Thận là cơ quan quan trọng giữ chức năng chính là lọc máu đào thải chất độc cho cơ thể. Tuy nhiên khi thận bị suy yếu thì chức năng này bị suy giảm dần gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động trong cơ thể.
Khi bệnh phát triển thành mãn tính rất khó chữa trị , chất độc sẽ ngày càng tích tụ nhiều trong cơ thể người làm rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan khác rất dễ khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
Nguyên nhân gây suy thận?
- Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ,Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.
- Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.
- Một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc...
- Do không được điều trị kịp thời một số bệnh như : sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận, hội chứng thận hư, viêm cầu thận
Một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.
Triệu chứng bệnh suy thận
Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi (thường xuyên mệt hoặc chỉ mệt khi hoạt động thể lực), khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ... có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được các chất độc. Những triệu chứng này cũng xuất hiện vì các nguyên nhân khác, do đó cần thăm khám tỉ mỉ và làm các xét nghiệm.
Suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể: Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa.
Suy thận do tích tụ nước trong cơ thể: phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi). Giữ nước biểu hiện bằng các triệu chứng: phù, tăng huyết áp và khó thở. Phù trắng, mềm, ấn lõm, đôi khi chỉ nặng hai mi mắt hoặc nặng hơn là phù to toàn thân, tăng cân nhanh chóng. Tăng huyết áp cả số tối đa và số tối thiểu. Sự mất cân bằng giữa lượng muối và nước uống, có thể làm nước tích tụ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu. Nhưng liệu pháp này có thể không kéo dài được lâu và bệnh nhân phải lọc máu. Do đó bệnh nhân suy thận, khi thấy những triệu chứng trên cần phải đến khám để được điều trị phù hợp, kịp thời.
Suy thận có thể do thận bị tổn thương: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu.
Suy thận có thể do thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn...
Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao. Nhưng có một số bệnh nhân, mặc dù đã điều chỉnh hàm lượng phospho và canxi máu nhưng triệu chứng ngứa vẫn còn, có lẽ do kích thích thần kinh trong da, do sự tích tụ các độc tố bởi thận không có khả năng lọc. Đối với trường hợp này, phải tiến hành chạy thận nhân tạo để điều trị. Bệnh nhân có thể thấy đau ở chân tay, nếu xác định bệnh nhân bị đau dây thần kinh do thận thì cần phải lọc máu.
Thận là cơ quan có rất nhiều chức năng như sản xuất hormone, lọc máu, hấp thụ khoáng chất, sản xuất nước tiểu và cân bằng độ pH trong cơ thể.
Qua thực nghiệm cho thấy, các chức năng này có thể bị tổn thương nghiêm trọng do một số các nguyên nhân sau:
1/. Không uống đủ nước:
Chức năng quan trọng nhất của thận đó là lọc máu và loại bỏ các chất độc cũng như các chất thải cặn bã. Khi bạn không uống đủ nước lọc trong ngày, các chất độc và chất thải cặn bã bắt đầu tích tụ và có thể gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.
2/. Ăn nhiều muối:
Cơ thể cần natri (hay chính là muối) để hoạt động một cách chính xác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hấp thụ quá nhiều muối, điều đó có thể làm tăng huyết áp và tạo ra nhiều áp lực lên thận. Giống như nguyên tắc của ngón tay cái, chỉ nên hấp thụ không quá 5 gram muối mỗi ngày.
3/. Uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga:
Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi mà cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga trong một thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất gây tổn thương thận.
4/. Uống trà đặc sau khi uống rượu:
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chất theophylline trong trà có tác dụng làm lợi tiểu và nó có thể ảnh hưởng khá nhanh đến thận. Rượu không có thời gian để phân hủy do đó gây ra kích thích ethanol làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho thận.
5/. Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn:
Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành ‘vô hiệu hóa’
6/. Bánh mì ngọt:
Có một loại phụ gia thực phẩm được gọi là kali bromat trong bánh mì và bánh ngọt làm cho bánh mềm và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây ra tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.
7/. Hấp thụ quá nhiều protein động vật:
Hấp thụ quá nhiều protein, đặc biệt là thịt đỏ làm tăng hàm lượng chuyển hóa trong thận. Vì vậy có nhiều protein trong chế độ ăn của bạn đồng nghĩa với việc thận phải làm việc nhiều hơn và theo thời gian điều này có thể dẫn đến tổn hại thận hay rối loạn chức năng.
8/. Ăn rau quả không phù hợp:
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khỏe. Kali có trong rau thường được coi là chất hỗ trợ tốt giúp giảm huyết áp tự nhiên ,tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài nó lại có thể làm tổn thương thận đối với những người có vấn đề về chức năng thận.
9/. Sử dụng đồ uống có cồn:
Đồ uống có cồn thật sự là một chất độc hợp pháp nhưng nó lại tạo ra nhiều sức ép lên thận và gan.
10/. Uống cà phê:
Cũng giống như muối, caffein có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên thận của bạn. Uống cà phê quá nhiều sẽ không tốt cho thận của bạn.
11/. Thiếu ngủ:
Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon. Sự thiếu ngủ thường xuyên có thể dẫn tới nhiều căn bệnh và các bệnh về thận cũng nằm trong danh sách đó. Trong thời gian ban đêm, cơ thể hồi phục lại tế bào thận đã bị tổn thương, vì vậy hãy cho cơ thể thời gian để tự chữa lành và hồi phục.
12/. Nhịn tiểu:
Nhiều người trong chúng ta thường nhịn tiểu bởi vì họ quá bận rộn hoặc muốn tránh phòng vệ sinh công cộng. Nhịn tiểu một cách thường xuyên làm tăng áp suất nước tiểu và có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không kiểm soát.
13/. Thiếu vitamin và các khoáng chất:
Nhiều sự thiếu hụt có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận hay suy thận. Chẳng hạn như vitamin B6 và Magie là các chất cực kì quan trọng nhằm giảm bớt sỏi thận.
14/. Lạm dụng thuốc giảm đau:
Có quá nhiều người dùng thuốc giảm đau mặc dù chỉ là những cơn đau nhỏ, trong khi đó lại có sẵn rất nhiều phương thuốc hoàn toàn từ tự nhiên mà lại an toàn. Sử dụng quá mức hay lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng cho gan và thận.
Có quá nhiều người dùng thuốc giảm đau mặc dù chỉ là những cơn đau nhỏ, trong khi đó lại có sẵn rất nhiều phương thuốc hoàn toàn từ tự nhiên mà lại an toàn. Sử dụng quá mức hay lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng cho gan và thận.
15/. Sử dụng đồ uống có cồn:
Đồ uống có cồn thật sự là một chất độc hợp pháp nhưng nó lại tạo ra nhiều sức ép lên thận và gan.
16/. Bánh mì ngọt:
Có một loại phụ gia thực phẩm được gọi là kali bromate trong bánh mì và bánh ngọt làm cho bánh mềm và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây ra tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.*
17/. Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn:
Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành ‘vô hiệu hóa’
Bác sĩ Eben Alexander
Giảng viên Đại Học Y Harvard
Thải độc thận theo cách của Tiến sĩ Mỹ: Lọc sạch mọi cặn bã trong thận chỉ 3 ngày
Thải độc thận cực kỳ quan trọng nếu bạn có tiền sử nhiễm trùng đường tiểu, đi tiểu dắt hay bất cứ chứng bệnh về thận nào.
Đua nhau giảm cân, thải độc sau Tết: BS khuyến cáo sai lầm có thể hại đến não, gan, thận
Kỳ diệu: Thải độc gan, thận, phổi... nhờ một động tác đơn giản không ngờ
Nhiều người Việt rất chuộng "thần dược" này để thải độc nhưng nó có chất làm hại gan thận
Hầu hết mọi người đều có xu hướng tập trung thải độc gan hay ruột già mà quên mất việc làm sạch thận.Cả hai việc trên đều rất quan trọng bởi thận là một trong ba bộ phận quan trọng nhất mà mọi người cần phải ưu tiên tẩy rửa hàng đầu.
Đặc biệt, thải độc thận cực kỳ quan trọng nếu bạn có tiền sử nhiễm trùng đường tiểu, đi tiểu dắt hay bất cứ chứng bệnh về thận nào.
TS Mỹ Josh Axe.
Để lọc sạch thận, TS Mỹ Josh Axe khuyên chúng ta nên lựa chọn ăn các loại trái cây, rau cả và thảo dược tốt cho thận.
Dưới đây là danh sách các loại thảo mộc và thực phẩm hàng đầu giúp thải độc tố, lọc sạch thận:
3 loại thảo dược làm sạch thận
1. Cây tầm ma: Lá tầm ma có chứa hàm lượng vitamin C cao, Lá tầm ma đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và lợi tiểu. Lá tầm ma cũng là phương thuốc được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa bệnh thận và nhiều bệnh tật khác.
Để phát huy tác dụng lọc sạch thận hiệu quả nhất, Ts Axe khuyên bạn nên uống 3 ly trà tầm ma mỗi ngày.
2. Cây ngưu bàng: Rễ cây ngưu bang được xem là một vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận và giúp cơ thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa bằng cách tăng lượng nước tiểu thải ra hàng ngày để loại bỏ chất thải.
3. Cây địa hoàng: Trong Đông y, địa hoàng là một cây thuốc nhưng lại là loại thảo dược ít được biết đến ở phương Tây. Rễ địa hoàng hấp được sử dụng rộng rãi để tăng cường sức khỏe thận với hiệu quả cao.
Phytosterol, chất chống oxy hóa, cùng với glycosid iridoid có trong địa hoàng được xem là có lợi ích trong việc điều trị bệnh thận.
5 thực phẩm thải độc thận
Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng điện giải là lựa chọn tốt nhất để tăng cường sức khỏe thận, thải bỏ các độc tố ra khỏi thận.
1. Các loại quả giàu chất chống oxy hóa. Nói đến những loại quả tốt nhất cho thận chúng ta không thể không nhắc đến 3 loại quả hàng đầu là nam việt quất, anh đào và quả việt quất.
Quả nam việt quất được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nghiên cứu gần đây phát hiện, phụ nữ uống khoảng 50ml nước ép nam việt quất mỗi ngày trong 6 tháng giảm 20% nguy cơ mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu.
Một nghiên cứu khác cũng phát hiện những người lớn tuổi thường xuyên ăn quả nam việt quất giảm một nửa nguy cơ nhiễm khuẩn bạch cầu, nhiễm khuẩn nước tiểu và chứng nhiễm trùng đường tiểu.
Do vậy, Ts Axe khuyên bạn nên uống nước ép nam việt quất vào bữa sáng để phát huy hiệu quả làm sạch thận tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm các nguyên liệu như cần tây, cà rốt để tăng hương vị và tác dụng lọc thận.
Ngoài ra, quả việt quất và anh đòa có chứa chất resveratrol, một loại chất chống oxy hóa đặc biệt giúp loại bỏ axit uric. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tinh chất hạt nho và thành phần resveratrol được tìm thấy trong hạt nho có hiệu quả bảo vệ thận, đặc biệt là cho người bệnh tiểu đường.
2. Củ cải. Củ cải đường có chứa nhiều NO2, oxit nitric tốt cho quá trình làm sạch máu, lọc sạch thận tự nhiên.
Oxit nitric cũng rất quan trọng cho chức năng thận, nghiên cứu đã cho thấy sự suy giảm sản xuất NO2 có thể góp phần gây ra tổn thương thận. Vì củ cải đường rất giàu NO2, nên nó có thể là một chất tẩy rửa máu hoàn hảo để làm sạch thận.
Các hợp chất diuretic tự nhiên của củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của quả thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
3. Rong biển. Ts Axe khuyên bạn nên cho thêm một muỗng canh hoặc thậm chí là một muỗng cà phê tảo xoắn hoặc tảo lục vào một ly sinh tố vào buổi sáng để có được hiệu quả thần kỳ. Cả hai sản phẩm này đều đã được chứng minh là có công dụng giải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể, nhờ đó làm sạch thận.
Ngoài ra, rong biển màu nâu cũng đã được chứng minh là có thể làm sạch cả gan và thận.
4. Nước chanh. Uống nước chanh tươi buổi sáng là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch thận. Nước chanh có lợi cho thận vì nó có thể hỗ trợ tiêu hóa và giải độc.
Nước chanh thậm chí còn được khuyến khích sử dụng để ngăn ngừa sỏi thận.
5. Rau bina. Rau bina chứa rất nhiều vitamin B và có hàm lượng một số chất chống oxy hóa cao giúp làm sạch toàn bộ cơ thể, đặc biệt là thận.
Công thức làm sạch thận trong 3 ngày
TS Axe đề nghị bạn thực hiện quy trình làm sạch thận trong 3 ngày bằng cách uống nhiều nước hoa quả tươi, nước ép cần tây, việt quất.
Bạn có thể uống các đồ uống này 3 lần mỗi ngày đi kèm với chế độ ăn thải độc tố khỏi thận.
*Theo Draxe
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét