Hàng có nghĩa là “chịu thua” hay “đầu hàng”. Phục tức là phục hồi hay trở lại như cũ.
Tâm hiện tại của con người là phàm tâm, bị chi phối bởi ngoại cảnh nên bị cái thấy biết không chân thật…
Một vị tướng lãnh chỉ huy ngoài mặt trận, phải đem hết khả năng để dành chiến thắng, hoặc cuối cùng “sức cùng lực kiệt” phải đầu hàng để cứu mạng sống cho quân sỉ và người dân, thì tất cả những suy nghĩ hay hành động khôn ngoan và đạo đức của người lãnh đạo biết “tri bỉ, tri kỷ” cũng chính là thể hiện của sự hàng phục tâm: “Biết mình, biết người, trăm trận trong thắng”.
Hy sinh mình cho an nguy và hạnh phúc của mọi người là thoát khỏi cái tâm cố chấp và bị che mờ nơi bản ngã và “cái nhìn” vị kỷ, đó chính là sự hàng phục chính mình, trước khi có thể làm gì được cho tha nhân.
Câu chuyện trong thời Đức Phật Thich Ca còn tại thế, có vị hung thần cần cắt một trăm ngón tay của một trăm người. Ông ta đã cắt đến ngón tay thứ 99, chỉ còn một ngón nữa là nói lên thành quả đạt được của ông ta. Hôm ấy, ông thấy đằng xa xa có lão Cù đàm “Đức Phật” đang đi khất thực và nghĩ bụng rằng ông nầy là kẻ tu hành, đầy lòng từ bi, sẽ dễ dàng cho mình cắt ngón thứ một trăm cuối cùng. Ông bèn đi nhanh để đuổi kịp lão Cù đàm nhưng không sao đến gần được tuy cách nhau vài thước. Ông ta giận dữ nói với Đức Phật rằng:
-“Ông Cù đàm kia! Hãy dừng lại!”
Đức Phật trả lời:
-“Ta đã dừng lại lâu rồi. Chỉ có anh mới là người chưa dừng lại đó thôi.””
Câu nói trên của Phật đã đánh động và hoán chuyển lương tri của kẻ vũ phu chỉ biết hành động mà không tỉnh thức với hiện thực, không hiểu được con đường tội lỗi chỉ là do tâm bị dính mắc nơi mê vọng, bị hàng phục bởi “nhân quả” thời gian, mà không dừng trụ nơi vô ngã của tâm!
Biết dừng lại và quay về là con đường “Chánh Đạo”, thấy tâm ngã mạn là bất an không thực nên ngay đó mà trở về chân tâm. Từ vô thỷ đến nay, tâm Phật của chúng ta bị lu mờ hoặc phân tán trong sáu nẻo luân hồi; khi thì tử tế, tốt lành như Bụt; khi thì xấu xa, độc ác như ma quỷ, súc sanh… Tất cả biến hóa của phàm tâm chỉ là chọn lựa “mình - người”, là “nhị nguyên” phân biệt.
Một vị tướng lãnh chỉ huy ngoài mặt trận, phải đem hết khả năng để dành chiến thắng, hoặc cuối cùng “sức cùng lực kiệt” phải đầu hàng để cứu mạng sống cho quân sỉ và người dân, thì tất cả những suy nghĩ hay hành động khôn ngoan và đạo đức của người lãnh đạo biết “tri bỉ, tri kỷ” cũng chính là thể hiện của sự hàng phục tâm: “Biết mình, biết người, trăm trận trong thắng”.
Hy sinh mình cho an nguy và hạnh phúc của mọi người là thoát khỏi cái tâm cố chấp và bị che mờ nơi bản ngã và “cái nhìn” vị kỷ, đó chính là sự hàng phục chính mình, trước khi có thể làm gì được cho tha nhân.
Câu chuyện trong thời Đức Phật Thich Ca còn tại thế, có vị hung thần cần cắt một trăm ngón tay của một trăm người. Ông ta đã cắt đến ngón tay thứ 99, chỉ còn một ngón nữa là nói lên thành quả đạt được của ông ta. Hôm ấy, ông thấy đằng xa xa có lão Cù đàm “Đức Phật” đang đi khất thực và nghĩ bụng rằng ông nầy là kẻ tu hành, đầy lòng từ bi, sẽ dễ dàng cho mình cắt ngón thứ một trăm cuối cùng. Ông bèn đi nhanh để đuổi kịp lão Cù đàm nhưng không sao đến gần được tuy cách nhau vài thước. Ông ta giận dữ nói với Đức Phật rằng:
-“Ông Cù đàm kia! Hãy dừng lại!”
Đức Phật trả lời:
-“Ta đã dừng lại lâu rồi. Chỉ có anh mới là người chưa dừng lại đó thôi.””
Câu nói trên của Phật đã đánh động và hoán chuyển lương tri của kẻ vũ phu chỉ biết hành động mà không tỉnh thức với hiện thực, không hiểu được con đường tội lỗi chỉ là do tâm bị dính mắc nơi mê vọng, bị hàng phục bởi “nhân quả” thời gian, mà không dừng trụ nơi vô ngã của tâm!
Biết dừng lại và quay về là con đường “Chánh Đạo”, thấy tâm ngã mạn là bất an không thực nên ngay đó mà trở về chân tâm. Từ vô thỷ đến nay, tâm Phật của chúng ta bị lu mờ hoặc phân tán trong sáu nẻo luân hồi; khi thì tử tế, tốt lành như Bụt; khi thì xấu xa, độc ác như ma quỷ, súc sanh… Tất cả biến hóa của phàm tâm chỉ là chọn lựa “mình - người”, là “nhị nguyên” phân biệt.
Hàng phục tâm là đoạn diệt ô nhiễm phân chia phân biệt trong tâm, do ngũ quan thị giác duyên với lục trần quyến rủ. Tập trung tâm ý nghĩa là không bị phân tâm hay lựa chọn, chính là vô ngã của tâm, chính là “nẻo về của ý” tinh khôi, là “bình thường tâm” vậy…
Chúng sanh bao gồm: loài “thai sanh” như con người, con bò, con chó, con cọp…; loài “noãn sanh” như con chim, con gà, con rắn…; loài “hóa sinh” như con bướm, con ong…; loài “thắp sinh” như đôm đốm; loài sanh ở nơi ẩm ướt và trong hư không thì có chúng sanh vô sắc, chúng sanh có tưởng, chúng sanh vô tưởng”.
Chúng sanh bao gồm: loài “thai sanh” như con người, con bò, con chó, con cọp…; loài “noãn sanh” như con chim, con gà, con rắn…; loài “hóa sinh” như con bướm, con ong…; loài “thắp sinh” như đôm đốm; loài sanh ở nơi ẩm ướt và trong hư không thì có chúng sanh vô sắc, chúng sanh có tưởng, chúng sanh vô tưởng”.
Mỗi loài chúng sanh có một sức sống riêng, thích hợp với môi trường hay hoàn cảnh sống từng loài. Xét về con người, tuy là một loại chúng sanh thượng đẳng vì có trí tuệ, có nhân tính, phân biệt được thiện, ác; nhưng còn nằm trong lục đạo luân hồi sanh tử: “Thiên, Nhơn, A tu la, Súc sanh, Địa ngục và Ngọa quỷ”.
Trừ trường hợp các vị Bồ tát muốn tái sinh làm người để độ chúng sanh như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đia Tạng Bồ Tát hoặc các vị Tiên, Thánh ở tầng Trời bị đọa làm người; đa số con người bị nhiểm ô trược trong đường lục đạo.
Trong kinh Kim Cang Phật dạy:
-“Đối với tất cả loài chúng sanh ta đều đưa họ vào chỗ Niết bàn không còn hình tướng để họ được diệt độ…Đó là hàng phục được Tâm.”
Niết Bàn nghĩa là vô sanh. Niết bàn gồm có hữu dư Niết Bàn và vô dư Niết Bàn. Các vị chứng quả A La Hán, được vô sanh nhưng còn thân hình tướng.
-Tướng ngã : Thấy mình có thật
-Tướng nhơn : Thấy người có thật
-Tướng chúng sanh : Thấy tất cả các loài có thật
-Tướng thọ giả : Thấy có mạng sống tiếp nối trong một thời gian.
Phật dạy:
-“Môt niệm dấy lên là chúng sanh, đưa những niệm đó vào chỗ vô sanh đó là hàng phục tâm.”
Niệm là một ý nghĩ, một tư tưởng, là nguồn sinh ra hành động. Như lời Phật dạy, con người mang bản chất của “Tứ Thánh và Lục phàm” nên khi hiền như Bụt, khi dữ như quỷ. Bởi vậy, khi một niệm dữ dấy lên phải triệt tiêu, hóa giải, chuyển hóa trong vô ngã của tâm ý.
Trừ trường hợp các vị Bồ tát muốn tái sinh làm người để độ chúng sanh như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đia Tạng Bồ Tát hoặc các vị Tiên, Thánh ở tầng Trời bị đọa làm người; đa số con người bị nhiểm ô trược trong đường lục đạo.
Trong kinh Kim Cang Phật dạy:
-“Đối với tất cả loài chúng sanh ta đều đưa họ vào chỗ Niết bàn không còn hình tướng để họ được diệt độ…Đó là hàng phục được Tâm.”
Niết Bàn nghĩa là vô sanh. Niết bàn gồm có hữu dư Niết Bàn và vô dư Niết Bàn. Các vị chứng quả A La Hán, được vô sanh nhưng còn thân hình tướng.
-Tướng ngã : Thấy mình có thật
-Tướng nhơn : Thấy người có thật
-Tướng chúng sanh : Thấy tất cả các loài có thật
-Tướng thọ giả : Thấy có mạng sống tiếp nối trong một thời gian.
Phật dạy:
-“Môt niệm dấy lên là chúng sanh, đưa những niệm đó vào chỗ vô sanh đó là hàng phục tâm.”
Niệm là một ý nghĩ, một tư tưởng, là nguồn sinh ra hành động. Như lời Phật dạy, con người mang bản chất của “Tứ Thánh và Lục phàm” nên khi hiền như Bụt, khi dữ như quỷ. Bởi vậy, khi một niệm dữ dấy lên phải triệt tiêu, hóa giải, chuyển hóa trong vô ngã của tâm ý.
Điều này chỉ có thể được “từ trong trứng nước” trước khi ý niệm hay thời gian sanh khởi, trước khi nhân quả được phân biệt, thì đương nhiên không còn hành động nữa. Tức là đưa những “khởi niệm” ấy vào chỗ vô sanh, nhân và quả “cùng lúc” nơi hiện tại. Vô niệm là nơi không còn bản ngã của ý niệm, là nơi tự tánh chúng sanh hằng nguyện độ…
Chúng ta là Ai? và đang Làm gì?
Theo tinh thần “Kinh Kim Cang”, lời Phật dạy “trước sau như một” ví như ngọc “Kim cang bất hoại”, “giới luật” hay “Phật pháp” như là chứng nhân vô hình, có thể mạnh mẽ và dứt khoát đoạn diệt tư tưởng mê mờ vọng động, xé tan màn vô minh dày đặc của bản ngã hay kiếp sống từ vô thỷ đến nay che lấp sư thật.
An trụ tâm không phải đưa tâm về một nơi nào an lành để nghỉ ngơi, mà là an trụ nơi vô trụ, không còn dính mắc hay bám víu bất cứ nơi nào hay điều gì, Tâm tuy vắng lặng nhưng luôn luôn tỉnh thức…
Huệ Năng gánh củi vào khách điếm bán, chợt nghe từ trong vọng ra câu kinh Kim Cang. Huệ Năng chợt ngộ liền hỏi thăm và được biết là Ngũ Tổ Huỳnh Mai dạy môn đệ tụng Kinh Cang, do đó ông tìm đến học đạo.
Qua sự đối đáp ban đầu giữa thầy trò, Ngũ Tổ đã thấy rõ cái tâm Phật, bình đẳng, trong sáng nơi Huệ Năng. Trong vòng 6 tháng ở tại Chùa, Huệ Năng chỉ làm công việc, bửa củi, giã gạo... Đến lúc Ngủ Tổ đi ngang qua nhà Trù, thấy Huệ Năng mang thêm đá giã gạo, Tổ liền hỏi:
-“Gạo đã trắng chưa !”
Huệ Năng đáp:
-“Trắng rồi nhưng còn sàng sảy”
Tổ liền lấy gậy khỏ nhẹ 3 tiếng trên cối, Huệ Năng hiểu ý đợi đến canh ba, lén vào thất của Ngũ Tổ. Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang cho Huệ Năng nghe, đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sang kỳ Tâm”, có nghĩa là “đừng để cho Tâm vương víu nơi nào” thì Huệ Năng đại ngộ và được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trao truyền y bát, làm Tổ thứ sáu của phái Thiền Tông.
Tâm không vương víu dính mắc nơi nào, trống rỗng và tự tại là tâm An trụ trong hư không như bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng :
“Bồ Đề vốn không gốc
Gương sáng chẳng cần đài
Xưa nay không một vật
Làm gì có bụi bặm”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét