- Mẹo đơn giản để cải thiện trí nhớ

Tom Stafford đưa ra một biện pháp khác thường, có thể giúp duy trì thông tin trong đầu được lâu hơn.


Mẹo đơn giản để cải thiện trí nhớ
A simple trick to improve your memory



Bạn muốn cải thiện khả năng ghi nhớ các sự kiện? Tom Stafford đưa ra một biện pháp khác thường, có thể giúp duy trì thông tin trong đầu được lâu hơn.
Want to enhance your memory for facts? Tom Stafford explains a counterintuitive method for retaining information.


Nếu tôi đề nghị bạn ngồi xuống và ghi nhớ một danh sách các số điện thoại hoặc một loạt các sự kiện thì bạn sẽ làm thế nào? Nhiều khả năng là bạn sẽ làm sai đấy!
If I asked you to sit down and remember a list of phone numbers or a series of facts, how would you go about it? There’s a fair chance that you’d be doing it wrong.

Một trong những điều thú vị về trí tuệ con người là ngay cả khi mỗi chúng ta đều có một khối óc riêng, ta đều không có cái nhìn thấu đáo, hoàn hảo vào bên trong nó để xem nên làm thế nào để sử dụng trí tuệ của minhd hiệu quả nhất.
One of the interesting things about the mind is that even though we all have one, we don't have perfect insight into how to get the best from it.

Đây một phần là do những lỗ hổng trong khả năng tự suy nghĩ của chúng ta, được gọi là ‘siêu nhận thức’.
his is in part because of flaws in our ability to think about our own thinking, which is called metacognition.

Nghiên cứu về quá trình tự suy nghĩ này cho thấy con người có những ‘điểm mù’ trong tư duy.
Studying this self-reflective thought process reveals that the human species has mental blind spots.

Học hành là lĩnh vực mà những điểm mù này trở nên rất lớn. Chúng ta thực sự tệ một cách đáng kinh ngạc trong việc tìm hiểu xem làm thế nào để có thể học hành được một cách tốt nhất.
One area where these blind spots are particularly large is learning. We're actually surprisingly bad at having insight into how we learn best.

Các nhà nghiên cứu Jeffrey Karpicke và Henry Roediger III tiến hành phân tích một khía cạnh thôi: đó là làm thế nào để việc kiểm tra hay thi cử có thể hợp nhất được trí nhớ của chúng ta về các sự kiện.
Researchers Jeffrey Karpicke and Henry Roediger III set out to look at one aspect: how testing can consolidate our memory of facts.

Trong thí nghiệm của mình, họ yêu cầu các sinh viên đại học học từng cặp các từ tiếng Swahili (thứ ngôn ngữ được nói phổ biến ở vùng Đại Hồ và Đông Phi) và tiếng Anh.
In their experiment they asked college students to learn pairs of Swahili and English words.

Chẳng hạn như nếu được trao cho chữ ‘mashua’ trong tiếng Swahili, thì họ cần đưa ra chữ có nghĩa tương đương là ‘boat’, tức ‘tàu’ hay ‘thuyền’ trong tiếng Anh.
So, for example, they had to learn that if they were given the Swahili word 'mashua' the correct response was 'boat'.

Một tuần sau khi học xong các cặp từ, những người tham gia sẽ trải qua một cuộc thi.
After the pairs had all been learnt, there would be a final test a week later.

Trong số chúng ta, đa phần sẽ chọn xem lại danh sách này rồi ngồi học lại, tự kiểm tra rồi lại lặp lại quá trình học, bổ sung những gì chúng ta trước đó đã quên mất.
Now if many of us were revising this list we might study the list, test ourselves and then repeat this cycle, dropping items we got right.

Như vậy, chúng ta sẽ học (và kiểm tra) nhanh hơn, để thời gian tập trung vào những gì mình còn chưa học đến.
This makes studying (and testing) quicker and allows us to focus our effort on the things we haven't yet learnt.

Kế hoạch nghe có vẻ hoàn toàn hợp lý. Nhưng hóa ra đó lại là thảm họa nếu như chúng ta định học một cách nghiêm túc.
It’s a plan that seems to make perfect sense, but it’s a plan that is disastrous if we really want to learn properly.

Karpicke và Roediger đề nghị các sinh viên chuẩn bị làm bài kiểm tra bằng một số cách khác nhau, và so sánh độ thành công của các cách đó.
Karpicke and Roediger asked students to prepare for a test in various ways, and compared their success.

Một nhóm tiến hành tự kiểm tra tất cả các từ, kể cả những từ họ đã nhớ đúng, còn nhóm khác thì không ôn lại các từ mà họ đã trả lời chính xác.
One group kept testing themselves on all items without dropping what they were getting right, while another group stopped testing themselves on their correct answers.

Trong lượt kiểm tra cuối cùng, các nhóm đã đạt kết quả với những khác biệt to lớn.
On the final exam differences between the groups were dramatic.

Bỏ qua những từ đã nhớ đúng trong quá trình học không phải là cách hiệu quả - những người chọn cách này đã đạt kết quả khá tệ.
While dropping items from study didn’t have much of an effect, the people who dropped items from testing performed relatively poorly.

Họ chỉ có thể nhớ khoảng 35% các cặp từ, trong lúc ở nhóm ôn lại toàn bộ các từ thì đạt thành tích 80%.
They could only remember about 35% of the word pairs, compared to 80% for people who kept testing items after they had learnt them.

Có vẻ như cách học hiệu quả là cách tập gợi lại những từ đã nằm trong trí nhớ của chúng ta, chứ không phải bằng cách nhồi nhét thêm các từ vào đầu.
It seems the effective way to learn is to practice retrieving items from memory, not trying to cement them in there by further study.

Hơn nữa, bỏ qua hoàn toàn các nội dung đã nắm vững khi ôn bài, điều được nhiều cẩm nang hướng dẫn luyện thi khuyên nên làm, là sai lầm.
Moreover, dropping items entirely from your revision, which is the advice given by many study guides, is wrong.

Bạn có thể thôi không học nữa những gì đã học, nhưng nên kiểm tra, ôn luyện lại những thứ đó nếu muốn nhớ ra chúng vào lúc làm bài thi.
You can stop studying them if you've learnt them, but you should keep testing what you've learnt if you want to remember them at the time of the final exam.

bbc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét