Nội dung
1 BÁC BA PHI
2 CÔNG TỬ BẠC LIÊU
3 MẠC CỮU
4 NHÀ VĂN SƠN NAM
5 SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU
6 THOẠI NGỌC HẦU
7 ÔNG GIÀ BA TRI - BÁC BA PHI
Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích.
Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, do gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ. Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khỏi, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của ông.
Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế - một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm. Nhờ sức chịu thương chịu khó, nên sauba năm thì ông cưới được vợ. Cũng do điều này mà Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đó cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất. Cộng với sự cần cù sẵn có, ông đó ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh.
Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới batuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời. Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai – cháu đích tôn của bác Ba Phi – tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng. Và cũng có thành ngữ "Tệ như vợ (thằng) Đậu" được dùng để chỉ những người vụng về.
Về sau bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên Chăm, là người dân tộc Khmer. Bà sinh được hai đứa con gái.
Bác Ba Phi qua đời ngày 3 tháng 11 năm 1964 tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm tại ấp Đường Ranh, xó Khỏnh Hải nằm ở một gúc rừng U Minh Hạ.
Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.
Những nét đặc sắc văn học
Bác Ba Phi thuộc lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời, mà đặc biệt là thời tuổi trẻ của bác Ba Phi, là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng mà cũng lắm khắc nghiệt. Với tinh thần khai phá, tính lạc quan yêu đời, thế giới quan của ông hiện ra thật sinh động và đáng yêu.
Những câu chuyện kể của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệuBa Phi, đồng thời nó cũng ẩn chứa tính hào hùng của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu thương thiên nhiên và con người.
Cho đến tận ngày ông qua đời, không có một văn bản nào chính thức có ghi chép lại những câu chuyện do ông kể, kể cả người trong thân tộc ông. Những câu chuyện kể của bác Ba Phi là những câu chuyện truyền miệng. Tuy nhiên, nó cũng đầy đủ hình thức cấu trúc văn học: mở đề, thắt nút và kết thúc. Một mặt, nó cũng hao hao một loại tiểu thuyết chương, hồi rút gọn, dù có đảo lộn trật tự thế nào cũng giữ được ý nghĩa và tính xuyên suốt của những câu chuyện kể độc lập.
Những câu chuyện của bác Ba Phi, do tính chất "truyền miệng", vì vậy thường bị “biên tập” hoặc “hiệu chỉnh” lại trong quá trình câu truyện “lưu lạc”. Thêm vào đó, cũng có không ít những câu chuyện do người khác sáng tác, nhưng vẫn lấy danh xưng bác Ba Phi.
Nơi thờ tự Bác Ba Phi “Lực sĩ Lung Tràm kể truyện” Từ Cà Mau, theo tuyến lộ Cà Mau - Đá Bạc, đi khoảng hơn 30 cây số, đến xã Khánh Hưng bao đò vô kênh Chín Bộ, quẹo phải đến kênh Lung Tràm vài trăm mét là đến nhà Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi). Tại đây, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Đáp, là cháu rể kêu Bác Ba Phi bằng ông nội. Được ông
giới thiệu người truyền khẩu truyện Bác Ba Phi. Ông nói, dân Lung Tràm xã Tân Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau không ai mà không biết các ông Sáu Nhuận, Bào Văn Thái, Trần Văn Danh... nhưng theo quy luật sanh tử nên hiện nay chỉ còn một mình ông Trần Văn Danh, gọi là ông Năm Danh, ông Năm truyền khẩu. Năm Danh năm nay đã 63 tuổi, nhưng trông vạm vỡ, cao to không khác gì “lực sĩ nơi Lung Tràm U Minh Hạ”. Hôm chúng tôi đến, ông đang đi xã mua dầu bơm nước chuẩn bị sạ lúa, nghe đứa cháu nội báo có nhà báo tới, ông bơi xuồng quay về. Căn nhà của ông chỉ cách phần mộBác Ba Phi không đầy 200m, nhưng ông một mực muốn tiếp chúng tại ngôi nhà thờ Bác Ba Phi hiện đang bỏ hoang, mưa nắng bào mòn dột nát, trong nhà chỉ còn có bàn thờ Bác Ba và bộ giường tre. Bà Năm, vợ ông kể lại: “Ngày Năm Danh về với làng này từ hồi còn thanh niên, trông ông khỏe mạnh, cao to, nhưng đi với Bác Ba Phi lại một trời một vực. Bác Ba cao to lắm. Từ nhỏ, ổng hay theo Bác Ba Phi đi làm ruộng, nên thân hình gân guốc và lớn mạnh như thế. Nhưng chínhBác Ba Phi, là những người truyền lại truyện cười dân gian Nambộ, nó như những truyện cổ tích giữa đời thường đã ăn sâu vào tâm hồn của Năm Danh từ tấm bé. Hồi đó, Năm Danh rất khoái Bác Ba Phi kể chuyện, nhưng lại “ngán” Bác Ba mỗi lần “xỉn” là bắt ông đưa về. “Ngán” nhưng vẫn theo. Những lần nằm trên bắp đùi nghe Bác Ba Phi kể chuyện cho người dân trong xóm nghe bằng những câu chuyện cười ca ngơi sự trù phú của vùng đất U Minh, chuyện về trăn tát đìa, cọp xay lúa, cá lóc ăn dừa khô, chém trực thăng... với những tiếng cười ôm bụng của mọi người, đã làm ông nhớ mãi. Chuyện Ba Phi ngấm vào máu thịt, tâm hồn ông bởi những nghệ thuật ngôn từ, thi pháp kể chuyện dân gian... Ký ức ấy nuôi dưỡng ở Năm Danh và trở thành niềm đam mê kể chuyện cười tiếu lâm Bác Ba Phi từ những ngày vác phảng đi phác cỏ ruộng, kéo ống bơm nước vào ruộng, hay đặt lờ và cả những ngày đi gặt vần công ở tận cánh đồng Ngã tư Chủ Mía... Ngày 3 tháng 11 năm 1964, Bác Ba Phi qua đời, ông tổn thất lớn về tinh thần. Bởi ông coi ông dượng Ba Phi là thần tượng có một không hai của thế gian này. Ông suy tôn Bác Ba Phi là “Vua Trạng đất phương Nam”. Quyết không thể để truyện cười của Nam bộ mất đi, Năm Danh bắt đầu đem truyện cười Bác Ba Phi kể cho dân làng nghe sau những buổi làm ruộng, vườn, những đêm đi tuần đất về tụ tập nhau uống rượu. Năm Danh vừa lai rai, vừa kể chuyện quên cả thời gian, có khi tàn cuộc vui đến gà gáy sáng vẫn chưa hết chuyện. Tôi hỏi sao thuộc nhiều truyện của Bác Ba Phi quá vậy, Năm Danh cười nói: “Ông Ba Phi là ông dượng của tui, mà tui hồi nhỏ lúc nào cũng theo kè kè ông hết, hễ ông kể mẩu chuyện nào thì tui thuộc làu làu, làm sao mà quên được”. Có những câu chuyện mà tôi tâm đắc, chẳng hạn như kể chuyện Rùa làm ổ cho ông Bảy Bền, ông Năm Tôn nguyên là cán bộ công an của huyện nghe về chuyện hàng trăm con rùa vàng đang làm ổ đẻ trứng trong đám sậy. “Tụi mầy muốn ăn rùa thì tiếp tao dọn hết liếp sậy, tao cho hết mấy ổ trứng rùa về ngoải mà nhậu!” Tưởng Bác Ba nói thật, hai ông liền vác phảng ra phác hết đám sậy, nhưng không thấy một ổ rùa nào.Bác Ba liền nói “ý mà Bác quên, bây giờ mới nửa tháng 11 hà, rùa còn ẩn mình dưới ruộng, nó chưa chịu lên. Thôi vô đây lai rai với tao một vài ly rồi về. Cuối tháng vô đây tao cho đám sậy khác mà bắt”. Người giữ “hồn” truyện cười Bác Ba Phi Truyện cười của Bác Ba Phi là một pho truyện cười của Nam bộ, nếu như ở miền Bắc có Trạng thì ở Nam bộ có Bác Ba Phi. Hiện nay có nhiều cuộc hội thảo, sưu tầm, nghiên cứu về đề tài này, nhưng có lẽ hiệu quả nhất, gần gũi với người dân ít chữ như vùng Lung Tràm chính là hình thức truyền khẩu. Những người kể truyện Ba Phi như Nguyễn Văn Nhuận, Bào Văn Thái đã về với Bác Ba Phi, nhưng để lại cho đời một hình thức kể chuyện truyền khẩu cho rất nhiều người, như ông Năm Danh, anh Nam Tiên, chị Hai Minh... Có lần tôi cùng người dân trong xóm tập trung ngồi xung quanh bộ giường tre của từ đường Bác Ba để nghe Năm Danh kể chuyện. Những câu chuyện vui như Chém trực thăng, Heo đi cày, Cá trê Lung Tràm, Gác kèo ong mật... mọi người đều cười lên thích thú. Năm Danh vừa kể vừa ra bộ, có lúc lại nằm tréo cẳng ra, tay cầm điếu thuốc đưa lên miệng, nhả khói phì phà theo nội dung câu chuyện. Nhiều đứa trẻ nghe hấp dẫn đến nỗi hả hốc mồm, nước miếng nhễ nhại mà không hay biết. Ông kể từ 2 giờ chiều đến trời tối. Ếch, nhái, ễnh ương kêu inh ỏi mà mọi người vẫn háo hức ngồi nghe. Ông Năm Danh thật vui tánh, nhưng cũng rất dễ “tự ái nghề nghiệp”. Nếu thấy mọi người giục “ừ, ừ hay quá he ông Năm, kể thêm nữa đi thì kể tiếp, có những câu chuyện dài kể tới khô lưỡi mới hết. Cứ kể hết một mẩu truyện là ông năm hút điếu thuốc và uống một ly rượu lấy giọng. Nhưng nếu nói ông Năm nói chữ là tự ái đứng dậy, ra về. Chỉ hai, banăm trở lại đây, khi các ông vua truyền khẩu truyện Bác Ba Phi qua đời, và hiện nay tuổi đã cao, sức yếu, nên ông Năm Danh ít đi xa như thời trai trẻ. Dân trong vùng muốn nghe chuyện thì tới nhà mời. Các đoàn tham quan từ khắp nơi đến viếng phần mộ Bác Ba Phi
thì ông đến ngôi nhà thờ Bác Ba hoặc ngồi ngay tại phần mộ làm vài truyện. Ông nói “tui chỉ kể những truyện mà tôi biết từ khi theo ông dượng Ba Phi và được ông truyền lại, truyện thật 100%, chứ những truyện bịa tui không dám kể trước phần mộ ông”. Và những chuyện “cười” ra nước mắt! Những truyện Bác Ba Phiđem lại cho người đời những tiếng cười đến ôm bụng, thì hiện nay mọi người có đến viếng ông chắc hẳn sẽ cười, nhưng “cười đến ra nước mắt!”. Cười cho những đứa cháu nội của ông (con của bà Nguyễn Thị Anh, dâu của Bác Ba Phi) tranh giành phần đất do ông Ba Phi để lại. Ba Phi qua đời, vợ chồng Bà Anh là người thờ tự và khi chồng bà Anh qua đời, Bà chia phần cho các con mỗi người đôi ba công đất. Con thứ ba là Nguyễn Quốc Trị được bà chia cho một phần đất nằm ngang, nhưng ông đòi phải là xuôi theo mặt tiền kênh Lung Tràm. Bà không bằng lòng. Vậy là ông chặt ngón tay thề không lấy đất của mẹ. Người con thứ năm cũng có phần 6 công ruộng, một miếng vườn. Bà túng thiếu nên cố (cầm) cho gia đình đứa con thứ năm 7 chỉ vàng và bằng 30 giạ lúa/năm. Nhưng khi bà lấy lúa thì con của bà ra điều kiện: khi nào bà làm sổ đỏ, tui mới đong lúa. Đến khi bà nhờ đến chính quyền can thiệp thì mới được nhận lúa, nhưng đợi đến mùa sau mới đong. Những tưởng bà Anh ở với người con gái thứ hai cùng với bà để hương khói Bác Ba và tổ đường, nhưng khi con gái có chồng, bà không bằng lòng. Bà phản đối vì người chồng đã có vợ có con. Vậy là con gái thứ hai của bà dọn đồ trong nhà ra đi. Bà Anh cô đơn một mình, bà không dám ở, nên theo con gái thứ tư về tận Cà Mau để sống những ngày còn lại. Bà Anh ra đi, để lại một căn nhà ba căn, vách lá đổ rách. Nơi mang tiếng cười đến với mọi người giờ chỉ là nơi lạnh lẽo, hoang sơ. Duy nhất người con rể thứ tư của bà Anh sống có tình có nghĩa. Hằng ngày ông đến quét dọn, thắp hương cho ông nội và tổ đường, ông hiện nay sắp tuổi lục tuần, chỉ mong chính quyền địa phương quan tâm hòa giải sao cho hợp tình hợp lý, để sớm xóa đi nỗi quạnh hiu trong căn nhà – nơi còn đó một di ảnh Bác BaPhi, ông vua truyện cười của vùng đất phương Nam.
CÔNG TỬ BẠC LIÊU
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi.
Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.
Xuất thân
Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900, nhưng do cho rằng cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành "Huy". Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác như BaHuy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm đen và để phân biệt với Bạch công tử).
Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội Đồng Trạch[1], một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruông nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ Tư trong trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa Bố (tòa Hành chánh) tỉnh đóng thuế điền địa. Trong nhiều năm ông chấm viên thư ký điền địa tên Trần Trinh Trạch là người đứng đắn đàng hoàng. Ông hỏi thăm gia thế thì biết thầy ký Trạch chưa vợ. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới lui, hai bên "mến tay mến chân". Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ "tình trong như đã mặt ngoài còn e" liền làm lễ cưới. Ông cho con gái và rễ một sở đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy kỳ Trạch phất lên. Với huê lợi hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư. Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể. Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là "lọt sàng xuống nia", các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương con gái thì phải thương rể. Nhờ vậy, Hội Đồng Trạch càng ngày càng giàu có, đồn điền ruộng lúa có thể được xếp vào hàng bậc nhất miền Nam lúc bấy giờ. Có người viết:
Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh
Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu
Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả..
Con người
Trần Trinh Huy từng đi du học ở Pháp, sau ba năm về nước không một mảnh bằng, để lại một người vợ Pháp và một đứa con ở lại Paris. Khi Ba Huy về nước ông Trạch kéo gia đình lên Sài Gòn đón quí tử. Chiếc xe Ford đang dùng tốt nhưng ông nói nhân sự kiện đặc biệt này phải sắm thêm một chiếc xe mới, cho xứng với học hàm, học vị của cậu Ba, cho rạng mặt Trần gia.
Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m, lực lưỡng nhưng không cục mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da đen, mày rậm... người đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào phóng. Người trong nhà lầm lỗi, Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy Huy đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền Bàu Sàng ít ai oán ghét Ba Huy.
Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt, không dè dặt và mưu toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều chơi với người Pháp thì rất khúm núm, nịnh nọt, gọi là "chơi thế". Riêng Ba Huy thì cứ "toa toa" "moa moa" sòng phẳng, ngang hàng. Nếu như trong mắt giới giang hồ tứ chiếng, Ba Huy là một người ngon nhất Nam bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được nể trọng vì có vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình. Tánh của Ba Huy vị tha và coi tiền như rơm rác. Bút tích của Huy cho thấy tuy nét chữ bay bướm nhưng lại rất xấu, chứng tỏ đó là một con người thông minh, từng trải nhưng đường học vấn không đến nơi đến chốn.
Ba Huy cũng là người rất cởi mở, không cổ hủ, cực đoan như nhiều điền chủ khác. Ông từng ủng hộ Việt Minh một lúc 13.000 giạ lúa. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra là một con người tự trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông sẽ làm thế ấy. Ông đã hứa với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp tác với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng như vậy. Thích hội hè, Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi "Hoa hậu miệt đồng" đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Ba Huy có bốn người vợ và rất nhiều nhân tình. Người vợ đầu là người Pháp, trong thời gian Ba Huy đi học ở Paris. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc Liêu là Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa (bà Nguyễn Thị Hai) và sinh được ba người con: Thảo, Nhơn, và Đức.
Bà cuối cùng, khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì đựơc biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin "đổi" căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.
Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Những giai thoại
Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.
Ba Huy còn thuê một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt, một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông Henri mới bỏ "mẫu quốc" qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm 1975 mới về nước.
Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nữa đầu thế kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.
Một sự kiện chấn động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả Việt Namcũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông là người Việt Namđầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân
Ba Huy sinh hoạt cực kỳ sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston, thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây "can"...
Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ[5], lương của Thống đốc Nam Kỳ chưa tới 3.000 đồng một tháng.
Hắc công tử và Bạch công tử
Bạch công tử
Bạch công tử là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc phủ Lê Công Sủng, người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Phước cũng là một tay chơi nổi tiếng khi đó, da trắng nên được gọi Bạch công tử để phân biệt với Ba Huy. George Phước say mê cải lương, từng qua Pháp học về sân khấu. Về nước Phước cùng một người khác bỏ tiền lập hai gánh hát Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng với cô đào chánh đệ nhất tài sắc đương thời là cô Bảy Phùng Há và một cô đào tài sắc khác là Năm Phỉ. Cùng nổi tiếng ăn chơi, Bạch công tử và Hắc công tử trở thành kỳ phùng địch thủ.
"Đang lúc cô Ba Trà, một người con gái có sắc đẹp làm xao xuyến tâm hồn Bạch công tử, thua bài sạch túi, ông trưởng giả lớn tuổi chưa kịp cung phụng tiền bạc tiếp để vừa lòng mỹ nhân, Bạch Công tử lù lù lái xe lại nhà cô Ba Trà, rủ xuống Cần Thơ ăn cá cháy và đánh bài gỡ bạc.
Hai người vừa xuống đến quán Bungalows ở Cần Thơ, máy xe chưa nguội thì chiếc Sport tám máy của Hắc Công Tử cũng vừa tới, thắng cái két. Cả hai lâm vào cảnh khó xử, việc chiếm được mỹ nhân chỉ còn cậy vào tài chinh phục của bản thân mình. Cả ba cùng đưa nhau vào khách sạn. Bạch Công tử lột chiếc cà rá hột xoàn trị giá 3.000 đồng vào thời đó để trên bàn trước khi vào phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đeo thử nó trên tay, Bạch Công tử liền lên tiếng tặng luôn. Sau đó Hắc Công tử đã mua tặng cô Ba Trà một chiếc nhẫn trị giá gấp đôi..."
Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ cùng cô Bảy Phùng Há về Bạc Liêu biểu diễn, Bạch công tử mời Hắc công tử đến xem. Đang xem, Bạch công tử móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con công , Bạch công tử cuối xuống tìm kiếm. Hắc công tử thấy vậy hỏi:
- Chú kiếm gì vậy?
- Tôi kiếm tờ con công.
Hắc công tử mỉm cười nói:
- Để tôi đốt đuốc cho chú kiếm.
- Toa chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng? - Hắc Công Tử đáp "Chú cũng vậy nữa kìa! Ấy dà, Chú muốn chơi hả? Được,vậy để tôi chơi cho chú chết luôn!"
Tối hôm sau, Hắc công tử cho trải thảm đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của Bạch công tử. Cuộc thi được tổ chức ở đại sảnh nhà lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế họ nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của rất nhiều người chứng kiến. Trán ai cũng rịn mồ hôi hột, nhất là những người trong gia đình họ Trần. Cuối cùng, nồi chè Bạch công tử sôi trước, Hắc công tử đành thua cuộc. Nhưng Ba Huy tuyên bố rằng ông ta thua trong danh dự.
Khách sạn Công Tử Bạc Liêu.Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khánh sạn Công tử Bạc Liêu.
Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn". Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. Những bảo vật đó đến nay không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tranh hoặc những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quí hiện được giữ nguyên vẹn ở chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng là chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu. Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa.
Hiện nay, ngôi biệt thự đó trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu (trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu) với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường và căn phòng Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có một giường đôi, ti vi, máy lạnh, một bàn viết, một tủ áo và toilet khá rộng kế bên. Điểm độc đáo nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Căn "phòng công tử" luôn đắt khách, nhất là người nước ngoài. Du khách muốn nghỉ đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước cả tháng. Cách khách sạn Công Tử Bạc Liêu không xa, còn có một cụm khách sạn, nhà hàng khác cũng mang tên Công Tử. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều.
Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, Ba Huy mất đã 2 năm, gia đình còn lại của Ba Huy lâm vào cảnh khốn khó, anh em, con cháu trong gia đình bỏ đi tứ xứ. Một người con của Công tử bạc Liêu là ông Trần Trinh Đức phải trôi dạt lên Sài Gòn và sau khi cô con gái lớn của ông bị lừa tình và mắc nợ, bị bệnh tâm thần phân liệt, phải bán nhà trả nợ, gia đình ông làm đủ thứ nghể để mưu sinh như bán giầy cũ, chạy xe ôm.... Năm 2009, gia đình ông được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân đã trở về Bạc Liêu sinh sống .
MẠC CỮU
Trước khi đám di thần nhà Minh do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu trốn sang nước ta (1679), Mạc Cửu người quê xã Lê Quách, huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu (Quảng Đông) không phải là quan lại nhà Minh mà là thương nhân, cũng bỏ nước ra đi khi nhà Thanh chiếm Trung Quốc.
Ông là chủ thuyền buôn, đi lại buôn bán trên các tuyến đường biển từ Trung Quốc đến Philippine Bâtvia (Indonesia)..có lẽ do cộng tác chặt chẽ với Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Khi thấy nhà Minh không thể phục hưng được, ông lập nghiệp luôn ở Chân Lạp. Là một nhà buôn tháo vát, lanh lợi có tài kinh bang tế thế, nói thạo tiếng Chân Lạp, khoảng năm 1860, ông được vương quốc này là Nặc Nộn mời làm quan và phong cho chức Óc Nha. Thấy chính sự nước này rối ren, mà đất Mang Khảm(tên vùng đất Hà Tiên lúc ấy) thuộc tỉnh Peam (người Tàu gọi Phương Thành) có nhiêu thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán, tụ tập mở sòng bạc lấy xâu (gọi là thuế hoa chi). Ông xin đến khai thác, ông bao thầu thuế ấy, rồi lại đào được một hầm bạc chôn, nên mấy chốc trở lên giàu có, ông chô xây một tòa thành trên bờ biển, mở phố xá, chiêu mộ lưu dân đến ở các nơi: Phú Quốc, Cần Bột (Kampot), Rạch Giá (Gia Khê), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Ức (Vũng Thơm, Kompong Som) lập được bảy xã thôn.
Vào khoảng năm 1687, quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên, bắt ông cùng gia quyến đưa về Xiêm cho ở tại cảng Muang Galapuri (người Tàu gọi là Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau, nhân lúc nước Xiêm có loạn, ông trốn về Lũng Kỳ (Trũng Kỳ) rồi sau đó mới về được Mang Khảm. Ông bắt tay vào việc khôi phục Hà Tiên. Trước sự đe dọa của Xiêm và sự yếu kém của Chân Lạp, ông tìm chỗ nương tựa. Nghe lời khuyên của mưu sĩ, năm 1708, Mạc Cửu đem đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn. Việc này được Đại Nam liệt truyện, tập 1, quyển 6 của Quốc sử quán chép như sau:
"Mạc Cửu người Lai Châu, tỉnh Quảng Đông. Khi nhà Minh mất, người Thanh bắt dân cắt tóc. Mạc Cửu cứ để dài, đi sang Nam. Đến nước Chân Lạp, Cửu làm Óc Nha. Thấy phủ Sài Mạc có người Kinh, người Trung Quốc, người Chân Lạp và Chà Và buôn bán đông đúc, Cửu bèn dời đến ở Phương Thành, mở sòng bạc gọi là "hoa chi" để lấy hồ. Lại đào được hố bạc do đó vọt lên gàu có. Cửu chiêu tập dân xiêu tán ở Phú Quốc, Cần Bột, Rạch Giá, Hương Úc và Cà Mau (Cà Mao), lập làm bảy xã thôn. Lại vì đất ở chỗ đó có người tiên ẩn hiện trên sông, nên gọi là Hà Tiên. Chỗ ấy gần núi, ven biển, có thể tụ tập buôn bán để sanh lợi. Gặp lúc người Xiêm xâm lấn Chân Lạp, người Chân Lạp vốn ươn nhát, gặp giặc là chạy. Tướng Xiêm gặp Cửu nhân dụ về nước. Cửu bất đắc dĩ phải đi theo. Vua Xiêm thấy trạng mạo của Cửu cho là lạ, vui mừng giữ lại, cho ở núi Vạn Tuế. Sau đó, nhân nước Xiêm có nội biến, Cửu bèn lén về Lũng Cả. Những dân xiêu tán qui phục với Cửu ngày một đông. Cửu thấy Lũng Cả đất hẹp không thể ở đông người được lại dời về Phương Thành. Thương nhân và lũ khác bốn phương theo đến đông nhiều.
" Có mưu sĩ là Tô Quân bảo Mạc Cửu:
Người Chân Lạp tính giảo quyệt gian trá, ít trung hậu, không thể lương tựa lâu được. Nghe nói chúa Nam triều có tiếng nhân nghĩa, uy đức vốn đủ tin, chi bằng đến gõ cửa xưng thần để gây thế bám rẽ vững chắc. Muôn một có biến cố gì thì nhờ vua giúp đỡ.Cửu cho lời bàn là phải.Hiển Tông hoàng đế, năm thứ 17 Mậu Tý (1708), mùa thu, Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu, Lý Xá mang ngọc lụa đến cửa khuyết xưng thần, xin làm Hà Tiên trưởng, Chúa thấy Cửu có tướng mạo khôi ngô kỳ liệt tiến lui cung kính, cẩn thận, khen là trung thành, bèn ban sắc cho làm thuộc quốc đặt tên trấn ấy là Trấn Hà Tiên, trao Cửu chức Tổng binh quan, cho ấn vàng thao. Lại sai nội thần tiễn Cửu ra ngoài cửa thành. Ai cũng cho là vinh dự.
Cửu về trấn dựng thành quách, lập doanh ngũ, đặt liêu tá, làm nhiều nhà khách để tiếp đón hiền tài. Dân đến ở ngày càng đông, Hà Tiên trở thành một nơi đô hội nhỏ.
Trước đó mẹ Cửu là Thái thị nhớ con ngày một tha thiết, bèn từ Lôi Châu vượt biển đến, Cửu hiếu dưỡng đầy đủ, ở đã được lâu. Một hôm bà mẹ vào chùa Tam Bảo, cúng lễ phật rồi bỗng nghiễm nhiên trước phật mà hóa. Cửu nhân đúc tượng mẹ đặt vào chùa mà thờ. Tượng ấy đến nay vẫn còn.
Mùa xuân năm Ất Mùi (1715), quốc vương Chân Lạp là Nặc Thâm đem quân Xiêm đến đánh Hà Tiên, Cửu chống không nổi, chạy ra Lũng Cả. Nặc Thâm cướp lấy của cải đồ vật rồi bỏ đi. Cửu liền về Hà Tiên, đắp thành, đặt nhiều điếm canh, làm kế phòng thủ nghiêm ngặt.
Mùa hạ năm Ất Mão (1735), Cửu ốm chết, thọ hơn 80 tuổi, được tặng phong Khai trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị công..."
Theo sử Cao Miên thì: "Năm 1710, sau khi quốc vương Thomo Reachea bỏ thủ đô, Ang Em(Nặc Ông Em) lên ngôi. Đây là lần thứ nhì ngài trị vì. Trong ba năm 1711, 1716 và 1722, Ngài đẩy lui ba lần tấn công của Thomo Reachea nhờ quân Xiêm trợ giúp. Ngài nhờ triều đình Huế che trở và giúp về mặt quân sự Ngài phó thác việc phòng thủ các tỉnh Peam (Hà Tiên), Kampot, Kompong Som cả cù lao Phú Quốc cho một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu. Họ Mạc gốc Quảng Đông di cư sang Cao Miên sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ. ông gầy dựng được một sự nghiệp tô tát nhờ mở sòng cờ bạc. Ông cho xây dựng một pháo đài ở Peam, tuyển mộ quân sĩ và thủy thủ. Có lần một hạm đội Xiêm đến gần thị trấn định đổ bộ giúp Thomo Reachea, bị quân Mạc Cửu tiêu diệt gần hết. Tuy nhiên đến năm 1715, Mạc Cửu qui phục chúa Nguyễn, quốc vương Ang Em thuận cho người Việt Nam kiểm soát bờ biển từ miền Nam đến Xiêm. Về sau, hoàng triều Cao Miên lấy lại quyền hành trực tiếp hai tỉnh Kampot và Kompong Som, nhưng tỉnh Peam (Hà Tiên) và cù lao Phú Quốc vẫn còn bị hậu duệ của Mạc Cửu "cai trị cho vua Việt Nam".
Chính sử Chân Lạp cũng thừa nhận chủ quyền quản lý hợp pháp (theo quan niệm thời ấy) của chúa Nguyễn trên vùng đất này. Tuy nhiên suy cho cùng trong bối cảnh tranh dành quyền lực ở nội bộ hoàng gia Chân Lạp, các bên tranh chấp đều tìm kiếm liên minh để tăng thêm sức mạnh hầu thủ thắng, một phe dựa vào người Xiêm, còn phía kia dựa vào người Việt là điều đương nhiên.
Như vậy, đến năm 1708 trên vùng đất Thủy Chân Lạp đã có ba trấn (Trấn Biên, Phiên Trấn và Hà Tiên trấn) thuộc phủ Gia Định trực thuộc chính quyền của chúa Nguyễn (Đàng Trong).
Thi sĩ Đông Hồ có thơ nói về công trạng của hai cha con họ Mạc như sau:
Nghĩ vịnh Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích (Trích):
Chẳng đội trời Thanh Mãn
Lần qua đất Việt bang
Triều đình riêng một góc
Trung hiếu vẹn đôi đường
Trúc thành xây vũ lược
Anh Các cao văn chương
Tuy chưa là cô quả
Mà cũng đã bá vương
Bắc phương khi vỡ lở
Nam hải lúc kinh hoàng
Giang hồ giữa lang miếu
Hàn mạc trong chiến trường
Đất trời đương gió bụi
Sự nghiệp đã tang thương...
lăng Mạc Cửu
Từ chân núi đi lên một đỗi, trước mắt chúng ta là cổng đền thờ họ Mạc, có hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng họ Mạc:
Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng
Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh
(Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu
Trương Minh Đạt dịch)
Cả lăng và đền thờ Mạc Cửu đều do Mạc Thiên Tích thiết kế, xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739. Theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu thì lăng mộ Mạc Cửu được bố trí theo thuật phong thủy. Mặt tiền đền quay về hướng Đông, nơi có núi Tô Châu với dòng lưu thủy Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giác, bên phải là Đại Kim Dự.
Phần lăng mộ Mạc Cửu nằm giữa những bức tường kiên cố, các bậc thềm đều cẩn đá xanh, có tảng dài đến ba mét, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang tặng. Ngôi mộ lớn nhứt của Mạc Cửu có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, núm mộ có hình dáng như một con trâu nằm (thế tọa ngưu). Hai bên mộ trước kia có hai tượng tướng sĩ oai phong cầm gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi. Khu mộ rất kiên cố nên dù đã trải qua ba thế kỷ nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu, chỉ đáng tiếc là hai bức tượng bằng đá xanh đã bị trộm được thay bằng tượng xi măng.
Lần theo các lối mòn và những bậc thềm rêu phong là đến mộ phần của gia đình và tướng tá dòng họ Mạc. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tích (trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi đến mộ Mạc Thiên Tích (cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn).
Tương truyền, xưa kia trên đỉnh Bình San còn có nền Xã Tắc là nơi Mạc Thiên Tích thường đến tế chiến sĩ trận vong và nền Xuyên Sơn là nơi làm lễ tế trời đất hằng năm vào ngày mùng chín tháng Giêng âm lịch. Đi vòng theo chân núi chừng 3 cây số sẽ gặp một ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây cho nàng thứ thiếp là Phù Cừ tu hành. Đó là chùa Phù Dung.
Trước năm 1975, cảnh quan Bình San còn hoang sơ, cây cối um tùm không được khang trang đẹp đẽ như bây giờ, nhưng lúc đó trước lăng Mạc Cửu có một cây mai bạch to lớn nổi tiếng khắp vùng, nhứt là mùa trổ bông, hương mai thoang thoảng giúp cho mọi người cảm thấy lâng lâng, sảng khoái. Đó là Nam mai , còn gọi là mai mù u. Trên thân cây có treo tấm bảng “Cây mai được đưa từ Quảng Tây qua trồng vào năm 1720”. Nhà thơ Đông Hồ đã từng đem hoa mai nầy ướp trà đãi khách quí ở Sài Gòn. Hiện nay cây mai nầy đã mất dấu tích nhưng trên núi Bình San vẫn còn rải rác nhiều cây mai con.
NHÀ VĂN SƠN NAM
Hơn nửa thế kỷ nay, từ thập niên 1950, Sơn Nam được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng của văn chương Nam bộ. Ông không những là một nhà văn, mà còn được đánh giá cao như một nhà Nam bộ học, một nhà văn hoá. Những năm gần đây, tác phẩm của ông liên tục được xuất bản và tái bản.
Sơn Nam - tên thật là Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Hồi đầu thế kỷ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này. Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, ông nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá Nam bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông".
Vốn là nhà văn sống dưới chế độ cũ, để tồn tại cùng sự nghiệp văn chương, nhà văn Sơn Nam đã chọn cách viết văn theo kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam bộ. Ông nói cách viết này được nhiều độc giả quan tâm, lại không khiêu khích chính quyền đương thời cũ. Tuy nhiên, người đọc tinh tế cũng dễ nhận ra sự đồng cảm tinh thần yêu nước, tưởng nhớ cội nguồn tiên tổ trong những trang viết.
Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam bộ".
Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam bộ".
Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp. Nhà văn Sơn Nam tâm sự: Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.
Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế.
SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU
Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, ông còn học thêm âm nhạc. Ông khá sành Hán văn và sử dụng khá thành thạo các nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đàn tranh.
Soạn giả Viễn Châu sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo vào năm 1924, ông theo đuổi Nho văn và sớm có thiên tư về âm nhạc nhưng khi lớn lên, ông lại không có thiên hướng về khoa cử hay sân khấu. Ông đam mê viết văn và làm thơ hơn.
Truyện ngắn “Chàng trẻ tuổi”, truyện ngắn đầu tay của ông đã được đăng trên báo Dân Mới vào năm 1942. Cùng năm này, bài thơ “Thời mộng” của ông cũng đã được đăng trên báo “Tổng xã mới”.
Ông viết văn, làm thơ nhưng không có duyên nợ với văn chương. Năm 1945, ông chuyển sang soạn tuồng cải lương. Vở tuồng “Hồn chiến sĩ”, vở tuồng đầu tay của ông, có nội dung chống thực dân Pháp, đã được Ủy ban Kháng chiến hành chánh quận Trà Cú (lúc bấy giờ là quận Trần Chí Nam) tổ chức hát bán vé để góp quỹ kháng chiến.
Ông chuẩn bị tham gia kháng chiến thì gia đình gặp biến cố. Năm 1946, người anh thứ sáu của ông là Huỳnh Thanh Tòng bị Pháp bắt và bị bức tử ở đồn Long Toàn. Để tránh khủng bố, ông bỏ xứ Đôn Châu lên Vĩnh Long tá túc trong nhà một người bạn rồi sau đó phiêu bạt lên Sài Gòn. Bút danh “Viễn Châu” của ông có nghĩa là xa Đôn Châu được hình thành từ thời gian này.
Năm 1947, sọn giả Viễn Châu tham gia công tác thành ở Sài Gòn và bị Pháp bắt cùng với 4 người khác. Ông bị đày đi an trí ở Cẩm Giang (Tây Ninh). Sau khi đi an trí về, ông viết vở cải lương “Nát cánh hoa rừng” nhằm tố cáo chế độ thực dân Pháp, tố cáo sự bóc lột của bọn chủ đồn điền Pháp. Vở cải lương “Nát cánh hoa rừng” được đoàn Việt kịch Năm Châu trình diễn vào năm 1950. Đây là vở cải lương đầu tiên của ông được trình diễn trên sân khấu đại ban.
Kể từ năm 1950, qua vở cải lương “Nát cánh hoa rừng” tên tuổi Viễn Châu bắt đầu được giới mộ điệu chú ý. Và trong thời gian này, tiếng đờn trang của ông, tiếng đờn trang của Bảy Bá cũng được các hãng đĩa thu thanh và phát hành liên tục. Cùng với ngón đờn sến Năm Cơ, ngón đờn tranh Bảy Bá là hai ngón đờn cổ nhạc đã được giới mộ điệu đánh giá cao và coi như bậc thầy. Viễn Châu vừa là danh cầm vừa là soạn giả.
Trong thời gian ở Sài Gòn, ngoài đoàn Việt kịch Năm Châu, ông còn cộng tác với các đoàn hát : Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga (1962), Dạ Lý Hương (1969), Tân Hoa Lan (1969). Đồng thời, ông còn cộng tác với các hãng đĩa Việt Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long (1954), Sống Mới (1968), Nhạc ngày xanh (1969), Hồn nước (1973, của Ngọc Chánh sản xuất băng từ),…
Sau năm 1975, ông cộng tác với Đoàn Văn công (1975), hãng băng Sài Gòn Audio (1978) và nhiều đoàn hát ở các tỉnh. Năm 1984, ông cùng đoàn nghệ thuật 284 lưu diễn ở các nước Tây Âu như : Đức, Bỉ, Pháp, Ý.
Một sáng tạo của Viễn Châu có ý nghĩa đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật là việc ghép tân nhạc vào bản vọng cổ mà ông gọi là “Tân cổ giao duyên”. Bản “Tân cổ giao duyên” đầu tiên của ông có tựa “Chàng là ai” (nhạc Nguyễn Hữu Thiết) do Lệ Thủy ca vào năm 1964. Ngoài ra, về âm nhạc, ông cũng có sáng tác một bản nhạc tài tử ngắn tên là “Dạ khúc” đã được thu thanh trong băng cổ nhạc “Hòa tấu I” do Sài Gòn Audio thực hiện vào năm 1978.
Do có thành tích biểu diễn đờn tranh và nhiều đóng góp khác trong lĩnh vực cổ nhạc, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” vào năm 1988. Ngoài danh hiệu này, ông còn được giới mộ điệu suy tôn là “ Vua viết lời ca vọng cổ”. Sự suy tôn này kể cũng không quá đáng. Hơn 50 năm sáng tác, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 50 vở cải lương đã được trình diễn trên các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu thanh và phát hành.
Những vở cải lương của ông được khán thính giả biết đến nhiều nhất là: Nát cánh hoa rừng, Tình mẫu tử, Đời cô Nga, Sau bức màn nhung, Bông ô môi, Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Quân vương và thiếp, Qua cơn ác mộng, Nợ tình, Hoa Mộc Lan, Con gái Hoa Mộc Lan, Hai nụ cười xuân, Ai điên ai tỉnh,… Vở cải lương “ Ai điên ai tỉnh” vào tháng 02/1975, dưới thời chế độ Sài Gòn cũ, đã được báo giới bình chọn là vở cải lương hay nhất ở miền Nam năm 1974.
Về vọng cổ, nhiều bản vọng cổ của ông được thính giả ưa chuộng như : Tình anh bán chiếu, Sầu vương ý nhạc, Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà, Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Tần Quỳnh khóc bạn, Lá trầu xanh, Lòng dạ đàn bà, Lan và Điệp, Hàn Mặc Tử, Tâm sự Mai Đình , Tâm sự Mộng Cầm, Xuân đất khách, Tu là cội phúc, Gánh nước đêm trăng, Mồ em Phượng, Gánh bưởi Biên Hòa, Cô hàng chè tươi, Đêm khuya trông chồng, Mẹ dạy con, Phạm Lãi biệt Tây Thi, Phàn Lê Huê , Tự Đức khóc Bằng Phi, Bông ô môi, Ai ra xứ Huế, Đêm tàn Bến Ngự, Gió biển Hà Tiên, Đêm lạnh trong tù, Hán Đế biệt Chiêu Quân, Dương Quý Phi , Kiếp cầm ca, Đời vũ nữ, Lá bàng rơi, Biệt cố hương, Anh đi xa cách quê nghèo,…
Trong hai bản vọng cổ “Biệt cố hương” (1960) và “Anh đi xa cách quê nghèo” (1974) chứa đựng nỗi đau ly hương và nỗi nhớ quê nhà Trà Vinh của ông rất nhiều. Nỗi niềm, tâm sự của ông gần như in đậm trên từng thanh âm, làn nhạc.
Với Viễn Châu, không gian sáng tác bao trùm vẫn là thiên nhiên sông nước Nam bộ. Chiều sâu tác phẩm của ông cũng là chiều sâu tình cảm, tâm lý người Nam bộ. Tác phẩm của ông khi hòa trở lại với thiên nhiên sông nước Nam bộ, hòa tình cảm, tâm lý người Nam bộ tự nhiên có hồn và có hơi thở riêng của nó.
Lời ca của Viễn Châu bình dị nhưng giàu cảm xúc, giàu chất thơ và giàu hình tượng nên dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Cái đọng lại trong sáng tác của Viễn Châu là tình cảm quê hương, con người, đất nước,… được thể hiện một cách mộc mạc, chân thật. Dựa vào bề dày sáng tác và biểu diễn, có thể coi Viễn Châu là một trong những ngôi sao sáng của bầu trời sân khấu Nam bộ nửa sau thế kỷ 20. Những đóng góp của ông trong lĩnh vực nghệ thuật nước nhà rất đáng kể và đã góp phần không ít trong việc phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Mọi người biết đến soạn giả Viễn Châu là người viết tuồng cải lương, người khai phá trào lưu “tân cổ giao duyên” và cả tên Bảy Bá qua tiếng đàn trang đờn kìm. Nhưng ít ai có dịp đọc thơ ông, và chúng tôi xin tiêu biểu giới thiệu vài bài thơ của ông và một bản vọng cổ của ông sau đây:
GHE CHIẾU CÀ MAU
KHUẤT DẠNG RỒI
(Để tưởng nhớ nghệ sĩ Út Trà Ôn)
Lối nhỏ vào thôn ngập lá vàng.
Vai oằn đôi chiếu bước lang thang .
Mồ hôi tùng giọt rơi trên áo ,
Ngã bảy trưa hè nắng chói chang
oOo
Gió thổi tơi bời xác lá bay .
Nhà xưa vắng vẻ cổng then cài .
Đâu rồi cô gái miền sông nước
Đôi chiếu Cà Mau biết gửi ai?!
oOo
Cô đã theo chồng đi đến đâu .
Giòng Kinh Phụng hiệp ngẩn ngơ sầu .
Gối đầu đôi chiếu nằm thao thức ,
Cất tiếng hò khoan để nhớ nhau .
oOo
…Gió buốt về đây lạnh đất trời .
Sương mù nhỏ giọt lá thôi rơi .
Con sông Phụng Hiệp buồn hiu hắc ,
Ghe chiếu Cà Mau khuất dạng rồi .
AO BÀ-OM (*)
Cánh chim về tổ chở mây xa ,
Cổ thụ nghiêng nghiêng dưới nắng tà .
Người đẹp đi rồi , cây nhớ bóng ,
Ao vuông còn đọng dấu hài hoa .
KHÓC LẠC ĐẾ (*)
Thắp nén hương lòng Lạc Đế ơi .
Một phương trời nhớ một phương trời .
Cho hay nghiệp chướng yêu là lụy .
Viết chẳng thành câu , nói nghẹn lời .
oOo
Tôi nhớ năm xưa nơi tiểu lộ ,
Trời như trở lạnh nẻo Nam Sơn .
Người vừa nức nở : Lương Sơn Bá !
Chan chứa làn mi đẵm giọt buồn .
oOo
Nhứt biệt trần gian vạn cổ sầu .
Khăn hồng ai thấm hộ giòng châu .
Đưa tay tôi đón vì sao rụng,
Gió cuốn hoa rơi gãy nhịp cầu .
oOo
Năm xưa người tiểu Lương Sơn Bá ,
Lác đác rừng thu rụng lá vàng .
Giờ đây ở giữa lòng đô thị ,
Ai tiễn người ra nghĩa trang ?!
oOo
Đem phấn son mà trả phấn son.
Ba mươi năm lê nghiệp chưa tròn
Màn nhung khép mở câu tâm sự
Nguyệt khuyết hoa tàn tủi nước non.
oOo
Những tưởng giòng châu đã cạn rồi .
Bao mùa ly loạn máu xương rơi .
Đêm nay bỗng thấy hồn ray rức ,
Không cố nhân mà lệ cũng rơi .
oOo
Người đã đi rồi không trở lại ,
Một trang tình sử , mấy giòng thơ .
Đèn khuya bóng nhỏ nằm thao thức .
Hẹn gặp Anh Đài trong giấc mơ .
(*) Lạc Đế, nữ diễn viên điện ảnh Hồng Kông , người đã đóng chung với Lăng Bá trong phim “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” nổi tiếng trong thập niên 60
VỌNG CỔ : TRÁI KHỔ QUA
NÓI LỐI : Tôi với em là hai người cùng một xóm / Nhà của em có trồng trái khổ qua / Những bình minh còn nặng giọt sương sa / Tôi nhìn mãi cánh tay ngà em tưới nước.
Dây khổ qua nhụy vàng bông trắng, trái khổ qua tuy đắng nhưng đượm thắm…
VỌNG CỔ
CÂU 1 : ….Hương tình. Mẹ của anh thường khen em thùy mị dịu dàng. Em cúi đầu bẽn lẽn gương mặt đỏ bừng và nở nụ cười duyên, em vội chạy ra sân nhìn nước nhìn mây nhìn đất nhìn trời. Em van vái cho năm nay sớm dứt trận mưa rào để cho đám khổ qua được đâm chồi nẩy lá.
CÂU 2 : Tôi còn nhớ buổi chiều hôm đó khi ánh hoàng hôn còn giăng phủ thôn buồn. Trao cho tôi mấy trái khổ qua em âu yếm bảo tôi rằng :
Thơ Vân Tiên
Công anh tưới nước vun phân
Khổ qua có trái giành phần tặng anh
Khổ qua bông trắng lá xanh
Trái quê thêm đượm mối tình nhà quê
Sang năm anh rước em về
Vui câu loan phụng đẹp bề thất gia.
CÂU 3 : Nhưng giòng nước Trường giang có khi lớn khi ròng thì lòng dạ của người đàn bà cũng theo thời gian mà nay dời mai đổi. Cuối năm ấy có người mang trầu cau dạm hỏi, cha mẹ tham giàu nên nhận lễ gả em.
Tối hôm ấy anh nằm không ngủ đợi đến sáng ngày hỏi xem chuyện chồng con em định liệu ra sao, thì em chỉ nhìn theo con bướm đang chập chờnbay lượn. Chuyện nầy do lịnh mẹ cha, phận em là gái khó cải qua huyên đường.
Hò hơ …. đèn nào cao cho bằng đèn Ba Giác, gái nào bạc cho bằng gái chợ Giồng, ngày em làm lễ tơ hồng là ngày em bẻ gãy .. hò hơ ..là ngày em bẻ gãy chữ đồng với tôi !
Đám cưới của em có đủ mặt bà con lối xóm, nhưng chỉ có riêng tôi là chẳng ai ….
VỌNG CỔ
CÂU 4 : ….Mời . Anh nghe tiếng cười vui mà gan ruột tơi bời, mưa rớt vườn cau theo gió lộng, lòng anh cũng lạnh tựa mưa xuân,
Em đi cạn chén rượu mừng
Anh về biết mấy đêm trường khổ đau
Người ta vui vẻ làm sao
Còn tôi mượn giấc chiêm bao gặp nàng.
CÂU 5 : Đám cưới của em bà con đổ xô ra xem đông đảo mà lòng anh cũng nát tan theo xác pháo bên đàng. Em cười vui còn riêng anh thì lệ đổ muôn hàng. Em ơi tôi đây tuy nghèo tiền nghèo bạc nhưng tôi đâu nghèo nhân đạo thuỷ chung, nhưng nhân đạo không đổi được ruộng vườn cơm áo, còn thuỷ chung mà chi khi người mình yêu không tình không nghĩa chỉ say mê theo vật chất kim tiền.
CÂU 6 : Sáng hôm nay mưa rơi nhiều quá giàn khổ qua trái cũng lớn rồi, mẹ tôi ngày một thêm già còn lụm cụm lo bề cơm nước, sáng hôm ấy người nấu chín nồi canh khổ qua rồi gọi tôi vào dùng bữa, người âu yếm bảo tôi rằng” hôm nay mẹ có nấu một nồi canh khổ qua một món mà con hằng yêu thích .” Tôi cúi đầu không nói nhưng đôi dòng lệ rưng rưng. Mẹ tôi biết tôi có điều chi đau khổ nên người mới nhìn tôi mà buông tiếng thở dài.
Ngoài kia có đôi bướm trắng đang chập chờn đuổi nhau trên giàn khổ qua sai trái.
Như trêu cợt kẻ si tình – Quá yêu người mà không được người yêu
THOẠI NGỌC HẦU
Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại hay Nguyễn Văn Thụy. Ông là một danh tướng Triều Nguyễn, do có công lớn với nhà Nguyễn nên được phong tước hầu. Ngoài ra cũng vì có công “bảo hộ” Cao Miên nên còn được gọi là Bảo hộ Thoại. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm Tân Tỵ(1761) niên hiệu Thế Tông Hiếu Vũ hoàng đế (Nguyễn Phúc Khoát ) năm thứ 23. Ông quê tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Nguyễn Văn Lương cũng được phong hầu và mẹ là bà Nguyễn Thị Tuyết. Sinh thời giữa cuộc chiến tranh Nam - Bắc với hai chúa Trịnh - Nguyễn phân tranh, tiếp theo là phong trào Tây Sơn. Ông đã cùng gia đình thân thuộc chạy vào Nam, cuối cùng định cư ở làng Thới Bình nằm trên cù lao Dài sông Cổ Chiên thuộc địa phận Vũng Liêm. Hiện nay ở đây còn một khu mộ gọi là lăng ông Bảo Hộ, gồm mộ mẹ đẻ và cha mẹ vợ của ông.
Tính đến năm 1777, ông được 16 tuổi. Ông ra mắt Nguyễn Ánh, và xin đầu quân tại Ba Giồng. Năm 1778, ông có mặt trong trận chiến đấu chiếm lại thành Gia Định. Năm 1782, Tây Sơn đại phá Nguyễn Ánh ở cửa Cần Giờ diệt cả tên chỉ huy Pháp Manael, ông và Nguyễn ánh phải bỏ chạy. Năm 1784, tiếp theo năm 1785, ông theo Nguyễn ánh sang Xiêm cầu viện(1). Từ năm 1787 đến năm 1789, ông đã có công giúp chúa Nguyễn trong việc thu lại thành Gia Định nên được phong chức Trấn Võ dinh tiều du hiệu, Khâm sai Tổng dinh Cai cơ. Năm 1791, được cử là Trấn thủ hải khẩu Tắc Khái (tức cửa Lấp thuộc Bà Rịa) sau được gọi là đền Long Hưng. Năm 1792, ông lại sang Xiêm, trên đường về ông đã đánh tan bọn cướp biển Bồ Đà (Giavanays) liên tục các năm 1796, 1797, 1799 ông đều được Nguyễn ánh cử sang Xiêm công cán. Chức tước cao nhất sau khi đi sứ năm 1799 ở Xiêm về của ông là Thượng đạo Đại tướng quân. Ông đi sứ sang Lào một lần. Năm 1800, ông được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với Lào đánh quân Tây Sơn ở Nghệ An. Nhưng đến năm 1801, ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên. Năm 1802, Nguyễn ánh thống nhất Nam - Bắc. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, ông cũng chỉ được phong Khâm sai Thống binh cai cơ. Ông lại ra Bắc tham gia thu phục Bắc Thành được cử Trấn thủ Bắc Thành. ít lâu sau ông đi làm Trấn thủ Lạng Sơn rồi lại trở về Nam nhận chức Trấn thủ Định Tường năm 1808. Năm 1812, ông sang Cao Miên đón Nặc Chân về Gia Định, năm 1813 hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại “bảo hộ” Cao Miên. ở đó được 3 năm, ông được triệu về nước để nhận chức trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm cả Cửu Long ngày nay).
Cuộc đời binh nghiệp của Thoại Ngọc Hầu nổi bật chủ yếu từ năm 1774 đến khi về Trấn thủ Vĩnh Thanh. Ông là tay chân đắc lực của phe Nguyễn Ánh chống lại phong trào Tây Sơn. Về đời tư, ông đã cưới bà Châu Thị Tế, người cùng làng ở cù lao Dài, sinh được người con trai là Nguyễn Văn Lâm. Ông còn có một bà vợ thứ tên là Trương Thị Miệt cũng sanh một con trai là Nguyễn Văn Minh, ngoài ra ông còn có người con gái tục gọi là Thị Nghĩa. Mùa xuân năm 1818, ông vâng lệnh Gia Long đào kênh Tam Khê. Tuyến đường sông này được đào đầu tiên ở Nam bộ nhằm phát triển lưu thông, thương mại từ Đông Xuyên đến Kiên Giang, Gia Long đã đặc ân cho ông được phép đặt tên sông (kênh) là Thoại Hà (sông ông Thoại) và tên núi phía Đông gần đó là Thoại Sơn (núi ông Thoại).
Một năm sau, 1819 ông được lệnh đào từ bên phải một cái hào sau thành Châu Đốc nối tiếp với sông Giang Thành đổ nước ra biển Hà Tiên. Đây là một công trình có ý nghĩa lớn về quốc kế dân sinh. Ông đã cùng nhiều cộng sự khác như Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Tôn chỉ huy xây dựng kênh trong nhiều năm. Kênh này nay là kênh Vĩnh Tế và quả núi gần đó cũng được gọi là núi Vĩnh Tế. Đến nay không phải ngẫu nhiên mà vừa là đặc ân vừa là ghi công của nhà vua đối với bà Châu Thị Tế, vợ của Thoại Ngọc Hầu. Nguyên bà Tế đã hết lòng phục vụ việc đào kênh, chăm lo cung cấp lương thực, vận động dân chúng tham gia lao động, tổ chức hậu cần,... Kênh đào từ năm 1819 đến 1824 hoàn thành. Hình ảnh kênh Vĩnh Tế còn được chạm khắc rất công phu và đầy mỹ thuật ở Cao đỉnh, 1 trong 9 đỉnh đồng đặt ở nội thành kinh đô Huế.
Năm 1821, Minh Mạng sắc chỉ cho ông đương kim Thống chế Bảo hộ Cao Miên, kiêm Quản quân vụ Trấn Hà Tiên - Châu Đốc. Năm 1827, ông dâng sớ xin tuyển mộ tráng đinh, lập các đội quân An Hải và Châu Đốc để bảo vệ lãnh thổ phía Nam. Ông còn chú ý đến đường xá giao thông. Ông chủ trương xây dựng 3 tuyến đường bộ quan trọng nối liền nước ta và Cao Miên. Đó là tuyến Gia Định - Khe Răng (qua Tây Ninh; từ Trang Tân đến Đập Đá và từ Lôyêm đến Chê Lăng (có lẽ qua Châu Đốc).
Thoại Ngọc Hầu tôn sùng đạo Phật. Ông rất quan tâm xây dựng chùa chiền, cho đúc tượng Hộ pháp ở chùa Linh Phước, Thới Bình, thuộc cù lao Dài, đối với những người đã bỏ mình trong việc xây thành, đào kinh,... Ông lập đàn cúng tế, cải táng tập trung, làm văn tế thống thiết,.v.v... Ông sống lạc quan, thích hát hò. Tại Châu Đốc, ông thường tổ chức nhiều buổi hát bội và lập ra gánh hát bội Quảng Nam, một truyền thống quê hương miền Trung của ông.
Năm 1829 (ngày 6/6 năm Kỷ Sửu) ông mất tại Châu Đốc sau một cơn bệnh, thọ 68 tuổi. Ông được Minh Mạng truy phong chức Tráng Võ tướng quân, Trụ Quốc đô thống. Ông cũng được nhà vua thưởng rất hậu gồm 1000 quan tiền, gấm tổng cẩm 5 cây, 10 tấm lụa, 30 tấm vải... Mộ ông được đặt tại Sơn Lăng, trên triền núi Vĩnh Tế. Mộ của hai bà vợ ông cũng được đặt cạnh đó.
Cuộc đời của Thoại Ngọc Hầu đầy bôn ba, rất mực sôi nổi. Bước chân ông đã đặt khắp nước và cả ở vài ba nước láng giềng. Riêng Nam bộ, ông có công đáng kể về phát triển kinh tế trong buổi đầu khai phá đất đai phía Nam
ÔNG GIÀ BA TRI
Ông già Ba Tri hay già Ba Tri là một người có thật, tên Thái Hữu Kiểm hay Cả Kiểm, sống vào đầu thời Minh Mạng (đầu thế kỷ 19). Ông nổi tiếng với chuyện cùng mấy ông già khác, đi bộ từ huyện Ba Tri, Bến Tre ra tới Kinh thành Huế để nộp đơn kiện cho vua Minh Mạng, đòi lại công bằng cho người dân ở Ba Tri. Cho tới nay, cụm từ "Ông già Ba Tri" đã trở thành một thành ngữ phổ biến trong dân gian, để chỉ những ông già mà cứng cỏi, cương quyết bảo vệ công lý[1].
Câu chuyện
Ông Thái Hữu Kiểm là cháu nội ông Thái Hữu Xưa, gốc ở Quảng Ngãi, sinh cơ lập nghiệp ở Ba Tri từ thế kỷ 18. Ông Xưa từng có công giúp chúa Nguyễn Ánh, được phong chức "Trùm cả An Bình Đông" quận Ba Tri. Năm 1806, ông Kiểm dựng chợ Trong bên cạnh rạch Ba Tri, giúp cho dân cư ở khu này có nơi làm ăn sinh sống. Khi đó có ông Xã Hạc ở chợ Ngoài chơi ép, đắp đập chặn không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vào chợ Trong. Ông Kiểm bất bình, kiện lên phủ Huyện, phủ huyện xử chợ Trong thua với lập luận: "Mỗi làng đều có quyền đắp đập trong địa phận làng mình".
Cả Kiểm cùng dân buôn bán ở chợ Trong không chịu phán quyết trên. Ông liền cùng hai ông già nữa là Nguyễn Văn Tới và Lê Văn Lợi, khăn gói đi bộ từ Ba Tri ra Huế (lộ trình khoảng hơn 1000 cây số) - để đưa đơn lên nhờ vua phúc thẩm lại phán quyết bất công kia. Cuối cùng sau một thời gian dài dò đường đi, ba ông già cũng tới nơi. Lúc này vua Gia Long mới băng hà, vua Minh Mạng vừa lên ngôi. Vua thụ lý rồi xử cho dẹp bỏ đập, với lý do rạch là rạch chung, đường giao thông chung của cả chợ Ngoài lẫn chợ Trong.
Từ sau lần kiện tụng thành công đó, dân Bến Tre gọi ông Cả Kiểm là "ông già Ba Tri". Và vùng Bến Tre cũng là vùng đất của ông già Ba Tri, nổi tiếng với câu chuyện ba ông già đi bộ hơn 1000 cây số để đấu tranh cho lẽ phải
Lưu truyền
Câu chuyện về ông già Ba Tri lưu truyền trong dân gian và cũng được ghi lại trong một số sách: "Monographie de la province de Bến Tre" (Chuyên khảo tỉnh Bến Tre) do một người Pháp soạn năm 1929, "Kiến Hòa xưa và nay" của Huỳnh Minh (1965), "Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam (từ năm 1757 đến 1954)" của Nguyễn Duy Oanh (1971).
Cũng như các chuyện truyền miệng trong dân gian, chuyện về ông già Ba Tri có nhiều dị bản. Có những sách kể ông già Ba Tri nhưng không nói tên, chỉ chung chung những ông già đi kiện tụng đó. Song những câu chuyện này đều viết về những ông già đi bộ từ Bến Tre đến kinh đô Huế và kết cục là đòi được lẽ phải cho người dân chợ Trong. Ý nghĩa của câu chuyện là đề cao tinh thần dũng cảm, quyết tâm kiên trì bảo vệ lẽ phải, bất chấp mọi trở ngại, hiểm nguy qua hình tượng của "ông già Ba Tri".
Trong ngôn ngữ
Tự điển Tiếng Việt của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giải thích thành ngữ "Ông già Ba Tri": "Người già mà quắc thước, can đảm, có công sửa làng, giúp nước, lập chợ, mở đường".
Cho tới nay cụm từ này đã trở thành một thành ngữ chỉ những ông già kiên quyết hành động, bất chấp trở ngại tuổi tác, chứ không riêng chi mấy ông ở huyện Ba Tri nữa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét