Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống trà.
Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc.
Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc.
Cả bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông, người ta uống trà để “phản quan tự kỷ”. Vui cũng uống, buồn cũng uống, uống để tìm thấy chính mình, để sẻ chia, để mỡ lòng dung thông..Sự tha thiết ấy phải chăng vì trà là một vật trung gian, một văn hoá sống của người Việt.
Mời trà Từ dân gian, cung đình bác học
Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ.
Vào những ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tụ bên tách chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Từ lâu cây chè VN đã có vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành nghệ thuật uống trà.
Theo Trà Kinh của Lục Vũ thì cây chè đã từng có mặt ở Trung Quốc, qua thời gian người Trung Quốc nâng việc uống chè thành nghệ thuật uống trà, còn gọi là Trà Kinh.
Tại VN qua các triều đại vua chúa, quan lại đã hình thành nên một lối sống kinh kỳ và thay đổi nhận thức trong tiếp bởi giao thoa của nhiều nền văn hoá. Chính yếu tố này đã biến các tập tục uống trà dân gian lên thành những thú chơi thưởng ngoạn mang tính cung đình bác học. Và, dĩ nhiên uống trà đã trở thành thú chơi có phong cách ảnh hưởng đến Tam giáo và Hán Văn tự trong tầng lớp thượng lưu.
Cùng với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc, uống trà được người Việt nâng lên thành một thú chơi, một thứ nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. Dù không có những tác phẩm lưu truyền về trà như Trung Quốc, như ẩm Trà Ca của Lưu Đồng hay Trà Kinh của Lục Vũ nhưng Việt Nam vẫn có những vần thơ nghệ thuật nói lên tâm tư tình cảm của con người thông qua chén trà.
Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm của người xưa, minh chứng rằng, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một văn hoá ứng xử thường ngày của người Việt, được xem như thuật ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ đồ trà cổ có giá. Từ kiểu ấm đến chán trà khá đẹp và nhiều hình dáng.
Với vốc dáng thanh mảnh và sinh sắn ấm được dùng cho nhiều cuộc trà như: độc ẩm dành cho một người uống, song ẩm dành cho hai người và quần ẩm dành cho nhiều người.
Để có một cuộc trà ngon với đầy đủ lễ nghi phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thuỷ (tức nước pha trà), Nhì trà (là loại trà người Việt thường uống- trà xanh), Tam bôi, Tứ bình (là dụng cụ để pha trà và uống trà). Tuỳ theo từng miền Bắc, Trung, Nam mà cách dùng ấm và chén trà có khác.
Chén trà xanh
Để có một cuộc trà ngon với đầy đủ lễ nghi phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thuỷ (tức nước pha trà), Nhì trà (là loại trà người Việt thường uống- trà xanh), Tam bôi, Tứ bình (là dụng cụ để pha trà và uống trà). Tuỳ theo từng miền Bắc, Trung, Nam mà cách dùng ấm và chén trà có khác.
Người Huế thường dùng kiểu Vũ xuân thu ẩm; uống trà vào mùa xuân và mùa thu, kiểu Hà ẩm dùng cho mùa hạ, chén nhỏ giúp nước nhanh nguội, kiểu Đông ẩm thì chén trà dầy, lồng chén sâu giữ cho trà lâu nguội. Dù xuất xứ từ đâu, uống trà đã trở thành một phong tục và thói quen với người Việt Nam.
Mời trà là một ứng xử văn hoá biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hoá, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu lời tâm sự. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hoà hợp, sự tỉnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
Uống trà trong chốn Thiền môn
Nếu ở Nhật Bản chú trọng đến không gian trà thất và nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Đạo.
Người Trung Hoa chú trọng đến đường nét uốn lượn khi thể hiện việc uống trà, từ đó nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Pháp.
Ở Việt Nam, có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” – Trà Thiền. Nếu người thế tục, uống trà để tìm được sự bình an giữa cõi tục, để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ tâm đắc trong cuộc đời thì trà ở nhà Phật khác với đời thường.
Cuộc trà có đưa con người vào trạng thái vô vi và sự an tĩnh trong thiền trà, cho nên từ Hoà thượng đến môn sinh Phật tử đều xem trà như sản phẩm tĩnh toạ, nên có câu: “ trà vị thiền vị thị nhất vị”, nghĩa là trà và thiền là một. Phải nói rằng, cách uống trà của thiền môn thể hiện rõ nét qua những triết lý Nho, Phật và lão Trang qua bốn chữ Hoà, Kính, Thanh, Tịnh.
Hoà là sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người; Kính là kính trọng, cảm tạ trước sự tồn tại của vạn vật; Thanh là sự thanh khiết của vật chất và tinh thần, Tịnh là sự bình an của tâm hồn trong cuộc sống. Uống trà khiến cho trí tuệ minh mẫn và tinh thần sảng khoái hơn, giúp con người cân bằng được đời sống tinh thần, thế nên ngoài sự tỉ mỉ và cẩn thận của người thưởng trà phải luôn hướng tời sự hoàn mỹ.
Trong cái thu chơi tuy giản dị ấy lại ẩn chứa một công phu, trà đối với họ là bạn là tri kỷ, cái hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh. Chúng ta có thể uống trà vào bất cứ thời khắc nào trong ngày nhưng tốt hơn nhất vào buổi sáng hay lúc tìm về với thiên nhiên cỏ cây sông nước. Như thế trong đời sống thường nhật, ấm trà đối với người sành điệu đã trở thành nét nghệ thuật, nghĩa cử thanh cao, đưa tâm hồn con người hoà quyện vào cuộc sống. Như một nghệ thuật nhân sinh. Uống trà đôi lúc làm phây khoả đi bao buồn phiền trong cuộc đời “ấm lạnh tình đời năm bảy chén, Nạt nồng đôi chén một vài hơi.
Giang Phong
Quốc trà Việt Nam
Trong cái thu chơi tuy giản dị ấy lại ẩn chứa một công phu, trà đối với họ là bạn là tri kỷ, cái hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh. Chúng ta có thể uống trà vào bất cứ thời khắc nào trong ngày nhưng tốt hơn nhất vào buổi sáng hay lúc tìm về với thiên nhiên cỏ cây sông nước. Như thế trong đời sống thường nhật, ấm trà đối với người sành điệu đã trở thành nét nghệ thuật, nghĩa cử thanh cao, đưa tâm hồn con người hoà quyện vào cuộc sống. Như một nghệ thuật nhân sinh. Uống trà đôi lúc làm phây khoả đi bao buồn phiền trong cuộc đời “ấm lạnh tình đời năm bảy chén, Nạt nồng đôi chén một vài hơi.
Giang Phong
Uống trà là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam.
Ngày xưa trà chỉ được dùng trong lớp quyền qúy cao sang. Tác phong mời trà một cách cung kính, nâng tách trà bằng hai tay tỏ ra rất thanh tao lịch lãm.
Qua cung cách này người được mời có thể thấy được phần nào cốt cách sống và hiểu phần nào chịu ảnh hưởng gia phong của người mời trà. Trước khi uống người ta nhẹ nhàng đưa tách trà lên thưởng thức hương trà rồi từ tốn nhấp từng ngụm nhỏ để thưởng thức vị ngon của trà. Từ chất lượng của tách trà người uống sẽ thấy được cái tâm, cái tình của người đã pha chung trà .
Trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa mà có gía trị liệu pháp, giúp cho máu huyết lưu thông, lợi tiểu, có khả năng chống ung thư, tiêu độc, điều hòa huyết áp…
Trà xưa
Trước đây trà chỉ phổ biến ở một số nước Châu á như ở Ấn Độ, Srilanca chỗ nào cũng trồng trà để cung cấp cho người bản địa và cả cho xuất khẩu. Sau này được lan rộng ra các nước Trung Á như một số nước thuộc khối “Udơbêch” của các nước cộng hòa Liên Xô cũ, đặc biệt những nước này không trồng trà, nhưng ở nơi nào cũng uống trà. Trên “con đường tơ lụa” trà dần dần có mặt ở các nước Châu Âu.
Quán cóc Hà Nội xưa
Ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội, từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, ma chay, cúng giỗ…
Nếu trà dùng khi nhất ẩm (uống trà một mình) là lúc người đó đang nhâm nhi lẩm nhẩm thi thơ ôn luyện, nếu song ẩm (hai người uống trà) thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao, thậm chí hưng phấn cùng cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn.
Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon, chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm” vậy
Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản. Có thể khẳng định ở Việt Nam không có trà đạo mà chỉ có nghệ thuật uống trà.
Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng. Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.
Những người uống trà sành điệu miền Bắc thường uống trà không ướp hương, vì như thế sẽ không còn hương vị thật của trà. Khoảng mười năm trở lại đây trà được phát triển rộng rãi để phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng hương liệu để ướp trà trong đó có những công ty và cơ sở nổi tiếng cũng dùng kỹ thuật này nhằm mục đích có lãi cao. Điều đáng chú ý là trà ướp hương liệu thường có mùi thơm đậm hơn trà có hương vị thật, chỉ có người sành điệu uống trà mới biết trà nào ướp hương liệu và trà nào là nguyên chất. Có doanh nghiệp còn dùng thủ đoạn dụ du khách vào uống trà miễn phí để rồi khách phải mua trà với cái gía “cắt cổ” mang về.
Ngày tết hay trong sinh hoạt thường nhật, đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà. Thế nhưng, dù con người đang ở bất cứ trạng thái nào khi có tách trà trên tay cũng giúp cho người ta thấy lịch lãm thư thái. Chính vì vậy trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống mà còn được các nhà làm nghệ thuật sân khấu và điện ảnh thường sử dụng như một đạo cụ, một phương tiện để các nhân vật giao lưu giúp cho diễn viên nâng cao trình độ diễn xuất. Mới đây Cục điện ảnh chủ trương không đưa thuốc lá lên phim thì văn hóa uống trà của dân tộc ta càng được nâng cao giá trị trên màn bạc và trong cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam.
http://www.sieuthitra.com/tra-viet/800-van-hoa-uong-tra-xua-va-nay-cua-nguoi-viet.html
Người xưa uống Trà
Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản. Có thể khẳng định ở Việt Nam không có trà đạo mà chỉ có nghệ thuật uống trà.
Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng. Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.
Tri kỷ
Tâm giao
Những người uống trà sành điệu miền Bắc thường uống trà không ướp hương, vì như thế sẽ không còn hương vị thật của trà. Khoảng mười năm trở lại đây trà được phát triển rộng rãi để phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng hương liệu để ướp trà trong đó có những công ty và cơ sở nổi tiếng cũng dùng kỹ thuật này nhằm mục đích có lãi cao. Điều đáng chú ý là trà ướp hương liệu thường có mùi thơm đậm hơn trà có hương vị thật, chỉ có người sành điệu uống trà mới biết trà nào ướp hương liệu và trà nào là nguyên chất. Có doanh nghiệp còn dùng thủ đoạn dụ du khách vào uống trà miễn phí để rồi khách phải mua trà với cái gía “cắt cổ” mang về.
Ngày tết hay trong sinh hoạt thường nhật, đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà. Thế nhưng, dù con người đang ở bất cứ trạng thái nào khi có tách trà trên tay cũng giúp cho người ta thấy lịch lãm thư thái. Chính vì vậy trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống mà còn được các nhà làm nghệ thuật sân khấu và điện ảnh thường sử dụng như một đạo cụ, một phương tiện để các nhân vật giao lưu giúp cho diễn viên nâng cao trình độ diễn xuất. Mới đây Cục điện ảnh chủ trương không đưa thuốc lá lên phim thì văn hóa uống trà của dân tộc ta càng được nâng cao giá trị trên màn bạc và trong cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam.
http://www.sieuthitra.com/tra-viet/800-van-hoa-uong-tra-xua-va-nay-cua-nguoi-viet.html
Trà xanh - Thần dược từ Thiên Nhiên
Viết Bởi Quách Diễm
Nếu bạn muốn tìm một “thần dược” chữa trị những căn bệnh phổ biến nhưng không kém phần nguy hiểm trong xã hội hiện đại (tim mạch, huyết áp, ung thư,…) thì có lẽ trà xanh xứng đáng với danh xưng đó.
Nguyên liệu dễ tìm, chế biến đơn giản nhưng công dụng mà trà xanh mang lại cho sức khỏe con người quả thật to lớn. Tiếp nối chuỗi bài về trà xanh, CNMS kì này xin được giới thiệu với quý bạn độc những lợi ích vượt trội mà trà xanh mang đến cho sức khỏe chúng ta.
Ngăn ngừa ung thư
Rất nhiều năm trước, thống kê về tỷ lệ tử vong do ung thư ở tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã gây nên nhiều điều ngạc nhiên.
Ngăn ngừa ung thư
Rất nhiều năm trước, thống kê về tỷ lệ tử vong do ung thư ở tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã gây nên nhiều điều ngạc nhiên.
Theo đó, dân cư sống tại những vùng sản xuất trà xanh ở trung tâm và phía tây tỉnh Shizuoka có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể, trên tất cả các loại ung thư nói chung và ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, thực quản và ung thư gan nói riêng.
Những người dân sống ở khu vực này có xu hướng uống trà thường xuyên, thậm chí thay nước bằng trà. Từ sự trùng hợp ngẫu nhiên này đã thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ giữ trà xanh và khả năng chống bệnh ung thu.
Sau khi làm thí nghiệm trên chuột bạch, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng chiết xuất trà xanh thực sự đã giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư ít hơn 50%. Ngoài ra, nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia (Tsukiji, Tokyo) đã cho thấy catechin (thành phần chính trong tannin trà xanh) giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư tá tràng.
Sau khi làm thí nghiệm trên chuột bạch, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng chiết xuất trà xanh thực sự đã giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư ít hơn 50%. Ngoài ra, nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia (Tsukiji, Tokyo) đã cho thấy catechin (thành phần chính trong tannin trà xanh) giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư tá tràng.
Do đó, trà xanh và thành phần catechin có trong trà xanh được chứng minh giúp giảm sự phát triển cũng như mắc bệnh ung thư trên thực tế.
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Trà xanh và thành phần catechin có khả năng hạn chế sự tích tụ quá nhiều cholesterol trong máu, ngăn chặn hoạt động ACE và ức chế sản xuất angiotensin II – chất gây ra bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chứng minh chất polysaccharides trong trà xanh có khả năng giảm lượng đường trong máu ở cơ thể người.
Ngăn ngừa lão hóa
Chúng ta biết rằng trà xanh rất giàu vitamin có khả năng chống quá trình oxy hóa. Ngoài ra, gần đây, Giáo sư Okuda đã chứng minh rằng catechin trong trà xanh là một chất chống oxy hóa mạnh hơn vitamin E (mạnh hơn 20 lần trong thực tế).
Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Trà xanh và thành phần catechin có khả năng hạn chế sự tích tụ quá nhiều cholesterol trong máu, ngăn chặn hoạt động ACE và ức chế sản xuất angiotensin II – chất gây ra bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã chứng minh chất polysaccharides trong trà xanh có khả năng giảm lượng đường trong máu ở cơ thể người.
Chúng ta biết rằng trà xanh rất giàu vitamin có khả năng chống quá trình oxy hóa. Ngoài ra, gần đây, Giáo sư Okuda đã chứng minh rằng catechin trong trà xanh là một chất chống oxy hóa mạnh hơn vitamin E (mạnh hơn 20 lần trong thực tế).
Những kết quả này chỉ lấy từ thí nghiệm, và chúng ta phải chờ những nghiên cứu thêm để xác nhận công dụng cũng như mối quan hệ giữa chức năng chống oxy hóa của trà xanh và quá trình chậm phát triển sự lão hóa. Thế nhưng, những thực tế đã nhìn nhận một số hiệu quả mà trà xanh mang lại trong việc kiểm soát quá trình lão hóa.
Qua những công dụng thần kì của trà xanh, đây là lúc bạn nên suy nghĩ về việc tập thêm một thói quen tốt cho sức khỏe bằng việc uống một ly trà xanh mỗi ngày: Khỏe dáng – Đẹp da. Tạo sao không?!
Theo Tạp chí Cẩm Nang Mua Sắm
Qua những công dụng thần kì của trà xanh, đây là lúc bạn nên suy nghĩ về việc tập thêm một thói quen tốt cho sức khỏe bằng việc uống một ly trà xanh mỗi ngày: Khỏe dáng – Đẹp da. Tạo sao không?!
Theo Tạp chí Cẩm Nang Mua Sắm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét