Những công dụng chữa bệnh diệu kỳ của quả sấu
Hà Nội mùa này sấu chín chưa em?
Hàng me Sài Gòn đang vào mùa thay lá
Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá
Nhớ mùa sấu rụng phố Tràng Thi
Nhớ dáng em ngồi, nhớ bước em đi
Nhớ tiếng em cười, hờn ghen bóng gió
Yêu em, yêu em vì em là ngọn lửa
Hơ ấm lòng anh khi tất cả đã xa vời
Tuổi đang yêu chua chát cũng ngọt bùi
Trái sấu chia đôi tay và tay chấm muối
Chỉ có vậy mà lòng mình bối rối
Để bây giờ thèm sấu nhớ tay ai?
Anh muốn tức thì hoá cánh chim bay
Ra nhặt sấu giữa phố đông Hà Nội
Cho hai đứa lại xoè tay chấm muối
Có sao đâu, dù sấu đã trái mùa!...
Hà Nội vào thu vắng những cơn mưa
Em hát với Sài Gòn, mưa lâm thâm mái phố
Thấm vào anh từng hạt thương, hạt nhớ
Hạt sấu nào chín rụng giữa lòng tay!
Lê Giang
Hà Nội mùa này sấu chín chưa em?
Hàng me Sài Gòn đang vào mùa thay lá
Thoang thoảng vị chua khiến lòng anh nhớ quá
Nhớ mùa sấu rụng phố Tràng Thi
Nhớ dáng em ngồi, nhớ bước em đi
Nhớ tiếng em cười, hờn ghen bóng gió
Yêu em, yêu em vì em là ngọn lửa
Hơ ấm lòng anh khi tất cả đã xa vời
Tuổi đang yêu chua chát cũng ngọt bùi
Trái sấu chia đôi tay và tay chấm muối
Chỉ có vậy mà lòng mình bối rối
Để bây giờ thèm sấu nhớ tay ai?
Anh muốn tức thì hoá cánh chim bay
Ra nhặt sấu giữa phố đông Hà Nội
Cho hai đứa lại xoè tay chấm muối
Có sao đâu, dù sấu đã trái mùa!...
Hà Nội vào thu vắng những cơn mưa
Em hát với Sài Gòn, mưa lâm thâm mái phố
Thấm vào anh từng hạt thương, hạt nhớ
Hạt sấu nào chín rụng giữa lòng tay!
Lê Giang
Khi vào mùa sấu, quả sấu được bán rất nhiều tại các chợ ở miền Bắc Việt Nam và được nhiều chị em phụ nữ thích ăn. Họ mua về để nấu canh chua, ngâm nước uống, làm ô mai sấu, sấu ngâm nước mắm,.... Nhiều người yêu thích loại quả này nhưng ít ai biết về công dụng của nó.
Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc…
Chúng ta thường chỉ có thói quen dùng quả sấu để nấu ăn, làm mứt, nước uống, ít ai biết sấu có thể làm thuốc, ngay cả hoa, lá và vỏ sấu.
Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non.
Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.
Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng.
Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa.
Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát.
Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.
Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu.
Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau…
Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v.
Bài thuốc chữa say rượu: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.
Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.
Chữa nôn nghén ở phụ nữ: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.
Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.
Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng: Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày.
Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày.
Chữa lở ngứa: Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét