Tỷ suất lợi nhuận lên 300% thì tự treo cổ mình lên nhà tư bản cũng sẵn sàng
Thêm một dòng sông chết, thêm một phần núi sông bị đánh cắp, thêm một dịp suy ngẫm về những kẻ chủ mưu và đồng phạm. Khi chủ nhân chưa biết đến tài sản của mình thì làm sao biết cách bảo vệ. Lên án nhà máy xả thải độc ra sông, chúng ta thúc giục trách nhiệm của chính quyền và cũng nên tự trách mình.
Thêm một dòng sông chết, thêm một phần núi sông bị đánh cắp, thêm một dịp suy ngẫm về những kẻ chủ mưu và đồng phạm. Khi chủ nhân chưa biết đến tài sản của mình thì làm sao biết cách bảo vệ. Lên án nhà máy xả thải độc ra sông, chúng ta thúc giục trách nhiệm của chính quyền và cũng nên tự trách mình.
Ảnh minh họa
Xả trộm nước thải độc, bớt lỗ trên dưới 100 triệu đồng mỗi tháng, lãnh đạo một công ty ở Hải Dương khai rằng để khỏi chết ngay công ty của ông ta phải giết chết sông suối Việt Nam một cách từ từ. Ai là chủ mưu, ai là đồng phạm cho thiên nhiên nước ta khô héo mỗi ngày.
Các Mác vĩ nhân từng nói, nếu tỷ suất lợi nhuận lên 300% thì tự treo cổ mình lên nhà tư bản cũng sẵn sàng làm. Vì lợi riêng, có nhà tư bản ngoại quốc nào bỏ tiền ra mà giữ sông giữ suối, giữ rừng, giữ biển làm lợi cho con cháu chúng ta. Tận khai phá, chưa hết Vedan giết sông thị Vải nay lại đến Tung Kuang. Từ Bắc chí Nam, các tỉnh đua nhau mời gọi đầu tư, đằng sau những con số GDP tăng trưởng hào nhoáng đôi khi là tài nguyên hao mòn, bệnh tật và những nguy cơ tiềm ẩn đầu độc giống nòi.
Khi thị trường bất lực thì chính quyền phải can thiệp. Để tài nguyên bị cướp bóc, lỗi không chỉ bởi các nhà tư bản, lỗi trước hết là bởi chính quyền. Tản quyền cấp phép đầu tư, không hề áp đặt một thủ tục thẩm tra chặt chẽ, chính quyền trung ương đã chia quyền cho 63 tỉnh thành trong khi thiếu những thiết chế giám sát và cưỡng chế mang tính quốc gia đủ mạnh.
Khát khao tự chủ ngân sách, vào thời tài nguyên trở nên khan hiếm khách mua ngấp ngó, nếu không bị chặn đứng bởi tiêu chuẩn quốc gia, lãnh đạo các tỉnh khó có thể cưỡng lại được những lời mời chào công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khách sẵn tiền.
Tiêu chuẩn quốc gia ấy trước hết phải là thủ tục giám sát đầu tư chặt chẽ, trước và sau khi cấp phép đầu tư. Tiêu chuẩn quốc gia ấy là pháp luật bảo vệ môi trường, coi thiên nhiên là của cải, ai sử dụng đều phải trả tiền. Khai thác nước ngầm, xả chất thải, ngoài nghĩa vụ đầu tư thiết bị khử độc, người kinh doanh phải trả tiền cho mỗi khối nước thải của mình. Của đau con xót, chỉ khi phải trả tiền cho tiêu sài thiên nhiên người ta mới biết quý và bảo vệ thiên nhiên.
Kẻ cắp trên nửa triệu đồng đã có thể bị khởi tố vì công an cho rằng hành vi ấy nguy hiểm cho xã hội. Ông giám đốc và công ty chủ ý xả độc giết chết sông suối, gây bệnh cho con người và chúng sinh từ thượng lưu đến hạ nguồn, đã đánh cắp cuộc sống bình yên của vô vàn hộ dân, kẻ cắp ấy sao không bị trừng trị. Một chính quyền có trách nhiệm với giống nòi phải coi cướp bóc thiên nhiên là trọng tội, phải bị truy tố, nếu phạm tội, chúng là kẻ cắp phải bị nghiêm trị.
Một dân tộc có tự trọng phải biết phản ứng khi của cải của dân tộc mình bị cướp bóc. Gây sức ép, giám sát và buộc chính quyền bảo vệ quyền được sống thanh bình là quyền của người dân. Khi ô nhiễm bủa vây, người dân phải tự vệ với quyền kiến nghị, khiếu nại, phải dùng quyền chất vấn và hối thúc các đại biểu dân cử, buộc các tổ chức quần chúng chịu nghe khát vọng của mình. Hơn thế nữa, khi hàng vạn, hàng triệu người cùng tẩy chay sản phẩm thì ngàn vạn hạt cát kết thành chiến lũy, người tiêu dùng phải học cách yêu lấy sản phẩm thân thiện với thiên nhiên và quay lưng lại, tẩy chay hàng hóa của kẻ cắp tài nguyên nước mình.
Thêm một dòng sông chết, thêm một phần núi sông bị đánh cắp, thêm một dịp suy ngẫm về những kẻ chủ mưu và đồng phạm. Khi chủ nhân chưa biết đến tài sản của mình thì làm sao biết cách bảo vệ. Lên án nhà máy xả thải độc ra sông, chúng ta thúc giục trách nhiệm của chính quyền và cũng nên tự trách mình.
Chuyên gia pháp luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét