- Tin khó tin: Chuối cả nải đây, nhận đi thưa các vị

Thánh nữ Phù Tang Maria Ozawa trong bộ phim tử tế đầu tiên (Soha)

Biển người vật vạ xếp hàng từ 8h tối đến 7h sáng dưới mưa và cái lạnh sớm vừa tràn về. Những suất ngoại giao được giao bán. 3 mạng điện thoại tắc nghẽn vì những cú điện thoại xin- cho. Một quan chức tuyên bố không có chuyện găm hàng. Một chị Y, bọc con 4 tuổi trong áo mưa tuyên bố “Thà chết không về”. Và ngất xỉu rồi. Và hỗn loạn rồi.


Đố bạn biết điều gì đang xảy ra đấy?

1. Ozawa mặc áo, cầm súng đóng phim tử tế

Nhưng hôm nay là cuối tuần, hãy bắt đầu với một tin vui. Thế là Maria Ozawa, "Thánh nữ" xứ Phù Tang đã bắt đầu mặc đủ quần áo và với đạo cụ là 2 khẩu súng, nàng đóng bộ phim tử tế đầu tiên trong đời.

Có người nói việc từ khóa sex không còn trong top tìm kiếm của người Việt đang chứng tỏ việc Maria tử tế đang gây ra một cuộc khủng hoảng không chỉ tại Nhật.

Bảng phong thần tìm kiếm của Gúc tại Việt Nam hôm qua tiếp tục là niềm cảm hứng cho cư dân mạng. Bởi xét ra những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất năm 2014, chẳng hạn; Xuân Mai, Giá vàng; Em của ngày hôm qua; Con bướm xuân; hay Anh không đòi quà... so với Vợ người ta, Cô dâu 8 tuổi, Chàng trai năm ấy, Fast and Furious 7, “How old net”…có lẽ không nhiều thay đổi. 

Ảnh chế phim cô dâu 8 tuổi- lọt top tìm kiếm ở VN (tiin.vn)

Tôi không thích cái cách người ta lớn tiếng dưới con mắt đạo đức, rằng “góc độ nhận thức” hay “tính bầy đàn” hoặc thiếu chính kiến, hoặc cổ súy mì ăn liền mà phớt lờ mọi mối quan tâm, chẳng hạn đến chính trị hay…đất nước!

Tôi chỉ thấy nhu cầu giải trí cũng quan trọng như xả stress. Cuộc sống đã là những tấn bi kịch rồi mà còn tìm thêm những bi kịch nữa trong khi không có chỗ xả thì chẳng mấy mà tỉ lệ thâm thần vượt ngưỡng 15% dân số.

Trái chuối, nếu có, không phải dành cho Vợ người ta, mà phải đạo, là dành cho những người đang chê Vợ người ta!

Nhân sự thay đổi trong khuynh hướng tìm kiếm của người Việt, Tin khó tin tặng bạn một bài thơ con cóc:

Xuân Mai ư, how old chấm net? 

Giá vàng em cũng về quá khứ rồi 

Còn Would Cup những chàng trai năm ấy 

Như cô dâu 8 tuổi Phương Mỹ Chi 

Em ngày hôm qua anh chàng trai năm ấy 

Nắm tay nhau như chuột với mèo Tom 

Hỏi rằng anh có đòi quà không đó 

Anh cười xuyên Việt chẳng phải dạng vừa đâu 

Âm thầm bên em Doraemon liền chết yểu 

Khuôn mặt đáng thương chi chuyện con bướm thôi mà 

Chia tay em, anh fast and furious 

Trót thích rồi vợ của người ta 

Các đường link trong mục này tại đây:

Xem tại đây

Xem tại đây


2. Bình yên hay không bình yên

Hôm qua, ngành đường sắt hân hoan tuyên bố là 80% ý kiến nhân dân đồng lõa- à đồng tình với mẫu tàu Tàu tuyến đường sắt Cát Linh- Hà Đông.

Giờ mới thấy cái buổi tháo khoán cho dân xem tàu đúng là cao mưu. Bạn có nhớ là mình đã gật hay lắc không? 
Mẫu tàu Tàu được cho là có 80% người dân hài lòng (dantri).

Nhưng thôi thì dẫu sao có thay đổi được gì đâu khi mà chuyện cái tàu Tàu coi như đã được quyết ngay từ khi vay ODA rồi. Tôi nhớ là Thời báo kinh tế SG từng có một bài cực oách của GS Trần Văn Thọ viết to một chữ “Gà” có câu thế này: Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện. Sự kiện này cho thấy nhiều lãnh đạo, quan chức Việt Nam, những người quyết định vay vốn nước ngoài, không hiểu hoặc không chịu tìm hiểu tình hình và chế độ hiện hành trên thế giới để so sánh điều kiện của Trung Quốc với các nước khác, từ đó quyết định chọn nước đối tác có lợi nhất cho Việt Nam.

Cái tàu Tàu, đáng lo khi nhìn thấy ở trong đó từ chênh lệch thâm hụt thương mại song phương, và cả sự lệ thuộc về kinh tế. Nhưng còn có những cái đáng lo hơn, chẳng hạn những bức không ảnh ở Trường Sa cho thấy đường băng đang nối dài kinh hoàng. Và báo Giáo dục, dẫn nguồn Đa Chiều cho rằng, có khả năng nửa đầu năm 2016, Trung Quốc sẽ bố trí máy bay J-11B ra đá Chữ Thập. Và sau khi 2 đường băng ở Xu Bi, Vành Khăn xây dựng xong, Trung Quốc tiếp tục kéo J-11B ra khu vực này. Máy bay J-11B như thế nào ư? Tra google đi các bạn.

Link cho mục này: Xem tại đây

Xem tại đây


3. Nghề uống trà, đi tè cũng lĩnh lương


Hôm qua, có một cái bản tin đọc mà ngậm ngùi quá. Đại ý một phó giám đốc sở to, lĩnh cả đống lương, cho mỗi một việc là ngồi uống trà!

Bài báo có 2 chi tiết rất ghê: Từ 2013, cái bác tên Kiệt này đã hết nhiệm kỳ nhưng không được bổ nhiệm lại. Năm trước, bác còn làm vài việc lặt vặt chứ cả năm nay thì không phân công gì, không làm gì ngoài việc uống trà.

Sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về, cho mỗi việc đi tè. Thế mà nhân dân chúng ta vẫn phải trả lương! 
Quán trà đá nhà nước (PLO)

Tôi đã bảo rồi. Muốn bộ máy gọn nhẹ, cứ tinh giản quách cái ngành chuyên nói chuyện nước bọt chuyện tinh giản này đi.

Nhưng thật ra, cái đáng lo nhất là công tác nhân sự sắp tới sẽ lại lòi ra những bác Kiệt khác, chưa đủ tuổi hưu, nhưng lại không còn đủ thời gian cho một nhiệm kỳ mới! Mà đâu phải địa phương nào cũng có nghề vé bán vé xố, sinh vật cảnh hay nhặt than! Mà đâu phải ai cũng đàng hoàng cáo lão như ông Nguyễn Sự.

Các vị ấy sẽ ngồi đâu nếu không phải là một quán trà nhà nước nào đó?! Hay là phải đẻ thêm một cái ban để giải quyết chế độ!

Xem tại đây

4. Sân khấu rạp tuồng

Hôm qua, chắc các bạn đã có dịp cười rách miệng khi kỳ thi học kỳ như thi trạng nguyên được tổ chức ở TP HCM.

Tôi chỉ ước khi đó ông giời hắt hơi, chúng ta sẽ lại được tái hiện quá khứ hào hùng với cái Trường thi như một “sân khấu rạp tuồng”, giám khảo thì múa may “giống hệt quan phường chèo”; Sĩ tử thì như những vai hề, con rối… trong truyện Lều Chõng của cụ Ngô.

Nghĩ cũng hài hước. Trong khi giáo dục thế giới nhìn về tương lai thì ta ngoái cổ nhìn quá khứ!

Còn chuyện tiêu cực trong thi cử ư? Có hình thức hay không không phải là hô thật to “2 không”, “3 không”, hay “5 không”, lại càng không ở cái trường thi trong sân hay ngoài phòng đâu, mà ở chính căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục! 
Cảnh thi ở Thiểm Tây- TQ năm ngoái và VN năm nay (nld) 
Cảnh thi ở Thiểm Tây- TQ năm ngoái và VN năm nay (nld)

Nhân đây, cũng xin dẫn link để thấy cảnh trường thi ở ta năm nay y như copy ở Thiểm Tây- Trung Quốc năm ngoái. Tôi mong đừng là tình cờ có một thầy Hiệu trưởng vô tình lướt face rồi đắc ý copy and pates.

Các link cho mục này: Xem tại đây

Xem tại đây


5. Cái biển thề lề hay cái ô tô cô dâu 8 tuổi?

Bỏ luôn bài phát biểu “dày dặn” được chuẩn bị sẵn để “nói chay” một cách thẳng thắn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói đến “cái biển thề lề” trong một hội nghị KHCN quốc gia gắn kèm 2 chữ “chiến lược”.

Và ông thẳng thật sự. Từ chuyện không có lý gì Bộ KHCN lại đứng áp chót vè áp dụng CNTT; cho đến việc 2% ngân sách chi cho KHCN kêu ít cứ kêu ít trong khi rất ít nơi tiêu được hết tiền! 
Một hình ảnh khác của ngành CN ô tô Việt Nam (internet)

Tôi thích nhất là cách mà Phó Thủ tướng nói về cái biển thề lề: “Việt Nam không làm được ôtô, chỉ làm được cái biển nhôm (biển số) nhưng cái biển đó lại không theo kích thước của ôtô nên nó cứ thề lề ra. Thế mà riết rồi thành quen”!“Có trí thức lớn nói với tôi rằng, ở VN này nó kỳ lạ. Trong khi ở nước tiên tiến kinh phí nghiên cứu chỉ để nghiên cứu còn thì VN kinh phí nghiên cứu là thu nhập”.

Nhưng vấn đề lại ở chỗ 20 năm trước ta đã nói chuyện cái xe chứ đâu phải cái biển thề lề. Và không biết là với nền KHCN lê thê như cô dâu 8 tuổi thế này liệu 20 năm sau cái Made in Việt Nam sẽ là ô tô hay vẫn cái biển thề lề!

Xem tại đây
6. Các vị đang làm gì đấy, thưa blue trắng?

Thưa các bạn, cái chuyện xếp hàng thông đêm, suất ngoại giao, và ngất xỉu, và hỗn loạn mà tôi nói đến ở đầu bản tin, thật không thể tin được- lại là chuyện xếp hàng tiêm vắc xin cho những đứa trẻ.

Giá mà ông già Noel có thật đêm qua, có lẽ túi quà sẽ đầy chặt kim tiêm, vắc xin khi ông ít người đã chỉ mơ như thế! 
Xếp hàng trắng đêm trồng chuối tặng ngành y tế (VTC)

Trong sự hỗn loạn đêm Noel mưa gió, có những chi tiết mà tôi ước giá như người ta không cấm chửi thề: Một suất ngoại giao được giao bán với giá 6,5 triệu đồng; Một quan chức của Bộ Y tế giải thích chuyện khan hiếm là bởi các công ty sản xuất vắc xin sửa chữa nhà xưởng và thời gian này mất khoảng 3 năm! (Chắc cái nhà xưởng to cỡ tượng đài ở VN); Một quan chức khác thì lớn tiếng: Cấm. Cấm hết. Cấm buôn bán vắc xin ngoài thị trường. Cấm vắc xin “xách tay”. Và cấm cả tiêm bậy!

Trong cái đêm mưa gió lạnh lẽo hôm qua, tôi nhìn thấy những đứa trẻ sơ sinh ngủ gục trong lòng mẹ! Chỗ của chúng trong đêm Noel chẳng lẽ lại là ở trong cái biển người khốn khổ kia ư?

Đừng nói chuyện văn hóa xếp hàng ở đây cũng như đừng bao giờ trách những người cha người mẹ, họ không cần bất cứ ai phải dạy bài học về tình mẫu tử với những đứa con. Họ vừa chứng kiến 2 cái chết liên tiếp ở Bắc Ninh, ở Bình Phước trong chỉ 3 ngày qua. Họ chỉ không đủ tiền để sang Sing, sang Thái đó thôi.

Và tôi nhìn trong sự khốn khổ nhục nhã ấy trách nhiệm của những người làm cha mẹ trước không phải là tương lai, mà là chính sinh mạng của những đứa con. Đã có quá nhiều, quá đủ, quá đau thương những Hướng Hóa.

Tôi nhìn thấy những hàng dài người khoác áo mưa trong đêm đen giá lạnh ấy niềm tin đối với vắc xin miễn phí và cái cách thí nghiệm chuột bạch đã xuống tới khoeo chân.

Và tôi nhìn trong sự hỗn loạn ấy sự bất lực và trách nhiệm của ngành y tế. Thà rằng các vị cứ im lặng, thay vì cố thanh minh rằng không găm hàng tăng giá, thay vì đổ lỗi cho chuyện “khó mua”. Đến kem người ta còn có thể mang tới sa mạc cơ mà! 
Xếp hàng trắng đêm trồng chuối tặng ngành y tế (VTC)

Lo một liều vắc xin cho dân không nổi! Vậy thì các vị đang làm gì? Thưa các từ mẫu?

Các link liên quan ở đây: Xem tại đây

Xem tại đây

Xem tại đây

7. Ấn tượng hôm nay: Nải chuối trước tượng đài

Các nghệ sỹ trong bộ dạng của những đứa trẻ ngây thơ, trang phục lòe loẹt, vừa xem triển lãm vừa mô phỏng những điều mà họ thấy trong các tác phẩm (và cả vật không phải là tác phẩm như hộp dụng cụ cứu hỏa). Họ nhảy múa vui đùa, hân hoan, sung sướng, cảm thán rằng: Đẹp quá! Hay quá! Giỏi quá! Tuyệt vời! Xuất sắc! Mới mẻ quá! Đổi mới quá!

Thưa các bạn, đây là tác phẩm trình diễn mang tên “Biểu dương” do các nghệ sĩ trình diễn tại Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015. Xem tại đây
Nghệ thuật trình diễn mà. Ai muốn hiểu sao thì kệ chứ!Tôi thì tôi chú ý đến một nải chuối được trình diễn trước tượng đài vừa đoạt giải thưởng. Có thể đó là một nải chuối được tặng riêng cho giải thưởng tượng đài từng bị ca thán như là “tượng nhân sư Ai Cập”. Nhưng tôi thích hơn với ý nghĩa: Nó là tặng phẩm dành cho các tượng đài, quảng trường ngàn tỉ đang liên tiếp mọc lên! 
Tác phẩm trình diễn “Biểu dương” của “Lê Anh Hoài và đồng bọn” (Ảnh Facebook Lê Anh Hoài).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét