- Kiến trừ thập nhị khách (hay 12 trực) kết hợp lịch tiết khí

I. Mười hai trực
Mười hai trực, mỗi ngày một trực theo trình tự sau đây:
1) Kiến 2) Trừ 3) Mãn 4) Bình 5) Định 6) Chấp 7) Phá 8) Nguy 9) Thành 10) Thu 11) Khai 12) Bế
Thời kỳ đầu 12 trực dùng để chỉ tên 12 tháng âm lịch, về sau chuyển hoá dùng để chỉ ngày tốt, ngày xấu. Trong bảng kê các cát tinh hung tinh, có một số sao vận hành tương ứng với ngày trực. Thí dụ: Sao Nguyệt phá trùng với Trực Phá, Sao Thiên Hỷ trùng với Trực Thành, Sao Sinh khí trùng với Trực Khai v.v...
Cách sắp xếp 12 trực có quan hệ đến sao Phá Quân (còn gọi là Diêu Quang tinh) tức là sao đứng đầu trong hình cán gáo thuộc chòm sao Đại Hùng Tinh (Bắc đẩu).
Mười hai chi chỉ 12 tháng được xếp theo 24 phương vị
Tý (tháng 11) thuộc phương Bắc
Ngọ (tháng 5) thuộc phương Nam
Mão (tháng 2) thuộc phương Đông
Dậu (tháng 8) thuộc phương Tây

Tiết lập xuân vào lúc hoàng hôn (chập tối) sao cán chỉ vào hướng Đông - Bắc hợp với cung Dần, nên gọi là tháng giêng (lập xuân) Kiến Dần = Trực Kiến vào ngày Dần. Đến tiết Kinh Trập (tháng 2), sao cán gáo đó cũng đúng lúc hoàng hôn chỉ chính hướng Đông hợp với cung Mão, nên gọi tháng 2 (Kinh Trập) Kiến Mão = Trực Kiến vào những ngày Mão. Đến tiết Thanh minh (tháng 3) sao cán gáo chỉ hướng Đông Đông Nam hợp với cung Thìn nên gọi là tháng 3 Kiến Thìn. Trực Kiến vào những ngày Thìn, lần lượt quay vòng như vậy, sau 12 tháng lại trở lại tháng giêng Kiến Dần.
Chu kỳ ngày hàng chi là 12 ngày, ngày trực cũng 12 ngày, nhưng vì tháng giêng Kiến Dần, tháng 2 Kiến Mão, nên có hiện tượng môi tháng có 2 ngày liên tiếp cùng một trực, 2 ngày đó gọi là ngày “Trùng Kiến”. Bắt đầu từ ngày tiết đầu tiên của tháng nào thì theo trực của tháng đó.

1- Kiến
2- Trừ
3- Mãn
4- Bình
12-Bế
Bảng tính 12 trực
Ví dụ: Tháng 1 trực Kiến là Dần tính vòng quanh đến sát tiết lệnh sau.
5- Định
11-Khai
6- Chấp
10-Thu
9- Thành
10- Nguy
7- Phá

BẢNG ĐỐI CHIẾU NGÀY TIẾT, NGÀY TRỰC,
NGÀY TỨ LY TỨ TUYỆT THEO DƯƠNG LỊCH
Số
Tiết khí
Theo ngày dương lịch
Tứ ly, tứ tuyệt (trước ngày tiết 1 ngày)
Khởi đầu Trực Kiến vào ngày
Tháng âm lịch
1
Lập xuân
4 hoặc 5/2
3 hoặc 4/2 tuyệt
Kiến: Dần
Giêng

Vì âm lịch nhuận tháng nên Tiết lập Xuân có nhiều năm không trùng với tháng Giêng âm lịch mà  tháng Chạp năm nhuận (năm trước) đã thuộc tiết Lập xuân, tháng Giêng năm sau đã vào tiết Vũ Thủy hay Kinh Trập.
2
Vũ thủy
19 – 20/2


3
Kinh trập
6 – 7/3

Kiến: Mão
Hai
4
Xuân phân
21 – 22/3
20 hoặc 21/3 ly

5
Thanh minh
5 – 6/4

Kiến: Thìn
Ba
6
Cốc vũ
20 – 21/4


7
Lập hạ
6 – 7/5
5 – 6/5 tuyệt
Kiến: Tỵ
8
Tiểu mãn
21 – 22/5


9
Mang chủng
6 – 7/6

Kiến: Ngọ
Năm
10
Hạ chí
21 – 22/6
20 – 21/6 ly

11
Tiểu thử
7 – 8/7

Kiến: Mùi
Sáu
12
Đại thử
23 – 24/7


13
Lập thu
8 – 9/8
7 – 8/8 tuyệt
Kiến: Thân
Bảy
14
Xử thử
23 – 24/8


15
Bạch lộ
8 – 9/9


Tám
16
Thu phân
23 – 24/9
22 – 23/9 ly
Kiến: Dậu
17
Hàn lộ
8 – 9/10


Chín
18
Sương giáng
23 – 24/10

Kiến: Tuất
19
Lập đông
7 – 8/11
6 – 7/11 tuyệt

Mười
20
Tiểu tuyết
22 – 23/11

Kiến: Hợi
21
Đại tuyết
7 – 8/12


Mười một
22
Đông chí
22 – 23/12
21 – 22/12 ly
Kiến: Tý
23
Tiểu hàn
6 – 7/1


Chạp
24
Đại hàn
20 – 21/1

Kiến: Sửu

Ghi chú: Thứ tự các trực l = Kiến; 2 = Trừ; 3 = Mãn; 4 = Bình; 5 = Định; 6  Chấp; 7 = phá, 8 = Nguy, 9 = Thành, 10 = Thu; 11 = Khai; 12 = Bế. Theo trình tự nối tiếp sau ngày trực Kiến, mỗi ngày một trực quay vòng, cho đến ngày Tiết tháng sau.
Thí dụ: Tháng Giêng sau ngày Lập Xuân, Kiến (1) ngày Dần, thì trừ (2) ngày Mão, Mãn (3) ngày Thân.. . đến Khai (11), Bế (12) ngày Sửu.  

II. Tính chất của 12 trực  
Xếp theo thứ tự Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế. Khởi đầu từ trực Kiến xếp theo lịch thời tiết, sau đó lần lượt mỗi ngày một trực, quay vong đến trực Kiến tháng sau: (Quy định tính chất có những mâu thuẫn chúng tôi sẽ trình bầy cuối bảng)
STT
Tên trực
Khởi đầu từ tháng Giêng thuận từ ngày
Trùng với sao thuận hàng chi
Tính chất tốt xấu
1
Kiến
Dần… (tốt?)
Thổ phủ (xấu)
Tốt với xuất hành, giá thú nhưng xấu với động thổ (vì trùng với Thổ Phủ)
2
Trừ
Mão … (tốt)

Tốt nói chung
3
Mãn
Thìn … (thường)
Thiên phú (tốt)
Thổ ôn (xấu)
Quả tú (xấu)
Thiên cẩu (xấu)
Tốt với tế tự, cầu tài, cầu phúc, xấu với các việc khác (vi trùng 3 sao xấu).
4
Bình
Tỵ … (tốt)
Tiểu hao (xấu)
Tốt với mọi việc (?)
5
Định
Ngọ … (tốt)
Tam hợp, thiên giải (tốt). Đại hao, Tử - khí, Quan Phù (xấu).
Tốt với cầu tài, ký hợp đồng, yến tiệc, xấu với tố tụng, tranh chấp, chữa bệnh (vì có Đại hao và Quan Phù)
6
Chấp
Mùi … (thường)

Tốt với khởi công xây dựng; xấu với xuất hành, di chuyển, khai trương.
7
Phá
Thân … (xấu)
Nguyệt phá (xấu)
Xấu với mọi việc, riêng chữa bệnh, dỡ nhà cũ, phá bỏ đồ vật cũ là tốt.
8
Nguy
Dậu … (xấu?)

Mọi việc đều xấu
9
Thành
Tuất … (tốt)
Thiên hỷ, tam hợp (tốt), Cô thần (xấu)
Tốt với xuất hành, giá thú, khai trương.
Xấu với kiện cáo, tranh chấp
10
Thu
Hợi … (thường)
Địa phá (xấu)
Thu hoạch tốt, trừ động thổ, an táng.
11
Khai
Tý … (tốt)
Sinh khí
Tốt mọi việc, trừ động thổ, an táng.
12
Bế
Sửu … (xấu)

Xấu mọi việc, trừ đắp đê, lấp hố, rãnh.

Ghi chú: Xét bảng trên đối chiếu với những tư liệu khác chúng tôi thấy có những điểm mâu thuẫn có ghi dấu (?), vì chưa có đầy đủ cứ liệu để xác định tính chất tốt xấu của các trực, nên xin cứ trình bầy khách quan:
Xem bảng trên ta thấy: trực Kiến là tốt, trực Bình là tốt, trực Nguy là xấu, nhưng theo “Tăng Hổ tuyển trạch thông thư quảng Ngọc hạp ký” trong mục Xuất hành cát hung nhật có câu ca:
Kiến, Mãn, Bình, Thu, Hắc.
Trừ, Nguy, Định, Chấp, Hoàng.
Thành, Khai, giai khả dụng.
Phá, Bế, bất tương đương
Có nghĩa là: các Trực Kiến, Mãn, Bình, Thu là Hắc đạo (xấu).
Các trực: Trừ, Nguy, Định, Chấp thuộc Hoàng đạo (tốt)
(Ngoài ra) Trực Thành và Khai là tốt có thể dùng, Trực Phá, Bế đều xấu.

Khảo cứu các sao thuộc cung Hoàng đạo thì không theo đúng luật vận hành “Hàng chi Thuận” như 12 trực.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét