Báo chí Nga cho rằng khả năng lớn Việt Nam sẽ trở thành khách hàng thứ hai của Su-34 sau Algeria, nhưng liệu điều này có chính xác?
Việt Nam có cần thiết mua Su-34?
Những ngày cuối năm 2015, Không quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 chiếc Su-30MK2 tiếp theo của hợp đồng thứ tư, theo dự kiến đối tác sẽ giao đủ 12 chiếc vào đầu năm 2016.
Sau khi thương vụ trên hoàn thành, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẽ tiến lên đặt mua phiên bản cao cấp hơn là Su-30SM. Đây là một dòng chiến đấu cơ đa năng rất ưu việt, có thể đảm nhiệm tốt cả chức năng đối không lẫn đối đất.
Vậy nếu đã có Su-30SM thì Việt Nam có cần thiết phải mua thêm Su-34, nhất là khi đang tồn tại khá nhiều ý kiến hoài nghi về hiệu quả của chiếc "Xe tăng bay" này.
Ưu nhược điểm của Su-34 so với Su-30SM
Vấn đề đầu tiên phải kể đến là bản chất thiết kế của Su-34 đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại, do nó nhắm tới việc thay thế cho cường kích Su-24 quá lỗi thời.
Suốt thời gian qua, các nước phương Tây không phát triển thêm một mẫu cường kích mới nào mà tập trung vào tiêm kích đa năng có tính tàng hình.
Trong thời đại phát triển của hệ thống phòng không tự hành và radar bắt thấp có độ chính xác cao, nếu thực hiện cuộc tấn công mặt đất ở tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế vô cùng nguy hiểm.
Thực tế cho thấy, nhiệm vụ trên đã được nhiều nước NATO chuyển giao sang cho tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Một nhược điểm khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi. Radar quét mạng pha thụ động Leninets V004 từng bị đánh giá là kém hiệu quả khi nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn như rừng núi.
Trong tác chiến đối không, loại radar này chỉ nhận biết được máy bay tiêm kích hạng nặng từ cách xa 90 km và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt ở cự ly 60 km.
So sánh thì radar đa năng N011M BARS lắp trên Su-30SM ở chế độ đối đất, đối hải phát hiện được nhóm xe tăng từ 40 - 50 km, tàu khu trục cách 120 km và lên tới 200 km với tàu sân bay, không thua kém quá nhiều con số 250 km của V004.
Còn ở chế độ đối không, rõ ràng Su-30SM vượt trội hoàn toàn khi N011M có tầm hoạt động tới 400 km, phát hiện được tiêm kích cỡ MiG-29 từ cự ly 140 km, theo dõi 15 mục tiêu và dẫn đường cho 6 tên lửa tiêu diệt cùng lúc.
Ngoài ra kết cấu cánh mũi đi kèm với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP còn giúp Su-30SM có độ linh hoạt tốt hơn Su-34 rất nhiều.
Những điểm nổi trội của Su-34 như mang được tới 12 tấn vũ khí hay tầm hoạt động 4.000 km, so với tải trọng 8 tấn và tầm bay 3.000 km của Su-30SM là đáng ghi nhận, nhưng có lẽ chưa đủ để thuyết phục Việt Nam phải bỏ tiền mua thêm một loại máy bay mới.
Hơn nữa, Su-30SM xuất khẩu được cho là sẽ có cải tiến khung thân để mang theo tên lửa đối hạm hạng nặng kiểu Klub-A hay BrahMos-A ở mấu treo chính giữa. Với phạm vi tác chiến trong biển Đông, thông số trên của Su-30SM là quá đủ với Việt Nam.
Su-34 còn hơn Su-30SM ở chỗ được tích hợp sẵn hệ thống ngắm bắn quang điện tử dưới bụng máy bay để dẫn đường cho vũ khí đối đất, nhưng tổ hợp này vẫn bị nhận xét thua xa sản phẩm phương Tây.
Mặc dù không có hệ thống cứng nhưng Su-30SM hoàn toàn có khả năng mang pod quang điện tử Damocles của Pháp hay Lightning của Israel, khi đó nhược điểm này sẽ được khắc phục triệt để.
Như vậy có thể thấy rằng đa phần nhiệm vụ của Su-34 thì Su-30SM đều làm được trong khi áp đảo tuyệt đối ở vai trò tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Do đó, nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-30SM thì gần như Su-34 sẽ không còn cơ hội.
Theo Thế giới trẻ
Những ngày cuối năm 2015, Không quân Việt Nam đã tiếp nhận 2 chiếc Su-30MK2 tiếp theo của hợp đồng thứ tư, theo dự kiến đối tác sẽ giao đủ 12 chiếc vào đầu năm 2016.
Sau khi thương vụ trên hoàn thành, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẽ tiến lên đặt mua phiên bản cao cấp hơn là Su-30SM. Đây là một dòng chiến đấu cơ đa năng rất ưu việt, có thể đảm nhiệm tốt cả chức năng đối không lẫn đối đất.
Vậy nếu đã có Su-30SM thì Việt Nam có cần thiết phải mua thêm Su-34, nhất là khi đang tồn tại khá nhiều ý kiến hoài nghi về hiệu quả của chiếc "Xe tăng bay" này.
Su-34 Fullback đang được Nga tích cực chào hàng cho phía Việt Nam
Ưu nhược điểm của Su-34 so với Su-30SM
Vấn đề đầu tiên phải kể đến là bản chất thiết kế của Su-34 đã lạc hậu và không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại, do nó nhắm tới việc thay thế cho cường kích Su-24 quá lỗi thời.
Suốt thời gian qua, các nước phương Tây không phát triển thêm một mẫu cường kích mới nào mà tập trung vào tiêm kích đa năng có tính tàng hình.
Trong thời đại phát triển của hệ thống phòng không tự hành và radar bắt thấp có độ chính xác cao, nếu thực hiện cuộc tấn công mặt đất ở tầm thấp sẽ đặt Su-34 vào tình thế vô cùng nguy hiểm.
Thực tế cho thấy, nhiệm vụ trên đã được nhiều nước NATO chuyển giao sang cho tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Một nhược điểm khác của Su-34 là hệ thống điện tử hoạt động không như mong đợi. Radar quét mạng pha thụ động Leninets V004 từng bị đánh giá là kém hiệu quả khi nhận dạng mục tiêu tại các khu vực lộn xộn như rừng núi.
Trong tác chiến đối không, loại radar này chỉ nhận biết được máy bay tiêm kích hạng nặng từ cách xa 90 km và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt ở cự ly 60 km.
Radar Leninets V004 của Su-34 được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tấn công mặt đất - mặt biển, năng lực đối không ở mức trung bình khá
So sánh thì radar đa năng N011M BARS lắp trên Su-30SM ở chế độ đối đất, đối hải phát hiện được nhóm xe tăng từ 40 - 50 km, tàu khu trục cách 120 km và lên tới 200 km với tàu sân bay, không thua kém quá nhiều con số 250 km của V004.
Còn ở chế độ đối không, rõ ràng Su-30SM vượt trội hoàn toàn khi N011M có tầm hoạt động tới 400 km, phát hiện được tiêm kích cỡ MiG-29 từ cự ly 140 km, theo dõi 15 mục tiêu và dẫn đường cho 6 tên lửa tiêu diệt cùng lúc.
Ngoài ra kết cấu cánh mũi đi kèm với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP còn giúp Su-30SM có độ linh hoạt tốt hơn Su-34 rất nhiều.
Tiêm kích Su-30SM có rất nhiều ưu điểm khi so sánh với Su-34
Những điểm nổi trội của Su-34 như mang được tới 12 tấn vũ khí hay tầm hoạt động 4.000 km, so với tải trọng 8 tấn và tầm bay 3.000 km của Su-30SM là đáng ghi nhận, nhưng có lẽ chưa đủ để thuyết phục Việt Nam phải bỏ tiền mua thêm một loại máy bay mới.
Hơn nữa, Su-30SM xuất khẩu được cho là sẽ có cải tiến khung thân để mang theo tên lửa đối hạm hạng nặng kiểu Klub-A hay BrahMos-A ở mấu treo chính giữa. Với phạm vi tác chiến trong biển Đông, thông số trên của Su-30SM là quá đủ với Việt Nam.
Su-34 còn hơn Su-30SM ở chỗ được tích hợp sẵn hệ thống ngắm bắn quang điện tử dưới bụng máy bay để dẫn đường cho vũ khí đối đất, nhưng tổ hợp này vẫn bị nhận xét thua xa sản phẩm phương Tây.
Mặc dù không có hệ thống cứng nhưng Su-30SM hoàn toàn có khả năng mang pod quang điện tử Damocles của Pháp hay Lightning của Israel, khi đó nhược điểm này sẽ được khắc phục triệt để.
Như vậy có thể thấy rằng đa phần nhiệm vụ của Su-34 thì Su-30SM đều làm được trong khi áp đảo tuyệt đối ở vai trò tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Do đó, nếu Việt Nam quyết định đặt mua Su-30SM thì gần như Su-34 sẽ không còn cơ hội.
Theo Thế giới trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét