Trong cơ thể con người, kẽm tham gia vào quá trình sản xuất ít nhất 300 emzim và có mặt trong hàng trăm quá trình chuyển hóa – từ sản xuất DNA cho tới phục hồi các tế bào. Khoáng chất này thúc đẩy hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật, hỗ trợ các tế bào khỏe mạnh và phát triển, đảm bảo vị giác và khứu giác hoạt động tốt.
Đặc biệt, kẽm cực kỳ tốt cho nam giới trong việc duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt, đảm bảo liều lượng kích thích tố sinh dục nam và sức khỏe sinh lý.
Sau đây là 10 lý do vì sao nam giới cần chú trọng bổ sung lượng kẽm cho cơ thể:
1.Tăng cường sức khỏe sinh lý và mật độ kích thích tố sinh dục nam
Tạp chí Men’s Health đã gọi kẽm là khoáng chất “vàng” trong chuyện chăn gối. Và thực tế là nó tác động tới khả năng sinh sản, sức mạnh sinh lý và duy trì sức khỏe sinh sản lâu dài. Kẽm cực kỳ cần thiết trong quá trình sản xuất tinh trùng, hầu hết các trường hợp giảm lượng tinh trùng và kích thích tố sinh dục nam thấp là do thiếu kẽm. Trên thực tế, mỗi lần xuất tinh có thể dùng hết khoảng 5 miligram kẽm, tương đương với khoảng 1/2 lượng kẽm mà cơ thể người đàn ông hấp thụ được trong 1 ngày. Do đó nếu muốn lập gia đình, bạn nên bổ sung kẽm để tăng cường sức khỏe sinh sản.
2. Tăng khả năng di chuyển của tinh trùng
Nếu bạn có kế hoạch làm bố trong tương lai, việc có đời sống vợ chồng khỏe mạnh và lượng tinh trùng khỏe là chưa đủ. Chúng cần có khả năng di chuyển tốt.
Khả năng di chuyển của tinh trùng có liên quan tới sức mạnh và sức bền của tế bào tinh trùng khi chúng bơi tới trứng để thụ tinh. Tinh trùng có khả năng di chuyển kém chính là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam. Nếu bạn có số lượng tinh trùng đang di chuyển thấp hơn 50%, một trong những lý do có thể là thiếu vitamin và thiếu chất dinh dưỡng, bao gồm cả thiếu kẽm.
Tinh trùng có khả năng di chuyển kém chính là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam.
3. Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển sức khỏe tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các mô ung thư tuyến tiền liệt có chứa lượng kẽm thấp hơn hẳn các mô của cơ quan khác. Kẽm có thể được tìm thấy ở tất cả các bộ phận, mô và tế bào trên cơ thể con người; đặc biệt ở nam giới, tuyến tiền liệt chứa nhiều kẽm nhiều hơn tất cả các mô khác trừ xương.
Khi nam giới bước sang tuổi già, họ có xu hướng ít tập luyện thể thao và chế độ dinh dưỡng vì thế cũng thay đổi theo, dẫn tới lượng kẽm hấp thụ trong 1 ngày là không đủ. Những người thiếu hụt lượng kẽm lớn thường có nguy cơ tuyến tiền liệt bị phình to (u tuyến tiền liệt lành tính BPH) và viêm tuyến tiền liệt. Họ cũng có tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.
4. Giảm các triệu chứng cảm lạnh
Thuốc cảm cúm chứa kẽm là một trong những loại thuốc chữa cảm cúm phổ biến. Kẽm có thể giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian dưỡng bệnh. Một nghiên cứu trên 100 người mắc cảm lạnh, 50 người được uống thuốc chứa kẽm 2 giờ 1 lần, nửa còn lại uống giả dược. Người sử dụng thuốc chứa kẽm báo cáo rằng các triệu chứng cảm của họ kéo dài trung bình 4,4 ngày, trong khi người sử dụng giả dược phải mất tới 7.6 ngày.
Thuốc cảm cúm chứa kẽm là một trong những loại thuốc chữa cảm cúm phổ biến.
Bạn bị hắt hơi xổ mũi? Bạn cảm thấy ngứa cổ? Hãy uống thuốc cảm lạnh có chứa kẽm để nhanh khỏi bệnh hơn, không phải đứng ngoài cuộc trong những chuyến đi chơi hoặc những buổi thuyết trình quan trọng.
5. Giúp trị mụn
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của làn da. Chất khoáng này có thể giúp bạn điều trị và phòng tránh mụn. Thực tế có một vài loại mụn hình thành do nguyên nhân từ việc thiếu kẽm. Dù được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc dùng ngoài, kẽm giúp các vết mụn lành thương nhanh chóng, giảm viêm do mụn gây ra và giúp điều hòa hoạt động của tuyến dầu khi thay đổi nội tiết tố. Kẽm cũng có thể chữa các bệnh eczema, vẩy nến, gàu, bỏng… Tuy nhiên, không nên sử dụng vượt quá 100 milligram/ngày.
6. Phòng và chữa chứng hói đầu
Rụng tóc biểu hiện qua hiện tượng tóc mỏng dần hoặc bị hói. Nguyên nhân của rụng tóc có thể là do di truyền hoặc kết quả của việc thiếu hụt nhiều chất khoáng. Nhờ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, kẽm có thể thúc đẩy mọc tóc.
Nhờ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, kẽm có thể thúc đẩy mọc tóc.
Theo 1 nghiên cứu của Úc, đàn ông ăn thịt nạc sẽ ít bị hói hơn đàn ông ăn nhiều thịt mỡ do thịt bò nạc là nguồn dưỡng chất chứa lượng kẽm rất dồi dào. Lượng kẽm khuyên dùng cho người bị rụng tóc là 50 đến 100 milligram mỗi ngày, và bạn có thể mua thuốc bổ sung kẽm ở bất cứ hiệu thuốc nào.
7. Giảm nguy cơ ung thư gan do rượu
Khoa học chứng minh rằng lượng kẽm thấp ở người lớn có thể có liên quan tới các nguy cơ ở gan do rượu. Bổ sung kẽm có thể giảm nguy cơ này bởi kẽm có thể tăng cường các loại enzym đánh tan các chất cồn trong rượu. Kẽm cũng được dùng để tăng cường khả năng miễn dịch cho gan, cũng như thúc đẩy các hợp chất giải độc kim loại giúp giảm viêm đến mức thấp nhất.
8. Thúc đẩy hệ miễn dịch
Bằng việc giữ chế độ dinh dưỡng giàu chất chống oxi hóa, vitamin và dưỡng chất, bạn có thể thúc đẩy hệ miễn dịch để tránh khỏi lo lắng và bệnh tật. Cơ thể của chúng ta sản sinh ra những loại phân tử có thể gây hại cho tế bào gọi là gốc tự do. Các chất chống ô xi hóa như kẽm sẽ giúp trung hòa những nguy cơ tiềm ẩn từ các gốc tự do này.
Kẽm giúp sản sinh tế bào chống ung thư.
Ngoài ra, kẽm còn làm tăng khả năng sinh sản của các tế bào bạch cầu, tăng lượng tế bào chống lại bệnh ung thư và giúp sản sinh ra nhiều kháng thể hơn.
9. Bảo vệ tuyến giáp
Kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh ra các nội tiết tố kích thích tuyến giáp. Ở nam giới, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến giảm lượng kích thích tố sinh dục nam, đặc biệt tình trạng sẽ trầm trọng hơn đối với người sử dụng rượu bia. Nếu bạn đang phải đối mặt với các triệu chứng của tuyến giáp và dùng đồ uống có cồn, nên cân nhắc tới việc uống bổ sung kẽm.
Ở cấp độ nội bào, kẽm là yếu tố cần thiết để giúp các hạt nhân thụ cảm điều chỉnh quá trình đọc mã gien DNA.
10. Giúp hồi phục các tế bào
Kẽm là thành phần chủ chốt trong quá trình phục hồi các cơ.
Từ những vận động rất cơ bản như luyện tập để tăng cân hay làm việc đều gây căng thẳng cho các cơ. Khi chúng ta hoạt động càng nhiều, căng thẳng đối với hệ thống cơ bắp và xương càng gia tăng. Lúc này, các cơ đã bị tổn thương ở cấp độ tế bào. Khi được nghỉ ngơi, các cơ sẽ hồi phục trở lên lớn hơn và khỏe mạnh hơn. Kẽm là thành phần chủ chốt trong quá trình phục hồi các cơ, từ việc tạo cấu trúc cho tế bào và protein đến việc giúp cho cơ thể được thư giãn. Hầu hết lượng kẽm trong cơ thể của chúng ta được dự trữ trong các cơ bắp.
Lời kết
Trước những tác dụng to lớn của kẽm đối với cơ thể người, việc bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết. Bạn có thể dễ dàng dự trữ lượng kẽm trong cơ thể qua việc ăn các món ăn ngon chứa nhiều kẽm như thịt bò nạc (trong 100 gram thịt bò có chứa gần ½ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày), hàu, thịt gà, ngũ cốc và đậu. Các loại hoa quả và rau có màu tươi như các loại quả mọng, các loại cây họ cam, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành, rau spinach, khoai lang tím và cà rốt cũng là những nguồn bổ sung kẽm dồi dào. Đặc biệt, do của kẽm là một chất chống oxi hóa có tác dụng chủ chốt trong việc làm dịu đi các tác động có hại của các gốc tự do, những người đang thực hiện chế độ luyện tập khắt khe cần kiểm soát lượng kẽm và duy trì liều lượng hợp lý cho cơ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét