngõ nhỏ thông nhau. Những con ngõ dài hun hút giữa hai bên tường bao kín mít của các ngôi nhà.
Vào tháng 9 hoặc tháng 5 khi mà cả ngôi làng đang náo nức mùa gặt, đến với làng cổ, bạn sẽ được tận hưởng thêm cảm giác được dạo bước đi trên những con đường làng lát gạch quanh co trải đầy rơm rạ, nhìn những chiếc xe trâu xe bò thong thả kéo những bó lúa vàng ươm về nhà.

Những ngôi nhà lát đá ong sẫm màu theo năm tháng (Ảnh: mytour.vn)
Những ngôi nhà truyền thống với cổng hẹp, mái ngói đã 400 năm tuổi…(Ảnh: mytour.vn)
Ngôi nhà đá ong ấn tượng (Ảnh: vivuhanoi.com)
Chiếc giếng cổ vẫn còn đó trong sân…(Ảnh: mytour.vn)
Nét đẹp quê hương quá đỗi bình dị (Ảnh: toidi.net)
Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong. (Ảnh: TuanRau)
Giàn cây tơ hồng phủ kín một khoảng sân quê yên bình, thơ mộng. (Ảnh: TuanRau)
Phơi ngô làm tương (Ảnh: mytour.vn)
Bên trong một ngôi nhà cổ (Ảnh: vivuhanoi.com)
Nghề làm tương (Ảnh: vivuhanoi.com)
Cuộc sống bình dị (Ảnh: vivuhanoi.com)
Phơi rơm ở sân đình (Ảnh: vivuhanoi.com)
Đạp xe trên đường rơm (Ảnh: kenhdulich.org)
Giếng cổ (Ảnh: kenhdulich.org)
Thu rơm – bức tranh ngày mùa đậm chất quê hương (Ảnh: kenhdulich.org)
Ngô để làm tương được phơi trong sân (Ảnh: kenhdulich.org)

Giàn hoa kết trái (Ảnh: kenhdulich.org)
Hoài cổ về cuộc sống vợ chồng xưa (Ảnh: pinterest.com)
Mùa thu hoạch lạc (Ảnh: kenhdulich.org)
Một chùm lựu chín trong vườn, cũng mang một sắc vàng no ấm của ngày mùa. (Ảnh: kenhdulich.org)
Các đôi trẻ cũng tìm đến đây để có những bức ảnh lưu giữ mãi tình yêu thuần phác như cha ông ta xưa kia…(Ảnh: anhvienmimosa.com)

Di Hân – Hà Phương
Tòa nhà bằng gỗ quý đồ sộ nhất Việt Nam
Được xây dựng vào năm 1935, Tòa Giám mục Kon Tum có quy mô lớn to lớn với vật liệu chủ đạo là các loại gỗ quý khai thác ở địa phương.



Tọa lạc ở số 46 Trần Hưng Đạo, thành phố Kontum, tỉnh Kon Tum, Tòa Giám mục Kon Tum là một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng độc đáo của khu vực Tây Nguyên.



Được xây dựng vào năm 1935, công trình là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống.



Nét đặc biệt của Tòa Giám mục là trừ hàng trụ dưới sàn nhà làm bằng xi măng cốt thép, còn lại toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng các loại gỗ quý khai thác ở địa phương.



Tòa nhà có kích thước rất đồ sộ với chiều dài 100m, gồm 2 tầng.



Cận cảnh các họa tiết kiến trúc bằng gỗ ở mặt trước Tòa Giám mục.



Lối lên là hai cầu thang uốn cong nằm hai bên cổng chính.



Dãy hành lang bên trong Tòa giám mục.



Một bộ cửa làm bằng gỗ quý.



Toàn cảnh nhà nguyện bên trong Tòa Giám mục.



Những ô cửa kính màu khiến không gian trong nhà nguyện trở nên lung linh, huyền ảo.



Các chi tiết kiến trúc bằng gỗ trong nhà nguyện.



Các cầu thang bên trong Tòa Giám mục Kon Tum cũng làm hoàn toàn bằng gỗ.



Tầng trên của Tòa Giám mục có một phòng truyền thống trưng bày các hiện vật của đồng bào dân tộc Tây Nguyên gắn với quá trình truyền đạo từ năm 1848 đến nay.



Mặt sau của công trình.



Khu nhà ở mặt bên.



Khuôn viên Tòa Giám mục Kon Tum rất rộng, trồng nhiều loại hoa và cây xanh khác nhau, khiến công trình tách biệt hoàn toàn với phố thị.



Rải rác trong khuôn viên là các tiểu cảnh tái hiện các giá trị văn hóa vật thể của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như nhà rông...



Gùi và vỏ bầu nậm...



Hay thuyền độc mộc.


Tòa Giám mục Kon Tum đóng cửa vào ngày thứ 3, các ngày còn lại trong tuần mở cửa đón khách tham quan.

Theo Kiến thức



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét