Tuyển tập những loài vật cần phải gặp trước khi chúng biến mất vĩnh viễn
Do tác động của con người lên môi trường mà giờ đây rất nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều loài trong chúng là những sinh vật kì lạ, nếu mất đi sẽ là một tổn thất to lớn đối với hệ sinh thái trên Trái đất.
Hải cẩu bờm hay hải cẩu đội mũ (Hooded seal) là một loài hải cẩu sinh sống ở Bắc Đại Tây Dương. Loài vật này bị con người săn bắt rất nhiều và hiện đang trên đà tuyệt chủng. Ước tính, trên thế giới chỉ còn không quá 100 cá thể.
Loài hải cẩu này có một khoang mũi đặc biệt được đặt ở phía trên đầu, giống như một chiếc mũ. Khoang này có thể bơm phồng lên hoặc hút xẹp xuống khi chúng bơi.
Ngoài ra, khoang mũi này cũng là một công cụ để chúng tự vệ, thu hút bạn tình cũng như là biểu tượng để thể hiện sức mạnh và vị trí của chúng trong đàn.
Chuột túi cây là một loài kangaroo đặc biệt sống trên cây trong các khu rừng mưa ở đảo New Guinea (phía Đông Bắc Australia) và bang Queensland (Australia). Chúng là một loài khá chậm chạp và vụng về, chúng thường sống trên cây, thức ăn chủ yếu là lá cây.
Các nhà khoa học cho rằng, chính chất độc trong lá cây là nguyên nhân khiến chúng trở nên chậm chạp. Tình trạng phá rừng và săn bắt hàng loạt đang làm cho số lượng cá thể của loài này giảm dần theo thời gian.
Kền kền râu thường sống trên các dãy núi cao như Everest, Himalayas và dãy núi lớn khác ở châu Âu, châu Á. Khác với các loài khác, kền kền râu không ăn xác thối mà chúng thường mang các khúc xương lớn của các loài vật khác lên cao sau đó thả xuống đất nhiều lần cho nó vỡ và ăn phần thực phẩm trong đó.
Kền kền râu suýt bị tuyệt chủng vào thế kỉ trước do các con non bị các loài thiên địch tấn công quá nhiều và nhiễm các chất độc chăn nuôi. Ước tính hiện trên thế giới chỉ còn tồn tại khoảng 10.000 cá thể.
Chúng đã từng sống trên khắp các vùng thảo nguyên rộng lớn ở Á-Âu, từ dãy núi Karpat, Caucasus tới Dzungaria và Mông Cổ. Với chiếc mũi có hình dạng kì lạ nhưng vô cùng thính và linh hoạt của mình, loài vật được ví như sinh vật từ ngoài hành tinh. Với tình trạng săn bắn tràn lan, linh dương Saiga hiện chỉ còn khoảng vài nghìn con.
Olm là một loài rắn thuộc họ động vật lưỡng cư mù sống trong các hang động nước ngầm ở trung Âu và nam Âu. Đây là một trong số ít loài lưỡng cư có thể ngủ, sinh trưởng hoàn toàn trong nước.
Sống một cuộc sống hoàn toàn không có ánh Mặt trời, mắt chúng tiêu giảm, bù lại các giác quan khác lại phát triển vượt bậc. Ngày nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước khiến số lượng loài này giảm đáng kể.
Nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough đã từng ví loài voọc mũi hếch này như những “yêu tinh”. Chúng thường được tìm thấy trong các khu rừng ở châu Á nhưng không phải khu rừng bình thường mà là khu rừng ở độ cao hơn 3.900m so với mực nước biển.
Loài voọc này rất thông minh nên con người hiếm khi tìm thấy chúng. Hiện nạn phá rừng bừa bãi tác động rất nhiều đến sự sinh tồn của loài này.
Cá sấu Ấn Độ (hay cá sấu Gharial) là một trong những loài cá sấu còn sống dài nhất, vô cùng nổi tiếng ở Ấn Độ. Một con cá sấu trưởng thành có chiều dài lên đến hơn 6m và nặng khoảng 180 kg.
Chúng là loài vật thống trị tất cả hệ thống sông ngòi chính của Ấn Độ. Do bị săn bắt quá nhiều, số lượng cá thể của loài này đang rơi vào tình trạng cực kì nguy cấp. Hiện tại trên thế giới chỉ còn khoảng 235 con.
Khỉ vòi là một loài khỉ kì lạ, chỉ được tìm thấy tại đảo Borneo (nằm ở Đông Nam Á, thuộc chủ quyền của 3 nước Brunei, Indonesia, Malaysia). Chúng nổi tiếng với bụng và mũi rất lớn. Vì nạn chặt phá rừng tràn lan, số lượng khỉ vòi đã giảm đi 50% chỉ trong vòng 40 năm trở lại đây.
Cua dừa là loài vật chân đốt lớn nhất trên thế giới, một con trưởng thành có thể nặng đến 9kg. Giống như tên của chúng, loài cua này có thể trèo lên cây để hái dừa, sau đó dùng những chiếc càng to khỏe của nó đập vỡ vỏ dừa. Loài vật này được coi là gần như tuyệt chủng, những con còn sống đang được bảo vệ đặc biệt tại một số khu bảo tồn.
Có nguồn gốc từ New Zeland, vẹt Kakapo hay vẹt cú là loài vẹt “béo” nhất trên thế giới. Do môi trường sống quá an toàn, ít đe dọa dần dần chúng mất đi khả năng bay và trở nên “béo phì”. Loài vẹt này đang đứng trên bờ tuyệt chủng, đến năm 2012, trên thế giới chỉ còn có 128 con.
Dugong hay bò biển... là một trong 4 loài bò biển còn sống được tìm thấy từ vùng biển Thái Bình Dương đến bờ biển phía Đông châu Phi. Loài vật khổng lồ này từ lâu đã bị săn lấy thịt và dầu nên hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Loris là một loài động vật có vú chỉ được nhìn thấy tổng cộng 4 lần vào năm 1937 và từ 1939 đến nay, chúng hoàn toàn biến mất. Các nhà khoa học cho rằng chúng đã tuyệt chủng.
Loài vật này thường sống ở Sri Lanka, có mắt to giúp chúng nhìn rõ vào ban đêm. Nhiều người tin rằng, thịt của loài này có thể chữa khỏi bệnh phong và các bộ phận khác có thể được dùng làm bùa chống lại các lời nguyền. Chính điều này đã khiến chúng bị săn bắt nhiều đến mức tuyệt chủng.
Nhện Gooty chỉ được tìm thấy trong một khu rừng ở Ấn Độ. Với màu sắc bắt mắt đẹp vô cùng của mình, các nhà sưu tầm trả đến 500USD (khoảng 11 triệu VND) cho một cá thể nhện. Điều này khiến nguy cơ tuyệt chủng của chúng hiện rất cao.
Với vẻ ngoài uy nghi nhưng không kém phần kiều diễm, chúng đã được chọn trở thành biểu tượng của Pakistan. Không khó hiểu khi chúng bị săn bắt rất nhiều. Tuy nhiên đến năm 2015 số lượng loài sơn dương này đã tăng lên đáng kể, từ một loài được xếp vào nhóm nguy cấp đã được chuyển sang nhóm bị đe dọa.
Nguồn: 9gag
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét