Bài này nhằm trình bày các vấn đề liên quan đến họ phương Đông như một họ có nhiều âm hay nhiều họ cùng âm và các kiểu phiên âm họ từ chữ Hán.
Nói chung, việc nhiều họ có cùng âm là do cách phiên âm từ chữ Hán giống nhau. Mặc dù về cách đọc hoặc nghĩa (trong tiếng Hán) có thể khác nhau.
Có một điều đáng lưu ý là các họ được phiên âm qua chữ Hán thường phải dùng phồn thể. Vì các họ đã xuất hiện từ lâu khi mà chữ giản thể chưa phát triển. Các nước phương Đông (trừ Trung Quốc) đều dùng các bộ chữ tương đương với Hán phồn thể để viết họ (tức Kanji của Nhật, Hanja của Triều Tiền và chữ Nôm của Việt Nam).
Vả lại, một chữ giản thể có thể tương ứng với nhiều chữ phồn thể và một số họ không có cách viết giản thể tương ứng. Tuy nhiên, dưới đây mình sẽ viết bằng chữ Hán thông dụng hiện này là chữ giản thể.
Bào/Bảo (鲍)
Chữ 鲍 phiên là Bào, nhưng đôi khi lại được phiên thành Bảo. Nhưng họ thì vẫn là Bào. Tương tự: Đãng/Nãng (砀).
Bảo/Bửu (宝)
Chữ 宝 phiên là Bảo nhưng phương ngữ miền Nam đọc là Bửu. Do đó, họ này có 2 cách gọi. Tương tự: Chiêm/Chim (占).
Bôn/Bí (贲)
Chữ 贲 thường đọc là bì (Bí). Nhưng khi chỉ họ thì lại là bēn (Bôn). Tương tự: Nại/Nhị (佴, âm nài/èr), Tăng/Tằng (曾, âm zēng/céng), Uất/Uý (蔚, âm yù/wèi).
Chấp/Trấp (汁)
Tuỳ theo cách chuyển tự latin mà 汁 có cách viết chữ Quốc ngữ là Chấp hay Trấp. Tuy nhiên, Chấp phổ biến hơn.
Chính/Chánh (正)
Chữ 正 phiên là Chính (âm zhèng) nhưng cũng có thể phiên là Chánh. Do đó, họ này có 2 cách gọi. Tương tự: Dong/Dung (容, âm róng), Lô/Lư (盧, âm lú), Lộc/Lục (逯, âm lù), Sinh/Sanh (生, âm shēng), Thái/Sái (蔡, âm cài).
Diêm (阎), Diêm (闫)
Hai chữ này có cùng nghĩa và nhiều người cho rằng nó có cùng nguồn gốc (tức 1 họ nhưng có 2 cách viết phồn thể). Theo phương án giản thể lần 2 (phương án bất thành), chúng có thể cùng được viết là 闫. Dù vậy, theo Tân Hoa tự điển, chúng là 2 họ khác nhau.
Doãn/Duẫn (尹)
Chữ 尹 vốn phiên là Duẫn (âm yǐn) nhưng ta quen đọc là Doãn. Do đó, họ này trở thành họ Doãn. Tương tự: Đoàn/Đoạn (段, âm duàn), Nhiếp/Niếp (聂, âm niè), Sơn/San (山, âm shān).
Đam Đài (澹台)
Chữ 澹 phiên là Đạm nhưng khi ghép cùng 台 với nghĩa là một họ thì lại chuyển âm là Đam. Tương tự các trường hợp họ Gia Cát (诸葛, 诸 phiên là Chư), Uất Trì (尉迟, 尉 phiên là Uý).
Đan/Đơn (单)
Chữ 单 đọc là dān (Đan) nhưng thường được phiên thành Đơn. Do đó, họ này có 2 cách gọi. Tương tự: Đái/Đới (戴, âm dài), Lữ/Lã (吕, âm lǚ), Nông/Nùng (侬, âm nóng), Thì/Thời (时, âm shí), Tư/Ti (司, âm sī), Vũ/Võ (武, âm wǔ)
Đồng/Đông (佟)
Chữ 佟 đọc là tóng (Đồng). Nhưng cũng có từ điển phiên là Đông. Có thể vì 佟 ghép từ bộ Nhân 亻 và chữ Đông 冬 (thường sẽ đọc là Đông). Tương tự: Cộng/Cung (共, âm gòng), Hoa/Hoá (华, âm huà), Liêu/Liệu (廖, âm liào), Mâu/Mậu (繆, âm miào), Ngỗi/Ngôi (隗, âm wěi), Phỉ/Phi (斐, âm fěi), Tri/Trí (知, âm zhī).
Hoàng/Huỳnh (黄)
Chữ 黄 thường được phiên là Hoàng nhưng do kị huý chúa Nguyễn Hoàng (潢 viết như 黄) nên đọc chệch thành Huỳnh. Tương tự với các họ:
Có một điều đáng lưu ý là các họ được phiên âm qua chữ Hán thường phải dùng phồn thể. Vì các họ đã xuất hiện từ lâu khi mà chữ giản thể chưa phát triển. Các nước phương Đông (trừ Trung Quốc) đều dùng các bộ chữ tương đương với Hán phồn thể để viết họ (tức Kanji của Nhật, Hanja của Triều Tiền và chữ Nôm của Việt Nam).
Vả lại, một chữ giản thể có thể tương ứng với nhiều chữ phồn thể và một số họ không có cách viết giản thể tương ứng. Tuy nhiên, dưới đây mình sẽ viết bằng chữ Hán thông dụng hiện này là chữ giản thể.
Bào/Bảo (鲍)
Chữ 鲍 phiên là Bào, nhưng đôi khi lại được phiên thành Bảo. Nhưng họ thì vẫn là Bào. Tương tự: Đãng/Nãng (砀).
Bảo/Bửu (宝)
Chữ 宝 phiên là Bảo nhưng phương ngữ miền Nam đọc là Bửu. Do đó, họ này có 2 cách gọi. Tương tự: Chiêm/Chim (占).
Bôn/Bí (贲)
Chữ 贲 thường đọc là bì (Bí). Nhưng khi chỉ họ thì lại là bēn (Bôn). Tương tự: Nại/Nhị (佴, âm nài/èr), Tăng/Tằng (曾, âm zēng/céng), Uất/Uý (蔚, âm yù/wèi).
Chấp/Trấp (汁)
Tuỳ theo cách chuyển tự latin mà 汁 có cách viết chữ Quốc ngữ là Chấp hay Trấp. Tuy nhiên, Chấp phổ biến hơn.
Chính/Chánh (正)
Chữ 正 phiên là Chính (âm zhèng) nhưng cũng có thể phiên là Chánh. Do đó, họ này có 2 cách gọi. Tương tự: Dong/Dung (容, âm róng), Lô/Lư (盧, âm lú), Lộc/Lục (逯, âm lù), Sinh/Sanh (生, âm shēng), Thái/Sái (蔡, âm cài).
Diêm (阎), Diêm (闫)
Hai chữ này có cùng nghĩa và nhiều người cho rằng nó có cùng nguồn gốc (tức 1 họ nhưng có 2 cách viết phồn thể). Theo phương án giản thể lần 2 (phương án bất thành), chúng có thể cùng được viết là 闫. Dù vậy, theo Tân Hoa tự điển, chúng là 2 họ khác nhau.
Doãn/Duẫn (尹)
Chữ 尹 vốn phiên là Duẫn (âm yǐn) nhưng ta quen đọc là Doãn. Do đó, họ này trở thành họ Doãn. Tương tự: Đoàn/Đoạn (段, âm duàn), Nhiếp/Niếp (聂, âm niè), Sơn/San (山, âm shān).
Đam Đài (澹台)
Chữ 澹 phiên là Đạm nhưng khi ghép cùng 台 với nghĩa là một họ thì lại chuyển âm là Đam. Tương tự các trường hợp họ Gia Cát (诸葛, 诸 phiên là Chư), Uất Trì (尉迟, 尉 phiên là Uý).
Đan/Đơn (单)
Chữ 单 đọc là dān (Đan) nhưng thường được phiên thành Đơn. Do đó, họ này có 2 cách gọi. Tương tự: Đái/Đới (戴, âm dài), Lữ/Lã (吕, âm lǚ), Nông/Nùng (侬, âm nóng), Thì/Thời (时, âm shí), Tư/Ti (司, âm sī), Vũ/Võ (武, âm wǔ)
Đồng/Đông (佟)
Chữ 佟 đọc là tóng (Đồng). Nhưng cũng có từ điển phiên là Đông. Có thể vì 佟 ghép từ bộ Nhân 亻 và chữ Đông 冬 (thường sẽ đọc là Đông). Tương tự: Cộng/Cung (共, âm gòng), Hoa/Hoá (华, âm huà), Liêu/Liệu (廖, âm liào), Mâu/Mậu (繆, âm miào), Ngỗi/Ngôi (隗, âm wěi), Phỉ/Phi (斐, âm fěi), Tri/Trí (知, âm zhī).
Hoàng/Huỳnh (黄)
Chữ 黄 thường được phiên là Hoàng nhưng do kị huý chúa Nguyễn Hoàng (潢 viết như 黄) nên đọc chệch thành Huỳnh. Tương tự với các họ:
– Chu/Châu (周).
– Nhâm/Nhậm/Nhiệm (任): kị huý tên vua Tự Đức – Nguyễn Hồng Nhậm (ở miền Nam, Nhậm đọc thành Nhiệm).
Khâu/Khưu/Khiêu (丘)
Chữ 丘 phiên là Khâu, ta hay đọc là Khưu. Nhưng ở một số chỗ còn được phiên là Khiêu. Tuy nhiên, trường hợp Khâu đúng hơn và vẫn áp đảo hơn.
Khỉ/Ỷ (绮)
Chữ 绮 âm qǐ, ta quen đọc là Ỷ. Nhưng để phân biệt với họ Ỷ (扆) nên tốt hơn nên phiên là Khỉ. Tương tự: Thải/Thái (采, âm cǎi).
Lạc/Nhạc (乐)
Chữ 乐 có 2 cách đọc là yuè (phiên là Nhạc) và lè (phiên là Lạc) đều chỉ họ người. Nhưng đây không phải 2 họ khác nhau.
Lịch/Li (郦)
郦 (phiên là Li) là tên cũ của nước Lỗ thời xưa. Tuy nhiên, đối với họ thì lại phiên là Lịch. Tương tự với các họ Trừ/Trữ (储), Chử/Trữ (褚), Úc/Uất (郁).
Mặc Kì (万俟)
Hai chữ 万俟 là Vạn Sĩ. Nhưng khi dùng để gọi một bộ lạc người Tiên Ti thì lại là Mặc Kì.
Ngao/Ngạo (敖)
Chữ 敖 phiên âm là Ngao, nhưng cũng có âm là Ngạo. Họ Ngao, đôi khi bị phiên thành Ngạo. Tương tự: Ứng/Ưng (应).
Nhạc/Lạc (樂)
Chữ 樂 có 2 cách đọc cho họ là lè (Lạc), yuè (Nhạc) nhưng thường được phiên là Nhạc.
Suý/Soái (帅)
Chữ 帅 thường được phiên là Suất hay Suý, họ là Suý. Nhưng vì cách đọc là shuài nên còn được phiên thành Soái (như nguyên soái).
Thật/Thực (实)
Đây là họ người Nhật (Kanji viết là 実), phiên Hán Việt là Thật (đọc là shí) nhưng thường được đọc thành Thực nên có 2 tên.
Thứ/Thích (刾)
Chữ 刾 có 2 cách đọc là cì (Thứ) và qì (Thích), họ là Thứ. Nhưng ta thường phiên hết là Thích.
Trạch (翟)
Chữ 翟 đọc là dí (Địch) nhưng đối với họ thì lại đọc là zhái (Trạch). Một số từ điển ghi là họ Trác.
Yên (燕)
Chữ 燕 là Yến (con chim én) nhưng cũng là tên 1 quốc gia nhỏ thời xưa, đọc là Yên. Đây cũng là nguồn gốc họ Yên này.
Theo cách phiên âm một số từ điển
Mi (祢, âm mí) → Nễ hoặc Di
Ngọc (玉, âm yù) → Túc
Khu (區, âm qū) → Âu
Li (狸, âm lí) → Miêu
Mật (宓, âm mì) → Phục
Phiên (番, fān) → Bà
Phàn (樊, âm fán) → Phiền
Biến thể chữ Hán
Chữ Hán có nhiều biến thể vì Trung Quốc có nhiều thời kì không phải một quốc gia thống nhất. Ngoài ra, khi chữ Hán du nhập vào Triều Tiên, Việt Nam, nhất là Nhật Bản cũng đã có những thay đổi. Ở Nhật, nhiều chữ Kanji đã được thay đổi, giản hoá so với chữ Hán gốc (tức chữ Hán phồn thể). Điều này khiến cho 1 họ đôi khi lại có nhiều cách viết chữ Hán khác nhau.
Biến thể chữ Hán
Anh/Sakura (櫻, Kanji: 桜, Giản thể: 樱)
Áo/Oku (奧, Kanji/Giản thể: 奥)
Bùi/Bae (裴, Hanja: 裵)
Chân/Jin (真, Biến thể/Hanja: 眞)
Cường/Gang (強, Hanja/Giản thể: 强)
Du/Yu (俞, Biến thể/Hanja: 兪)
Đảo/Shima (島, Kanji: 嶋, Giản thể: 岛)
Đoàn/Dan (團, Kanji: 団, Giản thể: 团)
Đồng (同, Dị thể: 仝)
Hân (欣, Dị thể: 訢)
Huệ/Megumi (惠, Kanji: 恵)
Huyện/Agata (縣, Kanji: 県, Giản thể: 县)
Lai/Rai (來, Kanji/Giản thể: 来)
Lang (郎, Dị thể: 郞)
Lục/Midori (綠, Kanji: 緑, Giản thể: 绿)
Lương/Yang (梁, Biến thể/Hanja: 樑)
Ngô/Go (吳, Biến thể/Kanji: 呉, Giản thể: 吴)
Nhan (顏, Dị thể: 顔, Giản thể: 颜)
Quảng/Hiroshi (廣, Kanji: 広, Giản thể: 广)
Tào/Jo (曹; Biến thể/Hanja: 曺)
Thận/Sin (慎, Biến thể/Hanja: 愼)
Tiết/Seol (契, Biến thể/Hanja: 偰)
Tĩnh (靖, Dị thể: 靜, Giản thể: 静)
Thượng/Sang (尚, Biến thể/Hanja: 尙)
Trạch/Sawa (澤, Biến thể/Kanji: 沢, Giản thể: 泽)
Trang/Shō (莊, Biến thể/Kanji: 荘, Giản thể: 庄)
Viên/Maru (圓, Biến thể/Kanji: 円, Giản thể: 圆)
Yêu (幺, Dị thể: 么)
Trường hợp khác
Cốc (穀 / 谷)
Chữ 谷 không phải là họ. Nhưng khi giản hoá, 穀 được thay bằng 谷. Do đó, họ này thường được viết là 谷.
Lộc Lí (甪里 / 角里)
Họ này có 2 cách viết. 角里 ít phổ biến và 角 thường phiên là Giác (âm jiǎo) nhưng với họ thì lại là Lộc (âm lù).
Phục (伏 / 虙)
Chữ 伏 và 虙 không phải biến thể của nhau.
Phượng/? (鳳 / 鴌)
Dù 鴌 là biến thể của 鳳 nhưng ở Triều Tiên, 鳳 là họ Bong (Phượng) còn 鴌 là họ Gwok (không phải họ âm Hán).
Triều/Trào (朝)
Chữ 朝 vừa là phồn thể vừa là giản thể, đọc là zhāo (Triêu) nên có từ điển dịch là họ Triêu. Nhưng 朝 cũng có cách đọc là cháo (phiên là Triều hoặc Trào), cháo cũng là cách đọc của họ này. Họ này thường được viết theo dạng phồn thể là 晁.
Một họ Triều/Trào khác là 鼌 có cùng cách đọc là cháo và nguồn gốc tương tự.
Ở Trung Quốc, 朝, 晁, 鼌 đều là họ. Có nghĩa, ta có thể xem đây là 1 họ có nhiều cách viết hoặc 3 họ khác nhau.
– Nhâm/Nhậm/Nhiệm (任): kị huý tên vua Tự Đức – Nguyễn Hồng Nhậm (ở miền Nam, Nhậm đọc thành Nhiệm).
Khâu/Khưu/Khiêu (丘)
Chữ 丘 phiên là Khâu, ta hay đọc là Khưu. Nhưng ở một số chỗ còn được phiên là Khiêu. Tuy nhiên, trường hợp Khâu đúng hơn và vẫn áp đảo hơn.
Khỉ/Ỷ (绮)
Chữ 绮 âm qǐ, ta quen đọc là Ỷ. Nhưng để phân biệt với họ Ỷ (扆) nên tốt hơn nên phiên là Khỉ. Tương tự: Thải/Thái (采, âm cǎi).
Lạc/Nhạc (乐)
Chữ 乐 có 2 cách đọc là yuè (phiên là Nhạc) và lè (phiên là Lạc) đều chỉ họ người. Nhưng đây không phải 2 họ khác nhau.
Lịch/Li (郦)
郦 (phiên là Li) là tên cũ của nước Lỗ thời xưa. Tuy nhiên, đối với họ thì lại phiên là Lịch. Tương tự với các họ Trừ/Trữ (储), Chử/Trữ (褚), Úc/Uất (郁).
Mặc Kì (万俟)
Hai chữ 万俟 là Vạn Sĩ. Nhưng khi dùng để gọi một bộ lạc người Tiên Ti thì lại là Mặc Kì.
Ngao/Ngạo (敖)
Chữ 敖 phiên âm là Ngao, nhưng cũng có âm là Ngạo. Họ Ngao, đôi khi bị phiên thành Ngạo. Tương tự: Ứng/Ưng (应).
Nhạc/Lạc (樂)
Chữ 樂 có 2 cách đọc cho họ là lè (Lạc), yuè (Nhạc) nhưng thường được phiên là Nhạc.
Suý/Soái (帅)
Chữ 帅 thường được phiên là Suất hay Suý, họ là Suý. Nhưng vì cách đọc là shuài nên còn được phiên thành Soái (như nguyên soái).
Thật/Thực (实)
Đây là họ người Nhật (Kanji viết là 実), phiên Hán Việt là Thật (đọc là shí) nhưng thường được đọc thành Thực nên có 2 tên.
Thứ/Thích (刾)
Chữ 刾 có 2 cách đọc là cì (Thứ) và qì (Thích), họ là Thứ. Nhưng ta thường phiên hết là Thích.
Trạch (翟)
Chữ 翟 đọc là dí (Địch) nhưng đối với họ thì lại đọc là zhái (Trạch). Một số từ điển ghi là họ Trác.
Yên (燕)
Chữ 燕 là Yến (con chim én) nhưng cũng là tên 1 quốc gia nhỏ thời xưa, đọc là Yên. Đây cũng là nguồn gốc họ Yên này.
Theo cách phiên âm một số từ điển
Mi (祢, âm mí) → Nễ hoặc Di
Ngọc (玉, âm yù) → Túc
Khu (區, âm qū) → Âu
Li (狸, âm lí) → Miêu
Mật (宓, âm mì) → Phục
Phiên (番, fān) → Bà
Phàn (樊, âm fán) → Phiền
Biến thể chữ Hán
Chữ Hán có nhiều biến thể vì Trung Quốc có nhiều thời kì không phải một quốc gia thống nhất. Ngoài ra, khi chữ Hán du nhập vào Triều Tiên, Việt Nam, nhất là Nhật Bản cũng đã có những thay đổi. Ở Nhật, nhiều chữ Kanji đã được thay đổi, giản hoá so với chữ Hán gốc (tức chữ Hán phồn thể). Điều này khiến cho 1 họ đôi khi lại có nhiều cách viết chữ Hán khác nhau.
Biến thể chữ Hán
Anh/Sakura (櫻, Kanji: 桜, Giản thể: 樱)
Áo/Oku (奧, Kanji/Giản thể: 奥)
Bùi/Bae (裴, Hanja: 裵)
Chân/Jin (真, Biến thể/Hanja: 眞)
Cường/Gang (強, Hanja/Giản thể: 强)
Du/Yu (俞, Biến thể/Hanja: 兪)
Đảo/Shima (島, Kanji: 嶋, Giản thể: 岛)
Đoàn/Dan (團, Kanji: 団, Giản thể: 团)
Đồng (同, Dị thể: 仝)
Hân (欣, Dị thể: 訢)
Huệ/Megumi (惠, Kanji: 恵)
Huyện/Agata (縣, Kanji: 県, Giản thể: 县)
Lai/Rai (來, Kanji/Giản thể: 来)
Lang (郎, Dị thể: 郞)
Lục/Midori (綠, Kanji: 緑, Giản thể: 绿)
Lương/Yang (梁, Biến thể/Hanja: 樑)
Ngô/Go (吳, Biến thể/Kanji: 呉, Giản thể: 吴)
Nhan (顏, Dị thể: 顔, Giản thể: 颜)
Quảng/Hiroshi (廣, Kanji: 広, Giản thể: 广)
Tào/Jo (曹; Biến thể/Hanja: 曺)
Thận/Sin (慎, Biến thể/Hanja: 愼)
Tiết/Seol (契, Biến thể/Hanja: 偰)
Tĩnh (靖, Dị thể: 靜, Giản thể: 静)
Thượng/Sang (尚, Biến thể/Hanja: 尙)
Trạch/Sawa (澤, Biến thể/Kanji: 沢, Giản thể: 泽)
Trang/Shō (莊, Biến thể/Kanji: 荘, Giản thể: 庄)
Viên/Maru (圓, Biến thể/Kanji: 円, Giản thể: 圆)
Yêu (幺, Dị thể: 么)
Trường hợp khác
Cốc (穀 / 谷)
Chữ 谷 không phải là họ. Nhưng khi giản hoá, 穀 được thay bằng 谷. Do đó, họ này thường được viết là 谷.
Lộc Lí (甪里 / 角里)
Họ này có 2 cách viết. 角里 ít phổ biến và 角 thường phiên là Giác (âm jiǎo) nhưng với họ thì lại là Lộc (âm lù).
Phục (伏 / 虙)
Chữ 伏 và 虙 không phải biến thể của nhau.
Phượng/? (鳳 / 鴌)
Dù 鴌 là biến thể của 鳳 nhưng ở Triều Tiên, 鳳 là họ Bong (Phượng) còn 鴌 là họ Gwok (không phải họ âm Hán).
Triều/Trào (朝)
Chữ 朝 vừa là phồn thể vừa là giản thể, đọc là zhāo (Triêu) nên có từ điển dịch là họ Triêu. Nhưng 朝 cũng có cách đọc là cháo (phiên là Triều hoặc Trào), cháo cũng là cách đọc của họ này. Họ này thường được viết theo dạng phồn thể là 晁.
Một họ Triều/Trào khác là 鼌 có cùng cách đọc là cháo và nguồn gốc tương tự.
Ở Trung Quốc, 朝, 晁, 鼌 đều là họ. Có nghĩa, ta có thể xem đây là 1 họ có nhiều cách viết hoặc 3 họ khác nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét