Ai 'đẻ ra' những ông sư hổ mang?
Tôi trả lời ngay nhé: Chúng ta - những người Việt đang sống trên đất nước này.
Chính chúng ta, những người thành kính đi vào chùa rón rén như đi trên thảm thủy tinh.
Chúng ta đã là người tạo ra họ.
Tôi chưa sống đủ lâu để so sánh thói quen kính Phật trọng sư của các thời, nhưng nghe các cụ cao niên kể thì chùa ngày xưa đơn sơ thanh tịnh, sư hiền lành giản dị, phật tử cúng dường cũng như chia sẻ đồ ăn thức dùng cho nhà chùa, có gì cúng nấy: nải chuối, bó rau, túi gạo... Không có thì khi rảnh vào chùa làm công quả, lấy phước cho mình.
Sư và phật tử gần gũi như hàng xóm láng giềng, như ông nội ông ngoại, hiền từ, hiểu biết, tự thân làm gương nên khuyên răn điều phải con cháu đều nghe.
Cách đây mấy chục năm, ngôi chùa gần nhà tôi mái ngói nâu thâm rêu, những bức cửa gỗ che mờ mờ không gian thờ cúng bên trong. Sân rất rộng, vài cây bồ đề cổ thụ tỏa mát rượi.
Trẻ con xung quanh vào đó tha hồ chạy nhảy, học bài cả mùa hè. Các bà ni rất hiền, thỉnh thoảng gọi bọn trẻ con lại cho trái cây ăn.
Ngôi chùa in trong tâm trí tôi một vùng an lành suốt thời thơ bé.
Mấy chục năm sau, về nhà, tôi hết hồn. Ngôi chùa cổ kính xưa đâu còn? Một công trường rộn rực đang tới tấp phá bỏ, dựng lên một cung điện vàng son.
Màu sắc tưng bừng phồn thực, tượng Phật ánh vàng lấp lóa, chung quanh đèn led tỏa ra muôn ngọn hào quang. Cổ thụ bị đốn sạch, thay vào những chậu hoa đỏ xanh đủ cỡ.
Sư Thích Thanh Mão ở chùa Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên khoe dàn karaoke 450 triệu đồng "có cả bộ trộn nhạc sàn", khoe uống rượu "nửa lít một bữa nếu ngon ngon miệng và có anh em đông vui", "uống rượu thì sai thật nhưng thanh niên mà không uống rượu thì chán lắm".
Sư Thích Thanh Cường ở Hải Dương khoe điện thoại Vertu, "đập hộp" Iphone 6, mặc quần áo rằn ri cầm súng, hoặc cười phớ lớ bên bàn thức ăn mặn ngồn ngộn...
Tôi không tin họ ngớ ngẩn đến mức không biết đã vi phạm giới răn của Phật. Vậy lý do nào cho họ tự tin, thoải mái làm điều đó trên công luận và mạng xã hội?
Niềm tin vô lối
Theo tôi chính là do niềm tin vô lối và sự lạm dụng niềm tin tâm linh đến mức cuồng ngạo của không ít người Việt.
Dán tiền đầy thân Phật, khiêng hàng gánh lễ lạt lên chùa trong đó phải có heo quay vàng ươm, tiền mặt cúng dường hàng bó, phóng sinh thì để nguyên con cá trong túi nilon vứt véo xuống sông hay đánh bẫy những con chim con đang sống tự do về thả ra mong cầu phước.
Ở cấp thấp hơn thì gặp cục đá kỳ lạ cũng khấn vái, thấy con rắn cũng khấn vái, nhìn cái cây cũng khấn vái...
Nhiều người lừa lọc trúng quả, nghĩ đi nghĩ lại cũng run run trong bụng, bèn trích một ít mang vào chùa dập đầu lạy Phật, cúng dường hàng cục tiền, xin sư cầu kinh thắp hương muốn cháy cả cái chùa, xem như đã dàn xếp với lương tâm.
Như thế là hối lộ Phật, cố tìm cách "bịt miệng" Phật, chứ thành tâm nỗi gì?
Mà Phật thì vô sắc tướng, chỉ có những con người bằng xương bằng thịt mặc áo nâu sồng ở chùa là hiển hiện.
Trong số người đó, trước của cải vật dụng ngồn ngộn tự dưng hiến đến, sao tránh khỏi có những kẻ nổi lòng tham lam?
Chưa kể đến những kẻ khôn ngoan, tinh vi hơn, chủ động dựng chùa để thu hút bá tánh cúng dường. Chùa với họ chỉ là một phương tiện làm ăn, một "Công ty trách nhiệm hữu hạn" vốn ít mà lời lãi nứt cả tường. Việc ít, đơn giản. Học thuộc vài bài kinh, tập gõ mõ tụng niệm, bịa ra ít truyền thuyết về sự linh thiêng, thế là ung dung ngồi chùa hái tiền.
Một cô bạn tôi kể: Ở làng hồi ấy có anh mang biệt danh Ba Búa. Nghe nickname biết anh không phải hiền lành gì rồi. Ảnh bỏ làng đi ít lâu, ngày nọ về tự dựng nên cái chùa.
Thiên hạ đồn linh thiêng lắm, cúng dường rầm rập. Có chị làng trên thường xuyên đến làm công quả. Rồi một hôm tự dưng thấy sư Ba Búa lại bỏ đi. Chị nọ đến chùa la làng quá trời đất. Té ra đã ôm cái bụng bầu mấy tháng.
Dân Việt Nam mình dễ tin lắm. Cứ thấy chùa là cúng vái bất kể chùa thật hay chùa giả. Ở những nơi xa xôi hẻo lánh có khi càng dễ nữa. Cứ dựng lên một mái chùa, ê a niệm phật, thế nào cũng có người lặn lội mang của đến nuôi.
Những "chùa" này nhiều phần được dựng lên tự phát, không do Giáo hội Phật giáo cấp phép và quản lý.
Vô số chùa giả ở Việt Nam đã từng bị truyền thông phát hiện.
Nhưng bây giờ nhiều người cúng dường nặng tay lắm. Tôi có người bạn từng tu hành ở chùa nọ trước khi đi nước ngoài. Bạn kể có người cúng cả một mảnh đất lớn trên đường đi Đà Lạt: "Có rừng, có suối. Thầy làm am đẹp lắm". Cúng xe hơi là chuyện thường.
Trong câu chuyện với báo Lao động, sư Thích Thanh Mão cũng nhắc đến món cúng dường 10 tỉ mà "anh H. nào đó, Cục phó, hứa cho để xây lại chùa". Chi tiết này không kiểm chứng được, nhưng so với những câu chuyện thực tế tôi biết, nó cũng không khó tin.
Nhưng Phật dạy, việc ác hay lành, gặp điều cầu được hay không là do nhân quả của chính mình. Do những việc chính mình đã làm, gieo lành gặt lành, gieo ác thì gặt ác.
Phật không cân đong vật phẩm người đời mang đi hối lộ, vì với Phật sắc cũng là không. Thích Ca đã từ bỏ cả hoàng cung để đi tìm sự an lạc trong thân tâm thì sá gì mấy con heo quay, mà đem nó lấy lòng ngài cho được?
Lý do nào giải thích cho hiện trạng cuồng tín của nhiều người Việt Nam bây giờ?
"Lung lay niềm tin vào xã hội" có vẻ là một câu trả lời chưa hoàn toàn thấu đáo.
Tôi cho rằng chùa, sư ở Việt Nam bây giờ (trong phạm vi những hiện tượng đang đề cập), cũng như những hiện tượng tương tự trong các lĩnh vực khác, chỉ là phản ánh bình thường của một xã hội hỗn độn, quá nhiều dối trá, lừa lọc, vị kỷ và tham lam.
Tách riêng chúng ra thì không thể lý giải và tìm ra nguyên nhân chính xác được.
Chọn thái độ nào với chúng?
Khác với thời vượt biên để tìm sự sống trong cái chết, bây giờ nhiều người Việt Nam có công ăn việc làm ổn định, có nhiều tiền, đang sống rất "tầng lớp trên" tại Việt Nam, lại đã và đang ráo riết tìm cách đi định cư ở những nước khác-những nước có nền luật pháp đáng tin cậy hơn, có xã hội trong lành hơn.
"Đi để con mình được sống tử tế", đấy là mục đích và mơ ước của họ.
Với những người ở lại, nhiều khi cách duy nhất để đỡ bị bức xúc, đứt gân máu mà chết, là bưng tai bịt mắt.
Mặc kệ sự đời.
Hoàng Xuân Gửi đến BBC từ Sài Gòn
Bài thể hiện quan điểm riêng của Hoàng Xuân, một blogger tại Sài Gòn. Xem bài cùng tác giả 'Thăm quê tổng thống Nguyễn Văn Thiệu'.
(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/12/151202_vietnam_monks_behaviour
http://nongnghiep.vn/noi-that-post153536.html
Sư và phật tử gần gũi như hàng xóm láng giềng, như ông nội ông ngoại, hiền từ, hiểu biết, tự thân làm gương nên khuyên răn điều phải con cháu đều nghe.
Cách đây mấy chục năm, ngôi chùa gần nhà tôi mái ngói nâu thâm rêu, những bức cửa gỗ che mờ mờ không gian thờ cúng bên trong. Sân rất rộng, vài cây bồ đề cổ thụ tỏa mát rượi.
Trẻ con xung quanh vào đó tha hồ chạy nhảy, học bài cả mùa hè. Các bà ni rất hiền, thỉnh thoảng gọi bọn trẻ con lại cho trái cây ăn.
Ngôi chùa in trong tâm trí tôi một vùng an lành suốt thời thơ bé.
Mấy chục năm sau, về nhà, tôi hết hồn. Ngôi chùa cổ kính xưa đâu còn? Một công trường rộn rực đang tới tấp phá bỏ, dựng lên một cung điện vàng son.
Màu sắc tưng bừng phồn thực, tượng Phật ánh vàng lấp lóa, chung quanh đèn led tỏa ra muôn ngọn hào quang. Cổ thụ bị đốn sạch, thay vào những chậu hoa đỏ xanh đủ cỡ.
Ngày xưa niềm tin đến từ không gian đình chùa, đền đài cổ kính
Sư Thích Thanh Mão ở chùa Phú Thị xã Mễ Sở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên khoe dàn karaoke 450 triệu đồng "có cả bộ trộn nhạc sàn", khoe uống rượu "nửa lít một bữa nếu ngon ngon miệng và có anh em đông vui", "uống rượu thì sai thật nhưng thanh niên mà không uống rượu thì chán lắm".
Sư Thích Thanh Cường ở Hải Dương khoe điện thoại Vertu, "đập hộp" Iphone 6, mặc quần áo rằn ri cầm súng, hoặc cười phớ lớ bên bàn thức ăn mặn ngồn ngộn...
Tôi không tin họ ngớ ngẩn đến mức không biết đã vi phạm giới răn của Phật. Vậy lý do nào cho họ tự tin, thoải mái làm điều đó trên công luận và mạng xã hội?
Niềm tin vô lối
Theo tôi chính là do niềm tin vô lối và sự lạm dụng niềm tin tâm linh đến mức cuồng ngạo của không ít người Việt.
Dán tiền đầy thân Phật, khiêng hàng gánh lễ lạt lên chùa trong đó phải có heo quay vàng ươm, tiền mặt cúng dường hàng bó, phóng sinh thì để nguyên con cá trong túi nilon vứt véo xuống sông hay đánh bẫy những con chim con đang sống tự do về thả ra mong cầu phước.
Ở cấp thấp hơn thì gặp cục đá kỳ lạ cũng khấn vái, thấy con rắn cũng khấn vái, nhìn cái cây cũng khấn vái...
Nhiều người lừa lọc trúng quả, nghĩ đi nghĩ lại cũng run run trong bụng, bèn trích một ít mang vào chùa dập đầu lạy Phật, cúng dường hàng cục tiền, xin sư cầu kinh thắp hương muốn cháy cả cái chùa, xem như đã dàn xếp với lương tâm.
Như thế là hối lộ Phật, cố tìm cách "bịt miệng" Phật, chứ thành tâm nỗi gì?
Ngày nay chùa chỉ là phương tiện làm ăn
Mà Phật thì vô sắc tướng, chỉ có những con người bằng xương bằng thịt mặc áo nâu sồng ở chùa là hiển hiện.
Trong số người đó, trước của cải vật dụng ngồn ngộn tự dưng hiến đến, sao tránh khỏi có những kẻ nổi lòng tham lam?
Chưa kể đến những kẻ khôn ngoan, tinh vi hơn, chủ động dựng chùa để thu hút bá tánh cúng dường. Chùa với họ chỉ là một phương tiện làm ăn, một "Công ty trách nhiệm hữu hạn" vốn ít mà lời lãi nứt cả tường. Việc ít, đơn giản. Học thuộc vài bài kinh, tập gõ mõ tụng niệm, bịa ra ít truyền thuyết về sự linh thiêng, thế là ung dung ngồi chùa hái tiền.
Một cô bạn tôi kể: Ở làng hồi ấy có anh mang biệt danh Ba Búa. Nghe nickname biết anh không phải hiền lành gì rồi. Ảnh bỏ làng đi ít lâu, ngày nọ về tự dựng nên cái chùa.
Thiên hạ đồn linh thiêng lắm, cúng dường rầm rập. Có chị làng trên thường xuyên đến làm công quả. Rồi một hôm tự dưng thấy sư Ba Búa lại bỏ đi. Chị nọ đến chùa la làng quá trời đất. Té ra đã ôm cái bụng bầu mấy tháng.
Dân Việt Nam mình dễ tin lắm. Cứ thấy chùa là cúng vái bất kể chùa thật hay chùa giả. Ở những nơi xa xôi hẻo lánh có khi càng dễ nữa. Cứ dựng lên một mái chùa, ê a niệm phật, thế nào cũng có người lặn lội mang của đến nuôi.
Những "chùa" này nhiều phần được dựng lên tự phát, không do Giáo hội Phật giáo cấp phép và quản lý.
Vô số chùa giả ở Việt Nam đã từng bị truyền thông phát hiện.
Nhưng bây giờ nhiều người cúng dường nặng tay lắm. Tôi có người bạn từng tu hành ở chùa nọ trước khi đi nước ngoài. Bạn kể có người cúng cả một mảnh đất lớn trên đường đi Đà Lạt: "Có rừng, có suối. Thầy làm am đẹp lắm". Cúng xe hơi là chuyện thường.
Trong câu chuyện với báo Lao động, sư Thích Thanh Mão cũng nhắc đến món cúng dường 10 tỉ mà "anh H. nào đó, Cục phó, hứa cho để xây lại chùa". Chi tiết này không kiểm chứng được, nhưng so với những câu chuyện thực tế tôi biết, nó cũng không khó tin.
Nhưng Phật dạy, việc ác hay lành, gặp điều cầu được hay không là do nhân quả của chính mình. Do những việc chính mình đã làm, gieo lành gặt lành, gieo ác thì gặt ác.
Phật không cân đong vật phẩm người đời mang đi hối lộ, vì với Phật sắc cũng là không. Thích Ca đã từ bỏ cả hoàng cung để đi tìm sự an lạc trong thân tâm thì sá gì mấy con heo quay, mà đem nó lấy lòng ngài cho được?
Tầng lớp trên cho con cái đi định cư ở nước ngoài 'để được sống tử tế hơn'
Lý do nào giải thích cho hiện trạng cuồng tín của nhiều người Việt Nam bây giờ?
"Lung lay niềm tin vào xã hội" có vẻ là một câu trả lời chưa hoàn toàn thấu đáo.
Tôi cho rằng chùa, sư ở Việt Nam bây giờ (trong phạm vi những hiện tượng đang đề cập), cũng như những hiện tượng tương tự trong các lĩnh vực khác, chỉ là phản ánh bình thường của một xã hội hỗn độn, quá nhiều dối trá, lừa lọc, vị kỷ và tham lam.
Tách riêng chúng ra thì không thể lý giải và tìm ra nguyên nhân chính xác được.
Chọn thái độ nào với chúng?
Khác với thời vượt biên để tìm sự sống trong cái chết, bây giờ nhiều người Việt Nam có công ăn việc làm ổn định, có nhiều tiền, đang sống rất "tầng lớp trên" tại Việt Nam, lại đã và đang ráo riết tìm cách đi định cư ở những nước khác-những nước có nền luật pháp đáng tin cậy hơn, có xã hội trong lành hơn.
"Đi để con mình được sống tử tế", đấy là mục đích và mơ ước của họ.
Với những người ở lại, nhiều khi cách duy nhất để đỡ bị bức xúc, đứt gân máu mà chết, là bưng tai bịt mắt.
Mặc kệ sự đời.
Hoàng Xuân Gửi đến BBC từ Sài Gòn
Bài thể hiện quan điểm riêng của Hoàng Xuân, một blogger tại Sài Gòn. Xem bài cùng tác giả 'Thăm quê tổng thống Nguyễn Văn Thiệu'.
(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/12/151202_vietnam_monks_behaviour
http://nongnghiep.vn/noi-that-post153536.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét