- Những loại rau củ quả tưởng bổ nhưng có độc cần bỏ ngay

Lâu nay những loại rau quả này vẫn được cho là giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu chúng có những biểu hiện sau, bạn cần phải loại bỏ để tránh rước bệnh vào thân.

Các loại rau quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của gia đình bạn.
Tuy nhiên, với một số trường hợp, nếu không biết lựa chọn và sử dụng, chúng có thể biến thành độc tố gây hại. Dưới đây là 9 loại rau quả có độc bạn có thể dễ dàng nhận biết để loại khỏi bữa ăn của gia đình mình:
Giá đỗ không rễ
Bạn có thể phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ bẩn qua cách nhìn rễ và thân giá. Giá ngậm chất kích thích thân mập mạp, không có rễ. Ảnh: Internet.
Bạn có thể phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ bẩn qua cách nhìn rễ và thân giá. Giá ngậm chất kích thích thân mập mạp, không có rễ. Ảnh: Internet.
Giá đỗ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chọn mua giá đỗ bạn cần phải chú ý quan sát và chọn loại giá có rễ để đảm bảo an toàn.
Những loại giá thân mập mạp nhưng không có rễ là giá được ủ bằng chất kích thích để nhanh thu lợi. Dùng giá đỗ bẩn trong thời gian dài sẽ mắc nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.

Cà chua xanh
Cà chua xanh chứa độc tố Solanine ăn vào sẽ bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
Cà chua xanh chứa độc tố Solanine ăn vào sẽ bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine, khi ăn vào khoang miệng sẽ có cảm giác đắng chát. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Gừng để lâu ngày
Gừng thối hỏng để lâu cũng chứa chất độc. Ảnh minh họa.
Gừng thối hỏng để lâu cũng chứa chất độc. Ảnh minh họa.
Gừng để lâu sẽ bị tóp mềm và hỏng ở các vết cắt.
Bạn đừng tiếc rẻ mà cắt bỏ phần hỏng, dùng tiếp phần còn toiw bên trong vì một nghiên cứu cho thấy, trong quá trình dập nát, cũ hỏng, bên trong củ gừng xuất hiện một chất độc hại có tên là Shikimol, chất này nằm trong cả củ gừng chứ không chỉ ở phần hư hỏng.
Đây là hoạt chất với độc tính rất cao, có thể gây biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh cho dù lượng nhiễm độc là rất ít.
Khoai tây chuyển xanh hoặc mọc mầm
Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố có tên là Glycoalkaloid. Một thời gian lâu sau khi sử dụng, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu đi, sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong.
Khoai tây xanh, mọc mầm chứa chất độc kịch hại. Ảnh minh họa.
Khoai tây xanh, mọc mầm chứa chất độc kịch hại. Ảnh minh họa.
Mần khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này thường tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía bên ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không thể dùng được.
Măng tươi
Trong măng tươi có chứa nhiều độc tố axit cyanhhydric. Axit này vào máu có thể gây thiếu oxy cho tổ chức tế bào.
Nếu ăn nhiều măng tươi nhiễm độc có thể khiến bạn ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn có thể gây co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và gây tử vong.
Để loại bỏ chất độc này, người ta thường phải luộc măng nhiều lần rồi bỏ nước đi, sau đó mới chế biến.
Khoai lang mọc mầm và có đốm
Khoai lang mọc mầm độc không kém khoai tây. Ảnh minh họa.
Khoai lang mọc mầm độc không kém khoai tây. Ảnh minh họa.
Một loại thực phẩm nguy hiểm không kém khoai tây mọc mầm là khoai lang. Các chuyên gia khuyến cáo, trong khoai lang mọc mầm chứa độc tố có thể khiến người ăn bị đau bụng và nôn mửa.
Ngoài ra khoai lang xuất hiện các đốm bất thường trên thân khoai là nấm mốc, cũng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Cải bẹ trắng thối
Cải bẹ trắng thối có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, trướng bụng, đau bụng, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Lạc mốc
Đừng tiếc lạc mốc ăn vào sẽ khiến bạn bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
Đừng tiếc lạc mốc ăn vào sẽ khiến bạn bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
Lạc là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị mốc, mọc mầm nếu bảo quản không tốt.
Lạc mọc mầm dễ sản sinh độc tố, gây hại cho cơ thể người và gây bệnh ung thư gan. Ban đầu mầm có màu vàng trắng, sau đó chuyển sang xanh nhạt và cuối cùng xanh lục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét