Câu chuyện Doãn Minh Đăng
Vừa qua, sự việc tiến sĩ Doãn Minh Đăng, người từng được trao nguyệt quế chương trình “đường lên đỉnh Olympia” bị Trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ kỷ luật và cho ‘ngồi chơi xơi nước’ gây xôn xao dư luận. Cũng từ sự việc này đã phần nào lý giải được nguyên nhân vì sao hầu hết các du học sinh không muốn về nước.
Trong khi hầu hết các quán quân, á quân cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” sau khi du học đều chọn con đường ở lại nước ngoài, thì Doãn Minh Đăng lại nằm trong số hiếm hoi quyết định trở về nướcKhi du học từ Hà Lan trở về, ông Đăng được giá cao về năng lực, giữ chức Phó khoa Điện – Điện tử – Viễn thông kiêm trưởng bộ môn, là Đảng viên – ông được quy hoạch “cán bộ nguồn” để làm lãnh đạo của trường.
Thế nhưng sau một thời gian giảng dạy, nhận thấy cung cách quản lý, họp hành, sinh hoạt Đảng chỉ là hình thức mà không có tác dụng gì cho việc giáo dục cả, ảnh hưởng đến chuyên môn, quá khác xa phong cách của mình cũng như phong cách giáo dục từ phương tây. Vì thế tiến sĩ Doãn Minh Đăng làm đơn xin rút khỏ
“cán bộ nguồn”, cũng như xin rút ra khỏi Đảng, để tránh khỏi họp hành cũng như sinh hoạt Đảng, từ đó tập trung vào làm tốt chuyên môn.
Ông Doãn Minh Đăng cũng chia sẻ vấn đề trên Báo Đất Việt rằng “Các thầy của tôi, rất nhiều người chỉ thích nghiên cứu khoa học chứ không muốn làm chính trị. Cũng có người có khả năng vừa làm khoa học vừa làm quản lý. Bản thân tôi thì thấy mình chỉ thích hợp cho công tác chuyên môn. Nếu làm quản lý, chắc chắn việc nghiên cứu khoa học của tôi sẽ bị sao nhãng”.
Sau đó nhà trường đã thuyết phục ông Đăng rút đơn lại, nhưng ông kiên quyết không rút. Từ đó sóng gió nổi lên, ông bị cắt chức, không được giảng dạy nữa, bị chuyển sang bộ phận khác. Nhà trường cũng soi mói cho rằng ông “có vấn đề về thần kinh”.
Tháng 11/2015, ông Đăng bị điều chuyển về làm nhân viên của phòng Đào tạo, và phòng này giao cho ông tiếp việc ở thư viện, đây cũng là một hình thức “ngồi chơi xơi nước”.
Sự việc này được ông Đăng chia sẻ trên facebook của mình, lập tức nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các độc giả. Các vấn đề được chia sẻ nổi cộm là việc sử dụng nhân tài hiện nay; sự việc 13 quán quân đường lên đỉnh Olympia thì có đến 12 người không về nước được nhắc lại. Và một câu hỏi đặt ra là, với một môi trường như ở Việt Nam thì du học sinh có nên về nước làm việc hay không?
Á quân chương trình “đường lên đỉnh Olympia” mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh chia sẻ trên facebook rằng: “Về nước là lãng phí, cống hiến ở đâu cũng như nhau”.
Anh Nguyễn Thành Vinh. (Ảnh: giadinh.net)
Nguyễn Thành Vinh cũng chọn con đường ở lại nước ngoài sau khi học xong chương trình tiến sĩ ở Úc, anh chia sẻ với phóng viên Trí Thức Trẻ rằng:
“Những người đã từ bỏ cơ hội ở nước ngoài quay về nước làm việc, theo tôi, họ rất dũng cảm. Như anh Đăng, đã không được làm điều mình muốn làm mà dính vào ba chuyện linh tinh vớ vẩn, thì mới thực sự lãng phí một con người, một con đường.
Tôi cảm thấy hơi nực cười và vô duyên, vô lý. Từ chuyện nhỏ, như đi một cuộc hội thảo vài ngày, thì từ một phó khoa bị thôi việc không cho giảng dạy nữa, chuyển qua một phòng không liên quan đến chuyên môn.
Tôi không tin nổi. Và không hiểu sao trong môi trường đại học thời nay rồi mà còn những điều như thế”.
Đỗ Lâm Hoàng là quán quân mùa thứ 5 cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”
Cũng như nhiều quán quân khác, Đỗ Lâm Hoàng chọn con đường ở lại nước ngoài. Về việc của Doãn Minh Đăng, anh Hoàng chia sẻ ý kiến của mình trên Soha rằng: “Vì những người như anh Đăng được giáo dục ở nước ngoài, thường được học những văn hóa ứng xử kiểu phương Tây.
Họ nói thẳng, nói thật và minh bạch mọi thứ. Và muốn được là chính mình.
Bên trường, vẫn là vấn đề đường lối, chính sách, tư duy hơi cũ kỹ. Bắt lớp trẻ ép vào, ắt có phản ứng. Và phản ứng đó đã xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của cả hai bên”.
Việc muốn được sống thật với chính mình cũng là lý do khiến Đỗ Lâm Hoàng quyết định không về nước, anh Hoàng chia sẻ rằng có các công ty muốn anh về nước làm việc, kèm theo các lời dặn dò:
“‘Nếu em tốt nghiệp rồi, bên này đang cần kỹ sư mạng không dây. Em về thử làm với bọn anh’.
‘Em về Việt Nam làm, có nhiều cái khác biệt so với nước ngoài. Khác biệt lớn nhất là: trong giao tiếp, có những cái em biết đôi khi em cũng không nên nói. Và nếu có biết cũng thể hiện lập lờ như mình không biết’.
Lời khuyên thứ 2 thực sự làm tôi phải thay đổi suy nghĩ để không về là:
‘Các em còn trẻ nên khi nói chuyện với những người lớn tuổi hơn, các em không nên thể hiện sự hiểu biết của mình’
Lúc đấy, tôi nghĩ tôi vẫn còn là một đứa trẻ, mà được dạy như thế tôi thấy rất phức tạp. Sau bao nhiêu năm đi học ở đây, làm quen với môi trường ở nước ngoài, nghe những điều ấy tôi thực sự thấy sốc tâm lý.
Rồi khi tôi đi thực tập đã quen với kiểu làm việc đấy rồi. Còn nếu về Việt Nam, nếu không được sống thật với con người của mình, sẽ rất khó cho tôi”.
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người được xem là thành công trong việc dùng người tài để phục vụ đất nước, ông từng nói rằng:
“Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng ngã giá để mua danh bán tước. Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân người giỏi, không cho và không muốn họ ngồi vào vị trí quan trọng”.
Từ đó có thể thấy rằng chỉ có những người tài mới hiểu được nhân tài và mới sử dụng được họ, giúp nhân tài phát huy khả năng của mình.
Ngược lại nhân tài nếu rơi vào một môi trường mà chỉ biết lo tiến thân bằng những mối quan hệ, thì tài năng sẽ bị mai một, hay đáng sợ hơn là họ cũng phải cúi mình để yên thân.
Vì thế trước khi muốn các nhân tài phục vụ đất nước thì cần phải có những người tài để hiểu được nhân tài, cũng như phải có một môi trường để người tài phát huy khả năng của mình.
Câu chuyện của quán quân “đường lên đỉnh Olympia” lần thứ 5 Đỗ Lâm Hoàng chia sẻ đã nói rõ điều mà các du học sinh luôn phải đối mặt khi về nước
Với một môi trường cứ phải sống giả dối, không thật với mình như thế thì liệu có thể thu hút được nhân tài về nước hay không?
Theo Daikynguyenv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét