- Ăn mặn - Ăn chay

Đối với sinh vật trên toàn thế giới, nói chung và đặc biệt loài người, nói riêng, việc ăn uống là vấn đề quan trọng hàng đầu.
"Phật có nói điều gì đều là vô lượng phương tiện vì tất cả chúng sanh ngu tối, căn cơ thấp kém chẳng tỏ nghĩa lý sâu mầu, nên mới mượn việc thế gian hữu vi để mà thí dụ. Nếu chẳng lo tu hạnh ở trong, chỉ chạy ra ngoài mà cầu hy vọng được phước thì thật vô lý.
Nói chùa cũng như nói nơi thanh tịnh. Nếu dứt trừ ba độc, thường tịnh sáu căn, thân tâm rỗng lặng, trong ngoài thanh tịnh, đó là nghĩa cất chùa.
Còn nói đúc vẽ hình tượng là nói tất cả chúng sanh mong cầu đạo quả; các hạnh giác để tu là phỏng theo chân dung diệu tướng của Như Lai, chớ đâu nói chuyện hữu vi vật chất! Cho nên người cầu giải thoát phải lấy thân làm lò, dung pháp làm lửa, dùng trí huệ làm thợ khéo, ba tụ tịnh giới sáu độ là khuôn. Ung đúc chơn như tánh Phật trong thân cho vào khuông giới luật.
Còn nghĩa thắp hương cũng vậy; là thứ hương Chánh pháp vô vi, xông lên để tẩy sạch các uế nghiệp ác vô minh, hết thảy đều tiêu diệt. Hương chánh pháp có mấy thứ: Một là hương Giới, nghĩa là ý nói hay dứt các ác, hay tu các điều thiện. Hai là hương Định, nghĩa là tin sâu Đại thừatâm không thối chuyển. Ba là hương Huệ, là thường quán sát trở vào trong tự thân tâm. Bốn là hương Giải thoát, là dứt hết cả vô minh trói buộc. Năm là hương Giải thoát tri kiến, là xét xoi thường tỏ, thông suốt không ngại. Năm thứ hương như thế là hương Tối thượngthế gian không sánh được. Phật ở thế gian bảo các đồ đệ dùng lửa trí huệ đốt thứ hương vô giá này để cúng dường mười phương chư PhậtChúng sanh ngày nay chẳng hiểu nghĩa chơn thật của Như Lai, chỉ dùng lửa ngoài mà thắp các hương vật chất thế gian để mong cầu phước báo làm kết quả.
Còn nghĩa rãi hoa cũng vậy, là nói công đức đem Chánh pháp mà giảng dạy lợi ích chúng sanhthấm nhuần khắp tánh Chơn Nhưbố thí trang nghiêm. Thứ hoa công đức nầy Phật thường khen ngợi, cứu cánh hằng còn không bao giờ héo tàn. Nếu ai rải hoa như thế sẽ được phước báo vô lượng. Nếu nói Phật dạy chúng sanh cắt xén bông hoa, tổn thương thảo mộc cho được hoa để rải thì thật là vô lý. Vì sao thế? Vì người giữ giới thanh tịnh thì tất cả sum la vạn tượng trong trời đất cũng không xúc phạm. Khi lầm phạm còn có ăn năn huống chi là dạy cố phá tịnh giớitổn thương vạn vật để cầu phước báo; muốn lợi lại thành hại, há có như thế sao?
Lại nữa, nói luôn luôn đốt đèn sáng là ý nói cái tâm Chánh giác tỏ suốt ví cũng như đèn sáng. Cho nên ai muốn cầu giải thoát phải lấy thân làm đài, tâm là tim, các giới hạnh làm dầu, trí huệ tỏ suốt làm lửa. Thường thắp đèn Chơn chánh giác, chiếu phá tất cả vô minh ngu tối, hay dùng pháp nầy lần lượt khai thị lẫn nhau tức là một ngọn đèn mồi ra trăm ngàn ngọn; cứ như thế mãi mãi vô cùng, nên gọi là Vô Tận Đăng.
Xưa có Phật tên là Nhiên Đăng, ý nghĩa Nhiên Đăng là thế.
Chúng sanh ngu si chẳng rõ lối nói phương tiện của Như Lai, luống làm theo sự, đắm chấp việc hữu vi; bèn dùng các thứ đèn dầu thế gian đốt lên luống soi nhà trống, rồi bảo làm đúng theo kinh, há chẳng lầm lắm sao?
Vì sao thế? Vì Phật phóng một đạo hào quang trắng ở giữa hai chơn mày, có thể chiếu suốt mười tám ngàn cõi nước phương Đông, há đợi nhờ đèn dầu thế gian leo nheo như thế để làm lợi ích! Gẫm xét cái lý phải chẳng thế sao!
Lại nữa sáu thời hành đạo nghĩa là nói nơi sáu căn luôn luôn thực hành Phật đạo, tu các hạnh giác. Điều phục sáu căn, mãi mãi không hở, gọi là sáu thời. Còn quanh tháp hành đạo, chữ tháp nơi đây làm ám chỉ cho thân tâm đó! Nghĩa là thường sanh giác huệ tuần sát thân tâm luôn luôn chẳng hở, gọi là quanh tháp. Các bực Thánh đã qua đều nhờ thực hành cách ấy mà được Niết Bàn. Người đời nay chẳng rõ lý nầy, chẳng thực hành nơi tâm, chỉ chấp trở ra mà tìm, đem cái thân chướng ngại đi quanh tháp thế gian ngày đêm lũ lượt, luống uổng nhọc công, đối với Chơn tánh không chút lợi ích.
Còn nói ăn chay phải càng thêm để ý, nếu chẳng rõ lý nầy thì càng nhọc công vô ích. Chữ chay ở chữ Hán là chữ Trai, mà chữ Trai lại từ chữ Tề mà biến, nhưng chữ Tề cũng như nghĩa chữ Bình. Nghĩa là tề bình thân tâm, chẳng để tán loạn. Chữ ăn nơi đây cũng như nghĩa chữ giữ. Nghĩa là giữ các giới hạnh, đúng pháp tu hành. Ở ngoài phải ngăn ngừa sáu tình, ở trong phải chế ngự ba độc, siêng giác sát, tịnh thân tâm, biết rõ nghĩa nầy mới gọi là ăn chay.
Lại nữa, chữ ăn ở đây có năm nghĩa:
1. Một, ăn là vui với pháp, nghĩa là giữ y chánh pháp hoan hỷ vâng làm.

2. Hai, ăn là vui với Thiền định, nghĩa là trong ngoài lặng suốt, thân tâm vui đẹp.
3. Ba là ăn bằng suy nghĩ, nghĩa là thường nghĩ chư Phật lòng miệng như nhau.
4. Bốn là ăn bằng nguyện, nghĩa là đi đứng nằm ngồi thường cầu nguyện lành.
5. Năm là ăn bằng giải thoát, nghĩa là tâm thường thanh tịnh, chẳng nhiễm tục trần.
Năm nghĩa ăn nầy gọi là ăn chay. Nếu ai chẳng nhận năm nghĩa chay tịnh nầy mà tự hào là ăn chay đều là làm việc vô lý. Cần nhất phải dứt cho được cái ăn mê muội. Nếu phải va chạm gọi là phá trai. Nếu đã phá trai sao gọi là được phước? Đời có người mê chẳng rõ lý này, thân tâm phóng túng theo các nghiệp áctham dục buông tình, chẳng biết xấu hổ. Chỉ ăn được ba thứ rau cải rồi tự hào là ăn chay thì thật là phi lý.
Còn nói lễ lạy theo phép thì ở trong phải tỏ thông lý thể, ở ngoài thì tùy sự quyền thông. Lý có khi phải hiện, có khi phải ẩn. Biết được nghĩa như thế mới gọi là y theo pháp. Vả chăng, lễ nghĩa là kỉnh, lạy nghĩa là phục. Nghĩa là cung kỉnh chơn tánh, hàng phục vô minh; đó là lễ báiNếu có thể dứt trừ lòng ác, thiện niệm hằng giữ; tuy chẳng hiện tướng, nhưng đó mới thật là lễ lạy.
Tướng là pháp tướngThế Tôn muốn làm cho người đời tỏ lòng khiêm tốn cũng dạy lễ lạy. Nên ở trong khuất phục, ngoài hiện khiêm cung; nêu cái bên ngoài để rõ bên trong, tánh tướng như nhau. Nếu không căn cứ trên lý pháp, chỉ chấp tướng bề ngoài mà cầu, trong thì mở cửa ba độc, thường làm nghiệp ác, ngoài làm ra tướng ghê gớm, trá hiện oai nghi, chẳng khỏi luân hồi, há thành công đức?":  Trích Luận Phá Tướng




Nếu có một ai thử làm một con số thống kê xem mỗi một ngày loài người trên toàn thế giới đã tiêu thụ bao nhiêu tấn thực phẩm? con số chắc chắn sẽ làm ta chóng mặt! Ăn uống là điều kiện ắt có và đủ để sinh tồn, bởi thế, ăn uống cũng là nguyên nhân hàng đầu của giành giựt, đấu tranh và đó chính là lý do gián tiếp hoặc trực tiếp cuả chiến tranh, giết chóc ...

Trong phạm vi đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn, ăn chay như thế nào? .... cũng là một đề tài gây thắc mắc, tranh cải: Đúng? Sai? Nên? Không nên? cho khá nhiều người.

Trước khi bàn qua chuyện ăn chay, ta thử nói về ăn mặn:
Ăn mặn là cách ăn uống bình thường cuả nhân loại, ăn gì? ăn thế nào? nó tuỳ thuộc vào sắc tộc, tập quán cuả từng quốc gia, từng vùng dân tộc ... và nhất là không giới hạn bởi nguồn thức ăn. Có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, không phân biệt đó là thịt động vật, thực vật kể cả trứng, sửa ... hoa, trái .... Và rồi thế nào gọi là ăn chay?

Ăn chay ngoài vấn đề chính là không ăn thịt động vật, nó còn là một vấn đề hết sức phức tạp, nhiêu khê, nó còn phải tùy thuộc vào phong tục, tập quán, địa phương... Đã vậy, trong tín ngưỡng, nó cũng phức tạp không ít. Trong phạm vi bài viết nầy, tôi chỉ xin trình bày quan điểm cá nhân cuả tôi về vấn đề ăn chay và đâu là ý nghĩa chính đáng cuả nó.

ĂN CHAY VÀ DINH DƯỞNG.
Nếu ăn chay, chúng ta thực sự có đầy đủ dinh dưởng hay không?
Theo các nhà dinh dưởng học, con người muốn có đầy đủ sức khoẻ, đủ năng lực hoạt động hàng ngày, phải ăn uống đủ số lượng dinh dưởng cần có, lượng dinh dưởng đó là bao gồm những chất, như là: chất đạm, chất xơ,chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước ... và các loại sinh tố ...

Nếu chúng ta chịu khó tìm đọc những báo cáo phân tích khoa học thì chúng ta thấy rằng không cần phải từ thịt động vật, trong ngủ cốc, hoa quả, các loại thực vật đã có đủ mọi chất dinh dưởng cần thiết. Những người ăn trường chay (không ăn thịt động vật) vẫn sống thọ, sống khoẻ, thậm chí còn sống lâu, ít bệnh tật hơn những người ăn mặn. 
Lý do thật hết sức dể hiểu, là vì, trong tất cả các loại thuốc dùng trị bệnh, hầu hết tinh chế từ thực vật. 

Ăn thực vật, tức là trực tiếp chúng ta đưa đủ loại thuốc vào mình, tuy số lượng không lớn như đã được tinh chế, nhưng mỗi ngày một ít, chúng ta vô tình đã có một trữ lượng thuốc khá lớn, giúp ta ngăn ngừa được khá nhiều loại bệnh tật, có khi còn giúp ta tránh được những loại bệnh hiểm nghèo khác nữa?

Lại nữa, như quí vị biết, trong các loài động vật, từ những con vật to lớn nhất, chí đến những con vật nhỏ nhất như là Voi, tê giác, trâu, bò, ngựa, nai ... thỏ ... Chúng là những động vật chuyên ăn thực vật, thảo mộc. Nếu nói về sức mạnh, nhanh nhẹn, chúng không thua sút gì những loài thú ăn thịt như Sư tử, cọp, gấu, beo ... chồn, chuột ... 

Đặc biệt nhất trong 2 loại động vật nầy, chúng ta ai cũng thấy được rất rõ ràng là những loài thú ăn thực vật thường hiền hoà hơn là những loại thú ăn thịt. Chúng không bao giờ sát hại các sinh vật khác, ít gây sự sợ hải cho các loài động vật sống chung quanh.

Song song đó, những người thường ăn chay: Chay kỳ hay trường chay tâm tính thường hay hiền lành, ít náo động và có phần dể dải hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, những người xung quanh thường cảm thấy an tâm hơn khi giao tiếp với những người thường ăn chay, hiền lành.

ĂN CHAY TRỊ BỆNH.
Như trên đã trình bày, đa số dược phẩm đều do từ thực vật, do đó một số nhà khoa học cũng như các thầy thuốc Đông, Tây y thường khuyên những con bệnh nên ăn những loại thực vật, thảo mộc nào thiết thực có những dược chất nhằm giúp điều trị tuỳ theo căn bệnh. Điều nầy chắc chắn tất cả quí vị đều thấy, biết rỏ ràng, nhất là quí vị thường lên Net. 

Thôi thì đủ thứ từ Gạo lức-Muối mè cho tới rau diếp, rau má ... Mỗi ngày, nếu chịu khó (Quí vị nào có Direct TV) cứ mở xem từ đài SBTN (2072) cho chí đến Hồn Việt TV (2078) cứ 15 phút một lần, tôi cam đoan quí vị không làm sao đếm, nhớ cho xuể những loại thuốc trị bệnh bằng dược thảo. 

Phải nói là vô cùng phong phú, đến độ choáng ngợp, không còn biết phải nên mua loại thuốc nào cho bệnh của mình vì thứ nào cũng đều là thần dược! Nói vậy không phải tôi cố ý nói rằng những thứ thuốc quảng cáo đó là DỎM, mà thực tình nhiều khi thấy thứ nào cũng hay, cũng độc đáo hết, thì thật khó mà chọn lựa được chính xác cho mình!

Tôi cũng không cố ý quảng cáo cho bất cứ phương pháp nào, dược phẩm nào, tôi chỉ muốn chứng minh cho quí vị thấy rằng thực vật, thảo mộc chính thực là những vị thuốc rất quí, rất thực dụng cho chúng ta dùng để trị những căn bệnh, những căn bệnh mà nhiều khi tây y chấp nhận bó tay. Điều nầy trong thực tế đã cứu được rất nhiều người, thoát được những bệnh ngặt nghèo hoặc đã giúp kéo dài thêm tuổi thọ khi mà các vị Bác sỉ Tây y phán quyết chỉ dăm ba tháng ... 1 năm!

ĂN CHAY TRÁNH SÁT SINH.
Thông thường, nhất là những tín đồ Phật giáo, thường hay cho rằng: Ăn chay để tránh sát sinh. Trước khi lạm bàn về vấn đề nầy, chúng ta thử tìm hiểu chính xác SÁT SINH là gì?

Sát tức là giết, sinh là sự sống. Sát sinh là giết đi sự sống, nôm na hơn sát sinh là hành động nhằm cướp đi sự sống cuả một sinh vật đang sống.
Như vậy thực sự ăn chay có phải tránh sát sinh không? Xin thưa ngay với quí vị rằng KHÔNG, ăn chay không thể gọi là tránh sát sinh, mà chỉ có thể nói là BỚT SÁT SINH mà thôi. 

Này nhé, ăn chay quí vị có ăn cơm không? thế cơm do từ đâu mà ra? cơm do từ gạo, gạo từ hạt thóc (Lúa) thế hạt thóc có sự sống hay không? Dĩ nhiên là có, vì nó là giống mầm để gieo trồng ra thóc. Mỗi một hạt cơm là một hạt thóc, mỗi một hạt thóc là một sự sống. nếu một lần ăn chỉ một chén cơm thôi, quí vị có biết là mình đã SÁT bao nhiêu SINH chưa? Ngoài món chính là cơm, những loại thức ăn khác lấy từ thực vật, thảo mộc ... thì cũng giống như vậy. 

Một ông thầy tu, bảo chú tiểu ra vườn nhổ vài cây cải nấu canh, nhổ vài củ xu hào kho tương ... Như vậy là Thầy tu và Chú tiểu đã phạm tội sát sanh, không chối cãi được! 

Cho là trường chay, mỗi ngày những vị trường chay này nếu cứ ăn cơm ... thực sự đã phạm không biết bao nhiêu là tội sát sanh. Đây tôi chỉ muốn nói đến cái ý nghĩa thực tế cuả nó, còn nếu đứng về phương diện Đạo pháp, ý nghĩa sát sinh nầy sẽ còn rõ rệt hơn, bởi vì, Đức Thế tôn đã từng dạy: VẠN VẬT CHÚNG SINH ĐỒNG NHẤT THỂ, nghĩa là tất cả mọi loài, bao gồm tất cả những loại vạn vật có sự sống đều bình đẳng nhau trên phương diện tâm linh.

Khi chúng ta giết đi một sự sống, cho dù sự sống đó là thảo mộc, thực vật hoặc những loài thô sơ nhất, thì cái tội sát sinh đó đều ngang ngửa như nhau. Có nghĩa khi ta nhổ một buị cải, giết một con kiến ... cũng đồng tội như ta giết đi một mạng người. 

Trong đời sống, chúng sinh vì mê lầm bởi TÂM PHÂN BIỆT, cho rằng mạng người lớn hơn mạng sống cuả thú vật, mạng sống cuả thú vật lớn hơn mạng sống cuả thực vật, thảo mộc. Thực tế, trên phương diện tâm linh, tất cả mạng sống đều bình đẳng, bởi ở phương diện tâm linh nhất định sẽ chẳng có cái TÂM PHÂN BIỆT.

Đến đây quí vị sẽ thắc mắc: Thế thì chúng ta muốn tránh sát sinh thì chúng ta sẽ phải ăn gì để mà sống? Xin thưa, có chứ, có nhiều thứ lắm, nó sẽ giúp chúng ta sống còn, sống mạnh và không sợ phạm tội sát sinh. Nầy nhé, nếu chúng ta ăn chuối, những loại chuối không có hột, thì chúng ta vẫn sống mà không sợ phạm tội sát sinh. Trái xoài, trái mít, tất cả các loại trái cây ... nếu chúng ta chỉ ăn cái cơm bao quanh cái hột (Nhớ đừng ăn mít rồi luộc hột mít ăn thêm) thì chúng ta đâu có diệt đi bất cứ mầm sống nào. Còn nữa, còn thật nhiều thứ khác nữa, ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một vài thí dụ mà thôi. Nghĩa là chúng ta vẫn có thể ăn các loài thực vật, thảo mộc nhưng chúng ta đừng hủy diệt hay cướp đi sự sống cuả nó, ít ra chúng ta cũng có thể tránh đi được phần nào SÁT SINH.

ĂN CHAY TRONG ĐẠO PHẬT
Trong đạo Phật, có 2 hệ phái: Hệ phái Nguyên thuỷ và hệ phái Phát triển (Đại Thừa). Hệ phái nguyên thủy còn gọi là NAM TÔNG, chủ trương giữ nguyên truyền thống Phật giáo từ nguyên thủy. Quí sư là những vị Khất sỉ, mỗi ngày mang bình bát đi khất thực, bất kể thiên hạ bố thí, cúng dường vật thực gì, các ngài đều dùng như vậy, không chọn lựa. Các ngài vẫn khoẻ mạnh, tinh tấn, và chứng đạo. Đây là hệ phái truyền từ miền Nam Ấn độ sang Tích lan, Thái lan, Miến điện, Lào, Cao miên và Việt nam. Trừ Việt nam, Phật giáo ở các quốc gia nầy được xem là QUỐC GIÁO.

Hệ phát triển, còn gọi là Bắc tông, truyền từ miền Bắc Ấn độ sang Tây tạng, trung hoa, Việt nam, triều tiên và Nhật. Khi được truyền vào các quốc gia này, tuỳ thuộc vào văn hoá sở tại mang tính chất đặc thù riêng biệt theo từng quốc gia. Đặc biệt ở Việt nam, có cùng một lúc 2 hệ phái Bắc, Nam, tăng ni khất thực tuy cũng có nhưng rất hiếm, thường trụ xứ ở tu viện hoặc ở chùa, thông thường phải tự lo chuyện ăn uống, trường chay, chỉ nhận cúng dường: hoa quả, vật thực không tương quan đến mạng sống cuả các loài sinh, động vật. Các ngài cũng khoẻ mạnh, tinh tấn và nhiều vị đã đạt đạo, chứng đạo.

Điều nầy chứng tỏ rằng vấn đề ăn uống: Chay-mặn-Mặn-Chay không phải là một vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng không là vấn đề ảnh hưởng đến tu hành, tinh tấn, đạt đạo và chứng đạo. Cái tối quan trọng cuả một Tu sĩ là ĂN TỪ TRONG RA CHỨ KHÔNG PHẢI ĂN TỪ NGOÀI VÀO. Có nghĩa là ăn chay do từ Tâm từ bi, thanh tịnh, tức Phật tâm, ở ngay trong mình, không phải là những loại vật thực từ miệng đưa vào và khi đã nói là TÂM TỪ BI thì nó đã xác định ý nghĩa chân thật, rỏ ràng rằng tuyệt đối không dùng các thức ăn có liên quan đến mạng sống của sinh vật.
Quí vị tu sĩ chân chính thường rất quan trọng đến cái tâm từ bi, bởi vì tâm từ bi là điều kiện cốt lỏi cuả người tu sĩ muốn đạt đường giải thoát, dứt khoát không làm tổn hại mạng sống cuả chúng sinh, bởi vì, làm vạn vật chúng sinh phải đau khổ tức là đã làm tổn hại đến tâm từ bi cuả chính mình và đó cũng chính là ngăn trở lớn nhất con đường giải thoát cuả mình. 

Như vậy, có thể kết luận rằng ăn chay, ăn mặn đối với đạo Phật, nó không phải là một vấn đề quan yếu. Người trường chay mà không có TÂM TỪ BI, cho dẩu ăn trường chay từ kiếp nầy sang kiếp khác ... cũng chẳng có một chút công đức hay nghĩa lý gì. Trái lại, kẻ ăn mặn mà có được TÂM TỪ BI, hiệu quả sẽ to lớn vô ngần. Nhưng nếu thực hiện được trọn vẹn TÂM TỪ BI, tức không bao giờ ăn những loại thịt động vật hay tránh được SÁT SINH, yêu muôn loài như chính bản thân mình, nhất định con đường giải thoát sẽ hiện tiền ngay trước mặt. Chừng ấy, không cần phải tìm cỏi Niết bàn mà Niết bàn tự có ngay tức thì trong ta vậy.

LỖ TRÍ THÂM (Thời Lê 20)

ĂN CHAY 


Thật là hổ thẹn khi viết bài “Ăn Chay”. Vì tôi không xứng đáng để viết bài nầy, Biết bao nhiêu sách vở, biết bao nhiêu tác giả đã viết về đề tài nầy rồi. Song vì bạn bè, vì sự học hỏi, vì để tham khảo thảo luận, học hỏi về Minh Triết Thiêng Liêng, bài nầy tôi chỉ ghi tóm tắt thật ngắn, thật gọn lại những gì người khác đã viết.



Cơ Thể Con Người Thích Hợp Ăn Rau Quả

Các nhà nghiên cứu về “Cơ Thể các loài động vật và Con Người” đã phân loại làm 3 dạng: 
1. Loại ăn thịt ( Carnivores. Caro= thịt), 2. Loại ăn rau quả (Herbivores. Herb= Cỏ) và 3 là loại ăn tất cả (Omnivores, Omni= all= tất cả) đã xác quyết rằng “cơ thể và Bộ Máy Tiêu Hóa” con người gồm tay chân, miệng, răng, bao tử xuống đến ruột của con người thì hợp với loài động vật ăn rau quả (Herbivores) chớ không phải là loại ăn thịt. (Carnivores).

 




Ta hãy so sánh hình bàn tay móng vuốt các loài ăn thịt. 
Tạo hóa đã sinh ra các móng vuốt thật nhọn, thật bén tự nhiên để vồ mồi, để cho con mồi chảy máu, rách thịt. Còn bàn tay của con người thì mềm mại. Chắc chắn không phải dùng để xé thịt phân thây đồng loại.


Hình trên chỉ sự khác biệt giữa hàm răng ăn rau quả và hàm răng ăn thịt



Loài ăn thịt, chỉ ăn thịt mới sống. (carnivores or 'true' carnivores depend on the nutrients only found in animal flesh for theirsurvival.)

Răng các loài động vật ăn thịt thường có răng nanh phía trước, dài, bén nhọn để xé thịt. (Characteristics commonly associated with carnivores include organs for capturing and disarticulating prey (teeth and claws serve these functions in many vertebrates)







BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA LOẠI ĐỘNG VẬT ĂN RAU CỎ KHÁC VỚI LOÀI ĂN THỊT

Cơ thể con người thì thích hợp với ăn rau quả hơn.

(A herbivore is an organism anatomically and physiologically adapted to plant material)

Chứng tỏ tạo hóa đã sanh ra, tạo dựng con người nguyên thủy từ lâu đã là ăn chay, không phải ăn mặn.

Theo Định luật của Kleber’s law giải thích về tỷ lệ đồ ăn và kích thước của cơ thể là q0=M3/4

( Kleiber's law explains the relationship between the size of the animal and the feeding strategy it uses. In essence, it says that larger animals need to eat less food, per unit weight, than smaller animals. [19]Kleiber’s law states that the metabolic rate (q0) of an animal is the mass of the animal (M) raise to the 3/4 power: q0=M3/4)

Rau cỏ không có chất Protein. Vậy loài động vật và người ta nếu ăn toàn rau quả thì Protein ở đâu sinh ra?. 

Xin xem quyển sách đính kèm.



THƯƠNG CHÚNG TÔI, ĐỪNG ĂN CHÚNG TÔI 


(Loài thú có thói quen ăn thịt có đường tiêu hóa chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn thảo mộc lâu hơn. Chính vì thế mà chúng có cơ hội sanh ra độc tố nhiều hơn. Trích bài của BS Bùi Đắc Hùm)

Thế nào là Ăn Chay?

Người mình có thành kiến, hễ ăn rau trái gọi là ăn chay, ăn thịt cá gọi là ăn mặn.

Người ăn rau trái là vì có lòng nhơn thương xót loài vật không nỡ để cho người ta giết nó làm thịt và cũng là giữ theo phép vệ-sinh, chớ ăn rau trái cũng phạm tội sát sanh, vì rau cỏ cũng sống- Có đời sống như mình vậy.

Song bởi rau cỏ sanh sản mau lẹ, chưa biết đau đớn như thú vật và bổ dưỡng hơn, cho nên người ta mới dùng đặng nuôi thân. Nói trắng ra không có chi chay mà cũng không chi mặn. Duy có cái lòng luyện được cho trong sạch thì mới chay mà thôi. (Theo lời của Phật Tử Bạch Liên)

Có thể mỗi tôn giáo hiểu nghĩa “Ăn Chay” theo ý của mình. Tùy theo phong tục tập quán, môi trường xã hội, kể cả về kinh tế và thời gian tính. Có tôn giáo kiêng ăn thịt, cá và tất cả các loài vật. Có tôn giáo không ăn cả trứng, sữa và những gì sản xuất ra từ loài vật. Những quần áo thì không chấp nhận mặc các loại da, lông ngỗng….

(Vegetarianism is the practice of abstaining from the consumption of meatred meat , poultry , seafood and the flesh of any other animal ; it may also include abstention from by-products of animal slaughter , such as animal-derived rennet and gelatin . [2] [3] [4] [5]

Vegetarianism can be adopted for different reasons. Many object to eating meat out of respect for sentient life. Such ethical motivations have been codified under various religious beliefs , along with the concept of animal rights . Other motivations for vegetarianism are health-related, political, environmental , cultural, aesthetic or economic . There are varieties of the diet as well: an ovo-vegetarian diet includes eggs but not dairy products, a lacto-vegetarian diet includes dairy products but not eggs, and an ovo-lacto vegetarian diet includes both eggs and dairy products. A vegan , or strict vegetarian, diet excludes all animal products , including eggs, dairy, beeswax and honey. Vegans also avoid animal products such as leather for clothing and goose-fat for shoe polish.)





Cũng có nhiều người ăn chay= Không cần ăn ngon= không thêm các gia vị như hành, ngò, tỏi, ớt…

Ăn chay không phải mới đây, mà đã có từ lâu.
Những vị đã điểm đạo từ thời Châu Atlantid còn chưa chìm dưới biển ( Cách nay đã hơn 75.025 năm) và sau đó, thời Văn Minh Ai Cập các vị điểm đạo như vua Pharaoh Akhenaten, (Đã được điểm đạo cũng đã ăn chay.)

Thời Văn Minh Perou (Phía Nam Mỹ Châu) vào năm 12.000 trước Chúa Giang Sinh người ta không ăn thịt thú vật, chỉ dùng khoai tây, khoai mì, đậu, bắp gạo và sữa. Đồ ăn chánh của họ là một thứ bánh bằng bột bắp. Tất cả người Perou lúc đó thương thú vật như: Chó, méo và khỉ…( Trích nguyên văn quyển Vũ trụ và con người trang 189)

Chín thế-kỷ trước Chúa giáng-sinh. Homère cho ta biết rằng có giống dân Hi-lạp dùng rau trái làm thực phẩm, ấy là những người Hip-bô-mô-lô-gơ (Hipomologues) ở phía bắc nước Hi-lạp.

Họ dùng sữa chua và bánh sữa. Còn phía nam xứ Hi-lạp, những người Lotophages và đệ tử của phái Pythagore cũng ăn rau trái.

Ở bên Ai-cập (Egypte), những người lao-động, những người thủy thủ từ xưa ăn ròng dưa gang, hành tây, tàm đậu (fève) biển đậu (lentille), chà-là và bắp chà mà sức lực mạnh mẽ có tiếng.

Những người phu mỏ ở Nam Mỹ-châu không hề ăn thịt, trên vai mang đồ nặng hai trăm cân leo lên thang đứng sựng từ 80 tới 90 thước bề cao, mỗi ngày 12 lần. Những người phu vác ở Sa-lô-nít (Salonigue) và Constantinople ăn cơm chiên với trái táo, uống nước lã hay là li-mô-nát (lemonade) mà nhậm lẹ và sức lực mạnh bạo vô cùng. Đã mấy ngàn năm rồi người Bà-la-môn bên Thiên-Trước ăn chay trường. Quan hải-quân đại-uý Hébert có bày một phương pháp lấy tên ngài gọi là Phương pháp Hébert ăn ròng rau sống và trái cây. Ngài là một lực sĩ hoàn toàn.

Rau sống của Ngài ăn đều bỏ ngâm một đêm trong nước muối. Những món ăn của Ngài “Sớm mai một trái cam, một trái bôm, 200 cà-ram sữa hay là ca-cao. Trưa 4 hay 5 củ khoai tây luộc vỏ, 5, 6 trái hạnh- nhơn (amandes) 5, 6 trái noisettes, 2 trái châtaigues sống, 4 trái chà-là, 2 trái táo, bánh mì đen và bơ. Chiều 4 trái châtaigues, bánh sữa, bánh mì và bơ, đĩa cơm trộn đường và mật.”

Như vậy trước thời Đức Phật Thích Ca người ta đã ăn chay rồi (Không phải từ ngày có phái Đại Thừa mới ăn chay?)





Trong cuốn “Socio- Psychology” có đưa ra một trường hợp tại Úc Châu vào cuối thế kỷ thứ 20- Thế hệ của chúng ta. Khi rừng Phi Châu đã được khám phá toàn bộ thì tại Úc Châu ngay giũa trung tâm của châu Úc loài người chưa đặt chân đến. Đoàn thám hiểm có cả nhà truyền giáo đi theo. Tại đây còn nhiều bộ lạc “Ăn Thịt Người’. Vì các người già thì sức khỏe kém, phản ứng chậm chạp, không thể chống trả với thú rừng, nên con cháu phải thử sức bằng cách cho leo lên cây. Nếu còn sức ôm bám vào cây mà không té thì được cho là còn khỏe. Nếu bị té thì con cháu sẽ trả hiếu bằng cách “Ăn Thịt”. Nhà truyền giáo dạy người trong bộ lạc rằng: “Ông bà cha mẹ là bậc sanh thành, nuôi dưởng mình lớn khôn. Họ rất thương mình và mình nên thương họ. Bằng cách là Không Nên Ăn Thịt Họ”. Câu chuyện được lan truyền. In vào sách giáo khoa (Tâm Lý Xã Hội Học). Sau một năm, phái đoàn thám hiểm trở lại. Nhà truyền giáo hỏi: “Việc ăn chay” đã tiến bộ đến đâu rồi? Có còn ăn thịt không?. Ông trưởng bộ lạc tươi cười đáp: “Thưa ông, chúng tôi đã không còn ăn thịt ông bà, cha mẹ nữa. Chỉ Ăn Thịt người hàng xóm thôi.” Nhà truyền giáo cho rằng đây là bước đầu đáng khích lệ. Ông giải thích thêm rằng: “Các Ông đã cố gắng, thật là tốt. Nhưng phải cố gắng hơn nữa, Sẽ không ăn thịt người, Vì tất cả là đồng loại. Mình nên thương yêu nhau”. Tất cả đều ngơ ngác. Có vẻ cao siêu quá, họ chưa hiểu được. Nhưng tất cả đoàn thám hiểm tin rằng họ đã có nghe lời chúng ta và hy vọng sẽ tốt đẹp hơn.

Nhiều năm sau đoàn thám hiểm lại đến. Khi hỏi về việc ăn thịt. Họ trả lời rằng: “Thịt người là thịt ngon nhất” không thể bỏ được. Thịt chó, thịt khỉ, thịt mèo là ngon kế đó thôi. Nhà truyền giáo tự nhủ rằng: “Họ tiến bộ đến đây thôi. Vì họ chưa biết tình thương yêu đồng loại là như thế nào.” (Truyền thuyết của bộ lạc cho rằng thịt của loài vật càng khôn, đẳng cấp càng cao, càng tiến bộ thì thịt càng ngon. Như rau cỏ không ngon bằng tôm cá, tôm cá thì thua thịt chó thịt mèo . . . ).

Có người tự nhiên không thể ăn thịt chó, thịt mèo được. Cũng có nhiều người tự nhiên không ăn thịt được (tất cả các loại thịt). Và cũng có nhiều người từ khi sinh ra không ăn thịt ăn cá mà chỉ ăn rau quả thôi. Người ta nghỉ đó là họ đã tiến bộ đến đó. Mỗi người có một trình độ tiến hóa khác nhau. Tình thương cũng khác nhau. Ăn uống là điều biểu lộ một phần của tiến bộ đó.

Tại sao đa số loài người bây giờ không còn ăn thịt người?. Vì tất cả đã tiến hóa đến mức độ không còn ăn thịt người được nữa. Vì là đồng loại. Nếu tiến hóa hơn, các loại động vật là đàn em. Là thế hệ sau của loài người thì tại sao ta lại ăn thịt? Ăn thịt là hành động cường quyền của một người dùng sự thông minh, sức mạnh của mình mà lạm sát một sinh linh vô tội.

Nếu nói loài thảo mộc là thế hệ sau của loài động vật thì những người ăn chay thường ăn rau cỏ thì có sát hại sinh linh hay không? Tất cả người hiểu biết đều trả lời là có. Có sát sinh. Nhưng mình tiến hóa đến đây cũng đủ rồi. Có những vị tiến hóa cao hơn thì các ngài không cần ăn gì cũng sống. Các ngài dùng (Biết xử dụng năng lượng mặt trời: Fohat, prana và Kundalini).

Trong toát yếu của food chain:
1- Loài thảo mộc: lấy năng lượng từ mặt trời để nuôi sống.
2- Loài động vật: Lấy từ loài thảo mộc để nuôi sống.
3- Loài người: Tại sao lấy thịt các loài động vật để nuôi sống.

Các vị Chân Tiên thì biết dùng trực tiếp từ mặt trời. Vì vậy các ngài không cần ăn kể cả loài thảo mộc.

Khi Đức Phật thấy vị đệ tử của mình dùng huệ nhản nhìn vào thức uống đã thấy nhiều sinh linh trong nước. Đức Phật có nói rằng sinh linh ở khắp mọi nơi. Theo con đường Trung Đạo thì chỉ là tương đối. Từ đó Đức Phật không cho các đệ tử dùng huệ nhản khi ăn uống.

Hiện nay tại miền Tây Ấn Độ- bang Rajasthan, Cộng đồng người đó mang tên Bishnoi, với dân số khoảng 300.000 người, tập trung sinh sống chủ yếu ở vùng sa mạc Thar, bộ tộc này luôn coi việc bảo vệ cây xanh và muông thú là một điều luật. 

Theo tiếng địa phương, Bishnoi có nghĩa là 29 ("Bish" là 20, "noi" là 9). Đó là số điều trong giáo luật mà những người theo đạo Hindu phải tuân theo. Con người không có quyền chặt cây và càng không được sát hại động vật, những người anh em, đồng loại của mình. Từ người già đến trẻ em, đàn ông và phụ nữ đã, đang và sẽ quyết chí hy sinh cuộc đời của mình để bảo vệ thú vật, rừng cây khỏi sự tàn phá của quân đội hoàng gia.

Cho tới ngày nay, người Bishnoi vẫn kiên quyết giữ vững các đạo lý và nguyên tắc sống của mình. Họ sống trong tình thương với muôn loài, luôn có mối liên hệ khắn khít, tràn đầy lòng trắc ẩn với các động vật và rừng xanh.

Từ khi còn nhỏ, những đứa bé người Bishnoi được dạy là không nên sát sinh, không được làm đau người khác, dù chỉ làm tổn thương họ bằng lời nói.

Một trong những truyền thống của gia đình người Bishnoi là mang thức ăn và nước uống đến cho các loài động vật hoang dã. Đôi lúc, các loài động vật hoang dã bị thương sẽ tự tìm đến vùng đất của người Bishnoi vì chúng biết rằng, khi vào khu vực của họ, chúng sẽ có thức ăn và nước uống và được bảo vệ an toàn.

Cộng đồng người Bishnoi sống bằng nghề nông và chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, họ chỉ nuôi bò để lấy sữa bán hoặc trao đổi hàng hóa. Những con gia súc nào đã già yếu đều được họ chăm sóc cho đến khi chúng chết đi một cách tự nhiên.

Sự tồn tại của người Bishnoi như một minh chứng cho việc, con người chúng ta hoàn toàn có thể sống tốt mà không cần giết hại động vật, đó là một cuộc sống hài hòa, được nuôi dưỡng bởi thiên nhiên và tình yêu muôn loài...

Các Vĩ Nhân đã ăn chay:
Các người đã ăn chay trong lịch sử nhân loại thì nhiều lắm. Xin trích 1 đoạn trong bài viết của BS Bùi Đắc Hùm:


Ông Léonard Da Vinci (1452 - 1519), nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào.


Ông Jean Jacques Rousseau (1712 - 1778), triết gia và là một văn hào người Pháp chủ trương bênh vực sự hiện hữu của thiên nhiên và cổ xúy sự ăn chay. Ông nhận xét rằng phần đông những loài thú ăn thịt có bản tính hung tợn hơn những loài thú ăn cỏ. Và dĩ nhiên những người ăn chay trường sẽ hiền từ hơn những người ăn mặn.


Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin (1706 - 1790), một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn. Trong một bài tự thuật, ông có bình phẩm những người ăn mặn là những kẻ cố sát".


Văn hào nước Nga Léon Tolstoi (1828 - 1910) đã thọ trường chay từ năm 1885. Ông chống đối thú săn bắn của một số giai cấp qúy tộc và trưởng giả. Ông cũng chủ trương không sát sanh, chủ trương chủ thuyết hòa bình và ăn chay, tôn trọng sự sống của các loài sinh vật khác kể cả con ong và loài kiến.


Hàng ngày ông Gandhi thường dùng giá lúa mạch, bột hạnh nhân, rau xanh, chanh và mật ong trong những bữa ăn thanh đạm. Chính Ngài bảo đã tìm thấy những nguyên lý và giá trị đạo đức của sự ăn chay qua các tác phẩm của nhà văn Tolstoi.


Albert Einstein (1879 - 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20. Người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Tuy ông chánh thức không theo tín ngưỡng nào nhưng là một người rất sùng đạo. Ông tin có Thượng Đế và vũ trụ này được điều khiển bởi một cơ Trời huyền diệu. Nếu không thì mọi sự vận hành trong vũ trụ sẽ loạn lên và không theo một quy luật nhất định. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".


Qua lịch sử cổ đại của Hy Lạp, nhà triết học nổi danh Socrates đã từng khuyên bảo loài người nên ăn chay. Đó là một phương cách khôn ngoan mà con người đã tận dụng tài nguyên phong phú do nguồn thực phẩm nông nghiệp cung cấp. Ông nhấn mạnh thêm: "Nếu mọi người đều ăn thịt thì chúng ta phải cần rất nhiều diện tích đồng cỏ để chăn nuôi nên dễ sinh ra các cuộc chém giết lẫn nhau để tranh dành lãnh thổ".

Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại có rất nhiều người ăn chay trường:


Bà Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH mà mọi người biết đến như là một người phàm nhưng với tấm lòng Bồ Tát. Bà ăn chay trường nhưng sức khỏe rất tốt. Tinh thần minh mẫn và hết lòng phụng sự cho tha nhân. Dù với số tuổi 86 nhưng bà làm việc full times để giúp đỡ những người thật cần giúp đỡ.


MC Thùy Dương, một cô gái trẻ giản dị có tâm hồn bác ái bao la, là sáng lập viên và hiện là Giám Đốc điều hành của tổ chức từ thiện, thiện nguyện SEN HOA vừa được giải thưởng “The Life Ball Crystal of Hope Award” vào ngày 25 tháng 5, 2013 vừa qua tại Vienne. Thùy Dương ăn chay trường để không sát sanh hại vật, để có đời sống đạo đức… Thật là cao quý và kính phục.

Những tấm gương đức độ vừa nêu trên, chúng ta vừa rất hãnh diện vừa cảm phục vừa ngưỡng mộ vừa nên noi theo.

Đạo Thiên Chúa ăn chay là không ăn thịt mà được ăn tôm cá phải không?
Chỉ có ngày Thứ Sáu mùa chay mới ăn “Seafood”?. Xin trích dẫn bài phỏng vấn BS Bùi Đắc Hùm của Đài VHN như sau:

“Trong Sáng Thế Ký (Genesis1:29), quyển đầu của kinh Cựu Ước có đoạn viết: "Chúa phán rằng: Ta đã ban cho các con đầy đủ các loại rau quả và ngũ cốc khắp nơi trên thế giới này. Đó là thức ăn của các con vậy".

Sáng Thế Ký (1:30) viết tiếp:"Chúa phán: Cùng những loài thú khắp nơi trên địa cầu, những nơi có sự sống, ta đã ban cho các ngươi các loại rau quả và ngũ cốc để ăn. Các ngươi không được ăn thịt".

Trong đoạn này ở Sáng Thế Ký (9:4) nhấn mạnh hơn: "Ăn thịt vốn có máu và có sự sống, nên các con không được ăn".

Trong các quyển Thánh Thư, phần lớn những lời rao giảng đều lên án việc ăn thịt. Theo Isaiah (66:3): "Hành động giết chết một con bò chẳng khác gì hành động vặn cổ một con người vậy"

Trong Thánh Kinh cũng có chuyện về Thánh Daniel. Khi còn sanh tiền, có lần Ngài đã bị giam trong ngục thất tại thành Babylon, Ngài đã từ chối các thức ăn mặn do bọn cai ngục mang tới mà quyết đòi cho được đồ ăn chay mới thôi.

Thánh Benedict, người đã sáng lập ra giáo phái Benedictine Order vào công nguyên 529, đã quy định các giáo sĩ ở trong giáo hội phải ăn chay trường.

Giáo hội Cơ Đốc (Seventh Day Adventist Church) nghiêm cấm các tín đồ sát sinh và ăn mặn. Tiến sĩ John H. Kellogg, tín đồ trung kiên của giáo phái này ở Hoa Kỳ đã cổ xúy mọi người ăn chay. Ông đã cai quản một bệnh viện bằng cách cho các bệnh nhân điều dưỡng chỉ toàn bằng những thức ăn chay mà thôi”.

Còn Phật giáo, dĩ nhiên các Tăng Ni phải ăn chay trường. Nhưng cũng có sách cho rằng họ ăn chay trường chỉ từ khi có phái “Đại Thừa”. Và cũng có sách nói rằng Phật cho các đệ tử ăn chay theo “ngủ tịnh nhục”.

Những người cho (Cúng Dường tăng đoàn) là những người tốt. Họ cũng muốn hành động tốt để gieo một nhân lành. Nói về nhân duyên, thì tất cả những người gặp Đức Phật là những người đã hữu duyên, thì không có lý do gì mà họ cho Đức Phật ăn thịt ăn cá!

Hiện ở Ấn Độ, Thái Lan, Cambochia , Miến Điện và các nước theo Tiểu Thừa, các chư tăng đi khất thực

Đó là theo Thiên Chúa giáo và Phật Giáo. Còn theo Thông Thiên Học thì sao?
Thông Thiên Học chủ trương “Tự Do Tư Tưởng, Tự Do Tín Ngưởng” Không bắt buộc phải ăn chay. Mỗi người có sự tiến hóa khác nhau thì tùy duyên, tùy sự giác ngộ của mỗi người. Nhưng Cấm Sát Sanh và thương yêu loài vật. Vì loài vật là đàn em chỉ tiến hóa sau loài người một bậc mà thôi. Nếu còn uống rượu mạnh hay còn dùng các thuốc kích thích thì việc ăn chay không có còn ý nghĩa nào hết.

Cấm sát sanh mà được thực hiện thì việc ăn chay là điều tất cả mọi người đều có thể.

“Nên nhớ rằng ở bất cứ nơi đâu mà sự sát sinh này tiếp diễn thì ở nơi đó còn tạo thành một tụ điểm cho mọi thứ xúc động khủng khiếp và sợ hãi vốn phản tác động lên cõi vật chất, phản tác động lên tâm trí con người khiến cho bất cứ người nào nhạy cảm khi đi tới gần chỗ đó đều nhìn thấy và cảm thấy những rung động khủng khiếp ấy, “đau khổ vì những rung động đó và biết được chúng xuất phát từ đâu. . . Mỗi người ăn thịt đều chia xẻ việc làm cho đồng loại của mình bị thoái hóa; cá nhân y phải chia xẻ trách nhiệm đó. Vì nếu thế giới này là một thế giới pháp quyền, nếu ta có được luật pháp chẳng những trên cõi trần mà còn trên cõi trí tuệ, đạo đức và tâm linh nữa thì mọi người chia xẻ trách nhiệm trong tội ác cũng phải chia xẻ sự trừng phạt bám theo gót tội ác đó. Và như vậy bản chất của chính y cũng bị tàn bạo hóa do sự tàn bạo mà y khiến cho cần thiết do việc y chia xẻ những kết quả bắt nguồn từ đó.

Có một điều khác mà thiên hạ phải chịu trách nhiệm ngoài trách nhiệm đối với lớp người sát sinh ra. Họ chịu trách nhiệm về mọi loại đau khổ xuất phát từ việc ăn thịt vốn là tất yếu do việc dùng loài vật hữu tình làm thực phẩm; . . . Tôi dựa nó trên nền tảng cao siêu hơn là bổn phận, từ bi, vị tha vốn là những đức tính cốt yếu đánh giá sự tiến hóa cao siêu của thế giới. (Trích bài Ăn Chay theo Thông Thiên Học)

Ăn rau trái thì thân-thể nhẹ nhàng, tinh-khiết, không nhiễm máu huyết và tình-dục thú vật, làm việc bền bỉ, lâu mệt mỏi hơn người ăn thịt cá; không hay đau vặt, học hỏi mau thông, cảm-động lẹ làng. Hạng nhứt là người tu hành phải ăn rau trái, không nên ăn mặn vì không có một cơ thân thể tráng kiện thì không thể luyện đạo được. Chẳng phải, phải ăn chay mới thành Tiên Phật, vì ăn chay là một phương châm để giúp mình đi tới mục đích, chớ không phải là mục đích. Người ăn chay không nên tưởng mình trong sạch mà khi dễ người ăn mặn. Nếu ăn chay mà tấm lòng mơ hảo ước huyền, không biết thương xót chúng sinh thì hẳn còn thua người thế ăn mặn mà lo giúp ích cho nhơn quần xã-hội, không vì hư danh hay tư lợi. Người nào lòng chay rồi thì ăn chay rất dễ dàng. Mà cũng không nên ép ai làm như mình; những thức ăn cũa mình dùng đối với mình thì bổ dưỡng còn đối với kẻ khác e có khi có chỗ hại.

Vậy thì phải dè-dặt trong mọi việc mới khỏi phạm tội vô ý ác.

Có Những Phép Ăn Chay Đặc Biệt:
ĂN NGỌ = CHỈ ĂN 1 LẦN TRONG NGÀY VÀO BUỔI TRƯA

Có nhiều nhà sư nói rằng ăn cơm chiều là ăn chung với ngạ-quỉ súc sanh. Ăn trưa là ăn với Phật. Tôi tưỡng không phải như thế. Phật dạy ăn cơm ngọ rất đúng phép vệ sinh.

Các bạn cũng biết rằng:
Người ta thường ăn nhiều lắm, nghĩa là quá sức chịu đựng của bao tử, và không chịu lựa thức ăn. Dạ dầy, phần thì làm tiêu mấy món ăn không kịp, phần thì bị những chất độc địa phá hại, thì tài nào tránh khỏi bịnh hoạn. (Chú thích: Tôi trong bài nầy là Phật Tử Bạch Liên)

NHỮNG ĐIỀU HỮU ÍCH CỦA SỰ ĂN NGỌ
Để cho dạ dầy tiêu hóa hết những đồ ăn buổi sang mai. Từ một giờ trưa cho tới 6, 7 giờ sáng bữa sau, nó nghỉ ngơi dưỡng sức lại. Trong lúc đó, những chất độc như niếu toan, niếu tố, acide urique, urée v.v… theo đường đại-tiện, tiểu-tiện ra ngoài.

---Ông S. Leduc nói rằng : trong lúc nhịn ăn, gan và trái thăng (rate) mất sức nặng từ 53 phần trăm cho tới 66, 7 phần trăm và 97 phần (53%..66,7% et 97%).

Vì mấy lẽ trên đây nên tôi quả quyết ăn ngọ thuộc về sinh-lý học chứ không phải thuộc về huyền bí hay ngạ-quỉ, súc-sanh chi cả. (Trích lời Phật Tử Bạch Liên)

TIẾT THỰC (Nhịn ăn) (Le Jeùne)
Còn một vấn-đề khác là tiết thực. Muốn nhịn ăn, ban đầu phải tập ăn ngọ, sau nhịn một ngày, hai ngày, ba ngày, lần lần sáu, bảy, chín, mười, hai chục, ba chục…

Trong cuốn Coran, là cuốn kinh thánh của đạo Hồi-Hồi có nói: “Tiết thực là phương thuốc hay hơn hết.

Dạ dày là chỗ chứa các chứng bịnh.

Người ta ăn dầy bụng thì không khi nào được khỏe mạnh bao giờ. Không nên để giảm sức vì món ăn và món uống. Ăn nhiều quá là cội rễ của các sự đau đớn. Tiết thực là phương thuốc hay hơn hết.”

Nhịn ăn nhiều ngày thì các chất độc và những tế bào chết mới tuông ra được hết. Ban sơ thì con người mỏi mệt lắm. Sau quen rồi thì mới thấy khoẻ khoắn trong mình và trí hóa minh mẫn.

NHỮNG VỊ TIẾT-THỰC
Cách vài chục năm nay có ông Bác Sĩ Tanet nỗi danh là người tiết-thực có tiếng, các báo trong hoàn cầu đều nói tới. Ông sống tới 91 tuổi.

Ông tiết-thực nhiều lần, lâu nhứt là 49 ngày.

Một người khác tên là Succi, tiết-thực một cách lạ thường.

Tại thành Nhiêu-Do, Succi tiết-thực 45 ngày, trong mấy lúc tiết-thực đều có người ta tới chứng-nghiệm.

Tiết-thực không phải là vấn-đề mới mẻ chi đó, vì đời xưa đã có nhiều vị dùng cách tiết-thực mà trị bịnh rồi.

Các vị Giáo-chủ như Đức Hermès, Đức Pythagore, thường tiết-thực.

Đấng Christ tiết-thực trọn 40 ngày trong đồng-cát.

Các vị tu hành bên Tây-Tạng tiết-thực nhiều năm, ăn có 10 hột lúa mì và uống nước lã.

Vào năm (1938) có một người dân sứ Brésil (một xứ Nam Mỹ-Châu) còn trẻ tuổi tên Cadrance tiết-thực trọn 30 ngày tại thành Milan, nước Ý.

Ông nằm trong một cái thùng bốn mặt làm bằng kiến đóng kín mít không có một chút gió lọt vô.

Một vị Chưởng-kế (nô-te: Notaire) lại gắn keo nhận dấu đặng làm chứng. Va làm như một đạo-sĩ Dô-ghi (yogi) bên Thiên-Trước song khác có một đều là vị đạo-sĩ nằm trong hòm đem chôn dưới đất, còn va thì nằm trong thùng kiến cho thiên hạ tới xem: bao nhiêu đó đủ tỏ rằng va không có làm chuyện gỉả dối.

Đối với người học Đạo và hành-đạo thì sự tiết-thực không có chi là lạ lùng. Song người ta tiết-thực một cách chánh đại quang-minh nghĩa là ở trước mắt muôn người, cũng đi đứng chuyện vãn như thường vậy.

Người ta đã hiểu “Tại làm sao tiết-thực” chớ không phải háo hư danh nên nhịn ăn.

Ai là người mến Đạo nên để ý đến đều nầy.(Lời Phật tử Bạch Liên)

CHÚ Ý:
Những người ăn chay thường e rằng rau quả không đủ chất bổ, nhưng khoa học thì chứng minh ngược lại:

Thực ra chất Protein gồm có 22 amino acids. Trong số đó chỉ có 8 loại là cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người và đều đã hàm chứa đầy đủ trong các loại ngũ cốc và rau đậu. Đôi khi số lượng còn nhiều hơn các thực phẩm bằng thịt đã biến chế nữa. Một cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Fred Stare thuộc viện Đại học Harvard và tiến sĩ Marvyn Hardinge của Đại học Loma Linda bằng cách so sánh giữa hai nhóm người ăn chay và ăn thịt. Kết quả cho thấy rằng nếu được ăn uống đầy đủ thì chất lượng Amino acids trong cơ thể của họ đều gấp đôi nhu cầu cần thiết.

Sau đây là một sự so sánh nho nhỏ về thành phần chất protein trong đồ ăn:

100g thịt bò chứa 20g chất protein.

100g phó mát chứa 25g protein.

100g đậu nành chứa đến 34g chất protein.
........................................................

Nguồn calcium từ thực vật cũng rất dồi dào. Chính các loại đậu và lá rau xanh mới là nguồn cung cấp calcium thiên nhiên và đầy đủ cho cơ thể.

Chúng ta đều không ngờ rằng ớt vừa là thực phẩm vừa là thuốc làm giản mạch máu. Có thể dùng để cấp cứu khi tim bị nghẽn.

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khoa học về dược thảo, đã chứng minh rằng nhiều cây cỏ, hoa quả có dược tính rất cao. Nếu áp dụng đúng phương pháp, đúng liều lượng thì việc trị liệu có hiệu

quả cao hơn thuốc tây, vì dược thảo không có side effect nhiều. Nhưng nhớ một điều là đừng quá tin những người chưa có nghiên cứu, và không phải Vị Đông Y nào cũng giỏi về Đông Y?! Cũng như số mạng thì có, còn thầy bói nói là một việc khác.

KẾT LUẬN
Mình tự nhủ với lòng rằng vật thực càng ngon miệng là càng cám dỗ vào con đường vật chất, Cái ta muốn thật sự là “Ăn Chay”. Chơn ngã muốn “Ăn Chay”. Đừng để “Phàm Ngã” cám dỗ vào con đường mà chính ta không muốn.

Tất cả các Tôn Giáo Lớn, Nhỏ đều khuyến khích người ta ăn chay. Các bậc vĩ nhân trên thế giới đều ăn chay.

Rửa lòng trong sạch, Tư Tưởng khoan dung, đưa đến tánh nết hiền hòa, lời nói nhã nhặn thì việc ăn chay mới thêm ý nghĩa.

Còn uống rượu mạnh, còn ghiền ma túy (Trong ngũ cấm giới của hầu hết các tôn giáo) thì việc ăn chay còn gì ý nghĩa.

Người ăn chay không nên tưởng mình trong sạch mà khi dễ người ăn mặn. Nếu ăn chay mà tấm lòng mơ hảo ước huyền, không biết thương xót chúng sanh thì hẳn còn thua người thế ăn mặn mà lo giúp ích cho nhơn quần xã-hội, không vì hư danh hay tư lợi. Người nào lòng chay rồi thì ăn chay rất dễ dàng. Mà cũng không nên ép ai làm như mình; những thức ăn cũa mình dùng đối với mình thì bổ dưỡng còn đối với kẻ khác thì nhiều khi có hại.

Tóm lại ăn chay cũng tùy theo duyên. Không nên ép buộc ai ăn chay. Nhưng nên nhớ người nào ăn mặn thì còn chịu trách nhiệm và nhân quả về việc sát sanh, hại vật.

(Lời của Phật Tử Bạch Liên)


Nguyễn Văn Nhựt (Chỉ là người đọc sách),


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét