- Giải độc gan

Y học cổ truyền thế giới còn nhấn mạnh cách giải độc gan bằng phương pháp bấm huyệt.

1. Tại sao phải giải độc gan?
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng nhất của cơ thể bởi nó tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Những hoạt động giúp duy trì sự sinh tồn của cơ thể mà gan có tham gia vào gồm có:

- Tạo ra mật giúp tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng cung cấp cho cơ thể, điều chỉnh lượng chất béo, vitamin, khoáng chất vi lượng và chất đường mà cơ thể cần.

- Sản xuất các chất cần cho hoạt động của não, tủy sống, sản xuất và bài tiết cholesterol, kiểm soát sự đông máu.

- Sản xuất ra các yếu tố miễn dịch và loại bỏ vi khuẩn, giúp cơ thể tạo ra sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.

- Lưu trữ các chất quan trọng có thể nuôi sống cơ thể để cung cấp lại cho cơ thể vào những thời điểm cần thiết.

- Giải độc cơ thể bằng cách bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Atiso giải độc gan rất tốt.

Chính vì những vai trò quan trọng này, gan phải luôn đạt được sự khỏe mạnh để đảm bảo làm tốt các chức năng của mình.

Gan hoạt động tốt, cơ thể sẽ khỏe mạnh, chức năng lọc máu sẽ hoạt động tốt hơn. Điều này sẽ đem lại lợi ích cho các bộ phận khác của cơ thể.

Ngược lại, nếu gan bị nhiễm độc, khả năng lọc bị hạn chế hoặc không có khả năng lọc các chất độc đi qua nó thì chất độc đó sẽ đi vào cơ thể, phát tán vào trong máu. Sự xâm nhập của các chất độc hại có thể dẫn đến bệnh ung thư gan và nhiều bệnh khác.

Giải độc gan là tiến hành những biện pháp làm sạch gan, đào thải độc tố ra khỏi gan, giúp gan thực hiện tốt chức năng của mình.

2. Những cách giải độc gan đơn giản
Thực ra, giải độc gan không hề khó. Có một cách đơn giản nhất là bạn nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm tốt cho gan.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, có một danh sách dài các loại thực phẩm có lợi cho gan như hành, tỏi, nghệ, súp lơ, atiso, bồ công anh, giảo cổ lam...

Mỗi ngày uống 1 cốc nước chanh vào buổi sáng cũng là cách giải trừ chất độc tích tụ qua đêm ở mật, kích thích bàng quang co bóp, giúp mật chảy vào ruột con, nhớ đó, các chất độc hại được loại bỏ nhanh hơn ra khỏi cơ thể.

Huyệt thái xung

Y học cổ truyền thế giới còn nhấn mạnh cách giải độc gan bằng phương pháp bấm huyệt.
Bác sĩ Nogier trong cuốn “Acupuncture by Acupressure” xuất bản tại New York, Mỹ năm 1978 hướng dẫn 1 cách rất đơn giản để kiểm tra gan của bạn có bị nhiễm độc không và cách giải trừ chất độc ra khỏi gan như sau:
- Tìm huyệt thái xung: Huyệt thái xung là khe nằm giữa ngón chân cái và ngón số 2 bên cạnh nó.

- Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt thái xung nếu thấy đau là tình trạng chức năng gan của bạn không được tốt, càng đau nhiều thì chức năng giải độc gan càng kém.

- Giúp gan giải độc bằng cách dùng ngón tay day trên chỗ đau khoảng 1 phút, ngày làm 2 lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Duy trì cách thức này trong thời gian dài, cảm giác đau dần dần sẽ mất đi, kèm theo đó là cảm giác ăn uống ngon miệng, ngủ tốt hơn, tinh thần không bị căng thẳng. Điều ấy có nghĩa là chức năng gan của bạn đã hoạt động tốt hơn.

http://suckhoedoisong.vn/ban-can-biet-ve-y-hoc/cach-giai-doc-gan-cuc-ky-hieu-nghiem-ma-ban-khong-nen-bo-qua-20150708094102703.htm

8 loại cây giải độc cần nhớ phòng trường hợp nguy cấp

Nếu bị rắn cắn hay ngộ độc thực phẩm, chúng ta có thể sử dụng các loại cây dưới đây để khử độc tức khắc.

Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng giải độc rất phong phú, và là những thảo dược cứu cánh cho rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm, khi y học hiện đại chưa có mặt ở nước ta.

Ngay trong điều kiện hiện nay, khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ”, chúng vẫn có một giá trị dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực.

Trong những vị thuốc này có thể kể đến một số cây thuốc giải độc điển hình sau đây.

Ổi là một trong những loại cây có thể dùng chống độc hiệu quả. Ảnh: Plantvillage.

1. Bòn bọt chữa độc rắn
Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ.

Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa.

Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

2. Cam thảo đất chữa ngộ độc
Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L.

Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100 g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

3. Cây mua giải độc sắn
Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống.

Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

4. Đậu xanh giải độc mọi trường hợp
Tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilezek, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu.

Để giải độc, lấy 100 g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống, hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống.

Cũng có thể dùng bột đậu xanh khuấy với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

5. Kim ngân chữa độc lá ngón, nấm độc
Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, cành lá và hoa kim ngân thường được dùng để chữa bệnh và giải độc, bằng cách mỗi ngày dùng 12 g hoa (kim ngân hoa) hay 20 g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống.

Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc.

Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

5. Ổi chữa độc gây tiêu chảy
Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

6. Rau má giải độc gan
Tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu.

Để giải độc lá ngón hoặc say sắn, lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Có thể dùng chữa ngộ độc nấm với cách làm tương tự, hoặc lấy rau má 160 g đem sắc với 80 g đường phèn, lấy nước uống, hoặc lấy 160 g rau má và 400 g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

7. Rau mùi chữa nhiễm độc thức ăn
Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120 g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

8. Sắn dây chữa rắn độc cắn
Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống.

Bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét