- Những bài rượu thuốc cứu rỗi 'chuyện ấy'

Hầu hết nam giới yếu sinh lý thường mắc một số bệnh điển hình như liệt dương, xuất tinh sớm, cơ thể lao lực, tình trạng "trên bảo dưới không nghe", mất ham muốn... 

Ngoài việc cân bằng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nam giới có thể dùng rượu thuốc để tăng cường bản lĩnh. Rượu nếu uống lượng vừa đủ, đúng thì rất có lợi cho sức khỏe.

Theo Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, nhiều quý ông có thói quen ngâm rượu thuốc uống để tăng cường bản lĩnh phòng the, không may gặp họa.
Thực tế uống rượu thuốc phải phù hợp với cơ địa của từng người mới có tác dụng, nếu không nhẹ thì dị ứng, nặng dẫn đến ngộ độc.

Thuốc Ðông y dựa trên nguyên lý cơ bản về cân bằng âm dương để phòng và trị bệnh.

Ngâm rượu thuốc cũng vậy, ngâm đúng, dùng đúng sẽ bổ, khỏe; còn ngâm sai, uống sai sẽ gây mất cân bằng âm dương, gây ốm yếu, bệnh tật.

Cụ thể, người tạng hàn, thận dương kém thì cần dùng rượu thuốc có tác dụng ôn ấm, trợ dương. Người phong thấp dùng rượu thuốc bổ trừ phong, thông khí huyết. Chú ý, người tạng nhiệt không nên dùng rượu thuốc vì sẽ càng gây nóng.

Dưới đây là một số bài rượu thuốc tốt cho đàn ông, tùy thuốc vào từng cơ địa, thể trạng.

Bài1: Phá cổ chỉ 20g, ba kích 50g, hạt sen 20g, dâm dương hoắc 20g, sa nhân 6g, hoài sơn 20g, tỏa dương 20g, bạch truật 20g, đỗ trọng 30g, thục địa 16g, tục đoạn 20g, cẩu tích 30g ngâm cùng 3lít rượu
Dùng cho người tỳ thận dương kém, hay tiểu đem, địa tiện lỏng, đau lưng, chân lạnh, hoa mắt chóng mặt, tai ù nên dùng bài thuốc trợ thận, trợ dương, bổ tỳ để tăng cường sức khỏe, bản lĩnh phòng the.

Bài2: Đẳng sâm 20g, hoàng kỳ 20g, đỗ trọng 20g, cẩu tích 20g, kỳ tử 30g, thục địa 20g, đương quy 12g, cam thảo 10g, dâm dương hoắc 20g, hà thủ ô 30g ngâm cùng 3lít rượu. 
Dùng cho người cơ địa bình thường, không nóng nhưng hay mệt mỏi, dương khí kém.

Bài3: Thục địa 30g, kỳ tử 30g, khiếm thực 30g, thỏ ty tử 15g, mạch môn 20g, ngưu tất 20g, ngũ vị 10g, đỗ trọng 20g, đương quy 15g, hoàng tinh 20g, ngâm cùng 3lít rượu. 
Dùng cho người có thể trạng hơi nóng, thận âm kém, đau lưng, tai ù, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, sinh lý kém, xuất tinh nhanh.

Bài 4: Hà thủ ô 30g, huyết giáp 20g, tục đoạn 20g, phòng phong 15g, khương hoạt 15g, sinh địa 20g, xương truật 15g, đỗ trọng 20g, cửu tích 20g, bổ cốt toái 20g, kỳ tử 20g, ngưu tất 20g, ngâm cùng 3 lít rượu. 
Dùng cho người hay đau mỏi, sinh lý kém, đau xương cốt, thuộc thể phong thấp.

Bài 5: Rượu nhung hươu.Nhung hươu, dâm dương hoắc, nhục thung dung, ba kích, kỳ tử ngâm cùng 3lít rượu, ngâm tối thiểu trong 3 tháng mới được uống. 
Nhung hươu phù hợp với người cơ địa có thận dương kém, hay đau lưng, ít tinh trùng, huyết áp thấp. Chú ý những người huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường không nên uống rượu ngâm nhung hươu này. 

Bài 6: Rượu tắc kè 
Tắc kè, mạch môn, kỳ tử, ba kích, nhân sâm, đương quy, thục địa, ngũ vị ngâm cùng 3lít rượu, ngâm tối thiểu một tháng mới được uống. 
Dùng cho người khí hư, hay mệt mỏi, thần kinh không ổn định, đoản hơi, mất ham muốn.

Lương y Hải khuyến cáo, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ đông y trước khi ngâm rượu thuốc để dùng rượu phù hợp với thể trạng của mình. Mỗi ngày chỉ nên uống một ly, không uống quá nhiều.

Ngâm rượu thuốc đúng cách để không biến thành rượu độc 
Theo Đông y, rượu thuốc giúp tăng cường sức khỏe, bổ khí huyết, bổ thận, chữa đau lưng, gai cột sống, thấp khớp, nhức mỏi. Tuy nhiên tâm lý “có gì ngâm nấy” hay ngâm không đúng cách, rượu sẽ có hại cho sức khỏe.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, Hội Dược liệu TP HCM, cho biết rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị.

Rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: 
- Ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. 
- Các loại thảo mộc thường được dùng như sâm linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô, chuối chát. 

Tùy kinh nghiệm hay sự tư vấn của các dược sĩ, các gia đình có thể ngâm theo cổ phương: bát vị, lục vị… với nhiều bài thuốc với các tác dụng khác nhau. 


Trên thực tế, nhiều gia đình ngâm rượu bìm bịp còn nguyên con, nguyên lông, điều này rất nguy hiểm. Với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Dùng chúng để ngâm rượu nguyên lông nguyên cánh chẳng khác gì tự rước ký sinh trùng vào cơ thể, theo lương y Nghĩa.

Theo lương y Nghĩa, cách chế biến nguyên liệu cần kỹ càng để đảm bảo một bình rượu chất lượng. Các con vật như bìm bịp, tắc kè, cần mổ bụng, bỏ nội tạng, bỏ lông và nướng chín trước khi ngâm rượu. Làm sạch chúng có nhiều lợi ích, như giúp rượu ngâm có mùi thơm dễ chịu, không bị tanh, rút ngắn thời gian ngâm để dược liệu có thể sử dụng nhanh hơn.

Lộc nhung là một nguyên liệu nhiều vị thuốc nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến cho đúng. Khi ngâm, lộc nhung phải được cạo bỏ phần lông sạch sẽ nếu không sẽ gây tổn thương niêm mạc người uống. 

Những bài thuốc ngâm rượu từ mối chúa, con bửa củi, bọ cạp... được lưu truyền rộng rãi song chưa có tài liệu nào nghiên cứu hay chứng minh về vị thuốc và tính hiệu quả. Một số vùng núi cao người dân còn lấy rễ cây lá ngón, dây mã tiền vốn là những loại cây cực độc gây chết người, để ngâm rượu uống. Một số người còn ngâm rượu với huyết động vật để uống với mong muốn bổ thận, tráng dương. "Thực tế thì huyết động vật không có một thành phần nào có tác dụng như vậy. Người ngâm rượu cần sự tư vấn của người am hiểu về dược lý thay vì ngâm theo cảm tính hay những lời truyền miệng", ông Nghĩa nói.

Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Một số loại động vật nếu ngâm với rượu dưới 38 độ sẽ khó tiết ra hết chất bổ. Rượu ngâm thuốc cũng cần chọn lọc kỹ vì nó quyết định chất lượng bình rượu thuốc. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc. Một số loại mật động vật như mật rắn, mật gấu, mật kỳ đà,… cần để trong bóng tối tránh ánh sáng trực tiếp vì sẽ giảm tác dụng và bay màu. Cần ngâm rượu nơi mát, trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu.

Uống rượu thuốc cũng phải điều độ, mỗi ngày uống một đến 2 lần, mỗi lần 20-50 ml, tức là một ly uống rượu nhỏ. Tùy loại rượu, những loại rượu mạnh chỉ cần uống 20 ml mỗi ngày là đủ, tránh lạm dụng. Rượu thuốc không phải để uống say mà cần điều độ, đều đặn với một liều lượng mỗi ngày giúp da dẻ hồng hào, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh cảm cúm, bổ can thận, bổ khí huyết, chống lão hóa. Rượu thuốc cũng chống chỉ định cho những người bị loét dạ dày hay xơ gan…

Người không uống được rượu, có thể chưng cách thủy rượu thuốc rồi pha với mật ong uống cũng tốt.

Khánh Ly

Mùa đông: Giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa bệnh từ việc tiết chế phòng the

Sách Tuân Sinh Bát Tiên của danh y Cao Khiêm (đời Minh, Trung Quốc) chỉ rõ: “Ba tháng mùa đông khí hậu giá lạnh là thời gian để bổ dưỡng ngũ tạng, con người phải bế tinh giữ thần để bảo tồn sức khỏe”. 

Dân gian cũng nói: chuyện phòng the nên “xuân một hè hai, thu một đông không”.

Theo cổ nhân, mùa đông tiết trời giá lạnh, công năng của các tạng phủ suy giảm, đặc biệt là tạng thận, vậy nên vào mùa đông cần phải chú ý bổ dưỡng thận tạng, hạn chế chuyện chăn gối để bảo hộ tinh khí, nếu không ở những người thể chất suy nhược rất dễ phát sinh bệnh tật, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng, với những người có thể chất cường tráng tuy không sinh bệnh ngay, nhưng đến mùa xuân lại dễ phát sinh những căn bệnh tiềm ẩn. 
Đúng như sách Nhiếp sinh tạp thoại đã viết: “Người không biết giữ tinh khí vào mùa đông thì sẽ phát bệnh”, hay y thư kinh điển Nội kinh cũng nói: “Người biết giữ tinh khí vào mùa đông thì sang xuân không bị bệnh tật”.

Con người sống trong thế giới tự nhiên nên không thể không chịu ảnh hưởng của thế giới tự nhiên. Y học phương Đông cho rằng, “thiên nhân hợp nhất”, con người và trời đất luôn luôn tương ứng, âm dương khí huyết của con người và giới tự nhiên giữ một trạng thái cân bằng hòa hợp. 

Vì vậy, khi thời tiết khí hậu bên ngoài đột nhiên thay đổi hoặc có những ảnh hưởng không tốt của mặt trăng mặt trời hoặc trong thời kỳ bệnh tật hoành hành thì chuyện phòng the nên kiêng khem.

Y thư cổ đã nói: “Đại hàn đại thử, mưa to gió lớn cần kỵ chuyện phòng the”. Đặc biệt, trong mùa đông liên tục có các đợt không khí lạnh, cơ thể con người hầu hết không thể thích ứng ngay được, khí huyết âm dương mất cân bằng, vậy nên việc hạn chế chuyện phòng the để điều dưỡng bảo vệ tinh khí và thích ứng với sự thay đổi khí hậu bên ngoài là điều hết sức cần thiết.

Thêm nữa, vào mùa đông, khí hậu giá lạnh tác động vào cơ thể khiến cho sự trao đổi chất và chức năng sinh lý dễ rơi vào trạng thái ức chế, tâm trạng của con người cũng ở vào trạng thái trầm lắng. Tâm trạng không tốt, khí huyết bất an là những yếu tố khiến cho việc hạn chế và cấm kị chuyện phòng the là cần thiết. Y học phương Đông có học thuyết “Cửu khí bách bệnh”, tức là do tâm thần kinh mất điều hoà mà gây ra các trạng thái như tức giận thì khí lên, vui mừng thì khí hoãn, bi thương thì khí mất, lo sợ thì khí xuống, dễ làm tổn thương các tạng can, tâm, tỳ, vị. Lúc này, nếu sinh hoạt chăn gối sẽ dễ gây ra rối loạn khí huyết âm dương.

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, khi giao hợp thì vai trò trực tiếp thuộc vế hai tạng tâm và thận, tạng phế có vị trí gián tiếp giúp đỡ. Phát sinh ham muốn chăn gối là do tâm hoả và thận hoả, tinh dịch sinh ra từ thận thuỷ, mà phế kim lại sinh thận thuỷ. 

Chuyện chăn gối quá độ có thể làm cho hoả của tim và thận thất thoát, lại thêm xuất tinh làm cho âm tinh của thận và phế bị tiêu hao.

“Người biết giữ tinh khí vào mùa đông thì sang xuân không bị bệnh tật” – Sách Nội Kinh. (Ảnh: time.com)

Mùa đông tiết trời giá lạnh, dương khí vốn đã suy kém, hai tạng tâm và phế cũng hư yếu, nếu phòng the quá độ càng dễ làm cho tinh hư thận tổn mà gây ra bệnh tật. Vì thế, vào mùa đông, việc hạn chế chuyện chăn gối là yếu tố quan trọng để tăng cường thể chất, phòng chống bệnh tật, làm chậm quá trình lão hoá. 

Sách Tuân Sinh Bát Tiên có nói: “Sau Đông chí dương khí bắt đầu nảy nở, âm dương giao tinh, vạn vật khí lực còn yếu, lúc này không nên phát tiết”.
Kết quả nghiên cứu của các nhà y học phương Tây trên những con thỏ cho thấy, sau khi giao hợp, nhiễm sắc thể của thỏ nhà có sự biến đổi rõ rệt, thể hiện chức năng của thuỳ não trước bị suy giảm. Tế bào của tuyến yên có chức năng bài tiết hormon sinh trưởng, hormon môn tuyến vỏ thượng thận và tuyến giáp trạng. Các hormon này chính là yếu tố quan trọng để sản sinh năng lượng cho cơ thể trong mùa đông giá lạnh, có vai trò thiết yếu đối với hoạt động của sự sống. Vì vậy, giao hợp thái quá sẽ làm suy giảm chức năng của tuyến yên, suy giảm khả năng chống chọi với giá lạnh của cơ thể vốn dĩ đã dễ suy yếu và thúc đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Ngoài ra, vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, nếu hạn chế sinh hoạt chăn gối thì có thể bảo trì được một nguồn năng lượng quan trọng có tác dụng bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Người xưa không chỉ coi trọng ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết đối với sinh hoạt chăn gối mà còn chỉ rõ vào những thời gian tiết khí đặc thù cũng nên tránh chuyện phòng the. 

Ví như, trong các sách Hoa Đà châm cứu kinh, Quảng tự kỷ yếu, Trường sinh bí quyết, Tuân sinh bát tiên… đều nói rằng: trước và sau Đông chí không nên sinh hoạt chăn gối, bởi lẽ: một là, do trước sau Đông chí thời tiết rất lạnh; hai là, do Đông chí là thời điểm giao thoa chuyển hoá âm dương của giới tự nhiên, khí của âm dương ở vào giai đoạn rối ren bất ổn, khí huyết của con người cũng dễ xảy ra những hỗn loạn tương ứng. 

Hơn nữa, Đông chí là lúc âm đến cực điểm, dương vừa mới sinh. Dương khí vừa mới sinh nên rất yếu ớt, cũng giống như Hạ chí, là lúc hư yếu nhất trong năm, vậy nên tránh chuyện phòng the.

Theo ĐKN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét