- Rượu đế 'ôm' miệt vườn

TP - Chán với các nhà hàng có em út “mát mẻ” phục vụ ở phòng máy lạnh, một số dân chơi nay đổ về vùng ven để “vui thú” với những em út chân quê.
Và thỏa thích tiêu khiển. ảnh: PV. 

Quán nhậu bình dân có tên Nghệ Nhân nằm gần hương lộ 11, đoạn qua xã Qui Đức, huyện Bình Chánh, TPHCM xem ra đúng nghĩa với lời quảng cáo “vui thú điền viên” của một ông bạn trên thành phố “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”…
Rượu cùng thôn nữ
Để khách ngồi trong căn chòi lá gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, cô gái ăn mặc hở hang đi lấy khăn lạnh. Một cô gái khác mặc chiếc áo bà ba trễ cổ, khoảng 30 tuổi tự giới thiệu là người địa phương. “Mấy anh uống bia hay rượu. Dùng mồi gì em làm”- cô gái giới thiệu tên Hà mời. “Buổi trưa hơi nóng, hay các anh uống bia cho phê”- cô gái nói.

Trong căn chòi lá, bộ bàn ghế bằng đá đã cũ dành cho khoảng 6 người ngồi. Dù ngoài trời nắng to nhưng khi vào chòi lại rất mát mẻ bởi gió đồng thổi vào.

Bên ngoài, hai ông khách ăn mặc luộm thuộm theo hai cô gái vào chòi bên cạnh. Thấy khách quen, Hà ngồi ở chòi của tôi cười: “Các chú đó chạy xe ôm ở ngoài quốc lộ 50, gần cầu ông Thìn, xã Qui Đức đó anh. Thi thoảng họ vào đây đổi gió”.

Quán nhậu bình dân này luôn có thôn nữ phục vụ “tới bến”. Ảnh: PV. 

Không phải khách nào tụi em cũng phục vụ “tới bến” được đâu. Anh vào đây nhậu, em thấy dễ thương thì cùng nhau ra… bờ ruộng sau chòi thôi. Đây là khách sạn ngàn sao.
Hà nói

Như đã quen với phong cách của hai vị khách này, hai chị ra tiếp. Một chị khoảng 45 tuổi, trên tay cầm bốn cái ly uống rượu cùng gói đậu phộng rang, một chị khoảng 40 tuổi cầm thêm chai rượu thuốc. Họ ngồi vào bàn và nhập cuộc rôm rả.

“Mấy chú đó thì thích rượu thôi. Giá vừa rẻ lại vừa mau quắc cần câu”- Hà kể. Sau hơn hai tiếng quất sạch hai chai rượu, cả bốn ngà ngà say, dắt díu nhau ra khỏi chòi. Một ông chở một bà rồ ga chạy ra phía hương lộ 11. “Rồi, đi tìm khách sạn rồi”- Hà cười.

Khi tiền bo là…mỳ tôm và lúa

Quán Nghệ Nhân bao bọc ba phía là cánh đồng. Khách đến quán đa phần là nông dân hoặc dân chạy xe ôm, xích lô, thi thoảng buổi trưa ghé vào làm vài ly lai rai. Công nhân cũng nhiều nhưng đa phần đều tuổi trung niên.

Nhiều ông chồng đi nhậu ôm riết bị vợ nghi, chuyển sang mua nợ quán tạp hóa ít mì tôm, bánh trái mang đi… “thăm người ốm”. Cứ đến mùa lúa, mấy ông chồng có ruộng bên cạnh quán lại hí hửng, vừa cày cấy vừa được dịp “rửa mắt”.

Chị Hồng năm nay gần 40 tuổi, mặc bộ đồ thun đỏ bó sát cơ thể đẫy đà, nước da ngăm đen. Quê Bạc Liêu, cô bám trụ ở quán này đã hơn 5 năm. “Em có đứa con 10 tuổi, đang gửi ở quê ông bà ngoại nuôi. Thằng chồng bỏ em lâu rồi. Một tháng tằn tiện gửi 5 triệu về quê”, Hồng nói.


Chị Hồng bảo, quán Nghệ Nhân tồn tại đã hơn 10 năm nay, chủ yếu phục vụ cánh xe ôm, công nhân. Lắm khi trai làng cũng ghé vào “tìm hiểu”. Tiền bo chỉ vài chục ngàn.

“Có lần, hai ông già khoảng trên 50 tuổi vào nhậu rượu đế với mấy con cá khô, hết chưa đến năm chục. Nhậu xong “xù” luôn tiền bo, kêu là lần đầu đến nhậu nên không biết. Em phải làm dữ, một ông bèn chạy về nhà, lát sau quay trở lại mang theo hai thùng mì tôm, xin chuộc ông bạn già”, chị Hồng kể.

Theo chị Hồng, với các cô “đào” ở đây, bất cứ thứ gì quy ra tiền và có thể xài được (gạo, trứng gà hay mấy lốc sữa, hộp bánh) đều có thể thay thế tiền bo.

Khi những nhà hàng máy lạnh, cùng những em chân dài phục vụ không còn lạ, những dân chơi Sài Gòn rỉ tai nhau về miệt vườn uống rượu đế “ôm” thôn nữ.

Ông bạn trên thành phố quảng cáo, hiện nay tại quốc lộ 50 và hương lộ 11 trên địa phận huyện Bình Chánh TP.HCM, có nhiều quán nhậu miệt vườn giá rẻ với những cô thôn nữ phục vụ từ A tới Z. Để chứng minh điều này và cũng thay đổi không khí, ông đưa chúng tôi về miệt vườn một chuyến để biết… hương đồng gió nội.

Những cô gái mác thôn nữ vui tới bến cùng khách. 

Vui cùng thôn nữ
Anh bạn tôi chạy thẳng một mạch qua quốc lộ 50, rồi vòng về hương lộ 11. Đi sâu vào một con đường đất khu cánh đồng mới gặt lúa, đoạn qua xã Qui Đức, huyện Bình Chánh. Quán nhậu “Vui thú điềm viên Tiên Cảnh” hiện ra với cảnh vườn cây, ao cá, cánh đồng và những chòi lợp lá dừa khô.

Để khách ngồi trong căn chòi lá gần như biệt lập với thế giới bên ngoài, cô gái ăn mặc hở hang đi lấy khăn lạnh. Một cô gái khác mặc chiếc áo bà ba trễ cổ, khoảng 30 tuổi đưa ra thực đơn gồm rắn, lươn, ếch, kèo, chạch, lóc... “Mấy anh uống bia hay rượu. Dùng mồi gì em làm, buổi trưa hơi nóng, hay các anh uống bia cho phê”, cô gái nói.
Ngồi gần các em, tôi thấy phảng phất hương thơm của dầu gội bồ kết toát lên từ mái tóc, một đặc sản hương đồng gió nội chính hiệu. Cô gái tên Tình được phân công "chăm sóc" tôi liến thoắng quảng cáo: "Anh gọi món cá kèo nướng chấm mắm me nhắm với bia nhá, trưa nắng ăn thịt cá uống bia mát mình và sung nữa". Nói xong em nhìn chúng tôi, che miệng cười đầy ngụ ý.
Đế ôm miệt vườn cũng dân dã như con cá nướng trui, như trái xoài, trái ổi,... 

Cuộc nhậu bắt đầu bằng vài chai bia và món khai vị là đĩa trái cây thập cẩm: Mận, xoài, cóc, ổi... và 4 ly bia rót đầy uống theo kiểu cặp bồ. Ai ngồi với nàng nào sẽ uống cùng nàng ấy và xoay tua theo kiểu đổi đào, chàng này uống với đào của chàng kia. Hai thôn nữ uống rất ngọt, không hề nhăn nhó.

Thoáng chốc, món kèo nướng và nồi lẩu lươn nghi ngút khói được dọn ra. Rau muống đồng, rau rút, so đũa, bông súng sạch sẽ trông thật ngon lành.

Đang nhậu, hai ông khách ăn mặc luộm thuộm chạy xe tới quán. Tình cười, gật đầu chào khách quen. “Hai ông đó chạy xe ôm ở đầu lộ, chắc nay kiếm được mối gì ngon lên vào đây liên hoan”, nói xong Tình xin phép tôi qua bên hai vị khách mới ngồi nói chuyện chút.
Là khách quen nên chủ quán mang chai rượu đế và con khô ra cho hai khách, một lát sau có thêm hai cô gái khoảng 35 tuổi tới ngồi cạnh ôm ấp hai vị khách. Tình quay lại bàn nói: “Ông Phúc mới bán lúa, vợ cho tiền nên vào liên hoan”.

Vừa làm ruộng, vừa hầu khách

Khi bia đã ngấm, Hà (23 tuổi quê Long An), cô thôn nữ ngồi trong bàn tôi khoe: “Tuần sau em sẽ đưa đứa em lên đây làm. Tuần sau các anh tới nhậu là có em gái mới hầu bia rồi, còn em sẽ về cưới chồng”.

“Để chuẩn bị chút vốn cưới chồng, em làm cả Tết luôn. Các anh làm nhà nước trực Tết còn tụi em làm thôn nữ thì là “hầu Tết”. Tuần trước nhà trai qua hỏi và định ngày cưới rồi, có điều nhà chồng nghèo quá nên tụi em phải lo tiền cưới”, Hà nói.

Cũng theo Hà thì ở đây có rất nhiều quán nhậu kiểu này, thôn nữ ở đây không làm “biên chế” cho quán nào mà chạy sô cho các quán. Quán nào có khách, chủ quán gọi thì chạy qua tiếp, mỗi ngày nhiều thì ngồi 5 bàn, ít thì 2 bàn.

“Ở đây cứ ai về lấy chồng là sẽ phải giới thiệu em hay bạn bè ở quê lên, chính vì vậy mà tụi em rất đông. Lâu lâu về thăm nhà thấy có đứa nào đang không có việc làm hoặc chuyện đồng áng xong là theo tụi em lên đây làm, tới vụ lại về làm ruộng”, Linh, cô gái còn lại, nhanh nhẩu kể.
Những chòi lá gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. 

Nắng dần nhạt, hai sọt bia Sài Gòn cũng hết nhưng mồi còn khá nhiều. Linh nhìn những đĩa mồi rồi quay vào quán, chút sau trên tay cầm hai bịch bóng cho đồ ăn thừa vào, miệng cười tươi: “Em mang về cho con trai em chiều đi học về ăn, chứ bỏ phí lắm anh ạ”.

Lúa, gạo, nước mắm... cũng là tiền boa

Trên quốc lộ 50 đoạn qua xã Quy Đức, huyện Bình Chánh, nằm ngay chân đường là những quán nhậu, chạy dọc theo con sông thơ mộng với rừng dừa nước xanh vời vợi bao bọc ba phía là cánh đồng.

Trời nhá nhem tối, chúng tôi ghé quán Chiều bên đường. Bà chủ quán mặc đồ bà ba màu xanh, đang nằm đung đưa trên võng. Thấy chúng tôi vào, bà chủ đon đả. "Cúc với Dung đâu có mấy anh ghé thăm nè”. Ý ới xong, bà nhìn chúng tôi ra chiều vui vẻ: "Ở đâu mà bảnh trai quá hen”, rồi cười duyên.

Bạn tôi nhanh nhẩu: “Em Hồng nay đi vắng hay sao mà bà chủ thay em Dung vậy?”. Như biết tính khách quen bà chủ nhanh miệng: "Anh xuống muộn nên em Hồng đi tiếp khách quán khác rồi. Thôi nay anh đổi vị em Dung nhá, bữa khác em Hồng bù cho".

Dung đã gần 30 tuổi quê Bến Tre mặc chiếc áo thun xanh bó sát cơ thể đẫy đà, nước da bánh mật. Cô khoe đã làm ở đây 3 năm, trước kia Dung lấy chồng rồi hai vợ chồng ly hôn, không có việc làm cô theo bạn bè lên đây làm. “Em có đứa con 10 tuổi, đang gửi ở quê ông bà ngoại nuôi. Một tháng tằn tiện gửi 5 triệu về quê”. Theo tìm hiểu từ Dung thì quán Chiều chủ yếu phục vụ cánh xe ôm, công nhân, trai làng.
“Có các anh trên thành phố xuống thì tụi em mới có được tiền boa đàng hoàng chứ mấy ông ở đây keo lắm. Bữa trước có ông vào nhậu rượu đế với mấy con cá khô, hết chưa đến 100.000 đồng. Nhậu xong, ông bèn gọi điện cho bạn mang thùng mì tôm đến “boa” cho tụi em rồi đi về ngọt xớt”, Dung kể.

Cũng theo Dung, với tụi em ở đây, bất cứ thứ gì quy ra tiền như gạo, trứng gà hay mấy lốc sữa, hộp bánh đều có thể thay thế tiền boa.

“Các ông ý không có tiền là lấy ở nhà mang ra trả tiền nhậu”, Dung nói.

Đang nhâm nhi, bỗng Hồng từ đâu về, trên đầu băng khăn trắng, áo đầy máu. Bà chủ cho biết, Hồng vừa bị vợ ông khách đập ly bia vỡ đầu vì tội ngồi nhậu với chồng bà, và ông này hay ăn trộm nước mắm, mì tôm, dầu ăn của bà bán mang đi bao gái.

“Ở đây chuyện như vậy là cơm bữa, nhiều bà vợ tới quán chửi ầm quán vì tội cho chồng mấy bà nhậu”, Dung kể.

Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét