- Viêm gan B...

Bài thuốc kỳ diệu của ni sư chữa dứt bệnh viêm gan siêu vi B chỉ với vài nắm lá rừng!
Không những làm cho sức khỏe của bệnh nhân đi xuống, nó còn là một căn bệnh lây lan rất nhanh, lương y – ni sư Diệu Hoa chia sẻ.

Từ một bệnh nhân trở thành một lương y
Chúng tôi gặp lương y – ni sư Nguyễn Kim Cúc, pháp danh Diệu Hoa, 63 tuổi, tại Chùa Pháp Hoa, ấp 7, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khi công việc khám chữa bệnh của bà đã vãn.

Chia sẻ về cơ duyên dẫn dắt mình đến với nghiệp thuốc từ thiện, ni sư Diệu Hoa chia sẻ, bà sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long. Lúc sinh thời, bố của bà cũng là một lương y khá nổi tiếng vùng quê miền Tây này.

Tuy nhiên, bà chỉ thực sự yêu và muốn học thuốc từ biến cố bà bị bệnh thập tử nhất sinh. Bước vào tuổi thanh niên phơi phới sắc, bà cảm thấy khó thở và đau tức ngực, đi khám, các bác sỹ kết luận bà bị bệnh tim.

Cũng vì thường xuyên giao lưu trong giới lương y chữa bệnh từ thiện, bố của bà biết Sư ông – lương y Nguyễn Trí Tài, (tức Hòa thượng Thích Thiện Thắng, nguyên trụ trì chùa Pháp Hoa) một thời nổi tiếng chữa bệnh từ thiện ở Đồng Nai. Ông lập tức đưa con gái mình đến để được thầy chữa bệnh.

Sau khi được sư thầy chữa khỏi bệnh, bà quyết định xin thầy cho được ở lại chùa làm công quả và học nghề thuốc để có thể phụ giúp thầy trong việc chữa bệnh cho những bệnh nhân bị trọng bệnh như mình. Ước nguyện của bà được gia đình và vị sư thầy chấp nhận. Từ đó, bà chuyên tâm học thuốc cùng thầy và tập trung tu tập. “Ngày sư thầy còn sống, khuôn viên nhà chùa luôn đông nghịt người từ khắp nơi đến xin chữa bệnh, vì sư thầy chữa bệnh mát tay và tài giỏi lắm, tôi chỉ phụ giúp thầy thôi. Thầy viên tịch là một mất mát lớn, nhất là đối với bệnh nhân bị bệnh nan y và những bệnh nhân nghèo”, vị ni sư lặng người trong chốc lát.

Bài thuốc từ thiện chữa bệnh viêm gan B

Sau gần 30 năm phụ sư thầy cũng như độc lập chữa bệnh, số bệnh nhân lương y – ni sư chữa hết bệnh không biết bao nhiêu mà kể, bà cũng không để tâm nhiều về điều đó. Thế nhưng, về bệnh viêm gan B, trường hợp anh Nguyễn Tiến Quân, 37 tuổi, một thầy giáo, ở Đồng Nai là bà nhớ nhất. Anh Quân bị bệnh siêu vi B nặng còn mắc cả men gan cao. Được lương y – ni sư Diệu Hoa hốt thuốc, chữa bệnh, một thời gian sau anh Quân đã khỏi bệnh. Đến bây giờ, thi thoảng anh Quân vẫn đến đây hốt thuốc uống để tăng cường sức khỏe.

Bảng hiệu được nhà chùa cho chưng từ ngoài đường để bệnh nhân biết

Về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm gan B, ni sư Diệu Hoa chia sẻ, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thì nhiều, di truyền từ mẹ sang con là một trong những nguyên nhân. Một nguyên nhân khác nữa là lây truyền qua đường tình dục. Và việc ăn uống không hợp vệ sinh và nhiều hóa chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến căn bệnh.

Bài thuốc trị bệnh viêm gan B của lương y – ni sư Diệu Hoa gồm hoàn toàn những cây thuốc nam, do bệnh nhân tự kiếm hoặc mạnh thường quân giúp đỡ.

Bài thuốc gồm những dược liệu chính sau: 
- Cây gáo lông, cây diệu hạ châu (tên dân gian là cây chó đẻ)
- Cây cỏ sước
- Cây cỏ mực
- Cây muồng trầu
- Lá trinh nữ hoàng cung. 

Trong đó, cây gáo lông: tác dụng giải độc gan; cây chó đẻ: đặc trị các bệnh về gan; cây cỏ sước: làm cho mát gan, hạ men gan, lọc máu mỡ; cây cỏ mực: làm cho mát gan và làm lành vết thương; lá trinh nữ hoàng cung: (đánh tan khối u) và thêm một vị thuốc Bắc là hổ trường căn.

Tuy nhiên, bài thuốc trên chỉ dùng cho những bệnh nhân mới đầu phát bệnh. Còn những bệnh nhân bị bệnh lâu năm thì thêm một số vị như củ mướp gai, phục linh nam, cây lưỡi rắn. Bởi, khi bị bệnh lâu năm, sự viêm nhiễm trong gan sẽ trở nên nặng, và những dược liệu này sẽ làm tiêu viêm và giải độc gan.

Bài thuốc cũng còn dựa vào thể trạng và từng trường hợp bệnh của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị bệnh viêm gan mà còn bị thêm các căn bệnh khác nữa thì bài thuốc sẽ phải gia giảm cách khác cho phù hợp với căn bệnh của họ.

Cùng với việc điều trị, lương y – ni sư Diệu Hoa khuyên nhủ bệnh nhân nên kết hợp phương pháp ăn uống điều độ, hợp lý thì hiệu quả căn bệnh sẽ cao hơn. 

Một loại hoa quả bệnh nhân viêm gan B nên dùng và có tác dụng phụ giúp điều trị căn bệnh rất tốt đó là chuối sứ. 

Bệnh nhân nên ăn chuối sứ, mỗi ngày từ 1 – 3 trái, sẽ có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị căn bệnh.

Ai không có kinh nghiệm bóc thuốc có thể trực tiếp đến địa chỉ chùa để được điều trị!



Viêm gan siêu vi B là gì?
Cái tên viêm gan siêu vi B đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người rồi. Thế nhưng, hiếm người tìm hiểu thật kỹ về cơ chế lây bệnh cũng như mức độ nguy hiểm và cách điều trị triệt để căn bệnh này.


Những thông tin cần biết về bệnh viêm gan siêu vi B để bạn chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất nhé!

Viêm gan siêu vi B là căn bệnh thường gặp và là mối quan tâm sức khỏe hàng đầu của tất cả mọi người. Viêm gan B khá phổ biến ở các nước đang phát triển như Châu Phi, hầu hết Châu Á và Vùng Thái Bình Dương.

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm siêu vi B trong dân số Việt Nam lên tới 15-20%, có nơi tới 25%. Nếu không chữa trị bệnh kịp thời sẽ có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. 

Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra. Virus viêm gan siêu vi B sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của gan khiến gan không thải được các chất độc hại ra ngoài cơ thể, không thực hiện được trao đổi máu trong cơ thể, tế bào gan bị tổn thương. 

Một khi mắc bệnh, chức năng gan suy giảm gây ra hệ lụy đối với nhiều cơ quan khác trong cơ thể dẫn đến xuất hiện một loạt bệnh có thể nguy hiểm cho tính mạng con người. 

Bệnh viêm gan siêu vi B do virus viêm gan B (HBV = Hepatitis B virus) gây ra. Sau khi nhiễm, siêu vi theo đường máu đến gan nhưng HBV tự nó không gây tổn thương gan trực tiếp, mà do hoạt động của hệ miễn dịch chống lại HBV trong tế bào gan. 

HBV bao gồm phần lõi ở trung tâm và lớp vỏ bao phủ bên ngoài. Lớp vỏ chứa một protein mang tên kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg = hepatitis B surface antigen). Phần lõi chứa HbcAg (hepatitis B core antigen), HBeAg (hepatitis B e antigen), HBV DNA và DNA polymerase. 

Nhiễm siêu vi B mạn tính là nguyên nhân thường nhất đưa đến tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan. Hiện nay trên toàn thế giới, có 350 triệu người bị viêm gan mạn tính. Người Á Châu có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi gan B cao nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc. Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, khoảng 15% dân số, tức khoảng 10-12

Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.



Nhiều người bị nhiễm bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.

Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.

Bệnh viêm gan B ảnh hưởng như thế nào?

Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.

Bệnh viêm gan B lây lan như thế nào?

Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể của quy vị qua vết cắt hoặc chỗ hở khác, quy vị rất dễ có nguy cơ mắc bệnh.
HBV là loại siêu vi sống rất dai; thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô trong nhiều ngày! Chính vì vậy rất dễ nhiễm HBV nếu bạn sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người đã nhiễm bệnh hoặc nếu máu hoặc chất dịch cơ thể có siêu vi HBV đã tiếp xúc với một vết thương hở miệng hoặc da bị bong. Chính vì vậy những em bé sinh ra đã có mẹ mắc bệnh, dễ có nguy cơ mắc bệnh vì các em tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.

HBV cũng lây lan dễ dàng qua dụng cụ y tế, ví dụ như kim tiêm và ống tiêm sử dụng lại hoặc không tiệt trùng đúng cách. HBV cũng có thể lây lan qua lượng máu nhỏ trong dụng cụ chích ma túy, cottons, và các dụng cụ khác được dùng để chích ma túy.

Các vật dụng khác tiếp xúc với máu và có thể làm lây lan siêu vi là dao cạo râu, bông tai hoặc bàn chải đánh răng, và các dụng cụ để xăm mình và xâu khuyên trên người.


Cách ngừa bệnh viêm gan B

Có một loại siêu vi rất an toàn và hiệu quả, có thể ngừa bệnh viêm gan B. Loại thuốc này được cho dùng theo đợt ba mũi chích ngừa. Các viên chức y tế khuyến cáo nên chích ngừa loại thuốc này cho trẻ sơ sinh khi ra đời, và tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều nên đi chủng ngừa. Họ cũng khuyến cáo rằng những người lớn dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do công việc hoặc tiếp xúc với người bạn tình hoặc người nhà đã mắc bệnh đều nên đi chủng ngừa.

Nhờ có chủng ngừa, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính tại Hoa Kỳ đã giảm 78% trong 15 năm qua. Tuy nhiên, bệnh HBV vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người lớn không đi chủng ngừa, số người này chiếm 95% trong số khoảng 51,000 trường hợp mới mắc bệnh HBV trong năm 2005. 

Chính vì vậy việc người lớn đi chủng ngừa là rất quan trọng.
Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa HBV bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
- Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
- Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh Những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm gan?

Viêm gan có thể do độc chất, một số loại thuốc, uống nhiều rượu bia, vi khuẩn, virus, hoặc trong một vài bệnh lý (bệnh tích lũy đồng, bệnh tích lũy sắt, bất thường hệ thống miễn dịch, ...). Ngày nay, được nhắc tới nhiều hơn cả là viêm gan do virus, viêm gan do rượu.

Viêm gan virus là gì?
Viêm gan virus là bệnh viêm gan do virus gây ra. Hiện nay, người ta đã biết có 6 loại virus gây viêm gan, gọi tên là virus viêm gan A, B, C, D, E, G. Trong đó, viêm gan virus A, B, C là phổ biến hơn cả. Viêm gan virus B và C được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay, vì có thể gây ra xơ gan, ung thư gan.

Ngoài 6 loại virus kể trên, còn có những loại virus khác đôi khi cũng làm viêm gan, ví dụ như CMV (cytomegalovirus), virus Herpes, virus Epstein Barr, ...


Viêm gan A, viêm gan B, và viêm gan C là những bệnh do 3 loại virus khác nhau gây ra. Mặc dù 3 loại viêm gan này có một số triệu chứng giống nhau, nhưngchúng có những kiểu lây truyền khác nhau và ảnh hướng tới gan khác nhau.

Viêm gan A chỉ xảy ra cấp tính và là nhiễm trùng mới mắc phải, và không trở thành mãn tính. Người bị viêm gan A thường khỏi bệnh mà không phải điều trị.

Viêm gan B và viêm gan C có thể cũng bắt đầu biểu hiện như nhiễm trùng cấp tính, nhưng ở nhiều người virus sẽ còn duy trì trong cơ thể, hệ quả là bệnh chuyển thành mãn tính cùng những vấn đề lâu dài đối với gan.


Hiện có vaccine để phòng ngừa viêm gan A và B, nhưng chưa có vaccine ngừa viêm gan C.

Người từng mắc một dạng viêm gan virus trước đây vẫn có thể nhiễm thêm các dạng virus khác.

Viêm gan siêu vi B cấp là gì?

Là tình trạng tổn thương viêm của gan kéo dài trong thời gian ngắn (dưới 6 tháng), do virus viêm gan B gây ra. Trong nhiều trường hợp, virus sẽ còn duy trì trong cơ thể và bệnh chuyển thành mãn tính.

Thế nào là "nhiễm virus viêm gan B mãn"?
Là tình trạng virus viêm gan B còn tồn tại lâu dài trong cơ thể ( > 6 tháng).

Trường hợp nào thì viêm gan B cấp trở thành mãn tính?

Nguy cơ viêm gan B cấp trở thành mãn tính phụ thuộc vào độ tuổi bị nhiễm virus. Người bị nhiễm virus viêm gan B càng trẻ tuổi thì nguy cơ bệnh chuyển thành mãn tính càng cao.

Khoảng 90% trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B sẽ chuyển thành mãn tính. Nguy cơ giảm dần theo độ tuổi, khi trẻ lớn tuổi hơn. 

Khoảng 25-50% trẻ nhiễm virus viêm gan B trong độ tuổi từ 1- 5 (tuổi) sẽ chuyển thành mãn tính.

Cứ thêm 5 năm tuổi thì nguy cơ giảm đi thêm 6-10%.

Viêm gan B lây truyền như thế nào?

Viêm gan B lây truyền khi máu, tinh dịch, hoặc dịch cơ thể khác (đã nhiễm virus viêm gan B) xâm nhập vào cơ thể người chưa bị nhiễm. Có thể bị nhiễm virus viêm gan B khi:
- Khi sinh (lây truyền virus từ người mẹ đã nhiễm virus viêm gan B sang cho con trong khi sinh)
- Quan hệ tình dục với người đã nhiễm virus viêm gan B
- Dùng chung kim tiêm, hoặc thiết bị tiêm thuốc khác với người nhiễm virus viêm gan B
- Dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người nhiễm virus viêm gan B
- Tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các vết thương hở của người nhiễm virus viêm gan B
- Tiếp xúc với các vật sắc nhọn có dính máu của người nhiễm virus viêm gan B 

Virus viêm gan B có thể sống bao lâu ở bên ngoài cơ thể ?

Virus viêm gan B có thể sống ngoài cơ thể ít nhất là 7 ngày. Trong suốt khoảng thời gian này, virus vẫn có thể gây bệnh cho người nếu xâm nhập được vào cơ thể của người chưa bị bệnh.

Ai có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B?

- Những trẻ sơ sinh từ mẹ bị nhiễm virus viêm gan B
- Những người có nhiều bạn tình
- Người có bạn tình/ vợ / chồng bị nhiễm virus viêm gan B
- Người có quan hệ đồng tính nam
- Người tiêm chích thuốc (ma túy)
- Nhân viên y tế hoặc nhân viên an ninh xã hội có tiếp xúc với máu, hoặc dịch cơ thể có dính máu của người nhiễm virus viêm gan B
- Những bệnh nhân lọc máu định kì

Triệu chứng của viêm gan B ?
Sự xuất hiện của các triệu chứng dao động theo độ tuổi. Hầu hết trẻ dưới 5 tuổi, hoặc những người trưởng thành bị ức chế miễn dịch mới mắc bệnh thì đều không biểu hiện triệu chứng. Trong khi đó, khoảng 30-50% người độ tuổi ≥ 5 thì biểu hiện những dấu hiệu, triệu chứng ban đầu, có thể bao gồm:
- Sốt - Đau bụng
- Mệt mỏi - Nước tiểu sậm màu
- Chán ăn - Phân bạc màu
- Mắc ói - Đau khớp
- Nôn ói - Vàng da

Kể từ khi bị nhiễm virus viêm gan B, sau bao lâu thì xuất hiện triệu chứng?

Thông thường, triệu chứng xuất hiện sau 90 ngày (3 tháng). Tuy nhiên, triệu chứng bệnh có thể biểu hiện trong khoảng thời gian từ 6 tuần - 6 tháng kể từ khi nhiễm virus viêm gan B.

Các triệu chứng viêm gan B cấp tính kéo dài trong bao lâu?

Triệu chứng thường kéo dài vài tuần. Nhưng cũng có những bệnh nhân viêm gan B cấp có biểu hiện triệu chứng kéo dài tới 6 tháng.

Người bị viêm gan B không có triệu chứng liệu có thể lây bệnh cho người khác không?
Có. Nhiều người bị viêm gan B mà không có triệu chứng. Tuy nhiên, những người này vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Viêm gan siêu vi B mạn biểu hiện (triệu chứng) như thế nào ?

Một số bệnh nhân duy trì những biểu hiện (triệu chứng) tương tự như viêm gan B cấp. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân viêm gan B mạn tính không có biểu hiện triệu chứng nào trong khoảng 20-30 năm.

Khoảng 15-25% bệnh nhân viêm gan B mạn sẽ bị những biến chứng nặng nề về gan như xơ gan, ung thư gan. Kể cả khi mới bị xơ gan giai đoạn sớm, nhiều bệnh nhân vẫn chưa thấy biểu hiện triệu chứng gì, mặc dù khi đó các xét nghiệm chức năng gan đã có biểu hiện bất thường.


Làm sao để biết tôi có bị viêm gan B hay không?

Do viêm gan B thường không biểu hiện triệu chứng, nên để biết có bị viêm gan B hay không thì cần tới các trung tâm y tế, bệnh viện để được làm một số xét nghiệm máu. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể cho bạn biết
- Bạn bị viêm gan B cấp tính hay mãn tính
- Hoặc bạn đã từng nhiễm virus viêm gan B nhưng đã tự khỏi bệnh
- Hoặc bạn đã có miễn dịch (có kháng thể) chống lại virus viêm gan B nên không cần chích ngừa
- Hoặc bạn cần phải đi chích ngừa virus viêm gan B

Viêm gan B mạn tính có nguy hiểm không?
Viêm gan B mạn tính là bệnh nguy hiểm, vì có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và tử vong.

Điều trị viêm gan B cấp như thế nào?

Trong giai đoạn bị viêm gan B cấp, người bệnh cần được nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý. Một số bệnh nhân cần nhập viện. Một số trường hợp cần dùng thuốc điều trị - điều này được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa Gan.

Điều trị viêm gan B mạn như thế nào?

Người bị viêm gan B mạn cần được theo dõi định kì bởi bác sĩ chuyên khoa Gan. Việc theo dõi định kì là cực kì quan trọng.

Không phải trường hợp nào cũng phải uống thuốc. Tùy thuộc tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng thuốc để điều trị khi cần. Hiện nay có những thuốc điều trị viêm gan B mạn rất hiệu quả.


Tại sao có bệnh nhân mang virus viêm gan B mà bác sĩ lại không kê thuốc gì?

Khi virus xâm nhập vào gan, sẽ diễn ra sự tương tác giữa virus và cơ thể, do đó người mang virus viêm gan B có thể trải qua nhiều giai đoạn bệnh khác nhau: có giai đoạn không phải uống thuốc, có giai đoạn phải uống thuốc hoặc chích thuốc để điều trị.

Nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn không phải uống thuốc thì cần tái khám định kì mỗi 3-6 tháng, để làm các xét nghiệm cần thiết đánh giá tình trạng bệnh, khi thấy bệnh chuyển sang giai đoạn cần phải điều trị bằng thuốc thì được điều trị kịp thời, tránh để trễ dẫn tới xơ gan, ung thư gan và tử vong. Việc nhận định chính xác thời điểm cần điều trị là vấn đề tương đối phức tạp, đòi hỏi người thầy thuốc phải cân nhắc rất tỉ mỉ.

Người bệnh đang ở giai đoạn không phải uống thuốc thì cần tuyệt đối hạn chế rượu bia, tránh sử dụng các thuốc chứa CORTICOSTEROID, không tự ý dùng các thuốc cây-cỏ mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Người bị viêm gan B mạn tính phải làm thế nào để bảo vệ tốt lá gan của mình?Những người bị việm gan B mạn tính cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực viêm gan. Nên tránh uống rượu bia (để hạn chế tổn thương thêm cho gan). Khi dùng thêm bất cứ thuốc gì cũng cần được tư vấn bởi bác sĩ, để tránh những thuốc gây hại cho gan, đặc biệt là các thuốc chứa CORTICOSTEROID.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tấn Cường, Giám đốc y khoa Bệnh viện Quốc tế Thành Đô cho biết, ước tính hiện có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B. Bệnh viêm gan siêu vi B thường phát triển theo các giai đoạn: viêm gan siêu vi B cấp, viêm gan siêu vi B mạn và những người lành nhưng mang mầm bệnh trong cơ thể.

Viêm gan siêu vi B cấp thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Người bị bệnh nặng hơn có thể gặp các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm.

Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính thì người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B mạn tính là xơ gan với các biến chứng như có dịch trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa, ung thư.

Khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tại Việt Nam 60-70% ca ung thư gan có nhiễm virrus B, 20% nhiễm virus C.

Những người lành mang mầm bệnh là khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B nhưng không có dấu hiệu hay triệu chứng viêm gan nào biểu hiện. Virus có thể ở trong cơ thể suốt đời, nhưng cũng có một lúc nào đó nó phát triển thành bệnh trong người và lây truyền cho người khác. Vì vậy cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.

Tùy theo quyết định của bác sĩ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực để loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ định kỳ nhằm đào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan những người lành có mang mầm bệnh.

Những người lành nhưng mang mầm bệnh viêm gan B trong cơ thể nên đi khám bác sĩ định kỳ. Ảnh minh họa: Lê Phương.

Các loại thuốc sử dụng trong điều trị:

- Interferon: Có hiệu năng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virus. Khi dùng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt... TTuy nhiên, giá thuốc cao và thời gian điều trị lâu dài, vì vậy chỉ thích hợp với những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả.

- Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Thời gian đạt được mục tiêu này phụ thuộc vào từng người, ít nhất là một năm trở lên và tái phát còn có thể dùng lại. Hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% vì thế không được chỉ định nhiều nhưng cũng có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc.

- Adefovir, entecavir, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.

- Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU và Mỹ đưa vào sử dụng vào năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.

- Phối hợp các loại thuốc: Gần đây, nghiên cứu về việc phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B bằng cách phối hợp chất tăng cường miễn dịch (interferon - pegylat) với chất kháng virus (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng riêng lẻ mỗi thuốc. Tuy nhiên phối hợp hai chất kháng virus thì cho kết quả không đều, chưa ổn định và làm tăng chi phí điều trị nên chưa áp dụng trên lâm sàng.

Lời khuyên dành cho người viêm gan siêu vi B

- Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu là người lành mang mầm bệnh, nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có dấu hiệu xơ gan nên giảm muối trong chế độ ăn.

- Thay đổi lối sống: Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh, vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân trong quan hệ tình dục.
Cần chú ý để tránh lây nhiễm cho người khác

- Khi phát hiện bị nhiễm siêu vi thì cần xét nghiệm để tầm soát đối với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái.

- Phụ nữ có thai khi bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Cần phải chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm.

- Hiện nay đã có văcxin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp phòng ngừa như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, tránh làm lây máu khi bị vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Phụ nữ có thai vào tháng thứ 6 đều cần phải được tầm soát trước về virus viêm gan.

Trên thế giới ước tính có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B, gọi tắt là HBV. Trong số 250 triệu người nhiễm HBV mạn tính của châu Á - Thái Bình Dương thì Việt Nam chiếm tới 10 - 14%. Hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao của thế giới (từ 8 - 12%). Trong đó, 10 - 15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mạn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan.

HBV (hepatitis B virus) là loại virus duy nhất có cấu trúc AND có khả năng lây truyền chủ yếu qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Khả năng lây lan của HBV mạnh gấp 100 lần virus HIV. 

Vì vậy, chỉ cần một xây xát nhỏ trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với máu người nhiễm virus (kim tiêm, kim châm cứu, dụng cụ y tế, cắt móng tay, bàn chải đánh răng...) cũng là lối vào rất thuận lợi cho mầm bệnh.Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virus HBV cũng đều trở thành người bệnh. Điều này còn tùy thuộc vào khả năng tự bảo vệ của từng cơ thể. Có nhiều người đã chung sống với HBV cả đời nhưng không hề bị viêm gan.

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1,5 - 3 tháng và có khả năng trở thành mạn tính (5% ở người lớn và 100% ở trẻ em). Ngoài các biểu hiện lâm sàng dễ nhận thấy (đau, sốt, vàng da), việc chẩn đoán bệnh chủ yếu phải căn cứ vào các xét nghiệm huyết thanh.

Phòng bệnh và điều trị

- Tiêm chủng vaccin: Sau khi tiêm vaccin, để đánh giá được hiệu quả bảo vệ của chúng cần làm xét nghiệm anti-HBsAg để phát hiện kháng thể chống virus đã được hình thành. Khi người bệnh xét nghiệm HbsAg(+) thì không được tiêm vaccin nữa. Hiện Việt Nam đã có vaccin viêm gan thế hệ III mới nhất Sci-B-Vac có độ an toàn và tính hiệu quả cao hơn trước rất nhiều.

- Tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ có thể gây xây xát da, niêm mạc (dao cạo, bàn chải răng, dụng cụ y tế... hoặc truyền máu) để tránh lây lan từ người bệnh.

- Quan hệ tình dục có bảo vệ có thể ngăn chặn sự lây nhiễm HBV.
Khi nhiễm bệnh, cần tăng cường sức khỏe và tính đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn. Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự sinh sôi, nhân lên của virus hoặc các chất làm rối loạn quá trình tổng hợp, tự nhân lên của virus. Trong điều trị, các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc có tác dụng điều hòa cơ chế miễn dịch; bảo vệ và tăng cường chức năng gan (như Artichaux, Methionin, Arginin, Ornithine Silymarin, Nissen, Omitan, các vitamin B, C, E...).

Hiện nay các loại thuốc mới như Zeffix, Hepsera (10 mg/ngày), VEGF-1, HAP... có tác dụng tốt chống lại viêm gan B mạn tính và tương đối rẻ hơn.

Các bài thuốc cổ truyền:

+ Thuốc nam Siro Hebevera với thành phần chủ yếu là cây chó đẻ răng cưa, cà gai leo đã góp phần chữa khỏi được 27 - 59% người bị nhiễm HBV.

+ LIV-94 là loại thuốc bổ gan tiêu độc hoàn toàn từ dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm thành công và bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị viêm gan.

- Hạn chế uống rượu vì rượu không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình sao chép, sinh sản của virus viêm gan nên làm tăng nhanh số lượng virus có trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.

Bệnh viêm gan là một loại bệnh khó chữa khỏi và để lại nhiều di chứng về lâu dài nên việc phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Virus viêm gan có thể lây truyền được cho trẻ qua nhau thai của người mẹ. Do vậy, nếu mẹ bị viêm gan thì chưa nên sinh con. Trường hợp có thai rồi mới nhiễm bệnh thì cần sử dụng các biện pháp tiêu diệt virus hữu hiệu hơn vì tỷ lệ lây cho con là 44 - 94%.


Ts Bùi Mạnh Hà



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét