Chỉ đến khi Prashant Choudhary bỏ nghề làm văn phòng ở một hãng bảo hiểm ở Delhi để chuyển sang lái taxi thì anh mới bắt đầu nói được tiếng Anh khá thành thạo.
Choudhary rời ngành bảo hiểm vì không muốn làm thuê và có được sự chủ động với nghề nghiệp của mình, nhưng anh lại thấy có cái hay không ngờ của nghề mới này.
Các app như Uber, Airbnb và PlateCulture đang phát triển mạnh ở Ấn Độ nên những người sử dụng chúng có dịp nâng cao kỹ năng ngôn ngữ.
Là tài xế Uber nên Choudhary hàng ngày phải dùng một ứng dụng (app) bằng tiếng Anh và anh thấy trình độ tiếng Anh của mình đã tiến bộ đáng kể. “Tôi thích nói tiếng Anh và thường nói tiếng Anh với khách hàng. Tôi cảm thấy tự tin hơn,” anh nói. “Tôi gặp gỡ khách hàng của nhiều nước khác nhau, đi nhiều và tiếp xúc nhiều nên rõ ràng tiếng Anh của tôi có tốt hơn lên.”
Kinh tế chia sẻ, như Uber, đang làm thay đổi sâu rộng mô hình kinh doanh truyền thống và tạo những cách thức mới cho người dân nâng cao trình độ tiếng Anh.
Choudhary chỉ là một trong nhiều người Ấn Độ ở các thành phố như Delhi, Calcutta và Mumbai hiện làm việc trong cái gọi là khu vực kinh tế chia sẻ (nghĩa là các mô hình kinh doanh mà nó cho phép cá nhân mượn hoặc sử dụng tài sản hoặc dịch vụ mà người khác mời chào) như Uber, Airbnb, Fiverr và Rent the Runway. Vì các mảng kinh doành này dựa trên chương trình ứng dụng chủ yếu bằng tiếng Anh nên người Ấn Độ hàng ngày theo nghề này cũng vì thế mà giỏi tiếng Anh hơn lên.
Ngoài việc nói chuyện với hành khách và nghe radio bằng tiếng Anh, Choudhary đã chủ động quyết định sử dụng phiên bản tiếng Anh của ứng dụng Uber vì vậy anh nghe hướng dẫn đi tới điểm đến của hành khách bằng tiếng Anh. Anh chỉ là một trong nhiều người Ấn Độ chọn cơ hội học tiếng Anh ngay trong công việc hàng ngày.
Hiện tượng tương tự như thế cũng xảy ra với Airbnb (là một trang mạng cho phép người sử dụng thuê nơi ở ngắn hạn) ở đó ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Anh.
Một số người dùng trang mạng thuê nhà Airbnb vì nó tạo điều kiện cho con cái họ tương tác với các trẻ em khác và tiếp cận với các ngôn ngữ khác.
Hiện có trên 9.000 ngôi nhà sẵn sàng cho thuê qua dịch vụ này ở Ấn Độ. “Tương tác giữa con người và trao đổi văn hoá là sự khích lệ lớn đối với nhiều người sử dụng Airbnb,” bà Alison Wood, phát ngôn viên của Airbnb nói. “Thí dụ, một số người chủ ý chọn Airbnb để trọ khi du lịch vì con cái họ có thể tương tác với các trẻ em khác và tiếp xúc với các ngôn ngữ khác.”
Ram Kidambi sử dụng Airbnb để cho thuê phòng trong ngôi nhà 3 buồng ngủ của ông ở trung tâm Hyderabad phía nam Ấn Độ.
Mặc dù đã nói tiếng Anh tốt rồi, ông nói việc gặp gỡ với những người có tiếng tiếng Anh là tiếng là rất tốt để học những thành ngữ mới và tiếng lóng của cả Anh và Mỹ. “Việc tiếp cận với các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau theo kiểu học hỏi không chính thức là một trải nghiệm bổ ích nhất đối với một chủ nhà,” ông nói.
Công ty khởi nghiệp PlateCulture (là một trang mạng có dịch ăn uống kiểu gia đình, nhận khách tới ăn trưa hay ăn tối tại nhà) cũng có xu thế tương tự ở trên 10 nước, gồm cả Ấn Độ. Trang này hiện chỉ dùng tiếng Anh.
“Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ mọi thể loại trao đổi kiến thức văn hoá giữa bếp trưởng và khách ăn, và ngôn ngữ thì chắc chắn là của một trong hai phía,” Reda Stare, người sáng lập, nói. “Mặc dù vậy (nó không có trong kế hoạch kinh doanh ban đầu), chúng tôi rất vui khi thấy sự phát triển mới này của việc chia sẻ và học hỏi qua mạng.”
“Chúng tôi khuyến khích và hỗ trợ mọi thể loại trao đổi kiến thức văn hoá giữa bếp trưởng và khách ăn, và ngôn ngữ thì chắc chắn là của một trong hai phía,” Reda Stare, người sáng lập, nói. “Mặc dù vậy (nó không có trong kế hoạch kinh doanh ban đầu), chúng tôi rất vui khi thấy sự phát triển mới này của việc chia sẻ và học hỏi qua mạng.”
Công ty mới khởi nghiệp PlateCulture (một trang mạng ăn uống kiểu gia đình, có dịch vụ để khách đặt ăn trưa hay ăn tối cùng với chủ nhà) cũng làm cho nhiều người sử dụng nó học được ngôn ngữ mới.
Những giáo viên tiếng Anh không ngạc nhiên về xu thế này và coi nó một sự tiến triển tự nhiên trong điều kiện được tiếp cận ngày càng nhiều với kỹ thuật ở những nước như Ấn Độ. “Ở một nước đang phát triển, nhiều người không có đủ tiền để đầu tư tự học những môn như ngoại ngữ.
Nhưng tiếp cận với internet tạo cơ hội tự học và học sự phong phú của ngôn ngữ Anh,” Lea Aylett, giám đốc học thuật tại trường ngôn ngữ thế giới Language Gallery, nói.
Học một cách thông minh là việc học tiếng Anh mà bạn cần để giải quyết tình huống gặp phải hàng ngày. Cảm giác học hỏi được cái gì đó và có thể áp dụng nó một cách có ý nghĩa là một động lực rất lớn,” Aylett nói thêm.
Lauren Razavi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét