- Những câu chuyện đầu thai ly kỳ trên thế giới

Nhiều đứa trẻ sinh ra có thể nhớ được chính xác những việc liên quan với mình từ kiếp trước. 


Điều này đến nay khoa học vẫn chưa thể giải thích nổi.Vừa biết nói đã kể tường tận về cuộc sống 2 chị gái đã chết

Vợ chồng anh John Pollock và chị Florence sống tại Hexham, Anh quốc từng có 2 cô con gái Joanna 11 tuổi và Jacqueline 6 tuổi. Nhưng không may, 1 tai nạn năm 1957, đã cướp đi sinh mạng 2 cô gái nhỏ.
Một năm sau đó, chị Florence mang thai và đẻ sinh đôi 2 bé gái được đặt tên là Gillian và Jennifer.

Bất ngờ là ngay từ lúc con gái chào đời John phát hiện bé Jennifer có vệt màu trắng trên trán giống y như vết sẹo trên trán của Jacqueline do bị ngã xe đạp, kỳ lạ hơn Jennifer cũng có một cái bớt trên chân y như chị gái.

Ảnh 2 bé gái song sinh Gillian và Jennifer

Tuy nhiên, khoảng 4 tuổi, Gillian và Jennifer trở lên rất lạ. Chúng thường xuyên kể cho bố mẹ nghe tường tận cuộc sống của 2 chị gái trước đây như ngôi trường mà 2 chị gái đã theo học, tên món đồ chơi Joanna và Jacqueline từng rất thích.

Đáng sợ hơn, Gillian còn kể cho mẹ nghe chi tiết vụ tai nạn kinh hoàng đã làm 2 chị gái đã chết trước đó rằng máu chảy ra từ mắt Joanna và Jacqueline bởi vì đó là vị trí mà xe tải tông thẳng vào.
Vợ chồng Jonh khẳng định chưa bao giờ đề cập hay kể cho chúng nghe về quá khứ đau buồn và về 2 chị gái đã mất.

Đứa trẻ là đầu thai của phi công máy bay Thế chiến II
Cha mẹ của cậu bé James Leininger cảm thấy rất khó hiểu khi cậu con trai 2 tuổi của họ bắt đầu hét lên mọi người ớn lạnh như, 'máy bay bốc cháy! Rất ít người có thể thoát ra!' .

Điều này xảy ra trong những cơn ác mộng lặp đi lặp lại của cậu bé, từ khi mới chỉ là một đứa trẻ bình thường với những câu nói rời rạc.

Cựu phi công và cậu bé 'kiếp sau' của mình

Lớn hơn 1 chút, James kể với cha mẹ mình về cuộc đời của cựu phi công máy bay chiến đấu bị bắn hạ bởi đội pháo binh Nhật Bản.

James cũng nói với cha mình tên của tàu sân bay nơi ông cất cánh là Natoma và tên người đồng nghiệp đã bay cùng anh là Jack Larson.

Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra rằng cả Natoma và Jack Larson đều có thật. Natoma là một tàu sân bay nhỏ ở Thái Bình Dương và ông Larson hiện đang sống tại Arkansas.

Cậu bé vạch mặt kẻ sát nhân tiền kiếp
Khi biết nói, 1 cậu bé ở Thổ Nhĩ Kỳ cứ khăng khăng đòi được gọi với cái tên Selim Fesli thay vì cái tên Semih Tutusmus mà bố mẹ đặt cho cậu.

Cậu bé này còn khiến người khác kinh sợ khi nói rằng cậu cậu là sự đầu thai của Fesli.

Ảnh minh họa

Để chứng minh điều này, cậu chỉ ra được những sự việc liên quan đến Fesli, điều này đã được kiểm chứng bởi người vợ trước đây của Fesli.
Thậm chí, cậu bé này còn nói rõ nguyên nhân cái chết ở 'kiếp trước' của mình và chỉ ra tên của kẻ sát nhân.

Người hàng xóm của anh, Isa Dirbekli, đã phải thừa nhận với cảnh sát rằng anh ta đã bắn chết Fesli trong 1 cuộc đi săn.

Cậu bé Cameron Macaulay (Ảnh:thesun.co.uk)

Cậu bé Cameron Macaulay ở thành phố Glasgow (Anh) thường xuyên khiến mẹ mình sởn gai ốc khi vẽ những bức tranh về một ngôi nhà màu trắng bên bờ biển Barra và nói rằng đó là nơi mà kiếp trước mình từng sống ở đó.

Cô Norma, mẹ Cameron cho biết từ khi biết nói Cameron luôn cố gắng kể về câu chuyện thời thơ ấu của mình trên đảo Barra và những người thân trước kia của cậu, đó là một cuộc sống luôn đầy ắp tiếng cười chứ không buồn tẻ như hiện tại.

Cameron còn miêu tả chi tiết trong ngôi nhà “cũ” của cậu có 3 nhà vệ sinh, bố cậu là Shane Robertson đã mất, còn mẹ là một người hay cười. Cậu bé thường xuyên khóc và đòi được về nhà thăm bố mẹ mình. Nhưng vì một phần nghĩ Cameron bịa chuyện, một phần vì không dư dả nên Norma không thể đáp ứng ngay yêu cầu của con. Cho tới tháng 2/2006, được sự tài trợ của một kênh truyền hình, mẹ con Cameron và tiến sỹ Jim Tucker, chuyên nghiên cứu về các trường hợp đầu thai kỳ lạ, đã tới đảo Barra.

Vừa tới nơi, Cameron đã lập tức nhận ra căn nhà quen thuộc từ xa. Quả nhiên, trong nhà có 3 nhà vệ sinh đúng như Cameron từng tả và chủ của ngôi nhà này họ Robertson, tuy nhiên từ khi ông này qua đời, người trong gia đình đã chuyển đi nơi khác ở.

Không giống với Cameron được “đầu thai” tới một nơi xa xôi, cậu bé Rakesh ở Ấn Độ lại được “đầu thai” vào chính người em trai của mình.

Năm 13 tuổi, cậu bé Rakesh, con trai của anh Chaudharys đã lâm vào trạng thái hôn mê bất tỉnh sau một vụ tai nạn vào ngày 29/4/2005. Vợ anh Chaudharys, chị Maniben đã đau khổ đến nỗi không làm chủ được bản thân và bắt đầu gặp ảo giác. Chị nói với chồng mình rằng, Rakesh đang đứng trước mặt chị và muốn nói lời từ biệt, cậu bé hứa sẽ quay trở lại nếu chị nở một nụ cười. Chaudharys đã thuyết phục vợ bình tĩnh và chia tay con trai sau khi cuộc đối thoại giữa hai mẹ con kéo dài khoảng 1 tiếng. Vài phút sau đó, bệnh viện gọi điện thông báo Rakesh đã qua đời.

Rakesh (trái) qua đời ngày 3/5/2005 và Rakesh (phải), 2 tuổi chào đời ngày 22/4/2006. (Ảnh: Timesofindia)

Ngày 22/4/2006, Maniben sinh hạ một bé trai và cũng đặt tên là Rakesh. Thật kỳ lạ là cậu bé giống hệt người anh trai quá cố của mình từ dáng vẻ tới tính cách, thậm chí là nhận ra những người cậu chưa từng gặp. 

Trong một lần đưa bé Rakesh về quê chơi, cậu bé đã gọi tên Anila, chị họ của mình và kéo Anlia tới cái cây mà trước kia hai người từng chơi . Anlia (15 tuổi) là bạn của Rakesh anh.Điều đó khiến vợ chồng anh Chaudharys tin rằng Chúa đã trao trả lại Rakesh cho họ.

Cũng giống như vợ chồng Chaudharys, nỗi đau khổ tột độ khi mất đi một người con và niềm hạnh phúc khi sinh thêm được một người con khác khiến bà Olga Leonicheva (Nga) có linh cảm rằng con mình đã được đầu thai. Bà luôn khẳng định rằng cậu con trai đầu lòng chết khi mới 19 tuổi đã được đầu thai vào đứa con gái mới sinh bởi trước đó con trai bà, Dmitriy thường xuyên xuất hiện trong những giấc mộng mị kỳ quái và hứa rằng sẽ có ngày trở lại trong hình hài một bé gái.

Dmitriy là con riêng của Olga Leonicheva với người chồng thứ nhất. Từ khi Olga tái hôn và có thêm một cậu con trai nữa, Dimitriy thường xuyên tỏ ra xa lánh với cha dượng và người em cùng mẹ khác cha của mình, thậm chí cậu cũng không hòa đồng với những đứa trẻ cùng trang lứa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp trung học, cậu đã gia nhập quân đội phục vụ tận miền Viễn Đông. Cuộc sống hà khắc trong quân đội và thường xuyên phải chịu cảnh đánh đập khiến Dmitriy rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng và đã đào ngũ 2 năm sau đó. Cậu đã treo cổ tự tử trước cửa nhà khi mẹ và cha dượng đi ra ngoài có việc. Olga tưởng chừng như không sống nổi và đã hai tìm cách quyên sinh sau cái chết bí ẩn của con trai.

Hai năm sau đó, đúng vào ngày sinh của Dmitriy (26/1/2006), Olga đã sinh hạ một bé gái đặt tên là Kseniya mặc dù bác sỹ đã chẩn đoán bà sẽ sinh vào ngày 15/1. Kỳ lạ hơn là bà đỡ bé Kseniya cũng chính là bà đỡ đã đón Dmitriy 21 năm về trước. Vì thế, Olga càng tin tưởng rằng đứa bé này chính là Dmitriy cho dù Kseniya không có đặc điểm nào giống người anh quá cố của mình.

James Leiniger

Ở độ tuổi rất trẻ, cậu bé James Leininger bắt đầu nhớ đến cuộc sống của mình khi làm phi công máy bay chiến đấu hải quân. Những chiếc máy bay là đồ chơi ưa thích của James, nhưng sau một thời gian nó đã trở thành cơn ác mộng. James thường xuyên bị mất ngủ và nói không dứt về những chiếc máy bay chiến đấu, các loại vũ khí và cả tai nạn đáng sợ xảy ra với mình. Đối với một đứa trẻ chỉ thích theo dõi các chương trình thiếu nhi trên truyền hình, James đã chỉ cho mẹ thấy hoạt động của máy bay chiến đấu khi đó cậu bé mới chỉ 3 tuổi.


Đứa trẻ cũng thường xuyên nói với cha mình rằng cậu từng cất cánh từ một chiếc thuyền được gọi là Natoma và được các đồng đội gọi với cái tên thân thuộc Jack Larson. Tàu Natoma thực chất là một con tàu Thái Bình Dương và Larson hiện vẫn còn sống. Sau khi James kể lại câu chuyện mình bị giết trên trên chuyến tàu ở Iwo Jima, cha của James đã phát hiện ra phi công tên là James M. Huston Jr đã chết ở đó. Điều đặc biệt kỳ lạ là cậu bé James bắt đầu vẽ những ký tự như “James 3”. Gia đình của James đã liên lạc với chị gái của Huston và gửi bức tượng bán thân cùng chiếc mô hình máy bay được trả lại cho cô sau cái chết của người anh trai.

Ruth Simmons
Một trong những câu chuyện đầu thai nổi tiếng nhất phải kể đến đó là trường hợp của Ruth Simmons. Vào năm 1952, cô đã trải qua nhiều buổi thôi miên, trong đó bác sĩ chuyên khoa, Morey Bernstein, gợi nhớ cho trở về thời kỳ lúc cô sinh con. Tuy nhiên lúc này, Ruth Simmons đột nhiên nói chuyện bằng giọng Ailen và nhớ chi tiết cụ thể về cuộc sống của mình với cái tên Bridey Murphy – sống ở Belfast, Ireland vào thế kỷ 19. Không nhiều những điều cô nói có thể được xác nhận.

Nhưng, cô đã nhớ lại hai người mà cô thường xuyên mua thực phẩm là ông John Carrigan và ông Far. Đặc biệt, thư mục thành phố cho biết hồi những năm 1865-1866 có tên hai người đàn ông này bán đồ thực phẩm. Những câu chuyện của người phụ nữ này sau đó được chuyển thể thành bộ phim vào năm 1965 với tựa đề"Tìm kiếm Bridey Murphy".

The Barra Boy
Cameron Macauley sinh ra tại Glasgow, Scotland. Bắt đầu lên hai tuổi, ông thường nói với mẹ về câu chuyện kỳ lạ ở hòn đảo được gọi là Barra, ngoài khơi bờ biển phía tây Scotland. Ông kể về ngôi nhà màu trắng và bãi biển nơi những chiếc máy bay có thể hạ cánh. Ngoài ra còn có một con chó màu đốm đen trắng. Tên cha ông là Shane Robertson – thiệt mạng trong tai nạn xe hơi. Ngôi nhà màu trắng được Macauley tái hiện lại trên cát. Ngoài ra, ông còn kể câu chuyện về người mẹ đã mất tích của mình.

Thấy con trai ngày càng trở nên u sầu và cảm giác bứt rứt khó tả, mẹ của ông đã quyết định đưa Macauley đến thăm hòn đảo. Chuyến bay đó kéo dài một giờ đồng giờ. Máy bay hạ cánh trên bãi biển. Đập vào mắt mọi người lúc đó là ngôi nhà màu trắng thuộc khu đất sở hữu của Robertsons, một con chó đen trắng trong bức ảnh gia đình và một chiếc xe hơi đúng y những gì cậu bé Cameron đã nói đến. Nhưng không có bất cứ ai nhớ về Shane. Cameron đã chỉ ra tất cả các đặc thù của ngôi nhà. Khi ngày càng già hơn, ông dần bị mất trí nhớ, nhưng ông vẫn tin rằng cái chết không phải là hết. Câu chuyện trên được đài truyền hình Anh ghi hình lại thu hút rất đông độc giả theo dõi.
.
Parmod Sha
Parmod Sharma sinh ra ở Ấn Độ vào năm 1944. Lên hai tuổi, ông nói với mẹ rằng người vợ của mình ở Moradabad sẽ nấu ăn cho ông ta nên mẹ ông sẽ không phải làm việc đó nữa.


Morabad cách nthị trấn Bisauli, nơi ông sinh ra khoảng 145 km. Ở độ tuổi khoảng 3,4 tuổi, Parmod mô tả một doanh nghiệp liên doanh được gọi là “Anh em nhà Mohan”, nơi ông làm việc cùng các thành viên gia đình, cùng bán bánh và nước uống. Ông thành lập chuỗi cửa hàng nhỏ và phục vụ bánh cookies.

Trong cuộc sống đó, ông là một thương gia khá giả. Cậu bé khi đó thường khuyên cha mẹ mình ngừng ăn sữa đông lạnh. Cậu cũng nói rằng cậu sẽ phát ốm nếu ăn nó. Parmod ghét tắm trong bồn đầy nước vì sợ bị chết sặc.

Lo ngại cho tình trạng của con trai, cha mẹ của Parmod hứa sẽ đưa cậu đến Moradabat một khi cậu chăm chỉ học đọc. Sự thật là có một gia đình tên là Mehra đã điều hành cửa hàng bán nước soda và bánh cookie với biển hiệu “Anh em nhà Mohan”. Người quản lý nhà hàng, Parmanand Mehra qua đời năm 1943 sau khi hút sữa đông cộng thêm bị bệnh đường tiêu hóa, viêm phúc mạc nên đã gặp nguy kịch. Parmanand đã cố gắng trị bệnh bằng cách tắm thuốc.

Steve Jobs
Tony Tseung, một kỹ sư phần mềm, nhân viên của hãng Apple đã gửi email đến một nhóm Phật giáo ở Thái Lan, yêu cầu nếu họ có thể nói với anh ta những gì đã xảy ra với người người sáng lập Apple – Steve Jobs sau khi ông qua đời. Câu trả lời là ông Jobs hiện đang là một nhà triết học thiên thể, ở trong cung điện thủy tinh tại trụ sở chính của Apple ở Cupertino, California.

Tại Malaysia, nhóm người hâm mộ Steve Jobs đã thực hiện nghi lễ tôn giáo sau khi đưa tang ông. Trong buổi lễ, nhóm người này lần lượt cắn một miếng từ quả táo trước khi ném nó xuống biển để đẩy nhanh quá trình luân hồi.
Phra Chaibul Dhammajayo, tu viện trưởng tại chùa Dhammakaya, cho rằng huyền thoại Steve Jobs đã được tái sinh.

Edward Austrian


Cậu bé Edward, 4 tuổi, người Áo thường ủ rũ vào những ngày mưa phùn, xám xịt. Sau đó, cậu bé gặp vấn đề về cổ họng và bắt đầu phàn nàn về cơn đau dữ dội. Mỗi lần bị đau họng như vậy, Edward nói rằng cậu bé bị “bắn trọng thương”. Edward chia sẻ với mẹ những câu chuyện khá chi tiết về cuộc sống trước đây của mình trong những chiến hào vào cuộc chiến tranh thế giới thứ I.
Đặc biệt cậu nói rằng mình bị bắn vào cổ họng và bị giết chết. Ban đầu các bác sĩ không thể nào tìm ra nguyên nhân cho bệnh đau họng nên đành cắt amiđan cho cậu bé Edward. Sau đó, bác sĩ phát hiện u nang phát triển trong cổ họng nhưng không thể làm cách nào để điều trị. Ngay sau khi Edward nhắc nhở cha mẹ và những người khác về tiền kiếp thì u nang bất ngờ biến mất mà không rõ lý do.

Bruce Whittier

Những giấc mơ về một người đàn ông Do Thái trốn trong nhà xuất hiện ngày càng dày đặc khiến Bruce Whittier cảm thấy khó chịu. Tên của người đàn ông đó là Stefan Horowitz, người Do Thái Hà Lan ẩn náu trong ngôi nhà và bị đưa đến trại tập trung Auschwitz – nơi ông qua đời.

Trong và sau những giấc mơ, Bruce thấy rất hoảng sợ và bồn chồn. Thấy vậy, ông liền bắt đầu ghi lại giấc mơ đó. Và một đêm, ông mơ về một chiếc đồng hồ. giấc mơ thật đến nỗi Whittier tìm ra chính xác vị trí chiếc đồng hồ được bày bán trong một cửa hàng đồ cổ. Whittier hỏi người bán hàng chiếc đồng hồ có nguồn gốc từ đâu thì được biết nó được mua từ tài sản của một người Đức về hưu ở Hà Lan.

Peter Hume

Peter Hume đến từ Birmingham, Anh, đã có những giấc mơ rất cụ thể về cuộc sống khi làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới ở Scotland vào năm 1646. Lúc đó, ông là lính bộ của đội quân Cromwell và tên của ông là John Raphael. Khi bị thôi miên, Hume nhớ thêm nhiều chi tiết và các địa điểm trở nên cụ thể hơn.

Ông bắt đầu đến những nơi này với người anh trai. Bất ngờ hai người đã phát hiện những đồ vật xuất hiện vào thời kỳ đó. Nhờ sự giúp đỡ của một nhà sử học trong làng Culmstock, miền Nam nước Anh, ông Hume còn thậm chí miêu tả chi tiết một nhà thờ trên tháp có trồng cây thủy tùng. Thực tế chưa được công bố trước đó là tháp nhà thờ đã được đưa xuống vào năm 1676. Trong sổ đăng ký địa phương, John Raphael được tìm thấy đã kết hôn trong chính nhà thờ này. Ronadl Hutton, sử gia trong cuộc nội chiến đã tiến hành tìm hiểu vụ việc và hỏi kỹ hơn ông Hume thời kỳ cụ thể trong quá trình thôi miên. Tuy nhiên, ông không thể trả lời tất cả các câu hỏi mà nhà sử gia đặt ra một cách thỏa đáng.

Gus Taylor

Trẻ nhỏ có thể thường bị nhầm lẫn danh tính của mình với những thành viên trong gia đình nhưng câu chuyện dưới đây rất khác lạ. Gus Taylor mới 18 tháng tuổi nhưng cậu bé nói rằng cậu chính là người ông nội quá cố. Được biết ông nội của cậu bé qua đời một năm trước khi Gus được sinh ra và cậu bé hoàn toàn tin rằng họ là cùng một người. Khi nhìn thấy một số bức ảnh của gia đình, Gus nói rằng “đây là ông nội Augie” khi ông được 4 tuổi.

Gia đình Taylor có một bí mật mà không phải ai cũng được nghe thấy trước đó xung quanh về Gus là chị gái của Augie đã bị sát hại và ném xác xuống Vịnh San Francisco. Thế nên nhiều người trong gia đình đã rất bối rối khi đứa trẻ bốn tuổi bắt đầu nói về đứa em gái đã chết của mình. Theo lời đứa trẻ, Chúa đã ban cho cậu bé chiếc vé sau khi qua đời để có thể trở lại cuộc sống trong hình hài của Gus.

Imad Elawar

Cậu bé 5 tuổi đến từ Lebanon, Imad Elawar bắt đầu huyên thuyên về cuộc đời của mình ở ngôi làng kế bên. Hai từ đầu tiên cậu bé bật ra là những cái tên “Jamileh” và “Mahmoud”. Trước đó, cậu bé từng đứng bên ngoài nhà một người lạ và nói với chủ nhà rằng họ là những người hàng xóm láng giềng. Dù không tin vào câu chuyện của đứa bé mới được vài tuổi nhưng cha mẹ của Imad vẫn tìm hiểu ngọn ngành nhờ sự tư vấn của bác sĩ Ian Stevenson. Trong khi đó cậu bé Imad đã khẳng định hơn 55 câu chuyện khác nhau về cuộc sống tiền kiếp của mình.

Gia đình đến thăm ngôi làng mà theo lời cậu bé đã sống, cùng với bác sĩ Stevenson. Tại đây Imad và bố mẹ mình đã xác định được 13 sự kiện và những kỷ niệm như lời cậu bé từng nói. Imad đã nhận ra người bác, Mahmoud và người tình, Jamileh từ kiếp trước khi xem những bức ảnh trong gia đình. Cậu bé còn nhớ nơi cất giữ khẩu súng và có cuộc trò chuyện với người lạ mặt về những trải nghiệm họ đã trải qua những ngày trong quân đội. Sự thật là có 51 câu chuyện trong tổng số 57 sự kiện và những nơi được Imad đề cập đến đã được xác nhận trong chuyến thăm thú vị này.Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) mấy năm nay đang lưu truyền một câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn 10 năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Câu chuyện có dạng một sự đầu thai mà người đầu thai biết rõ về kiếp trước của mình.

Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tiến khỏe mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ập đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuổi, đang là học sinh trường Mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Sau việc buồn đó chị Thuận cũng không sinh nở được nữa.

Cậu bé Bình - Tiến

Có một sự đầu thai?
Ngày 6-10-2002, tại xóm Cọi, gần thị trấn, chị Bùi Thị Dự đã sinh một cháu bé trai xinh xắn, đặt tên là Bùi Lạc Bình. Mọi sự bình thường cho đến năm 3 tuổi, bé Bình cứ nằng nặc nhận mình là Tiến, nhà ở thị trấn Vụ Bản. Thậm chí cậu bé còn bắt mẹ đưa ra thị trấn và chỉ đúng nhà số 25, nhà của anh chị Tân, Thuận. Được sự chỉ dẫn của cô giáo Đông, dạy mầm non trong bản Cọi, anh chị Tân, Thuận đã tìm đến nhà cháu Bình. Rất ngạc nhiên, cháu Bình lại như đã quen thân từ lâu với anh chị Tân, Thuận. Được sự đồng ý của bố mẹ cháu Bình, anh chị đưa cháu Bình về thăm nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.

Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì? “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường, đúng chiếc giường bé Tiến nằm ngày trước và nằm sấp xuống giường, ngủ luôn.

Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không. Lạ là mọi chuyện xưa cũng như những người quen, cậu bé đều biết và nhận ra. Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi? Bình bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Sau khi đưa Bình về xóm Cọi, anh Tân luôn nhớ đến cháu Bình. Ba ngày hôm sau, anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “Con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “Cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.

Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và dọa “không đưa về con sẽ chết”. Một lần Bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến. Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách thời điểm đó hơn 10 năm. Đến nay, cháu đã lớn và đang học phổ thông, cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm. Tuy nhiên câu chuyện của cậu bé Bình - Tiến này khắp vùng ai cũng biết.

Những trường hợp tương tự

Đã có nhiều trường hợp đầu thai tương tự như trường hợp cậu bé Bình - Tiến xảy ra trên thế giới làm đau đầu các nhà nghiên cứu. Hiện có tới 2.500 hồ sơ nhân chứng lưu trữ ở ĐH Virginia được ghi chép cẩn thận về các trường hợp đầu thai này.

Trường hợp đầu tiên là câu chuyện của Gamini Jayasuriya được sinh ra ở Sri Lanka vào năm 1962. Khi còn là một đứa trẻ, Gamini đã kể rằng cậu nhớ kiếp trước của mình. Ở kiếp trước, cậu có một người mẹ khác to lớn hơn người mẹ hiện giờ. Cậu có chú voi đồ chơi hay mang theo khi đi tắm, cậu cũng đã từng bị ngã xuống chiếc giếng gần nhà. Cậu thường bị người em tên Nimal cắn và cậu còn đang để chiếc cặp sách trên chiếc ghế trong phòng. Thật may là trong một lần tình cờ đi qua khu vực Nittambuwa (Sri Lanka), Gamini nói rằng em nhận ra mình đã từng sống ở đó. Và những câu chuyện cậu bé kể về kiếp trước của mình hoàn toàn đúng với một cậu bé đã chết tại đây.

Trường hợp thứ hai được đề cập đến là một cậu bé 6 tuổi người Thổ Nhĩ Kỳ - Kemal Atasoy. Vào năm 1997, Tiến sĩ Jurgen Keil - nhà tâm lý học người Australia đã lắng nghe và ghi nhận những miêu tả một cách tự tin về cuộc sống trước kia của cậu bé Kemal. Cậu bé kể rằng ở kiếp trước, cậu đã từng sống ở Istanbul (cách đó 800km), trong dòng họ Karakas và cậu là một tín đồ Cơ đốc giáo giàu có người Armenia và rất nhiều chi tiết về kiếp trước của mình.
Tiến sĩ Keil đã bỏ công sức đi kiểm chứng lời nói của Kemal. Tuy rất vất vả nhưng cuối cùng, tiến sĩ cũng gặp một nhà sử học uy tín trong vùng và được nghe kể câu chuyện gần như trùng khớp với những lời Kemal đã nói. Nhà sử học kể rằng, có một gia đình đạo Cơ đốc giàu có sống trong căn nhà bên hồ. Ông ta là người Armenia duy nhất trong vùng và có họ Karakas. Vợ ông là người Hy Lạp và họ có ba người con. Người đàn ông đó chết khoảng năm 1940-1941.

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào một cậu bé lại có thể biết những thông tin về một người đàn ông sống cách đó 800km và không có bất cứ một liên hệ nhỏ nào tới gia đình cậu?

Từ bên trái sang: Chị Thuận, cậu bé Bình - Tiến, anh Nguyễn Phú Tânvà người bác ruột Bùi Văn Tuấn
Những lời giải thích đầu tiên…
Đầu tiên, các nhà khoa học nghĩ đến chuyện những người trong cuộc có thể đã nói dối và tưởng tượng ra những câu chuyện kỳ lạ. Giả thuyết này không đứng vững, bởi lẽ, xét về khía cạnh động cơ, những nhân vật này hoàn toàn không có động cơ nào để “sáng tạo” ra một câu chuyện như vậy. Vả lại có rất ít mối liên hệ giữa người thân của những người chết và những người đầu thai.

Và lý do này cũng đã phủ nhận một giả thuyết khác được đề cập đến đó là nhân chứng vô tình biết được thông tin về người được cho là tiền kiếp của mình, và vô tình, những thông tin đó ăn sâu vào tiềm thức, biến thành một ký ức giả, ký ức không phải của bản thân nhưng tưởng tượng đó là của chính mình.

Một giả thuyết khác, người ta cho rằng, những ký ức có thể được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nhờ gene. “Trí nhớ gene” được lưu trong những phân tử protein của tế bào não. Khi có một năng lực nào đó làm khởi động các phân tử ấy thì ký ức về đời trước sẽ được phục hồi, con người bỗng nhiên nhớ lại những gì từng xảy ra với tổ tiên xa xôi, y như là đã xảy ra với chính mình. Tuy vậy, giả thuyết này vẫn vấp phải nhiều sự phản đối của các nhà nghiên cứu.

Những niềm tin về sự đầu thai hay luân hồi được phổ biến rộng rãi trong các tôn giáo và đức tin. Quan niệm về sự đầu thai, luân hồi cho rằng, một người đã ở sẽ trở lại thế gian này trong một thể xác khác. Điều này gợi đến một sự kết nối giữa những cuộc đời có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng sâu sa trong đó là bằng chứng ẩn giấu về sự nối tiếp giữa cuộc đời.

Dù đưa ra rất nhiều bằng chứng chứng minh về hiện tượng đầu thai, luân hồi... nhưng lời giải thực sự về những trường hợp này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ

Nguồn : ANTĐ, Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét