- Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ từ sớm

Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ miền Bắc, việc cấp cứu đột quỵ chỉ là xử lý hậu quả của “chuyện đã rồi”.

Do vậy, ông khuyến cáo dự phòng từ sớm trước khi mạch máu có mảng xơ vữa và hình thành cục máu đông mới là biện pháp ngăn chặn đột quỵ hữu hiệu và bền vững.

polyad
Giáo sư, tiến sĩ  Nguyễn Văn Thông.
- Thưa giáo sư, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não được hiểu chính xác là như thế nào?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ (stroke) hay tai biến mạch máo não là tình trạng gián đoạn đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não.
Hai cách gọi tuy khác nhau nhưng cùng nói lên bản chất của một vấn đề là tính cấp thiết của bệnh và do nhiều yếu tố gây nên. Hiện nay, thuật ngữ đột quỵ đã được quốc tế hóa. Còn tai biến mạch máu não ngày nay ít sử dụng vì bản thân mạch máu não không tự gây nên tai biến mà do hàng loạt nguy cơ dẫn đến. Điển hình là các nguy cơ như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cơn thoáng thiếu máu não… Ngoài ra, những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại như căng thẳng trong công việc và cuộc sống, mất ngủ, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì, ít tập thể dục… cũng thúc đẩy đột quỵ xảy ra.
Xét ở góc độ sâu xa bằng các nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học cho rằng, chức năng cơ thể suy giảm theo tuổi tác và những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại như trên làm sản sinh rất nhiều gốc tự do (free radical). Gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa, tạo huyết khối, làm hẹp lòng mạch dẫn đến giảm vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não, gây rối loạn hoạt động não, gây đột quỵ.
polyad
Ở giai đoạn muộn rất khó kiểm soát đột quỵ. Ảnh: Shutter Stock.
Theo giáo sư thì đột quỵ thường xảy ra đột ngột tại những thời gian, địa điểm khác nhau, vậy có những phương pháp nào trong xử lý tình trạng này?
Trong bệnh cảnh đột quỵ, các tế bào não nếu không được cung cấp đủ máu sẽ không hoạt động và chết sau vài phút. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, cần phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, can thiệp lấy bỏ huyết khối bằng dụng cụ cơ học, đặt stent ở động mạch cảnh hoặc một số động mạch lớn trong sọ. Việc cấp cứu phải được tiến hành ở các cơ sở điều trị chuyên khoa có đủ trang thiết bị với các chuyên gia thần kinh - mạch máu có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, những can thiệp này đòi hỏi trình độ tay nghề cao của bác sĩ, đồng thời rất tốn kém nên lượng bệnh nhân được can thiệp khá ít ỏi, không quá 50% trường hợp đột quỵ được áp ụng các phương pháp này. Mặt khác vẫn có thể xảy ra những tai biến y khoa nhất định.
Nhiều người rỉ tai nhau chuyện dùng các thuốc tiêu sợi huyết, tan cục máu đông tại nhà để dự phòng và xử trí cấp cứu đột quỵ. Quan điểm của giáo sư về việc này?
- Trên thực tế, đột quỵ do nhiều nguyên nhân dẫn tới, cho nên vấn đề xử trí cục máu đông chỉ được tiến hành khi các chuyên gia xác định chính xác nguyên nhân là do cục máu đông gây nên. Đồng thời, quá trình xử trí phải có chỉ định của bác sĩ và theo dõi nghiêm ngặt. Vì vậy, bệnh nhân và người nhà không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, phương pháp được cho là xử lý cục máu đông để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Vì vậy, chiến lược hợp lý để ngăn chặn đột quỵ là phòng ngừa từ sớm các tận gốc nguy cơ gây xơ vữa mạch máu và hình thành cục máu đông, đó chính là gốc tự do.
- Vậy theo giáo sư, để dự phòng hiệu quả đột quỵ người bệnh cần lưu ý những gì?
Dự phòng đột quỵ nên bắt đầu từ việc xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không lạm dụng rượu bia, bỏ thuốc lá, hạn chế mỡ động vật, tăng cường vận động, kiềm chế những căng thẳng không đáng có trong cuộc sống, ngủ đủ giấc... Bên cạnh đó, sử dụng hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng giúp chống gốc tự do, chăm sóc tế bào thần kinh, bảo vệ và nuôi dưỡng mạch máu não, có nhiều trong các trái cây có màu thẫm, đặc biệt như Anthocyanin và Pterostilbene chiết xuất từ Bluberry, được chứng minh khả năng trung hòa gốc tự do, chăm sóc tế bào não, hạn chế hình thành mảng xơ xữa, cục máu đông. Qua đó hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra đột quỵ.
lam-the-nao-de-phong-ngua-dot-quy-tu-som-2
Hình ảnh não tổn thương do gốc tự do tấn công (bên trái) và não khỏe mạnh do được cung cấp đủ dưỡng chất. Hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry giúp chống gốc tự do gia tăng, hỗ trợ phục hồi trí nhớ và hạn chế nguy cơ đột quỵ tái phát.
Với những người trên 30 tuổi, ngoài việc áp dụng các phương pháp trên, cần, cần khám sức khỏe định kỳ, đặc biêt là tầm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ gây vữa xơ động mạch, kiểm tra toàn diện tim mạch, hệ thống mạch máu não…. nhằm phát hiện sớm các yếu tố thúc đẩy cho đột quỵ có thể xảy ra. Đây được xem là những biện pháp dự phòng hiệu quả và chủ động nhất.
Trên thế giới, cứ 45 giây có một người đột quỵ. Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong số đó, khoảng 50% trường hợp tử vong, 90% người sống sót gánh chịu các di chứng tùy theo mức độ thương tổn thần kinh.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ tái phát sau khi bị đột quỵ lần đầu là từ 3% đến 23% trong một năm đầu và từ 10% đến 53% trong 5 năm sau. Tỷ lệ tử vong và chi phí chăm sóc, điều trị đột quỵ tái phát theo đó cũng tăng lên.


3 khuyến cáo chặn đứng căn nguyên đột quỵ
Đột quỵ gây nguy cơ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề. Theo các chuyên gia, hiểu đúng và chủ động phòng ngừa từ sớm với 3 khuyến cáo cơ bản dưới đây sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả nguy cơ.

Đau đầu, mất thăng bằng, chóng mặt, chân tay tê... liệu có phải là những dấu hiệu đột quỵ? Cách thức phòng tránh và điều trị thế nào để tránh tái phát?... Đó là những thắc mắc trong số hơn 700 câu hỏi độc giả gửi tới 4 chuyên gia thần kinh và tim mạch trong một tuần (từ ngày 19/3 đến ngày 26/3) diễn ra chương trình "Tư vấn về đột quỵ" trên VnExpress.
1-Tong-ket-tu-van1-7756-1427763299.jpg
Hơn 700 câu hỏi được chuyển tới 4 chuyên gia chương trình tư vấn đột quỵ.
Bạn Trần Phương Thảo, 19 tuổi ở TP HCM trong thư gửi tới bác sĩ bày tỏ: "Cháu thường xuyên đau đầu. Có lúc, cơ đau chỉ ở phần nửa đầu, rồi điểm trên đầu nhưng có khi lan rộng ra cả đầu. Cháu hay bị chóng mặt nhất là những lúc đứng lên sau khi ngồi lâu. Những triệu chứng đó liên quan gì đến đột quỵ?".
Cùng mối lo về đột quỵ, một độc giả nhờ chuyên gia giải đáp giúp: “Mẹ tôi 76 tuổi, bị cao huyết áp và mỡ máu. Mấy tháng nay mẹ tôi bị chóng mặt thường xuyên, nhất là những lúc chuyển tư thế, hoặc nằm cựa mình. Liệu như vậy có dẫn tới đột quỵ?”.
2-NguyCoDotQuy-fn2-5609-1427763299.jpg
Hơn 54% độc giả đặt câu hỏi tư vấn có yếu tố nguy cơ đột quỵ.
Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM cho biết, đột quỵ có thể xảy đến với bất kỳ ai. Không chỉ là mối lo của người già, đột quỵ còn là sát thủ âm thầm, cướp đi tính mạng của cả  người trẻ. Ông cũng nhấn mạnh, nhiều người lầm tưởng đột quỵ là trúng gió độc, nhiễm phong hàn, nhiễm lạnh đột ngột dẫn đến đột tử nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Đột quỵ trước khi khởi phát đã có một quá trình diễn tiến âm thầm và báo trước bằng những dấu hiệu nguy cơ liên quan đến bệnh cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, đau nửa đầu hay gánh chịu những hệ lụy từ cuộc sống hiện đại như căng thẳng, stress, mất ngủ, lạm dụng rượu bia...
Theo các chuyên gia, chức năng cơ thể suy giảm theo tuổi tác và những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại như trên làm sản sinh rất nhiều gốc tự do (free radical). Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu khiến thành mạch không còn trơn tru, tạo điều kiện thuận lợi xuất hiện các mảng xơ vữa khiến dòng máu lưu thông khó khăn, gây ra hiện tượng thiếu máu não. Đồng thời, khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch sẽ gắn kết với các tế bào máu và các yếu tố khác hình thành các cục máu đông có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch làm xảy ra tình trạng đột quỵ não. Vì vậy, gốc tự do và xơ vữa mạch máu được xem là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng đột quỵ.
Phòng ngừa sớm để ngăn chặn đột quỵ
Là một trong 4 chuyên gia tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của độc giả, giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Thông cho biết chương trình nhận được khá nhiều thắc mắc của độc giả có người thân bị đột quỵ. Làm sao để phục hồi các di chứng nặng nề mà người thân của họ phải đối mặt sau đột quỵ như liệt nửa người, mất khả năng đọc viết, trí nhớ suy giảm? Giải pháp nào được coi là hữu hiệu nhất để ngăn chặn đột quỵ?.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Thông, đột quỵ là hậu quả tất yếu của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có trước đó. Đa số người dân còn thiếu kiến thức về phòng bệnh, lơ là cảnh giác và cho rằng đây là bệnh của những người già. Thậm chí, các quý ông còn có tâm lý chủ quan trước các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ của cơ thể và lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.
Các chuyên gia hàng đầu về đột quỵ đã nghiên cứu và đưa ra những cách thức đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giảm nguy cơ đột quỵ dưới đây:
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì… bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
3-Duphong-Dotquy-6649-1427763300.jpg
Chế độ sinh hoạt lành mạnh góp phần hạn chế nguy cơ đột quỵ.
Thay đổi lối sống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, như tiêu thụ nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc sạch, các sản phẩm sữa ít chất béo, đồng thời tránh những thức ăn quá ngọt, béo, thịt chế biến sẵn, món ăn quá mặn… nhằm đảm bảo trọng lượng cơ thể, tránh các vấn đề về rối loạn mỡ máu
Có kế hoạch làm việc hợp lý: Tránh mất ngủ, căng thẳng, stress; vận động thường xuyên (đi bộ, chạy bộ, đạp xe… 30-60 phút mỗi ngày, 4-5 lần một tuần); hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…để tránh làm sản sinh các gốc tự do - một trong những “sát thủ” nguy hiểm của mạch máu và tế bào thần kinh.
Chủ động chăm sóc não bộ, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu: để dự phòng từ sớm trước nguy cơ đột quỵ não. Các hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene từ Blueberry được chứng minh có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do làm giảm hiện tượng xơ vữa và ngăn ngừa huyết khối hiệu quả, giúp phòng ngừa đột quỵ não. Đồng thời, với những bệnh nhân sau đột quỵ, hoạt chất sinh học từ Blueberry còn được chứng minh giúp hạn chế sự hình thành mảng xơ vữa mới ở những mạch máu nuôi não khác, hạn chế tái phát và tăng khả năng chống gốc tự do của tế bào thần kinh, giúp chăm sóc não, hỗ trợ khôi phục trí nhớ sau đột quỵ.

Sơ cứu sai làm tăng tỷ lệ tử vong do đột quỵ

Đột quỵ dẫn tới tỷ lệ tử vong cao thứ ba sau ung thư và các bệnh về tim mạch, song có tới 40% người nhà bệnh nhân không biết các dấu hiệu để cấp cứu kịp thời.
Số liệu của Tổ chức Đột quỵ thế giới cho thấy, mỗi năm trên toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong. Trên 80% trường hợp đột quỵ xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nên việc chẩn đoán, xử trí và quản lý bệnh nhân đột quỵ còn gặp nhiều khó khăn. Kiến thức về đột quỵ của người dân cũng còn hạn chế, không nhận biết được các triệu chứng để kịp thời đưa người bệnh đi cấp cứu. Hậu quả là tỷ lệ bệnh nhân bị di chứng lên tới con số 90%.
Một nghiên cứu do PGS TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM và đồng nghiệp tiến hành có tới 40% thân nhân bệnh nhân khi được hỏi không hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết. Thậm chí, họ còn nhầm lẫn đột quỵ với các bệnh khác như trúng gió, đau nửa đầu hoặc đau tim. Chính vì thế, không ít người đã chọn cách sơ cứu sai dẫn đến chậm trễ trong cấp cứu bệnh nhân.
cao-gio-7532-1427072405.jpg
Cạo gió, vắt chanh hay sức dầu đều không phải là cách sơ cứu đột quỵ đúng.
Theo giới chuyên gia, đột quỵ có hai dạng là nhồi máu não (chiếm 85% trường hợp) và xuất huyết não. Triệu chứng của đột quỵ thường diễn tiến đột ngột như đang làm việc, sinh hoạt bình thường bỗng nhiên liệt hẳn một bên, không nói được, méo mặt, ngã quỵ, đau đầu, chóng váng…Điều này dễ khiến người nhà liên tưởng đến hiện tượng trúng gió, đau nửa đầu nên thường xử trí sai như cạo gió, xức dầu mà không đưa người bệnh đến ngay đến bệnh viện. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác không rõ rệt nên người nhà khó phát hiện kịp thời, làm lỡ mất khoảng thời gian điều trị quý báu lúc ban đầu.
Cần đưa bệnh nhân đột quỵ đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất
Nhiều nước trên thế giới hiện đưa ra chữ “FAST” để phổ cập các dấu hiệu của đột quỵ. “FAST” có nghĩa là nhanh (phản ứng tức thời), đồng thời là viết tắt của: Face (khuôn mặt), Arm (tay), Speech (lời nói) và Time (thời gian) giúp người thân nhận biết dấu hiệu của người bị đột quỵ.
- Khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhận thấy là mặt bệnh nhân bị méo, thường gặp trong trường hợp diễn tiến đột ngột. Đôi khi, bệnh nhân chỉ có cảm giác tê, cứng nửa bên mặt hoặc 1/4 mặt dưới. Có một số biểu hiện kín đáo hơn cần lưu ý như mặt bệnh nhân có thể mất cân xứng: nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường; nếp mũi, má bên yếu thường bị rũ xuống. Nếu nghi ngờ, hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể sẽ rõ hơn.
- Tay: Dấu hiệu đột quỵ “rõ mười mươi” là tay bị liệt. Nhưng trước đó, có thể đã có những diễn tiến từ từ như: tê mỏi một bên tay; vụng về trong những thao tác, công việc quen thuộc (ví dụ như gặp khó khăn khi viết, ăn uống);. Ngoài tay còn một số dấu hiệu ở chân: đi dễ bị vấp té mà nguyên nhân không rõ ràng; bước đi khó khăn hoặc nặng nề hơn bình thường; nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép...
- Lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị “á khẩu” hoặc nói đớ, cảm thấy khó khăn khi nói, hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người nghe có thể chưa nhận thấy bất thường vì thế hãy yêu cầu bệnh nhân nói chuyện với một vài câu đơn giản một cách mạch lạc. Từ đó, có thể nhận ra việc bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn bình thường hoặc phải gắng sức khi nói.
- Thời gian: Những dấu hiệu trên có thể kéo dài hoặc chỉ thoáng qua nhưng lặp đi lặp lại, có thể xuất hiện cùng lúc hoặc chỉ một vài dấu hiệu. Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đột quỵ cần phải chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt, chỉ trong 3 tiếng đầu xảy ra cơn đột quỵ mới có thể đảm bảo cho bệnh nhân tránh nguy cơ tử vong và những di chứng khác. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu trên cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
cao-gio1-2416-1427072406.jpg
Cần đưa bệnh nhân đột quỵ đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.
PGS.TS Vũ Anh Nhị lưu ý, ngoài những dấu hiệu như trên, một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ hay chậm hiểu bất thường.
Việc nắm rõ tất cả dấu hiệu kể trên là rất cần thiết, đặc biệt nếu trong gia đình có người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường... Khi xảy ra cơn tai biến, người nhà phản ứng càng nhanh sẽ giúp bệnh nhân được điều trị càng sớm. Nhờ đó, giúp giảm nguy cơ tử vong và những di chứng nặng nề kéo theo của bệnh đột quỵ não.
Theo Vnexpress.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét