- Tướng Do Tâm Sanh

"Con người cho dù có đang sống trong căn nhà tối tăm, ẩn khuất, thì Thiên địa, Qủy, Thần vẫn nhìn thấu rõ tâm can, hành động của họ.... Cho dù anh có cố công che đậy cũng không cách chi dấu được ý niệm sinh ra từ tâm từ, thiện, ác. Ý niệm cũng giống như một nguồn sóng điện, còn Quỷ Thần chứng giám chính là vật dẫn điện vô hình".


"Tạo hóa đổi dời lắm éo le
Giả chơn quyền biến có ai dè
Thành sự biết đâu người tài trí
Vào đời còn sợ tíếng vo ve..."
“Tướng do tâm sinh” là quan niệm trong văn hóa Thần truyền, có cả trong Phật giáo lẫn Đạo giáo. Ở đây “tướng” là chỉ hình thức biểu hiện bên ngoài của sự vật, là biểu hiện của các loại sự vật mà trong cuộc sống hàng ngày mọi người vẫn trông thấy, còn sự thay đổi muôn hình vạn trạng của những biểu hiện bên ngoài này đều do xuất phát từ sự vô thường của tâm con người.

Trong Phật giáo, quan niệm “tướng do tâm sinh” là muốn mọi người hiểu rằng “vật trông thấy chưa thật là vật” (khả kiến chi vật, thực vi phi vật – 可见之物,实为非物), “vạn sự hư vô tồn tại do tâm chướng, tâm người phàm tục toàn là giam ngục” (vạn sự giai không, thực vi tâm chướng; tục nhân chi tâm, xử xử giai ngục -物事皆空,实为心瘴,俗人之心,处处皆狱). Ở đây, “tướng” là giả tướng, hư tướng, ảo tướng, không phải chân tướng, thực tướng, vì thế nhắn nhủ mọi người không nên câu nệ vào “tướng” để bị khổ vì vật dục của thế gian, muốn đi đến bến bờ hạnh phúc thì phải biết thoát ra.
“Tướng” trong tướng thuật thường là chỉ tướng mạo, là tướng mạo tổng thể, “tướng do tâm sinh” có nghĩa tâm như thế nào thì biểu hiện ra tướng mạo bên ngoài cũng như thế, có thể thông qua diện mạo bên ngoài để biết tâm lý và hành vi của một người.

Trong “Tứ khố toàn thư” [1] có ghi: “Tướng chưa hẳn là tướng, hãy nghe âm thanh trước, âm thanh chưa hẳn là âm thanh, hãy quan sát hành vi trước, hành vi chưa hẳn là hành vi, hãy xem cái tâm đằng sau đó” (vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm -未相人之相,先听人之声,未听人之声,先察人之行,未察人之行先观人之心). Ý ở đây cũng là nhấn mạnh “tâm” quyết định diện mạo của một người, sự thay đổi của diện mạo bên ngoài cũng là bởi sự thay đổi của “tâm” mà ra.

Câu chuyện về Bùi Độ (裴度) và Bùi Chương (裴章) là ví dụ tiêu biểu:

Bùi Độ, thời nhà Đường, có gia cảnh khốn khó. Một hôm vô tình đi đường gặp Thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư vừa nhìn diện mạo của Bùi Độ thấy ánh mắt vô hồn, có vân đến miệng, loại tướng của kẻ ăn xin đầu đường xó chợ, dễ bị đói mà chết. Thiền sư khuyên Bùi Độ hãy nỗ lực tu tâm dưỡng tính.

Vài hôm sau, Bùi Độ lên chùa Hương Sơn nhặt được đai ngọc của một thiếu phụ, đã trả lại cho cô ta, cứu được mạng thân phụ người này.

Vài hôm sau, Bùi Độ lại gặp Thiền sư Nhất Hạnh, Thiền sư thấy thần mắt yên bình trong trẻo của Bùi Độ, tướng mặt như hoàn toàn thay đổi, liền nói sau này Bùi Độ sẽ làm quan đại thần trong triều. Lúc đó Bùi Độ cho rằng Thiền sư đang đùa giỡn mình.

Thiền sư Nhất Hạnh nói: “Thân cao bảy xích không bằng khuôn mặt bảy tấc, khuôn mặt bảy tấc không bằng mũi ba tấc, mũi ba tấc không bằng tâm đoan chính”. Thiền sư khen ngợi Bùi Độ đã biết làm việc thiện.

Quả nhiên, sau này Bùi Độ trở thành trọng thần qua bốn triều đại Hiến, Mục, Kính, Văn, [2] là một “thừa tướng toàn tài”, địa vị và danh tiếng đương thời thuộc loại “công lớn trong nước, danh vang ngoài nước” (huân cao Trung Hạ, thanh bá ngoại di – 勋高中夏,声播外夷). Sử sách gọi ông là người “Đức độ vẹn toàn qua bốn triều đại”, “uy danh đức độ sánh với Quách Phần Dương (郭汾阳)”. Năm người con của Bùi Độ sau này cũng đều vinh quang lừng lẫy, đạt nhiều thành tựu.


Một người khác là Bùi Chương, người Hà Đông tỉnh Sơn Tây, có cha là bạn thân của thần tăng Pháp sư Đàm Chiếu. Pháp sư là người tinh thông tướng thuật, ông thấy Bùi Chương có thiên đình đầy đặn, địa các tròn trịa, sự nghiệp công danh sau này nhất định có thành tựu.

Năm 20 tuổi, Bùi Chương lấy vợ là Lý Thị, năm sau đã đến làm quan ở Thái Nguyên, để vợ ở nhà. Vài năm sau, khi Bùi Chương gặp lại Pháp sư Đàm Chiếu, Pháp sư vô cùng ngạc nhiên khi thấy tướng mạo Bùi Chương không còn được như xưa: thiên đình lõm vào, địa các nhọn ra, lòng bàn tay có vùng khí đen, Pháp sư nói Bùi Chương e rằng sẽ gặp điều không may, phải cẩn thận đề phòng, còn hỏi Bùi Chương đã làm chuyện gì thất đức.

Bùi Chương ngẫm lại những việc mình làm trong những năm qua, chỉ có chuyện thông dâm với một dân nữ là trái đạo lý, ngoài ra không làm gì khác bất lương. Pháp sư Đàm Chiếu nghe kể thì thở dài: “Cậu vốn có tiền đồ sáng sủa, sao lại không biết quý trọng, tư thông với vợ người như thế là đã tự hủy phúc đức của mình, thật quá đáng tiếc!”

Không lâu sau, Bùi Chương quả nhiên gặp đại họa. Trong lúc đang tắm thì bị hành thích, con dao đâm trúng vào bụng, chết đến ngũ tạng lòi cả ra.

Câu chuyện thứ 3:
Vào những năm triều đại nhà Thanh, có một thư sinh hiếu học lên tỉnh tham gia một cuộc thi. Sau khi làm bài thi xong, anh ta rất hài lòng và ở lại nơi ấy để chờ đợi công bố kết quả.

Một hôm, anh ta đi qua một ngôi chùa nên ghé vào dạo chơi. Trong chùa có một người kiếm sống bằng nghề xem tướng. Thư sinh này đi đến trước mặt vị thầy tướng này và hỏi xem đường công danh của mình sẽ thế nào. Vị thầy tướng nói: “Tướng cốt của thư sinh vừa lạnh lẽo lại vừa mỏng nên sẽ sống nghèo khổ. Cho dù là thư sinh có tài học như Ban Cố hay Tư Mã Thiên, văn hay hơn cả Hàn Dũ và Âu Dương Tu thì cũng rất khó thành danh.” (Ban Cố và Tư Mã Thiên là hai nhà sử học còn Hàn Dũ và Âu Dương Tu là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc).

Vị thư sinh này nghe xong lời phán của thầy tướng hoàn toàn không tin. Nhưng sau khi kết quả thi được công bố thì quả nhiên, anh ta không đỗ.

Thời gian ngắn sau, thư sinh này lại đi đến ngôi chùa để hỏi về vận mệnh cả đời của mình sẽ như thế nào. Thầy tướng nhìn anh ta và nói: “Tướng cốt của ngài như vậy thì sao có thể nói tốt cho thư sinh được đây? Tuy nhiên, nếu cứ cố gắng để công danh được tốt hơn thì không bằng nỗ lực mà hành thiện, tích âm đức. Như vậy mới có thể cải biến được vận mệnh mà thôi!”

Trên đường trở về nhà, thư sinh vừa đi vừa tự lẩm bẩm nói: “Ta đã nghèo như vậy mà còn phải giúp đỡ người khác, làm việc tốt thì làm sao mà làm được đây?” Anh ta cứ do dự mãi, nghĩ đi nghĩ lại như vậy rất nhiều ngày mà không thay đổi chủ ý của mình.

Một hôm, anh ta đột nhiên nghĩ: “Ta từng gặp một số người dạy học, dạy học trò những điều không phải Đạo. Thật là có tội to lớn! Từ hôm nay ta sẽ chăm chỉ nghiên cứu về đạo lý dạy học, thông qua cách này mà tích đức, cũng xem như không đến nỗi nào.”

Ba năm sau, thư sinh lại đi thi. Anh ta đến ngôi chùa tìm vị thầy tướng năm trước. Sau khi nhìn tướng thư sinh, thầy tướng nói: “Thư sinh tinh thần no đủ, tươi sáng, kỳ thi này, thư sinh đỗ đạt là không còn nghi ngờ gì nữa.” Đến lúc công bố kết quả, quả nhiên là vị thư sinh kia đã có tên trên bảng danh niêm yết.

Lúc này, thư sinh lại đến chùa gặp vị thầy tướng và hỏi: “Sao lúc trước ông xem tướng nói rằng vận mệnh của tôi ảm đạm như vậy, mà bây giờ tôi đã được như mình mong muốn.”

Vị thầy tướng nói: “Tôi không nhớ tiên sinh!”

Vị thư sinh đem chuyện cách đó ba năm ra kể lại một lượt cho thầy tướng nghe. Thầy tướng nghe xong nói: “Ngoại hình và tướng cốt của tiên sinh toàn bộ đều đã thay đổi rồi. Dụng tâm nghiên cứu đạo lý dạy học vì người khác, chẳng phải là làm việc tốt tích âm đức đó sao?”

Bởi vậy có thể thấy, đức hạnh mới là cội nguồn hạnh phúc của con người. Vận mệnh của một người tốt hay xấu đều là tự làm tự nhận. Trên đầu ba thước có thần linh! Trong tâm luôn có thiện niệm, đặt tín tâm vào làm thì tuy rằng người khác không nhìn thấy nhưng Thần linh sớm đã biết rồi.

Phàm là việc gì thuận Thiên lý, hợp lòng người thì nên nỗ lực thực hiện. Còn việc gì là vi phạm Thiên lý, trái với lòng người thì phải biết cảnh giới không làm. Giữa thiện và ác, chính và tà nếu có thể lựa chọn đúng thì mới bảo tồn được phúc báo lâu dài.

Câu chuyện thứ 4

Trần Lãng là một trong 10 thầy phong thuỷ nổi tiếng nhất Hồng Kông. Trong cuộc đời, ông đã xem tướng mệnh cho không biết bao nhiêu người, hầu hết đều là những nhân vật nổi tiếng. Tính riêng tại Hồng Kông có thể kể đến: Lý Triệu Cơ, Trịnh Dụ Đồng, Lưu Gia Linh, Chương Tiểu Huệ, Dương Thụ Thành, Dung Tổ Nhi, Tạ Đình Phong, Lê Tư, Lữ Lương Vĩ, v.v… còn có cựu Tổng thống của Indonesia. 
Họ đều rất tôn trọng Trần Lãng và coi ông như khách quý.


Những câu chuyện lưu truyền về Trần Lãng
Năm 30 tuổi, Lý Gia Thành chân ướt chân ráo thử sức kinh doanh bất động sản tại Hồng Kông. Một hôm, hai người ngẫu nhiên gặp nhau tại một bữa tiệc. Trần Lãng sau một hồi xem cho Lý Gia Thành, liền hỏi: “Trong cuộc đời ông, kiếm được bao nhiêu tiền thì ông thấy thoả mãn?”. Lý Gia Thành nói: “Tôi có thể kiếm được 30.000 đôla Hồng Kông (tương đương với gần 90 tỉ VNĐ) là quá đủ rồi!”. Trần Lãng cười và nói: “Trong mệnh của ông, kho tiền tài vừa không nông, vừa trải rộng khắp nơi, ông sau này sẽ là người giàu có nhất Hồng Kông.”

Đúng như vậy, chỉ hai năm sau đó, Lý Gia Thành đã thành công trong việc mua bán hai bất động sản lớn ở Hồng Kông. Liên tiếp những năm sau, ông từng bước mở rộng quy mô phát triển sang các lĩnh vực khác. Tập đoàn của ông luôn nằm trong top 10 doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất Hồng Kông. Năm 2016, ông được tạp chí Forbes vinh danh là người giàu nhất Hồng Kông và nằm trong top 15 người giàu nhất thế giới với tổng tài sản lên tới 27,8 tỉ USD.

8 lời khuyên cuối đời của Trần Lãng:
Trước khi qua đời ở tuổi 78, trong lúc chữa trị tại bệnh viện, ông đã nhiều lần đưa ra lời khuyên cũng như lời tâm sự với nhiều người ở đây. Những lời này được ghi chép lại và truyền ra ngoài, gây ra cơn sốt không nhỏ trong cộng đồng mạng tại Hồng Kông.

Dưới đây là những lời ông Trần đã nói:

1. Tôi vì sao lại muốn giúp mọi người? Bởi vì các bạn sẽ lại giúp được nhiều người hơn nữa.

2. Những người có nhiều tiền ấy, kỳ thực đó không phải phúc của một đời trước họ tích được, mà họ đã tu tâm tích đức từ hằng bao nhiêu đời trước nữa rồi. Hiếu kính cha mẹ, tôn sư trọng Đạo, cứu giúp chúng sinh, mới có được địa vị tiền tài như ngày hôm nay.

3. Hiện nay có rất nhiều người đi nhầm đường. Họ dùng mọi thủ đoạn và quyền thế hoặc kiến thức bản thân biết được để kiếm tiền. Nhưng họ không biết được bản chất của những việc này đều là duyên phận, bản thân phải có “nhân” thì mới gặt được “quả”. Mà “nhân” ấy gieo bằng việc “hiếu kính cha mẹ, tôn sư trọng Đạo, cứu giúp chúng sinh”.

4. Bây giờ tại sao tôi lại chịu khổ như thế này (ông nói đến 3 lần phẫu thuật của mình đã chịu đau đớn rất nhiều), dù tôi có ý tốt muốn giúp mọi người thay đổi số phận, để thành công nhanh hơn một chút, giúp được nhiều người hơn nữa, nhưng vốn là Đạo Trời, ai thay đổi chúng thì đều phải chịu phạt, Ông Trời có cái Lý của Ông.

5. Muốn thành công, ngoài phúc đức của bản thân ra, vẫn còn phải có duyên tốt. Người Trung Quốc có câu: “Hoà khí sinh tài”. Đây là câu nói đúc kết từ trí huệ hàng nghìn năm trước. Muốn nói rằng: làm người phải chính nghĩa, thần sắc hoà ái, mới có thể kết nên “duyên tốt”. Sau này chính những người đó sẽ giúp bạn thành công. Tuyệt đối không cậy tiền tài mà nâng cao khẩu khí, tính tình cao ngạo, điều này sẽ làm tổn đức. Người xưa dạy: “Tự mãn chiêu tổn, khiêm tốn thụ lợi” chính là ý này.

6. Người làm ăn phải đi con đường chân chính, bản thân lại có “nhân” (phúc đức) thì thành công sẽ sớm đến thôi. Phúc dày thì duyên đến sớm, có muốn vội cũng chẳng được. Là người chân chính cũng chính là đang tạo phúc, làm tấm gương cho người sau học tập, cái phúc này không chỉ vài tỉ có thể tính được. Tuyệt đối không đi con đường bất chính, nếu không sẽ tổn đức rất nhanh. Trong mệnh đáng lẽ kiếm được vài trăm tỉ, làm việc bất chính, bị giáng xuống còn vài tỉ. Bản thân cảm thấy như thế đã là rất thành công rồi, kỳ thực không biết rằng chính vì mình bất chính mà tạo nghiệp nhận báo ứng, cũng không biết hưởng được bao lâu.

7. Hiện nay xã hội đều trở nên bại hoại, con người vì cầu danh, cầu lợi mà không từ thủ đoạn, cũng do không có thánh nhân chỉ dẫn, liêm sỉ cũng chẳng còn, chứ đừng nói đến đạo đức nhân nghĩa. Con người ấy mà, nếu muốn đời đời kiếp kiếp hưởng phú quý, thì hãy bảo họ bái sư tầm Đạo, ai ai cũng có liêm sỉ, thì nhân hoạ sẽ ít đi. Nhân hoạ ít, thì thảm hoạ thiên nhiên cũng giảm xuống.

8. Mọi người ở đây đều có ảnh hưởng lớn đến xã hội, đều là những người có học thức, được thầy tốt chỉ dẫn, thì hãy đem những điều bản thân học được phổ biến hơn nữa, thì đất nước sẽ ổn định, các nước khác cũng sẽ theo đó mà học. Làm việc này chính là tích được phúc lớn, hành được “quả Thiện” lớn nhất, ai làm thì người đó hưởng được lợi ích, đời đời kiếp kiếp hưởng đại phú đại quý.

Người xưa có câu ngạn ngữ: “Có tâm nhưng vô tướng, tướng sẽ nhờ tâm mà sinh ra; có tướng nhưng vô tâm, tướng sẽ bị tâm tiêu hủy” (hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt). Câu này có ý:
Tướng mạo của một người sẽ thay đổi theo tâm niệm thiện ác của người đó.

Về mặt khoa học, Trung y cổ đại, sinh lý học hiện đại và tâm lý học đã phân tích đạo lý “tướng do tâm sinh” rất đơn giản. Tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”. Ngoại hình là thuộc phần sinh lý, thần thái bao gồm yếu tố sinh lý nhưng lại quyết định bởi quá trình tu dưỡng (thuộc hậu thiên). Nhất cử nhất động từng ý từng niệm thể hiện trong sinh hoạt thường ngày của mỗi người, qua năm tháng đều ngưng tụ trên gương mặt của họ, gọi là “những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài” (hữu chư nội tất hình chư ngoại). Tâm niệm nảy sinh sẽ tác động đến thân thể, nếu tâm bình hòa yên tĩnh, lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại, thì khí huyết hài hòa, ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, nét mặt nhờ đó bình ổn, thần sắc sáng sủa, khiến người khác nhìn vào cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vì vậy mà việc giao tiếp thân thiện, vui vẻ.

Như vậy, trong mối quan hệ giữa “tướng” và “tâm” thì “tướng” là biểu hiện bên ngoài, “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là cái bị biến ảo, thuộc trạng thái bị động, là phản ứng bên ngoài của “tâm”; có “tâm” thế nào thì sẽ có “tướng” như thế, “tướng” tùy theo “tâm” mà thay đổi, gọi là “cảnh thay đổi theo tâm” (cảnh tùy tâm chuyển), “tướng biến hóa theo tâm” (tướng tùy tâm thiên).

Như vậy, “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”. Nếu một người không làm chủ được tâm của mình, luôn bị động do ảnh hưởng của hoàn cảnh bên ngoài, gọi là “tâm động theo cảnh” (tâm tùy cảnh thiên). Nếu có thể khiến tâm ổn định, nghĩa là thoát khỏi ảnh hưởng do sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài, vì thế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng: “Thế gian vạn vật đều biến tướng, tâm bất động vạn vật bất động, tâm bất biến vạn vật bất biến” (thế gian vạn vật giai thị hoá tướng, tâm bất động, vạn vật giai bất động, tâm bất động, vạn vật giai bất biến).

Từ đó cho thấy, dù là hoàn cảnh hay tướng mạo đều do “tâm” quyết định, “tướng” là một mặt gương của “tâm”. Vậy làm người cần có “tâm” như thế nào?

Tuân Tử cho rằng: “Tướng hình không bằng tướng tâm, luận tâm không bằng luận đức”. Trong cuốn sách tướng thuật ảnh hưởng nhất thời cổ đại “Thái thanh thần giám” (太清神鉴) bàn về đức như sau:

“Lấy đức làm đầu, biểu hiện trong hành động” (vi đức chi tiên, vi hành chi biểu), “Đức có trước hình, hình có sau đức” (đức tại hình tiên, hình cư đức hậu), “Bỏ ác theo thiện, trừ nạn tránh hung” (khứ ứa tùng Thiện, tiêu tai tị hung).

Khi trong lòng ta có “Chân, Thiện, Nhẫn”, làm việc theo “Chân, Thiện, Nhẫn” sẽ ảnh hưởng đến xung quanh “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”.

"Con người cho dù có đang sống trong căn nhà tối tăm, ẩn khuất, thì Thiên địa, Qủy, Thần vẫn nhìn thấu rõ tâm can, hành động của họ.... Cho dù anh có cố công che đậy cũng không cách chi dấu được ý niệm sinh ra từ tâm từ, thiện, ác. Ý niệm cũng giống như một nguồn sóng điện, còn Quỷ Thần chứng giám chính là vật dẫn điện vô hình".

 Bởi vậy, bạn hãy bỏ công chăm sóc cẩn thận tâm hồn của mình!

Theo Re Zhui (若水), Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung

Tâm thái tốt đem lại cuộc đời thông thuận

Một vị triết gia từng nói: “Tâm thái của bạn mới là chủ nhân chân chính của bạn”, hay có một vĩ nhân cũng từng nói: “Hoặc là bạn khống chế sinh mệnh, hoặc là sinh mệnh không chế bạn, tâm thái của bạn sẽ quyết định ai là người cưỡi và ai là vật để cưỡi”. Quả đúng là như vậy, tâm thái của bạn như thế nào thì cuộc đời bạn sẽ là như thế ấy và vận mệnh của bạn cũng lại thay đổi theo hướng ấy.

Vì sao phải duy trì một tâm thái tốt?
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên chứng kiến những trận cãi vã không ai nhường ai, cũng thường xuyên nghe thấy tiếng than vãn, oán thán hoặc là ở phương diện phúc lợi, hoặc là ở phương diện công tác, bạn bè, hay quan hệ cha mẹ con cái… Nhưng thực ra, những cãi vã và oán thán này hoàn toàn có thể ngăn chặn được phụ thuộc vào tâm thái của người trong cuộc.

Mỗi người đều có đủ loại tâm tình xảy đến trong một ngày. Chúng ta có lúc cảm thấy vui vẻ, có lúc lại cảm thấy buồn chán phiền não. Điểm khác biệt giữa người này với người kia chính là có người vui vẻ nhiều hơn phiền não, có người lại phiền não chiếm hết phần của vui vẻ.



Người khoái hoạt, vui vẻ thực ra không phải là vì họ không có phiền não mà là họ giỏi giải quyết phiền não, có thể hóa giải phiền não thành vui vẻ, luôn cố gắng giữ cho mình một tâm thái lạc quan. Người hay phiền não cũng không phải là vận mệnh không tốt, hoàn cảnh không tốt mà thường là do tâm thái không tốt. Cho nên đối với họ, cho dù những chuyện khoái hoạt vui vẻ có đến cũng lại bởi vì tâm thái của họ mà biến thành chuyện gây phiền não.

Tâm thái là chỉ trạng thái tâm lý của một người. Nói cách khác, tâm thái chính là tố chất tâm lý của một người. Tâm thái sẽ quyết định tâm tình, tâm thái tốt mang đến tâm tình tốt, tâm thái xấu mang đến tâm tình xấu. Tâm tình là trạng thái tình cảm trong nội tâm con người biểu hiện ra bên ngoài, tâm thái là tiêu chuẩn xử sự trong nội tâm của một người thể hiện ra bên ngoài. Một người trưởng thành cần phải lý trí đối mặt với sự biến hóa của hoàn cảnh, cho dù hoàn cảnh bên ngoài như thế nào đều nên phải bảo trì tâm thái bình hòa, vui vẻ của bản thân mình, giống như hoa hướng dương vĩnh viễn hướng về phía ánh mặt trời khai nở.

Cho dù hoàn cảnh bên ngoài như thế nào đều nên phải bảo trì tâm thái bình hòa, vui vẻ của bản thân mình, giống như hoa hướng dương vĩnh viễn hướng về phía ánh mặt trời khai nở (Ảnh: pinterest)

Người có tâm thái tốt, thì khi nhìn nhận người khác, nhìn nhận sự việc đều lạc quan, tích cực, nhìn ra điểm tốt của người khác nên dễ dàng có được vận may trong cuộc đời. Ngoài ra họ luôn khoan dung, nhẫn nhịn, thận trọng trong mỗi việc, lạc quan yêu đời nên họ sống thọ hơn. Bởi vì tâm thái luôn ở trạng thái tốt nên phần thiện của những người này thường nhiều hơn, có tình yêu thương đối với người khác hơn như thế họ có thể kết được nhiều thiện duyên, vận khí cũng tốt và tiền đồ cũng rộng mở hơn.

Cho nên, mỗi ngày khi rời khỏi giường ngủ hãy nở một nụ cười, nói những lời chúc tốt đẹp đến người khác để đón chào một ngày mới. Tâm thái tốt, tâm tình tốt như vậy nhất định sẽ đem đến cho bạn một ngày may mắn.

“Cảnh tùy tâm chuyển”, tâm cảnh của bạn sẽ quyết định hoàn cảnh bạn gặp phải và quyết định cả vận mệnh của bạn. Nắm chắc tâm của bản thân mới có thể bình tĩnh đối mặt với những chuyện xảy ra trong cuộc sống, từ đó thanh tỉnh phân tích và giải quyết được mọi sự việc tưởng như khó giải quyết nhất. Một tâm thái tốt, sẽ quyết định một tâm tình tốt, tâm tình tốt đem đến một cuộc sống tốt, cuộc sống tốt chính là một loại chất lượng cao của đời người.

Tâm một người chất chứa điều gì thì cuộc đời sẽ như thế ấy
Tâm một người chất chứa điều gì thì cuộc đời sẽ như thế ấy (Ảnh: maxpixel)

Tướng do tâm sinh, mệnh do mình tạo, vạn sự trên thế gian đều có thể chuyển hóa tùy theo tâm của mỗi người. Bởi vậy, có thể thấy được rằng tâm của một người là như thế nào thì sẽ có tướng như thế đó và kết được duyên như thế ấy.

1.Nếu trong tâm một người chất chứa sự lương thiện: Sinh mệnh của người ấy tràn ngập ánh sáng mặt trời. Vô luận là gặp phải mâu thuẫn gì thì trước tiên họ soi xét lại bản thân để tự điều chỉnh mình. Hết thảy những điều không tốt người khác gây ra cho họ, họ đều không để trong lòng mà bao dung khiến nó tiêu tan hết.

2.Nếu trong tâm một người chứa người khác: Khi gặp bất kể việc gì họ đều sẽ nghĩ đến cảm nhận của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nhìn nhận vấn đề.

3.Nếu trong tâm một người chất chứa trời đất: Cuộc sống vốn là thị phi, tranh đấu, công danh lợi lộc, vinh nhục thăng trầm. Người trong tâm chất chứa trời đất sẽ thản nhiên đối mặt, ở trong đạo pháp tự nhiên mà tĩnh lặng nhìn xa, cuộc cời của họ luôn thản đãng, thong dong, tự tại.

4.Nếu trong tâm một người chứa sự đố kỵ, tham lam, mưu kế: Tâm lượng của người này rất nhỏ hẹp. Ở trong cái vòng nhỏ hẹp ấy, họ luôn oán trời trách người, bạn bè sẽ càng ngày càng ít, cuối cùng trở thành người cô đơn, hiu quạnh.

5.Nếu trong tâm một người chứa danh lợi, tiền bạc: Cuộc đời của người này luôn mệt mỏi trong thế giới vật chất. Vì mải mê theo đuổi những điều này, họ sẽ để mê lạc mất tâm linh của mình. Cuối cùng để đạt được mục đích của mình, không điều gì họ không dám làm. Nhưng những vật chất kia, khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi nên đến khi nhắm mắt lìa đời họ chỉ có thể mang theo sự hối hận và tiếc nuối.

6.Nếu trong tâm của một người chất chứa sự thù hận: Tâm thù hận không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bản thân mà còn khiến cuộc đời luôn không thoải mái. Người thù hận sẽ luôn sống trong sự tổn thương, dằn vặt và đau khổ.

Suy cho cùng, cảnh giới của sinh mệnh, tương lai của sinh mệnh tưởng là ở trong mê nhưng lại ở ngay trước mắt mỗi người chúng ta, nó ở ngay bên trong sự lựa chọn của mỗi chúng ta, ngay trong tâm chúng ta. “Cảnh tùy tâm chuyển”, tâm thái của bạn như thế nào sẽ kết được duyên như thế ấy, hết thảy là do tâm mình định mà ra.

Bởi vậy, tu tâm vĩnh viễn là đại đạo của đời người.


Bí mật của phong thủy, không phải ở phần mộ tổ tiên, cũng không phải nhà ở…

Xưa nay người ta vẫn chú trọng về phong thủy, và thường coi phong thủy ở phần mộ tổ tiên hoặc nhà ở, đất cát… Tuy nhiên điều trọng yếu ở phong thủy lại không phải nằm ở đó.

(Ảnh: Internet)

Vậy như thế nào là phong thủy?
“Phong” là sự chuyển động của không khí, di động liên tục từ nơi này đến nơi khác. “Thủy” có nghĩa là “nước”, là dòng chảy lưu động.

Phong thủy nguyên lai là gì đây? Đặc biệt trọng yếu chính là ở bốn chữ “tâm sinh vạn pháp”,vô cùng đơn giản, nhưng cũng đúng đắn phi thường.

Tất cả trong phong thủy bao gồm:
- Đầu tiên trong phong thủy là gì? Chính là Người
- Thứ hai trong phong thủy là gì? Là Tâm
- Thứ ba trong phong thủy là gì? Là Hành vi

Người có lòng biết ơn, luôn nghĩ tốt cho người khác, cái này gọi là tụ quang. Quang hướng về phía trước, biểu hiện ở trên mặt, chính là nụ cười. Khuôn mặt vui vẻ mỉm cười, miệng tựa như đóa hoa sen, khẳng định sẽ phát tài.

Người thường xuyên có ý nghĩ không tốt, oán hận người khác, ghen tị với người khác, cái này gọi là tụ âm. Khí âm thì trầm xuống, biểu hiện ở trên mặt, chính là vẻ mặt u ám rầu rĩ, cáu bẳn, khẳng định là gặp xui xẻo, vận xui.

Ngọn nguồn của phong thủy, ở chỗ hiếu thân tế tổ, yêu quý gia đình, cung kính tổ tiên, thì sẽ tự nhiên ăn sâu bén rễ, cành lá tự nhiên tốt tươi. Sự nghiệp thịnh vượng, gia đình thịnh vượng, gặp nhiều quý nhân, mọi sự đều hưng thịnh.

Một người mà không hiếu thuận với cha mẹ, là tuyệt đối không thể làm đại quan, bởi vì anh ta bất hiếu thì liền sẽ không tôn trọng thượng cấp, đồng sự và mọi người, anh ta hằng ngày cuộc sống lẫn công tác cũng sẽ không thuận lợi, cả đời liên tục suy sụp, ở thời khắc trọng yếu mà bại trận.

Người nếu như có phúc, thì chỗ ở của người đó nhất định là phúc địa. (Ảnh: Internet)

Trong phong thủy, phúc nhân cư phúc địa. Nghĩa là, người nếu như có phúc, thì chỗ ở của người đó nhất định là phúc địa. Nếu chỗ ở của bạn vốn dĩ không phải là phúc địa, thì bạn cũng có thể ngụ ở đó và biến nó thành phúc địa.

Cho nên, quan trọng nhất của phong thủy chính là bản thân mình phải thay đổi, chính mình cải biến, khi sửa đổi tâm mình, thì các loại vấn đề của phong thủy, nếu như vốn trước đó không thuận lợi cũng sẽ tự nhiên mà tiêu mất.

Xưa nay mọi người đều biết phong thủy ảnh hưởng đến con người, nhưng lại có rất ít người biết rằng con người có thể ảnh hưởng và hình thành phong thủy:

- Người thích nỗ lực cố gắng, phúc báo càng ngày càng nhiều.

- Người thích cảm ơn, thuận lợi càng ngày càng nhiều.

- Thích giúp người, quý nhân càng ngày càng nhiều.

- Thích oán hận, phiền não sẽ càng ngày càng nhiều.

- Thích hài lòng, khoái hoạt càng ngày càng nhiều.

- Thích trốn tránh, thất bại sẽ càng ngày càng nhiều.

- Thích chia sẻ, bằng hữu càng ngày càng nhiều.

- Thích tức giận, bệnh tật càng ngày càng nhiều.

- Thích lợi dụng, bần cùng liền càng ngày càng nhiều.

- Thích bố thí, phú quý càng ngày càng nhiều.

- Thích hưởng thụ, thống khổ liền càng ngày càng nhiều.

- Thích học tập, trí tuệ liền càng ngày càng nhiều.

Một cuộc sống hạnh phúc sung sướng thật sự, không có gì ngoài “tích phúc tạo phúc”. Chúng ta cần phải tích đức, tích phúc, quý trọng gia đình và mọi người xung quanh mình.

Người ta xưa nay vẫn xem trọng phong thủy, coi xem đặt đồ vật chỗ nào mới đúng, kê cái bàn hướng nào mới phải theo phong thủy để có thể phát lộc phát tài. Tuy nhiên, có một nhân tố vô cùng quan trọng khác, mới chính là điều quyết định phong thủy.


Vậy để có phong thủy tốt rốt cuộc cần làm gì? Chính là cần phải nuôi dưỡng phúc đức. (Ảnh: Internet)

Đây là điều mà nhiều thầy tướng số thông thường sẽ không nói cho bạn biết, kỳ thực muốn vạn sự vạn vật gặp điều tốt đẹp, chỉ cần bạn làm được những điều dưới đây:

Tâm tính của mình chuyển biến tốt lên, tự nhiên mọi thứ quanh mình sẽ cải biến theo, cuộc sống cũng tự nhiên trở nên tốt đẹp!

Nếu bạn có phúc, thì dù ở nơi phong thủy không tốt, thì phong thủy cũng theo bạn mà thay đổi tốt hơn lên.

Nếu bạn không có phúc, thì dù ở nơi phong thủy tốt, bạn cũng không giữ được, phong thủy dù tốt sẽ bị phá vỡ.

Cần tôn kính thiên địa nhật nguyệt núi sông cây cỏ vạn vật, bởi hết thảy đều có linh.

Vậy để có phong thủy tốt rốt cuộc cần làm gì? Chính là cần phải tu dưỡng phúc đức.

- Điều thứ nhất để giữ phong thủy,
Chính là không sát sinh.
Cái gọi là vùng đất trù phú phong thủy, chính là nơi thịnh vượng vui vẻ nhất. Sát sinh, thì sinh linh đều sợ hãi, đều tránh không kịp.

- Điều thứ hai giữ phong thủy,
Chính là hiếu thuận với cha mẹ.
Hiếu thuận, không mâu thuẫn với cha mẹ, là phương thuốc thay đổi vận mệnh trong cuộc đời.

- Điều thứ 3 trong phong thủy,
Chính là không nói lời xấu, gây hại cho người khác.
Bởi con người làm gì không phải chỉ một mình biết, cũng không phải chỉ hai người biết, mà thần linh đều nghe thấy, vạn vật cũng nghe thấy, chén bát bàn ghế bên cạnh bạn đều nghe thấy. Bạn nói lời xấu về người khác, chúng cũng sẽ không phục bạn.

Bạn giống như một viên tướng soái, quân sĩ đều không phục, bạn liền trấn không được, lòng quân tán loạn. Chúng cùng sống thời gian lâu với bạn, còn có thể học theo, đều trở nên giống như bạn, chính là tục ngữ có câu “vật là hình dáng của chủ nhân”.

Cho nên có người xem tướng, nhìn xem người khác đã dùng qua đồ vật này nọ, liền biết người này là dạng gì, vật này sẽ tự nói hết. Vạn vật đều có linh, sẽ tự mình nói ra hết.

(Ảnh: Internet)

Hậu đức tái vật
Biển vì có thể đặt mình ở nơi dung nạp trăm nghìn con sông mà trở nên rộng lớn, vách núi nghìn trượng sừng sững vì không mang dục vọng mới có thể giữ mình cương trực.

Cũng giống như biển vậy, nếu ta có thể đem mình đặt ở thấp nhất, thì vạn vật trí tuệ cùng phúc đức đều có thể hội tụ mà tiến vào. Chúng ta nói hậu đức tái vật, tái vật nhất định phải đem mình đặt ở phía dưới, đem mình đặt ở nơi thấp nhất, khiêm tốn, nhún nhường.

Chúng sinh phúc mỏng, cũng là bởi sự cung kính lẫn nhau càng ngày càng ít. Bởi bạn cung kính cái gì thì bạn mới có được thứ đó. Cung kính với Trời có thể biết Thiên đạo; cung kính Đất có thể biết phong thủy, cung kính sao có thể biết thuật chiêm tinh, cung kính núi sông có thể biết núi sông, cung kính cây cỏ có thể có cây cỏ, quý trọng tôm cá mới có thể có tôm cá, cung kính đất đá có thể có đất đá…

Mềm mỏng mà không cố chấp
Bạn cung kính điều gì, thì thứ đó mới nguyện ý cho bạn trí tuệ, nguyện ý nói cho bạn biết, trợ giúp bạn, thành tựu bạn. Ví như cỏ cây trong thời gian còn sống là mềm mại, khi chết thì trở nên khô héo.

Con người khi sống thì thân hình là dẻo dai linh động, khi chết thì liền cứng ngắc lại. Mềm mại, dẻo dai là một loại biểu hiện của sức sống, từ đây có thể suy ra rằng làm người nếu biết nhu hòa không cố chấp, sẽ là đặt định của phú quý và phúc báo.

Cho dù một người là sống ở địa phương nào, thì nhìn vào có thể biết được nhiều điều về tướng số, có thể thông qua dáng người để xem, có thể thông qua khuôn mặt, làn da, chữ viết, giọng nói, ngoài ra cũng có thể thông qua những vật dụng mà người đó dùng.

Cổ nhân vì sao có thể bắt mạch, căn cứ vào tình trạng của mạch để phán đoán phúc lộc của một người? Điều này thực tế là có thể. Một người và tất cả mọi thứ xung quanh người đó, đều là do chính tâm bản thân họ phản ánh mà thành, cẩn thận quan sát những điều này, thì nhất định có thể nhìn ra được.

Dòng khí lưu thông
Muốn biết phúc lộc một người, có thể nhìn qua cách nói chuyện và hành động của họ. Nói chuyện không nói lời gian dối, bắt bẻ người khác, làm việc thường muốn giúp đỡ người khác, mong muốn người khác được thuận lợi, thì dòng khí của bản thân mình cũng bởi loại tâm lý này mà được lưu thông.

Ví như thường xuyên tức giận oán hận thì khiến khí huyết tắc nghẽn, vậy nên tính tình luôn muốn khống chế kiểm soát người khác. Còn nếu như có thể nhún nhường, khoan dung cho những khuyết điểm của người khác, thì sẽ khiến bản thân mình có thể “tái vật”, tức sẽ có của cải giàu có.

Vật chính là các loại thu hoạch, các loại của cải. Vật chỉ có thể dùng hậu đức để tái. Nếu không, ngược lại sẽ trở thành tai nạn.

Nói ví dụ như, hiện tại cho bạn một trăm ngàn, người ta có vài tỷ còn không sợ, nhưng bạn sau khi có được một trăm ngàn đã sợ hãi. Sợ phải cho người khác, sợ bị trộm mất, cướp mất… Nếu như vậy thì tên trộm sẽ chỉ nhìn chằm chằm vào bạn mà chẳng chú ý gì đến mấy đại gia giàu có kia.

Nếu con người ta không có đức, lại còn phóng túng chính mình, cả ngày sống buông thả, không muốn nỗ lực cố gắng, thì cuối cùng sẽ tự mình hủy hoại chính mình, tinh thần, sức khỏe đều tự mình hủy rớt đi. Đây chính là không tu đức, tất sẽ có tai nạn ập đến, cũng chính là đạo lý muôn đời nay.

Bảo An, theo letu.life


Nhiều năm qua, giới khoa học và y tế thế giới luôn không ngừng nỗ lực tìm hiểu ảnh hưởng của cảm xúc tinh thần lên tình trạng sức khỏe, cơ thể, cũng như trạng thái bệnh tật của một người. 

Thật khó để đưa ra bằng chứng cụ thể, nhưng những biểu đồ nhiệt dưới đây cho phép chúng ta khởi đầu những nghiên cứu sâu hơn.


Biểu đồ được các chuyên gia Đan Mạch thực hiện với sự tham gia của hơn 700 tình nguyện viên người Đài Loan, Thụy Điển, Phần Lan,…Để đảm bảo tính chính xác, người tham gia không giới hạn độ tuổi, sắc tộc, người châu Á lẫn châu Âu.


Biểu đồ nhiệt cho thấy, tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc của một người, như tức giận, sợ hãi hay hạnh phúc, mà cơ thể có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể khi ở trạng thái giận dữ, biểu hiện nhiệt tập trung nhiều nhất ở tim, mặt và hai cánh tay. Trong khi đó ở trạng thái tinh thần ‘chán nản’, cơ thể một người sẽ biểu hiện phần lớn ở trạng thái lạnh, với thái độ bên ngoài là lạnh lùng, ít sôi nổi và dễ tiêu cực.

Kết quả nghiên cứu mang lại những tín hiệu tích cực giúp ngành y hiểu sâu hơn về phương diện tinh thần của người bệnh, thay vì hướng đi chú trọng nghiên cứu chữa trị phần vật chất cơ thể như trước đây.

Còn sơ sài so với y học truyền thống
Một số ý kiến khác cho rằng, kết quả nghiên cứu chưa thực sự đột phá. Trong khi đó, dù không sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại, nhưng y học truyền thống Trung Quốc nghìn năm trước đã đưa ra những kết quả còn chuẩn xác hơn biểu đồ trên. Họ chia nội tạng cơ thể tương ứng với ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Cụ thể một nguyên lý cơ bản là “tướng do tâm sinh”, tâm trạng và nội tâm của một người thế nào thì phản ứng ra bề mặt sẽ như thế đó. Nếu 5 thứ trạng thái tình cảm sau đây nếu thái quá sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, làm thân thể một người mất đi trạng thái cân bằng, lâu ngày tổn hại đến sức khỏe.

“Giận quá hại gan; vui quá hại tim; buồn quá hại phổi; lo nghĩ quá hại lá lách; sợ hãi quá hại thận”.

Và còn nhiều chi tiết sâu sắc hơn mà bài viết chưa tiện đề cập, mong đọc giả tìm hiểu thêm để có thêm so sánh.

Bruce Phan
 NHỮNG CÁCH THAY ĐỔI VẬN MỆNH

Quan điểm của phương Đông về số phận dường như là một phạm trù đã được an bài, Mệnh và Vận đã được định đoạt sẵn, con người không thể nào vượt qua được số phận. 

Nhưng cũng cùng lúc đó các nhà học giả cho rằng Đức năng thắng số, khuyên con người hành thiện sẽ cải được mệnh vận, trả được nghiệp quả và có một cuộc đời an bình hơn.

Phân tích theo quan điểm của các nhà mệnh lý học: Mệnh là một phạm trù gần như cố định, vận thì vận hành tuần tự theo thời gian nhất định, mệnh và vận trên thực tế là một quy luật khách quan của sự vận động.

Vậy: “Vận mệnh đã là một quy luật khách quan thì điều chỉnh bằng cách nào được?”. Nghiên cứu tứ trụ, am hiểu tứ trụ là một trong các phương pháp hữu hiệu để có thể điều chỉnh mệnh vận một con người thuận theo tự nhiên và đạt được hiệu quả tương đối rõ ràng.

Bài viết này phân tích và điểm lược một số các quan điểm của các nhà mệnh lý học trong lịch sử (Lưu Bá Ôn, Thiệu Khang Tiết) cũng như đương đại (Từ Nhạc Ngô, Thiệu Vĩ Hoa, Lý Hàm Thường, Lý Cư Minh) nhằm cung cấp cho các bạn một cái nhìn rõ hơn phép cải vận đời người qua phân tích và ứng dụng quan điểm tứ trụ.

Theo các nhà nghiên cứu về lý thuyết dụng thần tứ trụ thì có thể điều chỉnh vận mệnh theo những cách sau:
1. Phép đặt tên để cải mệnh
Căn cứ ngày sinh âm dương tứ trụ bát tự của mỗi người, tổ hợp ngũ hành, tìm ra dụng thần, sau đó nắm ngũ hành dụng thần diễn biến thành một tên nào đó có thể đại biểu ngũ hành dụng thần. Việc sử dụng một tên mới là dụng thần để cải mệnh. (Có cả một lý thuyết riêng về việc này).

Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp cũng sẽ có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Phương pháp này có một tác dụng nhất định vì họ tên sẽ theo con người suốt cuộc đời, chẳng hạn, nếu đứa trẻ sinh ra với giờ ngày tháng năm đã định thì thầy mệnh lý xem xét hỷ dụng thần của đứa trẻ này là gì, thì họ sẽ chọn một cái tên đúng với hỷ dụng thần của đứa trẻ, ví dụ đứa trẻ cần Hỏa, thầy có thể chọn tên Tâm hoặc Tuệ (Hỏa), ..v.v…Rất nhiều người không hiểu được bí mật này nên chỉ chọn tên không xung khắc với ngũ hành nạp âm của đứa trẻ (ngũ hành nạp âm như Đại Khê Thủy, Tích lịch Hỏa,..), điều này thật đáng tiếc. Và có rất nhiều người đã dùng ngũ hành nạp âm và xem đó là ngũ hành của bản thân mình, thực chất ngũ hành nạp âm không có tác dụng nhiều cho các ứng dụng của con người trong cuộc sống thực tế.

Danh tính có vai trò rất quan trọng bởi đó là nhân tố thường xuyên tác động đến bản mệnh. Cái tên gọi mỗi ngày sẽ có tác dụng to lớn đến quá trình cải tạo vận mệnh. Tính danh ảnh hưởng 4% vận mệnh, vì vậy khoa tính danh học đã phát triển, sử dụng Âm Dương, Ngũ Hành bổ trợ cho vận mệnh. Để biết mệnh của mình thiếu hành gì phải dùng môn Bát Tự để xem xét, sau đó đặt lại tên để bổ cứu. Người ta đổi tên sao cho tổng số nét chữ họ và tên mới vào đúng những số tốt thì vận mệnh người này thay đổi tốt lên 4%.

2. Phép làm việc thiện để cải mệnh
Thường nói: "Nhất thiện giải bách tai". Có thể thông qua hành vi quyên góp tiền, cứu tế hiến máu nhân đạo, giúp đỡ người già cô quả, giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa bỏ học quay lại trường học tập, sửa cầu vá đường, phóng sinh … tiến hành tu sửa vận mệnh. Chỗ này là phép làm việc thiện để cải mệnh!
Theo quan điểm của đạo Phật thì luật nhân quả xuyên suốt quá khứ vị lai. Con người sinh ra đời là kết tinh của nghiệp quá khứ, tức là những gì đã tạo tác trong các kiếp trước.
Thuyết định mệnh theo ý nghĩa đó đã được các nhà nho tóm tắt trong câu: 
“Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị” 
(có nghĩa là: muốn biết trong kiếp sống trước mình đã làm những gì thì hãy nhìn xem hiện tại trong kiếp này mình đang được hưởng những gì. Muốn biết trong kiếp sau mình sẽ được hưởng những gì thì hãy nhìn xem trong kiếp sống hiện tại mình đang làm được những gì). 

Theo thuyết này thì con người có nhiều kiếp sống: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau. Mỗi kiếp sống gồm có hai phần: một phần là kết quả của kiếp trước và một phần là nguyên nhân của kiếp sau.

Trong kiếp sống hiện tại của một người nào đó ta thấy có hai phần: một phần là những gì người đó đang thụ hưởng và một phần khác là những gì người đó đang làm. Phần người đó đang được thụ hưởng là phần được sinh ra trong một gia đình giàu có sang trọng, lại thông minh, được may mắn thành công và hưởng nhiều hạnh phúc sung sướng ở đời. Phần này là kết quả của những việc làm có thể là rất tốt, rất thiện, rất đạo đức của người đó hồi kiếp trước. Tuy nhiên phần người đó đang làm trong kiếp này như khinh người, hiếp đáp kẻ khác, có những hành động độc ác, thì những việc làm xấu xa đó là nguyên nhân của một kiếp sau có thể là sẽ rất hèn hạ, khổ đau. Kiếp sau có thể người đó sẽ phải sinh ra trong gia đình nghèo khó, lại có thể không đủ khôn ngoan, không có cơ hội học hành, phải sống cuộc đời nghèo khổ bị nhiều người khinh bỉ.

Trong thực tế ai cũng biết là khi ta đối xử tử tế, lịch sự, tốt đẹp đối với những người chung quanh ta thì dĩ nhiên ta cũng sẽ được nhiều người đối xử tử tế, lịch sự và tốt đẹp lại. Ngược lại nếu ta có những hành vi không ra gì đối với những người chung quanh ta thì khó mà mong rằng người ta thương mến, đối xử tốt với mình. Thực tế cho thấy không ai chịu tốt bụng để cứ đối xử tốt đẹp mãi với một người đã có lối xử sự không ra gì đối với mình. “Bánh sáp đi, bánh quy lại” cũng như “ăn miếng thì trả miếng” có chung ý nghãi về nhân quả.

Theo quan điểm của Đạo Phật, tích đức hành thiện sẽ thay đổi nghiệp quả ác từ đời trước, tạo nên những nghiệp thiện và nếu làm nhiều có thể báo ứng ngay hiện tại góp phần cải thiện vận mệnh. Các việc thiện có rất nhiều như giúp người khó khăn, chữa bệnh, làm đường xá cầu cống, ủng hộ thiên tai, hiến máu nhân đạo.Thực tế cho thấy hạnh phúc lớn lao của con người chỉ đạt được khi mà hạnh phúc ấy được chia sẽ với những thành viên khác trong cộng đồng. Tích đức hành thiện sẽ cải số được 8% số mệnh cuộc đời. 

Chuyện kể rằng tại một ngôi chùa nọ có một chú Sa di được sư phụ cho phép trở về thăm cha mẹ, vì Sư có thần thông nên được biết trong vòng một tháng nữa là thọ mạng của chú Sa di sẽ chấm dứt. Trên đường đi về quê, chú Sa di thấy một ổ kiến lớn đang sắp sửa bị trôi theo dòng nước lũ, chú vội vàng tìm cách cứu để ổ kiến khỏi bị chết. Chú về thăm nhà và sau đó trở lại chùa. Nhiều tháng trời trôi qua, chú vẫn tiếp tục tu hành niệm Phật ăn chay bên sư phụ. Sư phụ của chú rất thắc mắc, một hôm hỏi chú chuyện gì đã xảy ra khi chú về thăm cha mẹ. Chú kể rõ tự sự chuyến về thăm quê, kể cả chuyện chú cứu vớt một ổ kiến to. Sư phụ mới hiểu việc kéo dài thọ mạng chính là nhân cứu giúp chúng sinh và nhân không sát sinh. Trong kinh Phật cũng dạy nhân sát sinh có thể đưa đến địa ngục, làm loài bàng sinh, quả báo nhẹ là làm người với tuổi thọ ngắn và hay bệnh hoạn.

Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy muốn được quả báo giàu sang sung sướng là do nhân bố thí đời trước, được quả báo thông minh là do nhân khuyên người khác làm lành tránh ác, quả báo tướng mạo đoan trang đẹp đẽ là do nhân đời trước giúp đỡ kẻ tật nguyền. Chú Sa di trong câu chuyện trên nhân cứu mạng sống của một ổ kiến to, không giết hại chúng sinh nên mạng sống được kéo dài, không bệnh tật.

3. Phép tu tâm dưỡng tính cải mệnh

Có thể thông qua tu luyện khí công hữu ích, luyện thư pháp, hội họa, nuôi chim, trồng hoa cảnh, học tập văn hóa khoa học tri thức, không ngừng tăng cường tu dưỡng thân tâm, từ bỏ cá tính cùng tâm tính bất lương. Chỗ này chính là phép tu tâm dưỡng tính để cải mệnh.

4. Phép dùng phương hướng cải mệnh

Xuất hành, đi chơi, chọn nghề nghiệp, lựa chọn nơi ở ứng lấy dụng thần làm tiêu chuẩn, tìm địa phương thích hợp nhất cho bản thân. Ví dụ: Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên hướng về phương tây chỗ nơi sinh ra để mưu cầu phát triển.
Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên hướng về phương Đông chỗ nơi sinh ra để mưu cầu phát triển.
Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên hướng về phía Nam chỗ sinh ra để mưu cầu phát triển.
Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, nên ở chỗ sinh ra mà mưu cầu phát triển.
Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, nên hướng về phía Tây chỗ sinh ra mà mưu cầu phát triển.
Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, nên hướng về phía Bắc chỗ sinh ra để mưu cầu phát triển.

5. Phép dùng công việc học tập tọa hướng để cải mệnh
Đơn vị công tác học tập cũng ứng với hỉ dụng thần của bản thân, tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần thì chọn lựa công ty có ngành nghề thuộc lĩnh vực kim như vàng bạc, đá quý, sau đó điều chỉnh vị trí bàn làm việc:
Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên tọa Đông hướng Tây.
Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên tọa Nam hướng Bắc.
Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, nên tọa Nam hướng Bắc.
Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên tọa Tây hướng Đông.
Tứ trụ lấy thủy là hỉ dụng thần, nên tọa Bắc hướng Nam.

6. Phép dùng hoàn cảnh địa lý để cải mệnh

Căn cứ hỉ dụng thần của bản thân lựa chọn sống ở thành thị, ở tầng lầu, có điều kiện tốt nhất là ở biệt thự. Ví dụ: Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ ở có đất thoáng mát và vùng nhiều kim loại, khoáng sản.
Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ khu vực ôn đới, nhiều cây cối hoa thảo.
Tứ trụ lấy hỏa làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa vùng nhiệt đới, vùng đại lục cùng khu vực có nhiều khoáng mỏ than đá, nhà máy điện.
Tứ trụ lấy thổ làm hỉ dụng thần, cần chọn lựa vùng hàn lạnh cùng vùng núi cao, bình nguyên.
Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa vùng có tính mát mẻ và nhiều khoáng quặng kim, khoáng sản.
Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, nên chọn lựa chỗ ở vùng hàn lạnh cùng vùng có nhiều sông nước, biển.

7. Phép dùng ẩm thực để cải mệnh
Ra ngoài đi khách sạn ăn cơm cũng chọn theo tên hỉ dụng thần của bản thân. Như dụng thần là "Kim", đến khách sạn có tên là kim, như khách sạn Ngân Linh. Ở đây là dựa trên cơ sở chọn lựa thực vật ăn cơm.
Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính ôn, ăn thịt gan mật động vật.
Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính nhiệt, ăn thịt động vật như tiểu tràng, tim gan.
Tứ trụ lấy thổ là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật trung tính lại cùng với ăn thịt động vật như phổi, bao tử.
Tứ trụ lấy kim là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính mát cùng ăn thịt động vật như phổi, đại tràng.
Tứ trụ lấy thủy là hỉ dụng thần, nên ăn thực vật có tính hàn cùng ăn các loại thịt động vật như thận, bàng quang và các loại cá.

8. Phép dùng dược vật để cải mệnh
Sử dụng thuốc và nguồn thuốc có phương hướng thuộc hỉ dụng thần của mệnh. Ví dụ:
Tứ trụ lấy mộc là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính ôn (ấm).
Tứ trụ lấy hỏa là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính nhiệt.
Tứ trụ lấy thổ là hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật trung tính.
Tứ trụ lấy kim làm hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính mát.
Tứ trụ lấy thủy làm hỉ dụng thần, có thể dùng dược vật có tính hàn.

9. Phép dùng chữ, số để cải mệnh
Chữ số Ngũ hành: Mộc là 1, 2, hỏa là 3, 4, thổ là 5, 6, kim là 7, 8, thủy là 9, 0. Căn cứ hỉ dụng thần tứ trụ ngũ hành chỗ thuộc chữ số, bản thân lựa chọn đúng chữ số có ích để tiến hành bổ cứu, như biển số nhà, biển số xe, số điện thoại, điện thoại bàn và điện thoại di động, tầng lầu, số hiệu công việc ….
Hiểu đơn giản là Ngũ Hành của bản mệnh cần bổ cứu hành gì thì sử dụng các con số phù hợp để bổ trợ. Ví dụ: người mạng Mộc dùng số 1, 2 thì may mắn hơn các số khác…

10. Phép dùng nghề nghiệp để cải mệnh

Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ chỗ thuộc đơn vị đóng trên phương vị ngũ hành nào, hành của nghề nghiệp, mà bản thân chọn lựa nghể nghiệp thích hợp, chỗ này là phép chọn nghề để cải mệnh.

11. Phép chọn phối ngẫu để cải mệnh
Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ vượng suy cùng có hay không, chọn lựa tứ trụ đối phương, trong bát tự có lợi cho ngũ hành bát tự của bản thân, là lấy đối tượng phối ngẫu chỗ hỉ của mệnh cục bản thân, đây là phép chọn phối ngẫu để cải mệnh; trai tài gái sắc, như keo như sơn, sống đến bạc đầu, anh hùng mỹ nhân những thứ này đều là khắc họa đối với hôn nhân mỹ mãn; uyên ương ẩu đả, Ngưu lang Chức nữ, nhân duyên trói buộc, vợ chồng oán hận, cùng giường mà khác mộng, vợ chồng tương phản, tuổi trẻ mà ở góa đều là mô tả đối với bi kịch hôn nhân. Như hai loại trên tuyệt nhiên đều có hiện tượng hôn nhân khác nhau, ở góc độ xã hội học nghiên cứu thì không có cách nào tìm ra căn nguyên vấn đề, cũng chính là không có cách nào tìm ra phương pháp ngăn chặn bi kịch. Việc lựa chọn người bạn đời là khó nhất, vào thời kỳ trọng nam khinh nữ, thì khi muốn chọn người con dâu, họ yêu cầu bên nữ cung cấp bát tự của nàng dâu để thầy mệnh lý xem xét, nàng dâu có vượng phu ích tử hay không.

12. Lựa chọn bạn bè, đối tác để đổi vận
Đối tác, bạn bè của chúng ta cần và họ cũng cần, thì sự trao đổi này tương đối thuận lợi, tương trợ lẫn nhau trong mọi công việc, cuộc sống. Chẳng hạn chúng ta cần Thủy thì những người có thể giúp và hỗ trợ chúng ta nhiều nhất là những người vượng Thủy, vì bản thân mọi người điều có khí ngũ hành vượng nhất vì thế đây là phương pháp chọn lựa rất hữu ích để thay đổi cải vận mệnh của chúng ta.

13. Phép dùng tên y phục, màu sắc để cải mệnh

Trước tiên chọn lựa tên loại y phục cũng theo hỉ dụng thần bản thân. Như dụng thần là "Kim", chọn hiệu kim phong, hiệu ngân linh. Sau đó căn cứ ngũ hành tứ trụ hỉ dụng thần chỗ thuộc màu sắc, nên chọn y phục có màu sắc cùng tên với ngũ hành hỉ dụng thần (y vật trong, ngoài, mũ, giầy, tấc …) hoặc tiến hành bổ cứu trang sức phẩm cho nhân thân.
- Mệnh cục hỉ kim, chọn y phục màu trắng,
- Hỉ hỏa, có thể mặc y phục màu hồng;
- Mệnh cục hỉ thủy, có thể mặc y phục màu đen, màu lam;
- Hỉ mộc, tất cần chọn y phục màu xanh lục,
- Hỉ thổ, chọn y phục màu hồng, màu vàng.
Lưu ý: Những tư vấn về y phục, màu sắc ở trên cần phải xem xét trên cả khía cạnh của lý thuyết phong thủy. Bởi vì nếu chỉ xem xét đơn thuần một chiều bằng tứ trụ như ở trên có thể sẽ phản tác dụng với các cá nhân khác đang sinh sống trong ngôi nhà đó hoặc có thể sẽ trái với các lý thuyết về bài trí phong thủy (Loan đầu, huyền không).

14. Phép dùng vật dụng để cải mệnh

Căn cứ hỉ dụng thần ngũ hành tứ trụ chỗ chủ về màu sắc, chọn lựa màu sắc dụng cụ cùng với màu sắc hỉ dụng thần ngũ hành để tiến hành cải mệnh. Như hỉ dụng thần chỗ màu sắc thuộc là màu lục, thì chọn màu lục, màu xanh sinh hoạt và dụng phẩm công việc. Như dụng cụ gia đình, chăn nệm giường ngũ, màu sắc vách tường, gạch nền nhà, màu bút viết, màu dao …

Lưu ý: Những tư vấn về màu sắc, vật dụng ở trên cần phải xem xét trên cả khía cạnh của lý thuyết phong thủy. Bởi vì nếu chỉ xem xét đơn thuần một chiều bằng tứ trụ như ở trên có thể sẽ phản tác dụng với các cá nhân khác đang sinh sống trong ngôi nhà đó hoặc có thể sẽ trái với các lý thuyết về bài trí phong thủy (Loan đầu, huyền không).

15. Dùng thuật phong thủy trong cải biến vận mệnh
Phong Thuỷ là môn khoa học tổng hợp của các môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết khác như vật lý địa cầu, thủy văn địa chất, vũ trụ tinh thể học, khí tượng học, môi trường học và kiến trúc.
Người vận dụng phải có kiến thức tổng hợp, biết xem xét thiên nhiên môi trường, cải tạo nó thành môi trường tối ưu cho con người sinh sống để phát triển tốt đẹp. Đích cuối cùng của Phong Thuỷ phải là Thiên - Nhân - Địa hợp nhất, con người đạt đến cái đích thấu hiểu những quy luật của trời đất và sống hòa hợp với những quy luật ấy. Từ trước đến nay những quy luật của thiên nhiên, của trời đất vũ trụ vẫn vô tư tồn tại, chỉ có con người duy ý chí mới cho rằng mình sống không cần phụ thuộc vào nó nên vô tình đã phạm phải những điều gây tai họa cho chính bản thân con người. Cải biến vận mệnh theo Phong Thủy địa lý như hướng nhà hướng cổng, cửa phòng ngủ, bếp hợp với cung phi gia chủ thì sẽ thay đổi được 10% số mệnh cuộc đời.

16. Đổi chữ ký để thay đổi vận mệnh
Chữ ký cũng có tác dụng là thay đổi sự may mắn hay rủi ro trong cuộc đời. Có chữ ký làm cho cuộc sống gặp may mắn, công viêc trôi chảy nhưng cũng có chữ ký làm cho cuộc sống trở nên thăng trầm bất định. Nếu đang xui, ta đổi chữ ký và thấy cuộc đời thay đổi tốt lên thì hãy dùng chữ ký đó. Khoa tướng số chỉ cần nhìn chữ ký người ta có thể đoán biết về số phận của người ký tên.

Nguồn: Đặng Xuân Xuyến blog



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét