- Linh cảm trước cái chết

Một số người có thể linh cảm trước cái chết của chính mình. 
Câu trả lời nào cho hiện tượng này và biểu hiện nào cho thấy một người linh cảm trước cái chết của chính mình?


Không ai biết trước được khi nào mình sẽ tới số và cái gì sẽ khiến cho mình phải vĩnh biệt thế gian mà bước vào một thế giới vô cùng xa lạ nào đó. Tuy nhiên, một số người có thể thấy được cái chết của bản thân mình đang đến gần. Trực giác kỳ lạ là cái giúp cho con người có thể giải thích bí ẩn không thể hiểu thấu này.

1. Những trường hợp con người có thể linh cảm trước cái chết của chính mình
Một chiều, vợ Grigority Doroni, mới 20 tuổi, bất chợt nói: Em mệt quá, chắc là em sắp rời bỏ thế gian này. Ngày hôm sau, cô ấy bị tai nạn ôtô và chết.

Anna P kể lại: Một mùa hè, vợ chồng chị về quê. Rồi một hôm khi đang đứng trên ban công ngó ra con sông Volga, anh ấy đột nhiên lên tiếng: "Em có nghĩ là anh sẽ chết ở đây không?"Dĩ nhiên là người vợ rất sốc trước câu hỏi ấy, vì chồng chị đang là người đàn ông khỏe mạnh. Nhưng rồi vài tuần sau, bất ngờ anh ấy từ giã cõi đời vì cơn đau tim.

Con người có thể cảm nhận cái chết đang đến gần với mình.
Có rất nhiều ví dụ như vậy. Các bác sĩ người Mỹ, William Green, Stefan Goldstein và Alex Moss, chuyên nghiên cứu hiện tượng chết, đã tìm hiểu hàng nghìn câu chuyện ẩn đằng sau các bệnh nhân ra đi "bất đắc kỳ tử". Các kết quả cho thấy, đa số họ đoán trước được cái chết của mình.

2. Tại sao con người có thể linh cảm trước cái chết của chính mình?
Thật tình "linh cảm" của họ không xảy đến như là lời nói tiên tri hay sự chuẩn bị đúng lúc cho việc chôn cất, mà từ một trạng thái tâm lý đặc biệt và thường nằm trong ước muốn sắp xếp các vấn đề đâu vào đấy. Vấn đề là thời gian ngắn ngủi trước khi cái chết bước đến, nhiều người thường trải qua một trạng thái trầm uất có thể kéo dài từ một tuần cho đến nửa năm.

Y học cho rằng, sự sầu muộn lạ lùng này xảy đến do những thay đổi hoóc môn trong cơ thể gây ra. Đặc điểm tâm lý của hiện tượng mà bề ngoài như là sự chán nản vô cớ này là sự chuẩn bị của hệ thần kinh trung ương cho sự rời khỏi cõi đời không tránh khỏi.

Thể yếu giúp con người linh cảm được cái chết của chính mình.
Nhận định này tương ứng với ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu chia sẻ, đó là cái chết đơn thuần chỉ là sự "quá độ" của ý thức sang một dạng sống khác, một trình độ năng lượng của sự tồn tại. Tuy vậy, tại sao cơ thể cần đến "sự chuẩn bị về tâm lý" này? Chắc chắn không thể để chuẩn bị cho mọi thứ đâu vào đấy.

Khả năng đoán trước cái chết của con người có thể được giải thích như thế nào?Cuốn Tử thư Tây Tạng có câu trả lời cho vấn đề này. Theo niềm tin của người phương Đông, con người là một sinh vật có hai thể mạnh và yếu.

Thể mạnh làm nên thể xác con người. Còn thể yếu cấu thành tinh thần, vô hình, bao bọc linh hồn. Cái chết chính là sự tách biệt thể yếu khỏi thể mạnh.

Thể yếu có vầng hào quang mà chỉ có những nhà ngoại cảm mới thấy được. Sự phát xạ từ hào quang này cho phép nhà ngoại cảm chẩn đoán được tình trạng sức khỏe của một người, và do đó, cũng có thể nhìn thấy trước được cái chết.Các bác sĩ người Mỹ, William Green, Stefan Goldstein và Alex Moss, chuyên nghiên cứu hiện tượng chết, đã tìm hiểu hàng nghìn câu chuyện ẩn đằng sau các bệnh nhân ra đi “bất đắc kỳ tử”. Các kết quả cho thấy, đa số họ đoán trước được cái chết của mình.

Một chiều, vợ Grigority Doroni, mới 20 tuổi, bất chợt nói: Em mệt quá, chắc là em sắp rời bỏ thế gian này. Ngày hôm sau, cô ấy bị tai nạn ôtô và chết. Một số người có thể nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần? Liệu việc tiên đoán hay linh cảm về cái chết là sự thật?

Linh cảm của con người trước cái chết?
Không ai biết trước được khi nào mình sẽ tới số và cái gì sẽ khiến cho mình phải vĩnh biệt thế gian mà bước vào một thế giới vô cùng xa lạ nào đó. Tuy nhiên, một số người có thể thấy được cái chết của bản thân mình đang đến gần. Trực giác kỳ lạ là cái giúp cho con người có thể giải thích bí ẩn không thể hiểu thấu này.


Inna P kể lại: Một mùa hè, vợ chồng chị về quê. Rồi một hôm khi đang đứng trên ban công ngó ra con sông Volga, anh ấy đột nhiên lên tiếng: “Em có nghĩ là anh sẽ chết ở đây không?”. Dĩ nhiên là người vợ rất sốc trước câu hỏi ấy, vì chồng chị đang là người đàn ông khoẻ mạnh. Nhưng rồi vài tuần sau, bất ngờ anh ấy từ giã cõi đời vì cơn đau tim.

Có rất nhiều ví dụ như vậy. Các bác sĩ người Mỹ, William Green, Stefan Goldstein và Alex Moss, chuyên nghiên cứu hiện tượng chết, đã tìm hiểu hàng nghìn câu chuyện ẩn đằng sau các bệnh nhân ra đi “bất đắc kỳ tử”. Các kết quả cho thấy, đa số họ đoán trước được cái chết của mình.

Linh cảm bất thường của nạn nhân 11 tuổi về MH17
Một vài ngày trước khi lên máy bay đến thăm bà ngoại ở Bali, Miguel Panduwinata, 11 tuổi cứ hỏi mẹ mình về Thiên Chúa và những gì xảy ra cho những linh hồn khi người ta chết, chuyện mai táng. Mẹ ông, Samira luôn an ủi con trai trong khi cậu bé cảm thấy lo lắng và đau khổ.

Cậu bé Miguel Panduwinata, 11 tuổi (bên trái ngoài cùng) chụp ảnh ở sân bay cùng mẹ và anh chị.

Trước khi đến sân bay, cậu bé linh cảm được cái chết
Đêm trước chuyến đi, cậu bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, cho con ôm mẹ nhé?” Và Samira đã ôm con ngủ suốt đêm hôm đó. Ngày hôm sau, Samira đã trở nên nhẹ nhõm khi con trai trở lại tâm trạng bình thường và hào hứng khi đến sân bay.

Khi gần bay, cậu bé đột nhiên chạy đến ôm mẹ mình và nói rằng sẽ rất nhớ mẹ, cùng với câu hỏi chuyện gì xảy ra nếu chiếc máy bay rơi? Người mẹ ngạc nhiên trấn an con, anh trai của Miguel cũng cố gắng làm yên lòng cậu bé. Với khuôn mặt buồn bã, Miguel cuối cùng cũng đồng ý lên chuyến bay MH17.

Chỉ hai giờ sau đó, Samira nhận được tin khủng khiếp rằng chiếc máy bay bị rơi. Cô bị ngất đi vì sốc. Samira tin rằng Miguel đã linh cảm về việc máy bay bị rơi và người mẹ hối hận vì không hoãn hoặc hủy chuyến bay.

Linh cảm của giáo viên thanh nhạc Anna Schoff
Rose Gilbert, người đã sống ở Tucson, Arizona đã có một giấc mơ trở thành một ngôi sao nổi tiếng. Vì vậy cô đã quyết định tìm một căn hộ ở New York để sống và bắt đầu theo đuổi sự nghiệp của mình.

Tuy nhiên, huấn luyện viên thanh nhạc của cô, Anna Schoff thấy một linh cảm không tốt, sẽ có điều gì khủng khiếp nếu Rose Gilbert lên thành phố New York. Anna Schoff đã nói điều này với Rose. Tuy nhiên, Rose cho rằng Anna ghen tuông và sợ học trò sẽ thành công.

Rose quyết tâm đến New York và sống cùng hai cô bạn là John Dalton và một người phụ nữ giấu tên. Vào ngày 21/6/2005, một số người bạn của Rose đến căn hộ và phát hiện ra một điều kinh khủng. Cơ thể dính dầy máu của Rose Gilbert đang nằm trên sàn phòng bếp. John Dalton cũng bị đánh chết với tư thế nằm úp trên giường và trên người không có mảnh vài che thân.

Cái chết của công nương Diana
Công nương Diana

Cái chết của công nương Diana từng là cú sốc lớn cho cả thế giới. Một vụ tai nạn khủng khiếp đã cướp đi cuộc đời của Diana, bạn trai Dodi Fayed, và người lái xe, Henri Paul.

6 năm sau cái chết, mọi thứ trở lại bình thường thì Paul Burrell, cựu quản gia của Công nương Diana lại tiếp tục gây ra một cú sốc lớn khi tuyên bố đã tìm thấy bức thư do công nương viết. Trong bức thư, Diana tiết lộ rằng cô có cảm giác sẽ bị giết.

Ở giai đoạn này, Burrell đã xuất bản một cuốn sách trong đó tiết lộ di thư của công nương. Burrell nói rằng công nương đã cảm nhận được một người nào đó muốn giết cô và sẽ tạo ra một vụ tai nạn xe hơi. Tuy nhiên một số người nghĩ rằng Burrell đã làm giả bức thư để quảng bá cuốn sách của ông.

Linh cảm của nhà sản xuất âm nhạc
Joe Meek là một nhà sản xuất âm nhạc tại thời điểm mà Buddy Holly là một ca sĩ nổi tiếng thế giới.

Nam ca sĩ Buddy Holly

Ngoài công việc sản xuất âm nhạc, Joe Meek còn có tài bói bài tarot. Sau một lần bói bài, Joe Meek đã nói rằng Buddy Holly sẽ chết vào ngày 3/2/1958. Tuy nhiên, ông đã không thành công trong việc liên hệ với nam ca sĩ nổi tiếng để thông báo về vụ việc.

Ngày 3/2 năm đó, Meek đã thở phào nhẹ nhõm khi Holly đã đi lưu diễn mà không gặp bất cứ sự cố nào. Tuy nhiên, 1 năm sau đó, máy bay chở Holly, Big Bopper và Ritchie đang trên đường tới Minnesota thì bị rơi xuống cánh đồng ngô. Những người trên máy bay đều chết và đó là ngày 3/2. Hóa ra linh cảm của Meek đến sau một năm.

Lý giải khoa học
Thật tình “linh cảm” của họ không xảy đến như là lời nói tiên tri hay sự chuẩn bị đúng lúc cho việc chôn cất, mà từ một trạng thái tâm lý đặc biệt và thường nằm trong ước muốn sắp xếp các vấn đề đâu vào đấy. Vấn đề là thời gian ngắn ngủi trước khi cái chết bước đến, nhiều người thường trải qua một trạng thái trầm uất có thể kéo dài từ một tuần cho đến nửa năm. Y học cho rằng, sự sầu muộn lạ lùng này xảy đến do những thay đổi hoóc môn trong cơ thể gây ra.

Đặc điểm tâm lý của hiện tượng mà bề ngoài như là sự chán nản vô cớ này là sự chuẩn bị của hệ thần kinh trung ương cho sự rời khỏi cõi đời không tránh khỏi. Nhận định này tương ứng với ý kiến được nhiều nhà nghiên cứu chia sẻ, đó là cái chết đơn thuần chỉ là sự “quá độ” của ý thức sang một dạng sống khác, một trình độ năng lượng của sự tồn tại. Tuy vậy, tại sao cơ thể cần đến “sự chuẩn bị về tâm lý” này? Chắc chắn không thể để chuẩn bị cho mọi thứ đâu vào đấy.


Khả năng đoán trước cái chết của con người có thể được giải thích như thế nào? Cuốn Tử thư Tây Tạng có câu trả lời cho vấn đề này. Theo niềm tin của người phương Đông, con người là một sinh vật có hai thể mạnh và yếu. Thể mạnh làm nên thể xác con người. Còn thể yếu cấu thành tinh thần, vô hình, bao bọc linh hồn. Cái chết chính là sự tách biệt thể yếu khỏi thể mạnh. Thể yếu có vầng hào quang mà chỉ có những nhà ngoại cảm mới thấy được. Sự phát xạ từ hào quang này cho phép nhà ngoại cảm chẩn đoán được tình trạng sức khoẻ của một người, và do đó, cũng có thể nhìn thấy trước được cái chết.

Nhưng tại sao con người lại phải trải qua thứ linh tính khủng khiếp đó? Tự nhiên có sự can thiệp nào không? Có một giả thuyết đáng quan tâm về mặt này. Từ lâu, các nhà khoa học đã biết vấn đề này trong phòng thí nghiệm: Trước khi chết, các tế bào của cơ thể đang sống phát ra một loạt mạnh các tia phóng xạ bất ngờ. Nhà vật lý học người Ba Lan, Janusz Slawinsky cho rằng, luồng sóng khá mạnh này có thể chứa đựng thông tin về sinh mạng của một cơ thể sắp chết và cũng có thể bảo lưu các mẩu ý thức và ký ức. Có phải đây là mục đích chính của tín hiệu cuối cùng do các tế bào sắp chết phát ra?

Tôn giáo thường nói về sự tiếp tục của cuộc sống sau cái chết. Hào quang sẽ biến mất trước khi chết, giống như bất kỳ loại vật chất vũ trụ nào cũng để lại dấu vết trong không gian trước khi bị phân huỷ. Cùng với một phức hệ năng lượng của người (thể yếu), hào quang sẽ mang sang thế giới khác toàn bộ thông tin về một người chết, nói khác đi là ý thức. Do đó, chỉ có thể là thể xác chết, còn ý thức vẫn tiếp tục tồn tại như là một đám mây năng lượng. Sự phát ra luồng phóng xạ từ các mô sinh vật vào lúc chết dường như đem lại cho “thể yếu” cái xóc nảy cuối cùng, gửi linh hồn bất tử của một người vào vũ trụ.

Phương Thảo (tổng hợp)

Khi sắp chết, người ta nhìn thấy những gì? 
Đây là 11 điều dị thường trong trải nghiệm cận tử

Cái chết luôn là một ẩn đố thách thức giới hạn hiểu biết của con người. Đặc biệt, trải nghiệm cận tử được cho là bí ẩn lớn nhất, làm đau đầu khoa học suốt hàng trăm năm qua. Cảm giác khi đứng ở lằn ranh sinh tử ra sao, hẳn nhiều người cũng cảm thấy tò mò… 


Ông Grigoriy Doronin ở thị trấn Sergiev Posad, miền đông nam nước Nga kể lại: “ Tối hôm đó, vợ tôi đi làm về, căng thẳng, mệt mỏi, rồi đột nhiên nói: Em thấy chán nản quá. Chắc em chẳng còn ở thế giới này được bao lâu nữa! Ngày hôm sau, 2 vợ chồng tôi gặp tai nạn ôtô. Cô ấy qua đời, còn tôi sóng sót “. 


Cô Inna P. ở thành phố Samara cũng có câu chuyện tương tự: “ Mới mùa hè năm ngoái, khi 2 vợ chồng tôi đang đứng trên ban công nhìn ngắm dòng Volga hiền hòa thì đột nhiên anh ấy hỏi: Em có tin là anh sắp chết không? Tôi thực sự sững sờ vì sức khỏe anh ấy đang hết sức bình thường. Vài tuần sau, chồng tôi đột ngột qua đời vì một cơn đau tim “. 

Một người đàn ông khác chẳng may trượt chân rơi xuống thác nước. Giây phút cận kề cái chết, anh chợt thấy ký ức đời mình chạy qua trước mắt. Rất may là em trai đã kịp tóm lấy người giúp anh may mắn sống sót. Nhưng anh mãi mãi không thể quên “khoảnh khắc siêu thực” ấy. “ Nó giống như một đoạn phim quay chậm, mọi thứ lướt qua trí óc tôi. Đó là lần đầu tiên tôi trải qua cảm giác ấy và đến giờ vẫn còn ớn lạnh khi nghĩ tới “, người đàn ông giấu tên viết trên trang mạng xã hội Reddit. 

Tuy nhiên, trải nghiệm cận tử ấy đã không còn là điều gì quá xa lạ, huyền hoặc nữa. Dù ngoài đời thật hay trên phim ảnh, người ta hầu hết đều đã nghe về nó. Khoa học cũng chứng minh được rằng hiện tượng ký ức con người tua lại trong thời khắc cận tử là hoàn toàn có thật. 

Trải nghiệm cận tử. Ảnh dẫn theo drukpavietnam.org


Tôn giáo cho rằng cái chết không đồng nghĩa với sự hủy diệt hoàn toàn. Nó chỉ là sự kết thúc của cuộc sống trần thế và thân thể xác thịt này. Linh hồn (còn gọi là nguyên thần) của người ta lại là thứ bất diệt. Sau khi nhục thân kết thúc sự sống, nguyên thần thoát rời đi và tiếp tục tiến nhập vào cõi luân hồi, chuyển sinh. Đó là cách lý giải trong các tôn giáo. 



Do đó sự thần bí của trải nghiệm cận tử càng kích thích trí tò mò của người ta. Những người suýt chết hoặc chết lâm sàng (tim ngừng đập) đều đột nhiên trải qua loại cảm giác đó. Họ có thể thấy cả cuộc đời mình thoảng qua trước mắt, nhìn thấy ánh sáng trên thiên đàng, cảm giác như đi trong một đường hầm tối hun hút hoặc thấy thân nhẹ nhàng, bay bổng, rời khỏi xác.

Liệu trải nghiệm cận tử có phải là một loại ảo giác không? Kiếp sau mà tôn giáo nói tới có thực sự tồn tại không? Người ta vốn không thể nhìn thấy thế giới sau khi chết. Tuy nhiên những hiện tượng kỳ lạ xảy ra có thể cho chúng ta biết được cảm giác bí ẩn của trải nghiệm cận tử này: 


1. Biết rõ thông tin về cái chết của bản thân 
Họ sẽ tận tai nghe thấy bác sĩ hoặc những người có khác có mặt ở đó xác định mình đã tử vong. Họ sẽ cảm nhận thấy sức sống bị suy kiệt tới mức độ cực điểm. 

2. Cảm giác hưng phấn giải thoát 
Trong giai đoạn đầu của khoảnh khắc cận tử, người ta sẽ cảm thấy một sự hòa ái, bình thản và hưng phấn sâu trong tâm hồn. Cảm giác đau đớn chỉ vụt tới rồi mau chóng qua đi. Sau đó họ sẽ phát hiện bản thân trôi lơ lửng trong một vùng tối tăm, một cảm giác thoải mái chưa từng có sẽ bao quanh thân thể. 

3. Tiến vào một hang động tối đen 
Có người cảm thấy mình bị rơi vào một không gian tối đen. Ban đầu nó là một không gian giống như hình trụ tròn không có không khí. Cảm giác đó như một vùng đất quá độ giữa một bên là trần thế và một bên là thế giới hư ảo bên kia. 


Tiến vào một hang động tối đen

4. Linh hồn thoát khỏi cơ thể 

Người ta phát hiện bản thân đang đứng ở một vị trí khác để quan sát thân xác của chính mình. Có một người đàn ông sau khi rơi xuống nước may mắn được cứu sống. Khi bị rơi xuống nước, anh cảm thấy mình như thoát ly khỏi cơ thể, rơi vào một không gian hoàn toàn khác biệt. Anh còn cảm thấy dường như bản thân đang trôi nhẹ nhàng giống một chiếc lông chim, không còn bị ước thúc bởi thân xác thịt nữa. 



5. Ngôn ngữ bị hạn chế 
Người đàn ông trên cho biết mình rất muốn gào lên kêu cứu nhưng dường như chẳng có ai nghe thấy dù họ ở rất gần. Một người phụ nữ khác được cứu sống sau trận động đất cho biết: “ Khi đó tôi cố gắng thử nói chuyện với những người khác, hỏi họ rằng mình đang ở đâu nhưng không có ai nghe thấy tôi nói gì cả “. 

6. Thời gian như biến mất 
Khi ở vào trạng thái thoát ly khỏi thân thể, họ sẽ mất đi cảm giác về thời gian. Có người hồi tưởng lại và chia sẻ: “ Vào khoảnh khắc đó tôi không ngừng ra vào chính nhục thân của mình “. 

7. Cảm giác trở nên vô cùng nhạy bén
Dây thần kinh thị giác, thính giác đột nhiên nhạy bén hơn trước rất nhiều. Một người đàn ông nói: “ Tôi chưa bao giờ nhìn thấy rõ ràng như vậy, thị lực đươc tăng lên tới một mức không thể tưởng tượng nổi “. 

8. Cảm giác đơn độc không có người giúp đỡ 
Sau khi rơi vào trạng thái cận tử này, người ta sẽ cảm thấy lẻ loi và đơn độc một cách mãnh liệt. Một người đàn ông từng rơi vào khoảnh khắc đó cho biết: “ Dù tôi có cố gắng thế nào cũng không thể trò chuyện hay nói gì với bất cứ ai và điều này làm tôi cảm thấy vô cùng cô đơn “. 

9. Có “người khác” tới bầu bạn với họ 
Vào lúc này họ sẽ thấy xung quanh xuất hiện rất nhiều người lạ khác. Hoặc là người này đến để giúp họ đi tới nơi quá độ dành cho những linh hồn hoặc là đến để nói với họ rằng chuông báo tử chưa điểm và họ có thể trở về đợi thêm một thời gian nữa. 

10. Xuất hiện một luồng ánh sáng tái hiện cuộc đời 
Vào thời khắc cuối cùng của trải nghiệm cận tử, người ta sẽ thấy xuất hiện một luồng ánh sáng. Luồng sáng này tái hiện lại cả cuộc đời của họ trong một kiếp nào đó. Những hình này rất rõ ràng, chính xác, hoàn toàn khác biệt với ảo giác thông thường. 

Vào lúc này người vừa tử vong sẽ như được trở lại với từng sự việc, từng hành động trong cuộc đời của mình. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, cả cuộc đời hiện lên sinh động hệt như một thước phim quay chậm. Ngay cả trình tự thời gian cũng đều tái hiện một cách rõ ràng, sinh động. Người ta cứ ngỡ như mọi thứ mới vừa chỉ xảy hôm qua. 


Xuất hiện một luồng ánh sáng tái hiện cuộc đời . Ảnh dẫn theo tindachieu.com

11. Sinh mệnh quay trở về 

Nếu may mắn được cứu sống sau khi trải qua cảm giác cận tử, rất nhiều người đều mong muốn linh hồn mình lập tức quay trở về với thân thể. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ tiến nhập vào cái chết sâu tới đâu, linh hồn sẽ bị tách xa khỏi cơ thể lâu tới đó. Nếu như người ta nhìn thấy được một luồng ánh sáng như trên đã nói, sự trở về của sinh mệnh sẽ diễn ra vô cùng mãnh liệt. 


Đến lúc nhắm mắt xuôi tay, cuộc đời chợt hiện lên trước mắt như một cuộn video lưu ghi lại rõ ràng từng việc thiện, điều ác của người ta trong đời. Dẫu là phú hào, quan lớn hay kẻ nghèo khổ, thường dân, đối với từng sinh mệnh mà nói thì đó chính là sự phán xét cuối cùng. Người thiện, kẻ ác đến lúc này chính là phân minh rõ trắng đen.

Nhiều người không biết quý tiếc khoảng thời gian có được ở nơi trần thế, chẳng màng sống chết mà sa vào trụy lạc, dâm loạn, trác táng hủy đi sinh mệnh của mình. Họ quả thực không thể biết được sau khi chết số phận của mình sẽ ra sao. Nhưng không biết không có nghĩa là không có tội. Đến kỳ hạn thì Thần Chết sẽ gõ cửa, linh hồn phải xuống cõi âm gian mà chịu sự phán xét của Diêm Vương.

Chết không phải là sự kết thúc cuối cùng. Đó chỉ giống như người ta khép lại cánh cửa trần thế bên này để mở ra thêm những cánh cửa mới trong hành trình luân hồi của sinh mệnh dài đằng đẵng vạn kiếp vạn năm của mình. Có tội phải đền, hành thiện nhận phúc báo, đó đã là luân lý của vũ trụ, không ai có thể cải hoán.

Bình Nhi

Vai trò của linh hồn trong sự luân hồi và tái sinh

Câu hỏi từ ngàn xưa đã được đặt ra là cái gì đã giúp cho sự luân hồi chuyển sinh được thực hiện, phải chăng đó là linh hồn? Nhưng linh hồn thật sự có hay không? Nếu có thì linh hồn là gì? Linh hồn hiện hữu hay vô hình?
Từ thời cổ đại con người đã tin rằng: ngoài thân xác ra, con người còn có linh hồn. Linh hồn là phần linh diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì rời khỏi thân xác.
Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì Hồn là phần tinh thần hay Linh tính của con người, là ý thức, tư tưởng của con người. Người Âu Mỹ gọi linh hồn qua từ Âme, soul (Pháp, Anh, Mỹ) hay psyché (Hy Lạp) hoặc seel (Đức). Từ Âme được giải thích là nguyên lý của sự sống, của tư tưởng hay của tất cả hai, khi nguyên lý được xem như là một thực tại khác biệt với thể xác, qua đó hồn hoạt động. Thực tại ấy có thể xem là vật chất hay không vật chất.
Theo người Daisetz Teeitaro Suzuki thì linh hồn không thể được khái niệm như là một thực thể hay một đối tượng như bất cứ một đối tượng nào khác mà ta đã thấy quanh ta. Linh hồn không thể là cái có hình dạng hoặc có thể thấy được qua mắt người... bởi vì nếu là hữu hình thì làm sao linh hồn đi vào thể xác được? Đối với người Hy Lạp thì linh hồn chính là cái tinh thần có nhiệt, cái giúp ta cử động hô hấp.

Linh hồn là phần linh diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì rời khỏi thân xác.

Linh hồn là phần linh diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì rời khỏi thân xác.


Theo Tự điển và Danh từ triết học của Trần Văn Hiến Minh thì Hồn là nguyên sinh lực hội tụ nơi sinh vật. Linh hồn là cái yếu tố quyết định quan trọng. Nhờ linh hồn mà sinh vật mới có sự sống. Từ thời cổ đại xuất hiện thuyết nói về linh hồn đó là thuyết vạn vật linh (hay thuyết linh hồn nguyên thủy: Animism). Theo thuyết này thì tất cả mọi thứ trên quả đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cẩy đất đá cũng đều có linh hồn. Quan niệm này còn bàng bạc trong dân gian và ta cũng đã thường gặp lại trong các câu như: "Hồn thiêng sông núi" "Hồn nước"...
Ngày nay, một số lớn người Á Châu, Phi Châu, Úc Châu và nhất là các thổ dân vùng Hải đảo vẫn còn tin tưởng về thuyết đó. Tuy nhiên, tùy theo tôn giáo, phong tục, tập quán mỗi quốc gia mà sự tin tưởng của mỗi dân tộc có vài khác biệt, nhưng phần chính yếu thì vẫn giống nhau đó là sự tin tưởng rằng có linh hồn. Người Việt Nam và Trung Hoa còn chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa cổ xưa, họ quan niệm rằng con người có ba hồn. Ba thứ hồn ấy là: Sinh hồn: phần đem lại sinh hoạt lực cho thể xác. Giác hồn: giúp thu nhận và thể hiện các cảm giác và những phản ứng. Linh hồn: là phần quan trọng nhất, đây là phần thâm sâu vi điệu nhất của con người và cũng chính nhờ phần này mà sự luân hồi, đầu thai, chuyển sinh được thực hiện thuận lợi.
Đối với người Ai Cập thì khi chết linh hồn sẽ thoát khỏi thể xác như chim bay vì thể họ dùng hình ảnh một phi điểu biểu tượng cho linh hồn thể xác thì tan rã nhưng linh hồn thì tường tồn và chuẩn bị chuyển vào một cuộc sống mới khác qua một thân xác khác.
Việc ướp xác của người Ai Cập phần lớn chủ đích muốn duy trì sự liên hệ giữa linh hồn và thân xác được lâu dài. Đối với người Tây Tạng thì hồn là phần linh diệu trú ngụ trong một phần gọi là thân xác. Thể xác chỉ có cái vỏ cho hôn trú ngụ mà thôi. Hồn và xác liên hệ nhau qua một thể giống như sợi dây đặc biệt có từ tính. Khi sợi dây ấy đứt chính là lúc hồn lìa khỏi xác.
Đối với các nhà triết học thì từ cổ đại, một số nhà triết học như Platon, Pythagore, Hereclite. Empedocles, Aristote Epicure đề có nghiên cứu và đề cập nhiều đến linh hồn và coi linh hồn như là một thể quan trọng trong sự chuyển hóa đời sống. Về sau có Plotin, Descartes, Pascal, Shopenhauer, Ralph Waldl Emerson, Frederic William Henry Myers... tiếp nối sự nghiên cứu, tìm hiểu cũng như tin tưởng vào sự hiện hữa của linh hồn.

Con người thường hiểu nhầm chữ Linh Hồn với Thân Trung Ấm hay Thân Thức là phần lìa khỏi thân xác sau khi chết.

Con người thường hiểu nhầm chữ Linh Hồn với Thân Trung Ấm hay Thân Thức là phần lìa khỏi thân xác sau khi chết.


Plotin tin rằng: con người phạp tội, khi chết linh hồn rời khỏi thân xác sẽ nhập vào một cơ thể khác để trải qua một kiếp sống khác nhằm trả nợ những tội lỗi, sai lầm mà người ấy đã gây ra trước đó. Như vậy, theo Plotin thì sự tái sinh hay đầu thai phát sinh là do ở tội lỗi mà ra. Chính những sai lầm, những hành động từ trước của ta đã gây ra những trừng phạt kế tiếp mà ta phải trả.
D. T. Suzuki ghi nhận rằng: sau khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ một thân xác này sang một thân xác khác thuộc cõi thiên, nhân, động vật, thực vật... Đối với c tôn giáo thì mặc dầu có khác nhau về lý thuyết nhưng hiếm có tôn giáo nào phủ nhận về linh hồn. Theo Ấn Độ giáo thì linh hồn là thực thể vô cùng quan trọng đối với mọi vật thể sống. Linh hồn được gọi là Atman và do đấng toàn năng Brahma tạo ra. Theo Ấn Độ giáo thì tất cả mọi loài sống trên quả đất này đều có linh hồn. Linh hồn bất sinh bất diệt. Linh hồn giúp sự tái sinh chuyển hóa.
Linh hồn chuyển hoán từ thân xác này qua thân xác khác để trải qua một kiếp sống khác, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện để hợp nhất hay liên kết với Brahma mới thôi. Brahma được hiểu như linh hồn của vũ trụ.
Riêng đối với Phật giáo thì sinh vật, nhất là con người, có cái năng lực vi diệu được chuyển từ kiếp này qua kiếp khác. Cái năng lực ấy được gọi là Yid Kyi Mawpar Shespa, một danh từ ất đặc biệt phức tạp mà thông thường được hiểu như cái gọi là Linh Hồn. Hai chữ linh hồn đối với quan niệm Phật giáo thật ra chỉ là danh từ tạm dùng mà tạm hiểu cho thuyết luân hồi chuyên hóa của kiếp người theo luật Karma (nghiệp) để người bình dân dễ lĩnh hội mà thôi. Vì con người thường hiểu nhầm chữ Linh Hồn với Thân Trung Ấm hay Thân Thức là phần lìa khỏi thân xác sau khi chết. Tuy nhiên, để dễ hiểu khi giải thích sự chuyển hóa của hiện tượng luân hồi, tái sinh, linh hồn được xem như cái cầu nối, là cái chuyển sinh là cái để đầu thai, trả nghiệp. Vì thế nhiều sách Phật giáo thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng chữ Hồn hay Linh Hồn vì một phần nào để giản dị hóa cho vấn đề là con người sau khi chết sẽ lại tái sinh tùy theo những gì mà người ấy đã gây ra trước đó.

Linh hồn chuyển hoán từ thân xác này qua thân xác khác để trải qua một kiếp sống khác, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện để hợp nhất hay liên kết với Brahma mới thôi. Brahma được hiểu như linh hồn của vũ trụ.

Linh hồn chuyển hoán từ thân xác này qua thân xác khác để trải qua một kiếp sống khác, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện để hợp nhất hay liên kết với Brahma mới thôi. Brahma được hiểu như linh hồn của vũ trụ.


Theo quan niệm trong dân gian của người Việt Nam và phần lớn chịu ảnh hưởng quan niệm của đạo Phật thì: Sau khi con người trút hơi thơ cuối cùng thì cái mà ta gọi là linh hồn tuy đã thoát khỏi thể xác nhưng lúc này "linh hồn" còn như ở trong tình trạng tự do, chưa nhập vào một thân xác mới, giai đoạn này phải trải qua một thời gian là 49 ngày. "linh hồn" thuộc giai đoạn 49 ngày này được gọi là Thân Trung Ấm, một cái "thân" khác với nhục thâ đã bất động là thân xác. Thân trung ấm còn được gọi là Thần thức.
Phần lớn con người khi chết đều phải qua giai đoạn trung ấm này (ngoại trừ những người đã có sẵn đạo đức tu hành, nghiệp quả lớn thì được sinh ngay lên cảnh giới cao còn những người ác độc thì phải sinh vào địa ngục sau khi chết). Thân trung ấm có thể xem như linh hồn, tuy không có hình hài, tai mắt... nhưng vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe và đặc biệt lại có thể đi thông suốt qua mọi vật, nhưng con người đang sống không thể thấy được thân trung ấm.
Trong Luận Câu Xá (cuốn thứ 9) có một đoạn mô tả về thân trung ấm như sau: Thân trung ấm của chúng sanh nơi Dục giới có kích thước bằng một đứa bé 5 đến 6 tuổi nhưng linh hoạt sáng suốt vô cùng. Thức ăn chỉ toàn là mùi hương vì thế mà có tên là Càn thát ba (nguyên văn: Dục giới trung hữa chi lượng, như tiểu nhi niên ngũ, lục tuế, nhiên chư căn minh lợi, Dục giới chi trung hữa dĩ hương vi thực, nhân chu xưng chi vi Càn thát bà) (theo T.T Thích Chánh Lạc Sống và Chết). Khi chết, thân xác không còn biết gì nữa. Lúc ấy "linh hồn" đang ở vào trạng thái của thân trung ấm hay thần thức. Thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Thời gian tách rời ấy nhanh hay chậm còn tùy vào nhiều vấn đề.

Phần lớn con người khi chết đều phải qua giai đoạn trung ấm.

Phần lớn con người khi chết đều phải qua giai đoạn trung ấm.


Tổng quát có thể chia ra làm 2 trường hợp chính sau đây:
1 Trường hợp thứ nhất: Thân trung ấm ngay thân xác trường hợp này hiếm, chỉ có những bậc chân tu, đức độ, đã rủ sạch được nghiệp quả.
2. Trường hợp thứ nhì: thân trung ấm rời khỏi thân xác sau một thời gian hoặc sau nửa ngày, sau vài ngày hoặc lâu hơn là 49 ngày.
Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì hồn lìa khỏi xác trong khoảng thời gian 3 ngày đầu sau khi chết rất quan trọng vì hồn cò thể còn nuối tiếc thân xác và cuộc sống nên vẫn còn lẩn quẩn không chịu rời. Đối với trường hợp những người bị tai nạn, bị giết hại một cách bất ngờ thì sự tách rời của "hồn": ra khỏi thể xác lúc đó xảy ra quá nhanh, bất thình lình nên đã tạo nên một sốc lớn khiến thể xác có những tư thế bất bình thường qua các phản ứng cơ thể với tác nhân bên ngoài. Thể xác sẽ có những tư thế nằm, ngồi co quắp hay gương mặt nhăn nhó, mắt mở trừng trừng, mồm há hốc...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét