- Thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp:

Có làm được việc đâu mà kêu ca?

VOV.VN -Ngoài việc “chảnh” không muốn chọn nghề top dưới thì tài năng, chuyên môn của các thạc sĩ, cử nhân là một vấn đề đáng quan tâm.
Có bằng thạc sĩ, cử nhân, nhiều người vẫn thất nghiệp. Đâu là nguyên nhân? Nhiều lắm, nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nghĩa là chính những người cầm những tờ giấy, tấm bằng chứng nhận ấy phải xem xét lại mình. Vì những mảnh giấy, tấm bằng ấy không phải là “chìa khóa vạn năng” mở được cửa của tất cả các nhà tuyển dụng.
Bằng cấp không nói lên trình độ chuyên môn. Có người học hết trường này, trường khác, cầm cả sấp bằng trên tay nhưng làm một việc cỏn con có khi cũng chẳng nên hồn. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp nhiều đến thế, gây lãng phí cho gia đình và xã hội?
thac si, cu nhan that nghiep: co lam duoc viec dau ma keu ca? hinh 0
Gia tăng số lượng cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp (nguồn ảnh: Internet)
Học như chơi?
Nhiều sinh viên coi trường học là nơi tụ tập, bù khú với bạn bè. Đến lớp chỉ để điểm danh, hẹn hò chơi bời và trao đổi về thời trang, quần áo, sở thích… Đến khi thi thì lo “chạy” thầy cô. Đấy là sự thật và đã có nhiều vụ việc bị phanh phui nhưng mọi việc rồi vẫn đâu vào đấy.
Chất lượng đào tạo đại học ở nước ta vốn đã thấp kém nay có khi còn thấp kém hơn. Các trường cao đẳng, đại học tự chủ về cơ chế tài chính, tuyển sinh nên trường nào thu hút được đông học sinh thì “doanh thu” càng cao, mà không cần quan tâm đến chất lượng. Trước kia, khi vẫn còn thi giai đoạn, các sinh viên thường hay đùa “vào trường mới khó chứ kiểu gì chả ra trường được”. Còn bây giờ, cả vào – ra trường đều dễ hơn rất nhiều.
Chưa nói đến chuyện “sính” băng cấp, ai cũng có thể trả lời được rằng: thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp là do đào tạo mà ra. Chất lượng đào tạo hiện nay là cả một vấn đề. Ngay tại cơ quan tôi, nhận một sinh viên thực tập tốt nghiệp, nhưng học 4 năm trời mà viết một câu không đủ thành phần; nhiều em thụ động không muốn vận động, thậm chí tìm cách làm gian dối để đủ chỉ tiêu thực tập.
Theo phản ánh của bạn đọc Thức Nguyễn, cả miền Nam có giai đoạn nở rộ trung tâm dạy nghề, tưởng gì, chỉ có kế toán, may công nghiệp. Một vài phòng học là đủ gọi là dạy nghề. Đại học ư? Mớ lý thuyết (trong đó có vài môn học không biết để làm gì) học ốm người kia lạc hậu lắm rồi. Thực hành ư? Vào hai trường Đại học Bách khoa lớn nhất nước xem? Trường nào cũng có khoa chế tạo ô tô nhưng quí vị có đúc được cái lốc máy nào không? Đầu tư con khỉ khô thì ta sẽ gặt hái được con khỉ khô thôi. Thế là mấy em thanh niên học nghề làm nghề không được nên đành chen chân học làm thầy. Mà làm thầy cũng không xong nên thôi học lên bậc thạc sĩ luôn. Thử hỏi thạc sĩ cơ khí ô tô không đúc được động cơ thì thạc sĩ chỉ biết đi dạy mớ lý thuyết thôi. Công ty nào đầu tư vào Việt Nam cũng phải đưa công nhân đi đào tạo lại. Đừng trách con người Việt Nam không nỗ lực học tập và rèn luyện. Hễ em nào có điều kiện ra nước ngoài học tập cũng làm nên kỳ tích nơi xứ người. Hai đứa cháu tôi ra nước ngoài học ngành tàu biển và hàng không đều đã có việc làm. Sức học chúng nó đâu có gì đặc biệt. Đừng nói chúng nó lo lót mới có việc làm nhé. Hãy xem hệ đào tạo 12 + 1 của Úc kìa. Tất cả phim tài liệu nói về kỹ thuật xây dựng hoặc tàu biển trên kênh National Geograhic chiếu trên Ti vi hàng ngày đó đều sử dụng lao động trung cấp nghề và vài anh kỹ sư trưởng thôi. Các công nhân ấy điều khiển tàu biển, đặt chất nổ thi công công trình hết sức bình thường và thành thạo. Đó là nguyên nhân tại sao con cái nhà giàu có và quyền lực đều tính chuyện đi du học. Tôi không nói đến các trường hợp trẻ hư lắm tiền đi du học để rửa tiền đâu nhé. Giáo dục xứ ta bệnh hoạn lắm rồi. Cứ ho sù sụ, rên la mà sao nó chưa tiêu đời để ta xây cái mới tốt đẹp hơn”.
Còn bạn Hà Dương cho biết, là một sinh viên mới ra trường được hai năm, may mắn có việc làm đúng chuyên môn ở một cơ quan Trung ương, bên cạnh đó còn có thêm thu nhập bằng một số công việc khác như viết báo, biên tập sách, tổ chức sự kiện... ngoài giờ hành chính. “Có thể em có hơi "vơ đũa cả nắm", nhưng có thể nói là đại đa số sinh viên của chúng ta cực kỳ thụ động, lười biếng và không hề có ý thức về bản thân, chứ chưa nói đến ý thức đến việc đóng góp cho xã hội và đất nước. Cứ thử vào ký túc xá hay khu trọ sinh viên nào (không phải lúc thi cử nhé), rất ít sinh viên đang học bài, nghiên cứu, hay đơn giản hơn là đọc một cuốn sách, mà chỉ thấy suốt ngày là rượu bia, game, yêu đương… Có những bạn cũng là sinh viên trọ học nhưng được gia đình chu cấp tương đối đầy đủ, không phải đi làm thêm, không tham gia hoạt động phong trào mà kết quả học tập vẫn kém, thì em thật không hiểu thời gian của các bạn đó được dùng làm gì? Vì vậy, các bạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp hãy đừng trách xã hội những lý do đâu đâu gì, mà cần tự trách mình trước, xem lại vì sao các nhà tuyển dụng đã không thèm nhìn đến mình”.
Ngoài ra, vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục hiện nay ai cũng thấy mà không biết phải làm gì. Đi học thì chỉ lo trốn học, đi chơi, đến lúc thi thì hò nhau nộp tiền chạy thầy. Môn nào sinh viên không qua được thì số tiền “đi thầy” lại tăng lên. Đấy là chưa kể, số lượng sinh viên bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội ngày một tăng.
Lại “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”
Vẫn biết, thời buổi nào cũng có những người thi thật, học thật và có năng lực thật, nhưng số lượng ấy chiếm quá ít. Chính vì thế, khi đi làm việc rồi, các cơ quan quản lý mới “tá hỏa” phát hiện ra có tới 30% cán bộ, công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, ngồi chơi, xơi nước đợi cuối tháng lĩnh lương. Trong một trao đổi với VOV.VN mới đây, một vị nguyên là lãnh đạo một Ủy ban của Quốc hội đã cho biết, từ năm 1992 chúng tôi đã đưa ra con số thống kê chỉ có 1/3 công chức, viên chức hưởng lương là “làm việc chết thôi”, làm việc hiệu quả và là những người chủ chốt; 30% là giao việc gì làm việc đấy, chỉ đâu đánh đấy và số còn lại con ông, cháu cha không làm được việc nhưng không thể tinh giản hay giải quyết theo cách nào được.
Đến thời điểm này thì số lượng viên chức, công chức đã quá lớn, khiến bộ máy ngày một phình ra, và chúng ta bắt đầu tính đến việc tinh giản biên chế. Nhưng giảm ai mới là điều quan trọng. Các nhà quản lý vẫn kêu ca công việc không chạy, giao việc nhưng không hoàn thành… nhưng khi xây dựng đề án vị trí việc làm thì chỗ nào cũng thấy thiếu, ai cũng thấy cần. Và có thể, cuối cùng vẫn đâu vào đấy.
Không làm được trong Nhà nước thì ra ngoài tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng đâu có phải ai cũng đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Họ chi ra một đồng lương thì anh phải làm việc với giá trị gia tăng gấp nhiều lần, chứ không thể “ngồi mát ăn bát vàng”. Lưới sàng lọc ở các DN, đơn vị này là khắt khe nhất, vì tư nhân bỏ tiền túi ra nên họ phải chọn lựa kỹ càng. Chính vì thế, ở những nơi này không có đất cho các cử nhân, thạc sĩ rỗng tuếch.
Làm bất kỳ công việc gì, đầu tiên phải yêu nó và phải chuyên cần với nó. Nếu không yêu nghề, yêu công việc thì không bao giờ bạn có thể làm tốt công việc đó. Cũng giống như một đứa trẻ, nếu không hiếu học thì khó lòng đứa trẻ đó học giỏi. Các “ông cử, bà thạc” nếu nghĩ mình có bằng là có tất cả thì đã nhầm lẫn mất rồi./.
Vũ Hạnh/VOV.VN

TOP NHỮNG NGHỀ SẼ BIẾN MẤT TRONG TƯƠNG LAI

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, không ít công việc đang đứng trước nguy cơ biến mất. Từ những công việc truyền thống như lái xe taxi, người bán hàng, đến những vị trí chuyên môn cũng có thể bị đe dọa bởi sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và robot. Hãy cùng Tanca khám phá những nghề sẽ biến mất trong tương lai để nắm bắt xu hướng và định hướng nghề nghiệp phù hợp.

Tại sao một số công việc có thể biến mất trong tương lai?

Có nhiều lý do khiến một số nghề nghiệp có thể dần biến mất. Bởi một số nguyên nhân chủ quan và khách quan sau đây:

Tiến bộ công nghệ: Công nghệ đã thay đổi cách chúng ta làm việc và sống hàng ngày, và ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Một số nghề nghiệp có thể bị thay thế bởi máy móc, phần mềm, hoặc trí tuệ nhân tạo (AI).

Thay đổi trong nhu cầu thị trường: Khi xã hội và nền kinh tế thay đổi, nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi. Nếu không còn nhu cầu cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, nghề nghiệp liên quan cũng sẽ mất đi.

Môi trường bền vững: Khi thế giới chuyển dần sang các nguồn năng lượng bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường, các nghề nghiệp trong ngành công nghiệp dựa trên nhiên liệu hóa thạch có thể sẽ không còn tồn tại nữa.

Thay đổi trong quy định pháp luật: Một số ngành nghề có thể bị đào thải do thay đổi trong quy định pháp luật hoặc chính sách Nhà Nước.

Sự tiến bộ của y học: Các nghề trong lĩnh vực y tế cũng có thể thay đổi hoặc biến mất do sự tiến bộ trong công nghệ và y học.
Những nghề sẽ biến mất trong tương lai

Dưới đây là những ngành nghề có nguy cơ biến mất cao nhất trong tương lai để bạn tham khảo và định hướng phù hợp:

- Nhân viên thu ngân

Nghề này có nguy cơ bị đào thải nếu áp dụng công nghệ thanh toán tự động. Bởi khách hàng có thể thanh toán trực tiếp thông qua các ứng dụng, ví điện tử mà không cần sự trợ giúp của con người.

Hiện một số cửa hàng tiện lợi, siêu thị đã bắt đầu áp dụng chức năng thanh toán tự động vào quy trình bán hàng. Nhờ đó giúp hạn chế các lỗi sai, hành vi gian lận của con người.

- Nhân viên tiếp thị qua điện thoại - Telemarketing

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, khách hàng có thể tra cứu trực tuyến mọi thông tin về sản phẩm. Vì vậy, các hoạt động tiếp thị truyền thống như tiếp thị thông tin, gọi điện thoại… sẽ bị hạn chế và thay thế bằng các hoạt động tiếp thị trên Internet.
- Thiết kế đồ họa

Với sự xuất hiện của các phần mềm AI có khả năng thiết kế sản phẩm đồ họa chỉ trong vài phút hoặc nhanh hơn. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo chỉ có thể thay thế một phần, bởi vì AI cũng chỉ dựa trên bản gốc và sự sáng tạo của con người để hoàn thiện tác phẩm.

- Nhân viên bưu điện

Với sự xuất hiện và phổ biến của các ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội…số lượng thư được gửi đi đã giảm đi rất nhiều. Theo dự đoán vào khoảng năm 2050, công việc đưa thư sẽ biến mất.

- Nhân viên kế toán, thư ký

Thư ký là người thực hiện các công việc liên quan hành chính, lưu trữ tài liệu, soạn thảo văn bản, sắp xếp các cuộc họp,...kế toán thì có nhiệm vụ thu thập, xử lý và kiểm tra các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Nhưng trong tương lai, những công việc này có nguy cơ bị thay thế do ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Điển hình là sự xuất hiện của trợ lý ảo giúp quản lý thông tin, sắp xếp thời gian biểu…

Hiện nay, các công ty lớn như Microsoft Office, Freshbooks, Quickbooks… đều cung cấp phần mềm này với chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc thuê nhân viên.

- Nhân viên chuyển phát nhanh

Vị trí này ngày càng trở nên phổ biến khi lĩnh vực kinh doanh online phát triển. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay, chuyển phát nhanh là một trong những nghề có thể dần bị thay thế bởi robot hoặc thiết bị tự động hóa trong tương lai.

- Nhân viên lễ tân

Lễ tân là chỉ người trực và tiếp khách tại quầy trước cửa khách sạn, công ty. Ngoài ra, vị trí hỗ trợ thủ tục check-in, hoặc giải đáp thắc mắc của khách hàng. Nhưng trong tương lai gần, vị trí công việc này có thể bị thay thế bởi robot lễ tân.

- Nhân viên bán lẻ

Nhân viên bán lẻ là những người chịu trách nhiệm bán hàng hóa cho khách hàng trong các cửa hàng tiện ích, siêu thị, v.v. Trong tương lai, vị trí này có thể bị thay thế bởi công nghệ bán hàng tự động hoặc robot.

Một ví dụ điển hình là các tủ bán nước tự động trong trường học, công viên, khu vui chơi…

- Công nhân nhà máy sản xuất

Việc máy móc thay thế con người không còn là điều xa lạ. Dây chuyền sản xuất của nhiều nhà máy đang chuyển sang công nghệ tự động hóa. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giúp giảm sai sót trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí nhân công.

Do đó, công nhân trong các nhà máy sản xuất cũng là một trong những loại công việc sẽ biến mất trong tương lai.

- Nhân viên phục vụ

Cũng giống như thu ngân và lễ tân, vị trí nhân viên phục vụ là một trong những công việc sẽ mất đi trong tương lai và bị thay thế bởi robot phục vụ hay phần mềm order gọi món tự động.

Điều này sẽ giúp tiết kiệm nhân lực, cắt giảm một số chi phí và đảm bảo độ chính xác của đơn hàng.

- Hướng dẫn viên

Ngày nay, tại các bảo tàng, khu di tích hay các địa điểm tham quan…Du khách có thể dễ dàng sử dụng tai nghe, lựa chọn ngôn ngữ ưa thích, tự di chuyển, khám phá…mà không cần đến phần thuyết trình của các hướng dẫn viên.

Một số thiết bị thực tế ảo thậm chí còn cho phép khách du lịch đến thăm bất kỳ điểm đến nào trên thế giới mà không cần rời khỏi nhà của họ.

- Thông dịch viên

Với sự trợ giúp của ứng dụng thoại và văn bản, mọi người có thể dễ dàng dịch văn bản. Công việc của con người không phải là tìm và dịch văn bản theo yêu cầu mà là cải thiện các thuật toán để tạo ra các bản dịch ngày càng có nghĩa và nhanh hơn.

- Tài xế taxi

Nguyên nhân chính khiến nhiều tài xế taxi đứng trước nguy cơ bị thay thế là sự phát triển mạnh mẽ của xe tự lái. Ngoài ra, sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực camera trên xe và AI trực quan cũng giúp xe tự lái tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn an toàn về tốc độ và quy định giao thông, khiến chúng phù hợp để thương mại hóa.

- Các công việc in ấn, xuất bản

Một trong những nghề sẽ biến mất trong tương lai được giới chuyên môn đánh giá cao là xuất bản báo in. Nguyên nhân là do thói quen đọc sách báo giấy của người dân ngày càng thấp. Theo thống kê, sản lượng báo ra hàng tháng bị sụt giảm nghiêm trọng. Và đối tượng đọc báo chỉ là những người lớn tuổi.

Thay vì bỏ tiền mua sách báo giấy, phần lớn người dân xem tin tức, đọc báo, nghe podcast qua các ứng dụng, kênh truyền thông và mạng xã hội. Không chỉ vậy, vì để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, hầu hết các tòa soạn báo đều có website riêng, cập nhật tin tức hàng ngày nhanh hơn so với báo giấy. Vì những lý do này, tương lai xuất bản báo in cũng sẽ là một nghề mai một.

- Nhân viên đánh máy và nhập liệu

Nhân viên đánh máy và nhập liệu sẽ là những nghề có tốc độ đào thải nhanh nhất. Một điều không thể phủ nhận là ngày nay có rất nhiều công nghệ, thiết bị hỗ trợ việc gõ và nhập liệu.

Không còn phải đợi nhân viên gõ và nhập dữ liệu từng chữ một, chỉ cần công nghệ quét và trong vòng chưa đầy 30 giây, tài liệu sẽ được truy xuất dưới dạng bản in. Không chỉ vậy, tính năng scan tài liệu giảm sai sót xuống 0%.

Đối với công việc nhập liệu, nếu đòi hỏi nhiều thao tác thì người thực hiện dễ mắc sai sót. Tuy nhiên, với công nghệ việc nhập liệu sẽ nhanh và dễ dàng, hạn chế các lỗi sai. Đặc biệt, mọi dữ liệu sẽ được truy xuất, tìm kiếm hoặc báo cáo với tốc độ nhanh chóng.

Xem: Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai ở Việt Nam

Mặc dù một số nghề nghiệp có thể biến mất. Nhưng sự tiến bộ trong công nghệ cũng tạo ra nhiều nghề nghiệp mới. Theo đó tương lai của thị trường lao động Việt Nam sẽ phản ánh những thay đổi toàn cầu. Dưới đây là một số xu hướng nghề nghiệp mà chúng ta có thể dự kiến trong tương lai:

Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT): Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ngành ICT ở Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Có nhu cầu lớn đối với các nhà phát triển phần mềm, chuyên gia bảo mật mạng, và những người có kiến thức về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy.

Năng lượng tái tạo: Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm lượng khí thải và tăng cường năng lượng tái tạo. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe: Do tăng tuổi thọ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn, có nhu cầu tăng cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Các nghề nghiệp như y tá, bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng, và tâm lý gia đình đều có nhiều triển vọng hơn.

Nông nghiệp công nghệ cao: Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao như trồng trọt thông minh, nông nghiệp đô thị, và chăn nuôi bền vững sẽ trở nên quan trọng hơn.

Kỹ thuật số và Marketing: Với sự phát triển của thương mại điện tử và kỹ thuật số, ngành marketing cũng đang trải qua nhiều thay đổi. Có nhu cầu tăng cho những người có kiến thức về SEO, digital marketing, quản lý nội dung và xây dựng thương hiệu số.

Giáo dục trực tuyến: Dịch Covid-19 đã thay đổi cách chúng ta học tập. Giáo dục trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn, tạo ra nhu cầu đối với những người có kỹ năng và kiến thức để phát triển và triển khai các khóa học trực tuyến.

Để đối mặt với thực tế những nghề sẽ biến mất trong tương lai, việc cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng và tiếp thu những công nghệ mới là điều vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu, chuẩn bị và thích nghi để luôn đứng vững trước những thay đổi không ngừng của thị trường lao động.



Xem thêm: Career Cushioning là gì?
=>> https://www.facebook.com/watch/?v=1095019928425360&rdid=ffVEgvGy6RKtdVOW

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét