Thật ra, chỉ số chất lượng không khí vào buổi sáng là tệ nhất trong ngày, vốn không thích hợp cho phong trào thể dục thao và rèn luyện sức khỏe (buổi chiều và hoàng hôn tương đối tốt hơn). Ví như: hàm lượng các-bon đi-ô-xít thời điểm cao nhất (phần vì ban đêm thực vật hô hấp nhả ra khí CO2). Thế thì tại sao lại có nhiều người đi tập luyện đến thế?
Nguyên nhân nằm ở khẩu hiệu “sự sống cốt lõi nằm trong vận động” đã gây nên sự nhầm lẫn tai hại cho mọi người.
Bởi vì nhịp tim và tuổi thọ của sinh mệnh vốn là tỉ lệ nghịch với nhau, vận động sẽ khiến cho nhịp tim tăng nhanh, sự trao đổi chất tăng nhanh, sự phân chia và lão hóa của tế bào tất nhiên cũng sẽ diễn ra nhanh hơn.
Ví như: những con voi hiền lành, nhịp tim là 40 lần một phút, thọ mệnh 80 năm; báo đốm là loài thú chạy nhanh nhất trên lục địa, nhưng thọ mệnh lại chỉ có 20 năm; nhịp tim của loài rùa chỉ có 10 lần một phút, nhưng thọ mệnh lại trên cả trăm năm; còn những con chuột nhạy bén, nhịp tim 900 lần trong một phút, thọ mệnh lại chỉ có 2 năm.
Rất nhiều người ham mê vận động không khỏi cảm thấy chấn động với kết quả này, nên họ nói nhịp tim của vận động viên lúc bình thường, không phải là thấp hơn so với những người bình thường hay sao? Đây là một nhận định sai lầm tai hại, không kể là họ chạy nhanh bao nhiêu, nhảy cao bao nhiêu, bắp thịt lớn bao nhiêu, cú đấm cứng bao nhiêu, hỏi có mấy ai trong số họ được coi là trường thọ?
Sinh mệnh đều bị vận động làm cho tiêu hao hết trước thời hạn rồi. Thời thanh niên khỏe mạnh có thể trông uy mãnh hơn so với những người bình thường, nhưng đến tuổi trung niên thì suy bại nhanh hơn.
Nói cho cùng, số nhịp tim trong đời người là có hạn, khi tim điểm những nhịp cuối cùng thì sinh mệnh cũng đã đến phút chót rồi.
“Sinh mệnh cốt lõi ở vận động”, xét về ngữ khí cũng đã là không đúng. Ít nhất thì câu nói này quá độc đoán, phiến diện và cực đoan. “Sinh mệnh cốt lõi ở vận động” nói rõ rằng, nếu như không vận động thì sẽ không có sinh mệnh, tức đoản mệnh.
Có thật là như không? Phải chăng ai ai cũng đều cần phải vận động? Phải chăng ai ai cũng đều thích hợp để vận động? Nhìn từ góc độ biện chứng, rất hiển nhiên là mỗi người sẽ có sự khác biệt, sẽ tùy theo sự khác biệt của mỗi người mà có đối đãi khác nhau. Có một số người không thích hợp để vận động, ví như những người có thể chất suy nhược.
Bởi vì nguyên khí của con người có hạn, đối với những người thể chất suy nhược, nếu tham gia vận động, nguyên khí ắt sẽ hao tổn nhiều hơn, khiến thân thể càng thêm suy nhược, “đã rét vì tuyết lại giá vì sương”, cái được chẳng bù nổi cho cái mất! Loại người thể chất suy nhược này, thật ra chỉ cần tĩnh dưỡng là đủ.
Thêm ví dụ nữa: Những người bị bệnh gan, bệnh thận, nếu tham gia vận động, ắt sẽ khiến cho bệnh tình càng thêm nặng hơn, thậm chí là chuyển biến xấu. Loại bệnh nhân này cũng chỉ thích hợp với việc tĩnh dưỡng.
Chính Tào Tháo nói: “Doanh túc chi kỳ, bất độc tại thiên. Dưỡng di chi phúc, khả dĩ vĩnh niên”,tức tuổi thọ dài hay ngắn, không chỉ do Trời định, hiểu về dưỡng sinh và cuộc sống thoải mái, thì có thể sống lâu hơn. Hai chữ “dưỡng di” này, “dưỡng” chính là chỉ dưỡng sinh, bao gồm chuyện ăn uống sinh hoạt, và thói quen trong cuộc sống; “di” chính là vui vẻ, lạc quan. Vậy nên cần ghi nhớ rằng, sinh mệnh cốt lõi nằm ở việc tĩnh dưỡng.
Tĩnh dưỡng không có nghĩa là bài xích sự vận động thích hợp, ví như thái cực quyền, khí công, Yoga, thiền định, v.v… đi bộ nhanh cũng được, những tuyệt đối đừng chạy, cũng đừng nhảy, cũng đừng để cho bản thân mình bị mê hoặc bởi những “bắp thịt cuồn cuộn” thông qua việc rèn luyện cường độ cao. Bởi đó thật ra là lãng phí năm tháng thọ mệnh của mình. Làm những động tác thể dục vận động chỉ có thể khiến các bắp thịt, xương cốt, khớp xương mạnh hơn (đối với người mập thì tốt hơn một chút).
Một người sẽ mắc bệnh hay không, và sẽ mắc bệnh gì? Điều đó là do nhân tố bên trong thân thể quyết định. Cũng như cùng một kiểu thời tiết nhưng sẽ có người bị cảm, có người lại hoàn toàn khỏe mạnh. Nhân tố bên ngoài như nhau, nhưng do các nhân tố bên trong như thể chất, chức năng miễn dịch của mỗi người khác nhau, nên rõ ràng kết quả sẽ khác nhau. Một người có thể trường thọ hay không là do gen của tiên thiên và sự điều dưỡng của hậu thiên quyết định, việc vận động hoàn toàn không thể quyết định được.
Chuyên gia y học của các nước phương Tây từng làm qua thống kê, bệnh tật trong xã hội, 70% bệnh tật liên quan với trạng thái tâm lý. Do đó, chính trạng thái tâm lý mới là nguyên nhân bên trong, cũng chính là “thất tình trí bệnh”, 7 loại tình cảm dẫn đến bệnh tật” mà Đông y nói đến: Vui mừng, tức giận, lo lắng, suy tư, sợ hãi, kinh hoàng, bi thương.
Cũng có người nói, thông qua thể dục vận động, có thể giảm bớt căng thẳng, lo lắng. Không biết mọi người có từng suy nghĩ qua hay chưa? Căng thẳng, lo lắng cũng như bảy loại trạng thái tâm lý, giống như một bóng ma gắn lên thân người vậy, mỗi ngày 24 giờ trong suốt 365 ngày, mỗi thời mỗi khắc đều có thể bộc phát bất cứ lúc nào, lẽ nào bạn có thể kiên trì rèn luyện không gián đoạn trong suốt 24 giờ đồng hồ, cũng như suốt 365 ngày hay sao?
Hoặc khi bạn đang đi làm, lúc đến cửa hàng mua sắm, đột nhiên xuất hiện các trạng thái tình cảm căng thẳng, lo lắng. v.v….bạn cũng có thể lập tức chạy đi tập luyện hay sao? Tiêu trừ trạng thái tâm lý không tốt này hay sao? Huống hồ tác dụng này rốt cuộc có hiệu quả bao nhiêu, cũng không biết được. Thất tình vốn là chịu hết thảy sự chi phối của thần kinh, vốn không chịu sự khống chế của ý thức, huống hồ là vận động?
Dân gian có câu nói: “Ăn cơm xong, đi bộ trăm bước, sống đến 99 tuổi”, thật ra cách nói này cũng không đúng. Bởi vì sau khi ăn cơm, dưới tác dụng của các cơ quan tự điều tiết của cơ thể người, phần lớn lượng máu trong cơ thể được điều đến dạ dày để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các cơ quan nội tạng khác của cơ thể người đều ở vào trạng thái kém do thiếu hụt máu. Nếu như sau bữa ăn mà đi bộ trăm bước, thì máu cung cấp lên não bộ không đủ, sẽ xuất hiện trạng thái nhức đầu, hoa mắt, tứ chi mệt mỏi, đồng thời cũng dễ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn. Hơn nữa, việc này cũng sẽ khiến cho các cơ quan nội tạng thiếu máu trầm trọng, đối với sức khỏe trái lại càng không có lợi.
Như mọi người đều biết, vận động viên thể dục trên toàn thế giới, tuổi thọ bình quân của họ chỉ có 55 tuổi, thuộc về đoản mệnh. Các nhà võ thuật trên thế giới cũng hiếm ai được trường thọ. Ngoại trừ luyện Thái cực quyền, bởi vì Thái cực quyền thuộc về khí công trong động công, coi trọng “tam điều”, tức là: điều hòa thân thể, điều hòa ý nghĩ, điều hòa hô hấp, đây là động tĩnh công kết hợp với nhau.
Những động vật có vú như hổ, sư tử, đều cùng được xưng là “vua của muôn thú”, dũng mãnh vô cùng, nhưng đều đoản mệnh cả. Còn rùa và rắn, rất ít vận động, nhưng lại trường thọ.
Những chuyên ngành thường có nhiều người trường thọ là hội họa, thư pháp, học giả, nông dân phổ thông, v.v…họ đều là những người thích tĩnh lặng, an dật hoặc động tĩnh kết hợp.
Roosevelt nguyên Tổng thống Mỹ, dưới trướng ông có ba phó Tổng thống, một phó Tổng thống trong đó tên Garry. Ông này thích rượu, hút thuốc, thịt mỡ, không vận động, và là người siêu mập điển hình. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe không ngừng khuyên ông hãy cai rượu cai thuốc, ăn uống khoa học, vận động nhiều, những ông không nghe. Kết quả, bác sĩ chăm sóc sức khỏe qua đời, còn ông thì vẫn sống, sống đến 105 tuổi, xếp hạng trường thọ.
Nhà văn Đài Loan Lý Ngao nói: mẹ của ông chính là người phản khoa học, suốt ngày nằm trên ghế sofa xem tivi, uống cô ca, cà phê, ăn đồ ngọt từ sáng đến tối, thích ăn thức ăn có hàm lượng men cao, nhưng lại sống đến hơn 90 tuổi. Còn ba ông, rất chú ý đến vấn đề sinh hoạt, nhưng chỉ sống hơn 50 tuổi.
Bác sĩ tư vấn bệnh nhân. Ảnh: Internet
Hiện tại chúng ta bất luận là nhà nước hay dân chúng, đều cho rằng, hút thuốc sẽ bị viêm phổi, thế là nhấn mạnh việc cai bỏ thuốc lá. Tuy nhiên có mấy ai biết được rằng, ung thư bây giờ chính vấn đề nan giải của giới y học quốc tế, đến bây giờ vẫn còn chưa tìm ra được nguyên nhân. Ngoài tử cung ra, ung thư tử cung được chuyên gia y học cho rằng nguyên nhân là do vi-rút gây u nhú ở người ( HPV). Người tìm ra được nguyên nhân gây ung thư ắt hẳn sẽ được giải Nobel khoa học. Vậy nên chỉ có thể nói hút thuốc có hại đến sức khỏe đối với một số người nào đó. Có rất nhiều trường hợp, khoa học không thể dùng lập luận của mình để lý giải cho được.
Ví như: những người trường thọ ở nông thôn (trên 80 tuổi), người nào người nấy đều hút thuốc. Tống Mỹ Linh cũng hút thuốc, nhưng lại sống đến hơn 100 tuổi; Mã Dần Sơ là hiệu trưởng của trường đại học Bắc Kinh trước đây cũng hút thuốc, nhưng lại sống đến 105 tuổi.
Từ đây có thể thấy được rằng, những lý luận sai lầm trên đời này thật quá nhiều.
Vận động cũng vậy, hút thuốc cũng vậy, đều là tồn tại mặt tốt mặt xấu. Quan trọng là mỗi người cần phải hiểu rõ đặc trưng sức khỏe của mình, làm gì là thích hợp, làm gì là không được.
Ở đây không có ý cổ xúy cho việc hút thuốc mà chỉ muốn nhấn mạnh một điều, thân thể mỗi người đều là những cá thể độc lập, vậy nên tồn tại khác biệt, cả anh chị em cũng vậy. Chúng ta cứ không thể một mực nhấn mạnh cái này thì tốt cái kia lại không. Những gì tốt với người khác, không chắc là cũng sẽ tốt đối với bạn, mà đôi khi còn ngược lại nữa!
Có câu nói: “Nhân sâm ăn chết không có tội, hoàng liên trị bệnh chẳng có công”. Nhân sâm là thuốc bổ, bổ dương, đại bổ nguyên khí. Đối với những người dương khí hao tổn, khí hư mà nói, nó chính là thuốc bổ. Tuy nhiên đối với những người thể chất âm hư, nhân sâm lại chính là thuốc độc. (hẳn bạn có biết chuyện hài ‘’đau bụng uống nhân sâm…. thì chết”). Còn hoàng liên vị rất đắng, nên chẳng được cảm kích.
Hiện nay có quá nhiều người chỉ biết nghe theo, tin theo một cách mù quáng, thiếu thói quen suy nghĩ độc lập; bảo sao hay vậy, tựa như bèo giạt mây trôi. Sau cùng tự mình hại mình, đến cuối cùng cũng không biết vì sao.
Theo soundofhope.org (Tiểu Thiện - Tinhhoa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét