Thần y Hoa Đà (?-208) là người y thuật siêu quần như có phép màu, nhất là trong phẫu thuật. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất thân và nghề thần y của ông đã gây nhiều tranh luận.
Thần y Hoa Đà thời Tam Quốc
Một “thần y” siêu phàm
Hoa Đà từ là Nguyên Hóa, người huyện Tiêu, nước Bái, nay là huyện Bặc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Sử chép rằng, Hoa Đà đọc thông kinh sử, tuổi trẻ du học ở từ Châu, từng đỗ hiếu liêm. Tể tướng Trần Khuê và Thái úy Huỳnh Uyển của nước Bái từng tiến cử và mời Hoa Đà ra làm quan, song ông đều từ chối. Ông quyết chí học thuốc cứu đời, trừ bệnh tật cho dân chúng. Những bộ chính sử như “Hậu Hán thứ”, “Tam Quốc chí” cũng đều có ghi chép những câu chuyện về vị thần y này.
Theo đó, y thuật của Hoa Đà rất siêu phàm, các bệnh truyền nhiễm, giun sán, phụ khoa nhi khoa, hô hấp, da liễu… ông đều chữa được. Nhất là ông lại có thành tựu trong việc gây mê và phẫu thuật ngoại khoa, được người sau tôn xưng là “Ngoại khoa Thánh thủ”. Người ta cho rằng Hoa Đà đã biết áp dụng kỹ thuật gây mê bằng một hỗn hợp rượu và thảo dược được gọi là “ma phi tán”. Như vậy, ông là thầy thuôc sử dụng gây mê sớm trước khi người phương Tây biết áp dụng kỹ thuật này trong phẫu thuật khoảng 1600 năm.
Chuyện rằng, một lần có một cô gái 20 tuổi chân bưng mủ, ngứa và đau, đã 7 – 8 năm vẫn chưa khỏi, nên mời Hoa Đà đến chữa. Đến nơi, Hoa Đà đã rút từ chân cô gái một thứ như con rắn, sau đắp thuốc 7 – 8 ngày là khỏi, khiến gia đình cô gái vô cùng cảm kích. Ngày này có người suy đoán cái mà Hoa Đà rút khỏi chân cô gái trong thực tế là mảnh xương đã chết do viêm tủy xương. Một lần khác có một cụ già mời Hoa Đà chữa bệnh Hoa Đà kiểm tra xong và nói với người nhà bệnh nhân rằng bệnh đã thâm căn cố đế, chỉ có thể mổ bụng để chữa trị, nhưng sau phẫu thuật cũng chỉ sống được không quá 10 năm, hay là thôi đi. Người bệnh do khổ vì căn bệnh nên mời Hoa Đà chữa cho. Hoa Đà liền làm phẫu thuật cắt bỏ khối u, căn bệnh có phần dịu lại, nhưng không quá 10 năm người bệnh chết như ông đã báo trước.
Hoa Đà có biệt tài trong “diện chẩn”, qua việc quan sát sắc mặt, nghe tiếng nói… để phán đoán bệnh năng hay nhẹ. Có một lần, trong một quán rượu, ông trông thấy một người đàn ông đang uống rượu liền bảo anh ta đừng uống nữa mà về nhà ngay đi. Người đàn ông này trên đường về nhà đã ngã xe và chết. Một người khác cảm thấy tức ngực, mặt đỏ, không buồn ăn, Hoa Đà chẩn đoán trong bụng anh có giun, cho anh thuốc và không lâu anh tẩy ra nhiều giun. Một quan lại bị ốm rất lâu vẫn không khỏi bệnh, sau khi khám Hoa Đà cho rằng chỉ cần ông ta bực tức sẽ khỏi bệnh, bởi vậy liền để lại một lá thư mắng chửi ông ta rồi ra về. Vị quan lại này nổi giận, cử người đuổi giết Hoa Đà nhưng không đuổi kịp, đã tức lại càng tức hơn, liền nôn ra máu đen, nhưng bệnh cũng khỏi luôn…
Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung thì Hoa Đà đã chứa bệnh cho Quan Vũ theo phương thức “cạo xương, trị độc”, bằng cách mổ vai để nạo chất độc do mũi tên đâm vào trong lúc Quan Vũ vẫn bình thản đánh cờ vây. Tào Tháo khi được Hoa Đà khuyên nên mổ sọ để cạo chất độc, đa nghi Hoa Đà muốn giết mình nên tống ông vào ngục. Hoa Đà vì cảm kích người gác ngục đã chăm sóc mình khi đang ở trong ngục nên đã truyền sách của mình theo nghề y sẽ có kết cục bi thảm như Hoa Đà nên đã đốt mất, do đó tất cả sách vở của Hoa Đà về nghề y đã thất truyền. Hiện tại còn thấy “Trung Tàng kinh”, “Hoa Đà thần Y bí truyền… đều là người sau mượn tên tiếng, không phải tự tay ông viết ra. Hoa Đà cũng được cho là người sáng tác ra “Ngũ Cầm hí”, tập luyện mô phỏng theo động tác của năm loại vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim.
Tử vì nghiệp
Hoa Đà là người đồng hương của Tào Tháo, ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu (nay là thành phố Hào Châu, tỉnh An Huy). Theo “Tam quốc diễn nghĩa”, Tào tháo mắc bệnh đâu đầu, mời Hoa Đà đến chữa trị. Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng căn nguyên của bệnh đâu đầu của ngài chính là do “phong diên” , nó lớn dần lên trong não. Chỉ còn cách là dùng “ma phí tán” sau đó dùng rìu bổ đầu ra mới có thể lấy “phong diên” ra ngoài mới có thể trị triệt để căn bệnh đâu đầu. Tào Tháo vốn đa nghi vừa nghe qua phương án trị bệnh của Hoa Đà lập tức nổi giận. Ông ta cho rằng Hoa Đà muốn báo thù cho Quan Vũ nên tính mượn cơ hội dùng đao phẫu thuật để giết mình.
Thần y Hoa Đà đang chữa bệnh cho Quan Vũ (trong khi Quan Vũ đang chơi cờ)
Trong quá trình chữa trị cho Tào Tháo, Hoa Đà đã cố ý kéo dài thời gian bằng cách “lấy cớ để quên sách thuốc ở nhà, phải trở về lấy”. Sau khi Hoa Đà trở về nhà, lại lấy cớ là vợ bị ốm, nhiều lần vượt quá thời gian đã hứa với Tào Tháo mà không chịu quay lại. Tào Tháo nhiều lần viết giấy mời không được, bèn lệnh cho các quan lại địa phương tới thúc Hoa Đà đi nhưng “Hoa Đà vẫn tìm cớ vợ ốm do dự không muốn lên đường”. Tào Tháo nghe chuyện, “tức giận, sai thủ hạ tới kiểm tra thực hư”. Tháo ra lệnh rằng: “Nếu như đúng là vợ Đà bị ốm thì tặng thưởng 40 hộc đậu đỏ đồng thời cho kéo dài thời gian ở nhà thêm một tháng. Còn nếu như nói dối thì bắt giải về”. Khi thủ hạ của Tào Tháo tới kiểm tra, xác thực là Hoa Đà nói dối vì thế, Hoa Đà bị bắt giam vào ngục.
Sau khi Hoa Đà bị giam vào ngục, mưu thần số một của Tào Tháo là Tuân Húc nói với Tháo rằng: “Y thuật của Hoa Đà quả thực hơn người, nên rộng lượng tha cho y”. Tuy nhiên, Tào Tháo không đồng ý, nói: “Không lo, thiên hạ thiếu gì loại vô lại như thế”. Hậu quả, thần y Hoa Đà chết, bệnh đau đầu của Tào Tháo vẫn tái phát luôn, tuy nhiên, chưa bao giờ cảm thấy hối hận. Tào Tháo từng nói: “Hoa Đà có thể trị được bệnh của ta. Nhưng lại cố ý kéo dài, muốn đề cao mình. Nếu như ta không giết thì rốt cuộc y cũng không trị tận gốc bệnh của ta được”. Phải chăng Hoa Đà đã quá xem thường Tào Tháo, một gian hùng? Hay số mệnh ông đã vận dụng đúng như một câu lưu truyền trong dân gian “sinh nghề, tử nghiệp”?
Hoa Đà là người nước nào?
Trước câu hỏi này chắc nhiều người tặc lưỡi “Hoa Đà là người Trung Quốc thời cổ đại, chứ còn nước nào nữa, hỏi gì mà lạ vậy?” Ấy vậy mà đây là một câu hỏi nghiêm túc, gây ra nhiều tranh luận ở ngay tại Trung quốc và một số nước khác.
Theo một bài báo, thì Giáo sư Trần Diễn Cách ở Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, cho rằng Hoa Đà là người Ấn Độ. Theo ông, chữ “Hoa Đà” trong tiếng Thiên Trúc (tức tiếng Phạn, Pa li của Ấn Độ cổ) bắt nguồn từ chữ (Agada) có nghĩa là “dược”, Hán văn cổ thường dịch là “A Ca Đà” hoặc “A Kiệt Đà”. “A Ca Đà” lược bớt như “A La Hán” lược đi chữ “A” đọc thành “La Hán” vậy.
Theo “Tam Quốc chí” của Trần Thị thì Hoa Đà tự là Nguyên Hóa, vốn tên thật là “Phu” chứ không phải “ Đà”.
Giáo sư Trần cho rằng do dân gian đương thời đem Hoa Phu so sánh với danh y trong thần thoại Phật giáo, do đó mới gọi là “Hoa Đà” tức xem như “dược thần”. Cũng theo giáo sư Trần, người gọi là Hoa Đà cũng có thể là người từng tồn tại vào đời Đông Hán, huyện Tiêu, nước Bái, đồng hương với Tào Tháo. Thậm chí người này cũng có am hiểu y thuật và dưỡng sinh ít nhiều nhưng không phải là thần y. Về sau người này biến thành “Hoa Đà” là do dân gian đã đem chữ “Đà” của Ấn Độ gán lên.
Còn theo bác sĩ Tùng Mộc Minh Tri, chuyên khoa nghiên cứu thuốc mê, Đại học Y quốc gia Nhật Bản thì: “Hoa Đà mà xưa nay cứ cho là người Trung Quốc, thực ra là người Ba Tư”. Vị bác sĩ người Nhật đã từng công bố nghiên cứu của ông trên tạp chí chuyên ngành Thuốc mê với nhan đề “hiểu biết mới nhất về lịch sử khoa học thuốc mê: Danh y Hoa Đà đời Hán thực ra là người Ba Tư (nay gọi là Iran)”.
Được xem là thần y, y thuật cao minh vang danh thiên hạ, từng được Tào Tháo tín nhiệm, nhưng vì sao Tào Tháo lại ra lệnh giết chết Hoa Đà?
Hoa Đà sinh sống ở khoảng thế kỉ thứ 2 đầu thế kỉ 3 sau công nguyên, tự là Nguyên Hóa, người Bái Quốc (nay thuộc Hào Huyện, tỉnh An Huy), đồng hương với Tào Tháo. Tào Tháo vốn bị bệnh “đầu phong” (đau đầu kinh niên), nghe danh y thuật của Hoa Đà nên đã mời ông đến Hứa Xương chữa bệnh cho mình. Chỉ cần Hoa Đà châm cứu là bệnh tình của Tào Tháo có thể thuyên giảm.
Sau này, do việc công càng ngày càng nhiều nên bệnh đau đầu của Tào Tháo càng nặng. Vì thế, ông ta muốn mời Hoa Đà ở lại làm đại phu riêng, chuyên trị bệnh cho mình nhưng không ngờ Hoa Đà từ chối. Ông lấy cớ về nhà có việc, về đến nhà lại lấy cớ vợ ốm nhất quyết không muốn quay lại chỗ Tào Tháo. Tào Tháo nổi cơn thịnh nộ, cho người đến tận nhà Hoa Đà điều tra. Biết Hoa Đà nói dối liền cho bắt đưa về.
Nghe nói, sau khi bị bắt về Tào Tháo vẫn nhận nhịn mời ông chữa bệnh cho mình. Sau khi chẩn đoán, Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng: “ Bệnh của ngài trong thời gian ngắn khó lòng mà chữa khỏi, thậm chí cũng chỉ có thể kéo dài sự sống. Nếu muốn trị khỏi, chỉ có cách uống “ma phí tán” (một dạng hỗn hợp chất gây mê được trộn từ rượu và thảo dược) để làm tê liệt não bộ. Sau đó, dùng rìu sắc, mở hộp sọ lấy “phong diên” ra mới trị được căn nguyên của bệnh.
Tào Tháo nghĩ Hoa Đà mượn cớ giết mình nên đã tống giam vào ngục. Sau khi bị giam, Hoa Đà biết mình khó thoát chết nên đã viết và chỉnh lý ba tập y học có tên “ Thanh nang kinh” với hi vọng có thể truyền lại y thuật của mình cho đời sau. Sau khi chỉnh lý xong , Hoa Đà giao lại cho cai ngục. Vợ cai ngục sợ chồng mình theo học y thuật sẽ có kết cục như Hoa Đà nên đã cho vào bồn lửa đốt. Cai ngục xông vào cũng chỉ cứu được một quyển.
Nhưng phải chăng vì tức giận mà Tào Tháo đã giết Hoa Đà cho hả dạ? Chúng ta cùng phân tích về nguyên nhân cũng như động cơ này. Hoa Đà sống vào cuối thời kỳ Đông Hán. Đây là thời kỳ đỉnh cao của trào lưu đọc sách, thi cử làm quan. Công khanh phần lớn đều là những người thông kinh thuật. Thời Hán Thuận Đế, số lượng học sinh lên tới hơn 3 vạn người, học Nho đọc Kinh trở thành mốt thời thượng của xã hội.
Đương thời, tuy y học rất cần thiết vì dùng để cứu chữa cho đế vương và bách tính muôn dân nhưng đều bị giới sĩ đại phu coi rẻ. Vì thế, địa vị xã hội của đại phu không cao. Sống trong trào lưu đó, Hoa Đà cũng không tránh được việc nuôi mộng đọc sách làm quan. Khi còn niên thiếu, ông cũng đã từng đến Từ Châu theo học như bao kẻ sĩ khác.
Bái quốc tướng Trần Khuê và Thái úy Hoàng Uyển cũng từng tiến cử Hoa Đà làm khảo liêm (một chức quan nhỏ chuyên làm việc giám sát và tổ chức thi cử thời đó) nhưng Hoa Đà không hài lòng. Ông quá tự phụ cho rằng mình tài khí lớn làm mấy việc công văn thấp kém như thế không phù hơn. Hơn nữa, lúc đó ông đã trót say mê y thuật, nên không muốn vì chức quan nhỏ đó mà bỏ đi niềm đam mê này.
Nhưng trong quá trình Hoa Đà hành nghề y, ông tự nhận thấy địa vị của đại phu trong xã hội quá thấp kém. Do y thuật của ông cao minh nên ngày càng nhiều người quyền cao chức trọng mời ông chữa bệnh.
Tuy danh tiếng của ông rất lớn, được ví như thần y, song trong mắt của các vị quan, Hoa Đà cũng chỉ là một đại phu thấp kém mà thôi. Chính vì thế, càng tiếp xúc nhiều với tầng lớp quan viên, cảm giác lạc lõng trong ông càng lớn, tính cách cũng thay đổi quá nhiều.
Đúng lúc đó, Tào Tháo lại biết đến danh tiếng của Hoa Đà. Bản thân Hoa Đà cũng nhìn thấy có cơ hội để bước vào hoan lộ, nên cũng muốn tận dụng cơ hội chữa bệnh cho Tào Tháo để đổi lấy một chức quan. Việc Hoa Đà nói phải mổ hộp sọ mới chữa được bệnh cho Tào Tháo cũng có thể là một cớ lợi dụng điểm yếu để uy hiếp Tào Tháo.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại thì trong điều kiện y học đương thời, việc phẫu thuật mở hộp sọ là không thể tiến hành và đảm bảo được an toàn tính mạng cho bệnh nhân. Hoa Đà có thể là thần y thời bấy giờ, nhưng đối với việc phẫu thuật hộp sọ thì chính bản thân ông cũng chưa từng nghiên cứu và làm qua. Việc phẫu thuật hộp sọ không đơn giản như việc mổ vai cho Quan Vũ mà ông đã từng làm. Giả dụ không có dụng ý uy hiếp Tào Tháo ở đây thì chính bản thân ông cũng chưa lường hết được độ phức tạp của việc này.
Tào Tháo không phải là hạng người tầm thường. Cũng có thể ông ta đã đọc rõ được dụng tâm của Hoa Đà. Chính ông ta sau này từng nói rằng: “Hoa Đà có thể chữa khỏi bệnh này, việc ông ta chữa khỏi được bệnh cho ta cũng là muốn mượn cơ hội này nâng cao giá trị bản thân mình”. Cộng thêm với bản tính đa nghi nổi tiếng, Tào Tháo đương nhiên không hài lòng với việc Hoa Đà dám “lợi dụng điểm yếu để uy hiếp người khác”, nên đã không để Hoa Đà thỏa mãn yêu cầu của mình và bắt giam ông.
Tuy nói Tào Tháo giết chết Hoa Đào chủ yếu là thỏa mãn cơn tức giận bản thân nhưng nếu đứng từ góc độ khác mà xem xét thì việc ông ta làm cũng hoàn toàn có căn cứ. Đối với Tào Tháo, cho dù là xử lý việc triều chính hay trị quân, thậm chí tề gia, dạy con đều dùng “Hán luật” là cơ sở. Theo quy định trong “Hán luật”, Hoa Đà đã phạm vào hai tội sau: Thứ nhất: Tội lừa đảo. Thứ hai tội không tòng quân. Chỉ cần dựa vào hai tội danh này, Tào Tháo có thể xử tội Hoa Đà một cách đường đường chính chính. Ảnh minh họa chân dung Hoa Đà.
Theo kienthuc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét