Theo một số chuyên gia giáo dục, việc một số trường kiên quyết đuổi học hàng nghìn sinh viên có kết quả học tập yếu kém phần nào cho thấy nỗ lực nâng cao chất lượng
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học
Mới đây, Đại học Tây Nguyên cho biết, hơn 1.000 sinh viên của trường thuộc diện cảnh báo vì kết quả học tập kém. Sau đó, hơn 400 sinh viên đã bị thôi học, số còn lại đang "cầm đèn đỏ".
Tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, trung bình mỗi năm, nhà trường có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học, trong đó đa phần là sinh viên hệ cao đẳng và các hệ không chính quy.
Kết thúc học kỳ 1 năm học này, Đại học Ngân hàng TP HCM cũng buộc thôi học 201 sinh viên, cảnh cáo học vụ gần 100 người.
Tương tự, Đại học Nông Lâm TP HCM buộc thôi học 280 sinh viên, cảnh cáo hàng trăm sinh viên khác…
Giữa tháng 9/2015, ĐH Văn Hiến, TP HCM công bố quyết định buộc thôi học 129 sinh viên do kết quả học tập không đạt yêu cầu năm 2014-2015. Trong số này, 101 sinh viên thuộc 13 ngành đào tạo bậc ĐH và 28 sinh viên thuộc bốn ngành đào tạo bậc cao đẳng. Những sinh viên này đều có kết quả học tập 0 điểm.
Trao đổi với PV, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tỷ lệ sinh viên của trường bị buộc thôi học vì kết quả học tập kém khoảng 10% mỗi năm.
Theo Đại học Giao thông Vận tải TP HCM, sau mỗi học kỳ, nhà trường đuổi học khoảng 100 sinh viên, vài trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ rải đều ở các ngành học.
Siết chặt đầu ra - tín hiệu đáng mừng
Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014.
Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người.
Một trong những nguyên nhân của thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp được cho là chất lượng đào tạo ở trường đại học.
TS Nguyễn Văn Vui, Hiệu trưởng Đại học Tây Nguyên cho rằng, hơn 1.000 sinh viên của trường có nguy cơ bị đuổi học là điều bình thường. Nhà trường kiên quyết trong việc sàng lọc và đào thải những sinh viên không đủ năng lực, ý thức học.
"Việc này nên được nhìn nhận ở góc độ tích cực, bởi sẽ nguy hiểm nếu để sinh viên cứ vào được là ra được, ảnh hưởng chất lượng đào tào và trình độ của người tốt nghiệp", ông Vui nói.
Theo PGS Hoàng Minh Sơn, việc mạnh tay đuổi sinh viên yếu kém, nhìn từ góc độ nào đó, lại có lợi cho chính người học.
"Trước đây, khi học theo mô hình niên chế, rất nhiều sinh viên học kém bị lưu ban nhiều năm rồi cuối cùng vẫn không thể tốt nghiệp. Khi xác định được năng lực của sinh viên không phù hợp, nhà trường sẽ đưa ra quyết định thôi học để đỡ mất thời gian cho các em", ông Sơn nêu quan điểm.
Chia sẻ về chất lượng đào tạo đại học hiện tại, GS Trần Phương - nguyên Phó thủ tướng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) khẳng định, lâu nay, Bộ GD&ĐT chỉ quan tâm siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra. Vì vậy, ông đề xuất làm ngược lại: Nới lòng đầu vào, siết chặt đầu ra.
Ví dụ, nếu thí sinh phải trải qua 3 môn thi để vào đại học thì khi ra trường sinh viên phải đáp ứng tổng 50-60 bài kiểm tra, bài thi. Mức điểm tối thiểu cho sinh viên ra trường nên là 6 (thay cho 5 điểm như trước). Điều đó cũng đồng nghĩa, những thí sinh không đạt chất lượng phải bị loại.
Đồng tình ý kiến của GS Trần Phương, GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng GD&ĐT nói, ở bậc đại học, quan trọng nhất là quá trình học chứ không phải chất lượng đầu vào. Vì vậy, các trường cũng phải tuân theo quy luật đào thải, áp dụng với những sinh viên có kết quả học tập yếu kém.
Cũng theo nhiều chuyên gia giáo dục, tư tưởng "vào được chắc chắn ra được trường" tồn tại lâu nay khiến nhiều sinh viên không nỗ lực, dẫn đến kết quả học tập yếu. Việc các trường quyết cho sinh viên không đạt tiêu chuẩn thôi học thời gian qua, ở góc độ nào đó, là tín hiệu đáng mừng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Quy định đuổi học sinh viên học kém:
Theo Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đào tạo ĐH - CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, sau mỗi học kỳ, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu bị cảnh báo kết quả học tập kém trên 2 lần liên tiếp.
Tùy theo đặc điểm của từng trường, hiệu trưởng sẽ quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện sau đây để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên:
- Điểm trung bình chung dưới 1.20 đối với sinh viên năm nhất, dưới 1.40 đối với năm hai, dưới 1.60 đối với năm ba hoặc dưới 1.80 đối với các năm tiếp theo và cuối khoá;
- Điểm trung bình chung học kỳ dưới 0.80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1.00 đối với các học kỳ tiếp theo;
- Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Zing.vn
Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học
Mới đây, Đại học Tây Nguyên cho biết, hơn 1.000 sinh viên của trường thuộc diện cảnh báo vì kết quả học tập kém. Sau đó, hơn 400 sinh viên đã bị thôi học, số còn lại đang "cầm đèn đỏ".
Tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, trung bình mỗi năm, nhà trường có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học, trong đó đa phần là sinh viên hệ cao đẳng và các hệ không chính quy.
Kết thúc học kỳ 1 năm học này, Đại học Ngân hàng TP HCM cũng buộc thôi học 201 sinh viên, cảnh cáo học vụ gần 100 người.
Ảnh minh họa
Tương tự, Đại học Nông Lâm TP HCM buộc thôi học 280 sinh viên, cảnh cáo hàng trăm sinh viên khác…
Giữa tháng 9/2015, ĐH Văn Hiến, TP HCM công bố quyết định buộc thôi học 129 sinh viên do kết quả học tập không đạt yêu cầu năm 2014-2015. Trong số này, 101 sinh viên thuộc 13 ngành đào tạo bậc ĐH và 28 sinh viên thuộc bốn ngành đào tạo bậc cao đẳng. Những sinh viên này đều có kết quả học tập 0 điểm.
Trao đổi với PV, PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tỷ lệ sinh viên của trường bị buộc thôi học vì kết quả học tập kém khoảng 10% mỗi năm.
Theo Đại học Giao thông Vận tải TP HCM, sau mỗi học kỳ, nhà trường đuổi học khoảng 100 sinh viên, vài trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ rải đều ở các ngành học.
Siết chặt đầu ra - tín hiệu đáng mừng
Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2015, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014.
Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người.
Một trong những nguyên nhân của thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp được cho là chất lượng đào tạo ở trường đại học.
TS Nguyễn Văn Vui, Hiệu trưởng Đại học Tây Nguyên cho rằng, hơn 1.000 sinh viên của trường có nguy cơ bị đuổi học là điều bình thường. Nhà trường kiên quyết trong việc sàng lọc và đào thải những sinh viên không đủ năng lực, ý thức học.
"Việc này nên được nhìn nhận ở góc độ tích cực, bởi sẽ nguy hiểm nếu để sinh viên cứ vào được là ra được, ảnh hưởng chất lượng đào tào và trình độ của người tốt nghiệp", ông Vui nói.
Theo PGS Hoàng Minh Sơn, việc mạnh tay đuổi sinh viên yếu kém, nhìn từ góc độ nào đó, lại có lợi cho chính người học.
"Trước đây, khi học theo mô hình niên chế, rất nhiều sinh viên học kém bị lưu ban nhiều năm rồi cuối cùng vẫn không thể tốt nghiệp. Khi xác định được năng lực của sinh viên không phù hợp, nhà trường sẽ đưa ra quyết định thôi học để đỡ mất thời gian cho các em", ông Sơn nêu quan điểm.
Chia sẻ về chất lượng đào tạo đại học hiện tại, GS Trần Phương - nguyên Phó thủ tướng, hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) khẳng định, lâu nay, Bộ GD&ĐT chỉ quan tâm siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra. Vì vậy, ông đề xuất làm ngược lại: Nới lòng đầu vào, siết chặt đầu ra.
Ví dụ, nếu thí sinh phải trải qua 3 môn thi để vào đại học thì khi ra trường sinh viên phải đáp ứng tổng 50-60 bài kiểm tra, bài thi. Mức điểm tối thiểu cho sinh viên ra trường nên là 6 (thay cho 5 điểm như trước). Điều đó cũng đồng nghĩa, những thí sinh không đạt chất lượng phải bị loại.
Đồng tình ý kiến của GS Trần Phương, GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng GD&ĐT nói, ở bậc đại học, quan trọng nhất là quá trình học chứ không phải chất lượng đầu vào. Vì vậy, các trường cũng phải tuân theo quy luật đào thải, áp dụng với những sinh viên có kết quả học tập yếu kém.
Cũng theo nhiều chuyên gia giáo dục, tư tưởng "vào được chắc chắn ra được trường" tồn tại lâu nay khiến nhiều sinh viên không nỗ lực, dẫn đến kết quả học tập yếu. Việc các trường quyết cho sinh viên không đạt tiêu chuẩn thôi học thời gian qua, ở góc độ nào đó, là tín hiệu đáng mừng, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Quy định đuổi học sinh viên học kém:
Theo Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đào tạo ĐH - CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, sau mỗi học kỳ, sinh viên sẽ bị buộc thôi học nếu bị cảnh báo kết quả học tập kém trên 2 lần liên tiếp.
Tùy theo đặc điểm của từng trường, hiệu trưởng sẽ quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện sau đây để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên:
- Điểm trung bình chung dưới 1.20 đối với sinh viên năm nhất, dưới 1.40 đối với năm hai, dưới 1.60 đối với năm ba hoặc dưới 1.80 đối với các năm tiếp theo và cuối khoá;
- Điểm trung bình chung học kỳ dưới 0.80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1.00 đối với các học kỳ tiếp theo;
- Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.
Zing.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét