Chuyện người bạn cũ
Những ngày đầu xuân năm 2013, người người đi trẩy hội đình chùa, còn tôi trong lòng không vui vì mới nghe tin anh bạn vong niên nhiều năm không gặp nay ốm yếu và không còn minh mẫn. Tôi quyết định gác những kế hoạch đầu xuân lại để đi thăm bạn, anh Ma Viết Tương, 67 tuổi nay đang ở thị trấn Bằng Lũng, Chợ Đồn, Bắc Cạn. Từ ngày nghỉ hưu đến nay hơn 7 năm, anh bắt đầu bị teo não đã được chẩn đoán xác định bởi chụp cắt lợp cộng hưởng từ tại bệnh viện lão khoa Trung ương.
Khi còn trẻ chúng tôi rất thân thiết cả trong công việc lẫn cuộc sống đời thường. Thế mà giờ anh không còn nhận ra tôi, mỗi bước đi hai chân díu vào nhau, thái độ thờ ơ, bàng quan, mắt nhìn tận đẩu tận đâu, hỏi những câu hỏi nghe cộc lốc và hết sức khó chịu: anh là ai, đến đây có việc gì, nghỉ rồi, không làm việc …
Thương anh mất trí nhớ, vận động khó khăn, không thể tự chăm sóc mình, phần lại buồn cười vì thấy cung cách ông anh đúng như vẫn đang là chi cục trưởng thuế hồi còn công tác. Chị Xim vợ anh, vốn là y sỹ lâu năm nói: anh không nhớ gì đâu, đi lạc chả biết đường về, tìm dắt về còn cãi lại thật lực.
Nhiều năm nghiên cứu các dược liệu và các bài thuốc chữa bệnh, tôi biết đến cây thông đất đã được nhiều kênh thông tin khoa học từ Mỹ, Nga, Trung Quốc dùng để chữa bệnh teo não, mất trí nhớ này. Cây thông đất mới đây được tìm thấy ở vùng núi cao Việt Nam nên tôi có đưa mẫu cây thông đất cho chị Xim xem, nhà anh chị ngay ven rừng quốc gia Ba Bể nhiều khả năng là có cây này. Chị tìm thử cho anh uống 5-10 gram mỗi ngày bệnh teo não của anh có thể đỡ dần, chí ít là cải thiện.
Hình ảnh cây Thông đất Việt Nam
Chị Xim tìm được đúng mẫu cây Thông Đất trên rừng, kết hợp với một số vị dược liệu bổ trợ theo nghiên cứu của tôi, kết quả 6 tháng sau trí nhớ và khả năng vận động, sức khỏe và toàn trạng của anh Tương cải thiện rõ rệt. Anh đã đi lại bình thường, có thể tự chăm sóc bản thân và đi ra ngoài không bị lạc đường nữa. Một năm sau, tức là sau tết 2014, chúng tôi trở lại huyện Chợ Đồn thăm anh, anh đã vui vẻ tay bắt mặt mừng, ngồi nhậu cũng nhau kể chuyện “ngày xưa” suốt mấy tiếng đồng hồ.
Trong thông đất có huperzine A, một alkaloid có tác dụng ức chế acetylcholinesterase, làm tăng khả năng dẫn truyền của xi-náp thần kinh. Theo đó trí nhớ, vận động được cải thiện. Hiện nay các dược chất được phân lập từ thông đất đã rõ về cấu trúc hóa học nhờ cơ sở dữ liệu phổ khối cộng hưởng từ.
Bệnh teo não, mất trí nhớ và cây thông đất
Teo não là một bệnh nặng của thần kinh não gây ra bởi sự thoái hóa, chết và teo nhỏ các tế bào thần kinh khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại ảnh hưởng lớn đến khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ và hành vi… của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi (≥ 65 tuổi), nhất là những bệnh nhân đã trải qua tai biến mạch máu não hoặc phẫu thuật chấn thương sọ não, nhưng cũng có những trường hợp nguyên phát xảy ra từ sớm ở những người trẻ tuổi. Năm 2006, trên toàn thể giới có 26,6 triệu người mắc bệnh teo não, mất trí nhớ dự đoán đến năm 2050 tỷ lệ người mắc sẽ rất cao (1/85 người). Các yếu tố nguy cơ bệnh teo não, mất trí nhớ bao gồm: tuổi, tiền sử gia đình, Hội chứng Down, chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc các phẫu thuật não bộ.
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng phổ biến nhất là không có khả năng nhớ được việc vừa xảy ra. Nếu nghi ngờ bệnh teo não cần đánh giá hành vi, tác phong và kiểm tra nhận thức kết hợp với chụp cắt lớp não. Khi bệnh tiến triển, người bệnh nhầm lẫn, quên nhiều, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Dần dần thờ ơ các hoạt động xã hội, gia đình, thay đổi tâm trạng; mất ngôn ngữ; mất trí nhớ dài hạn; suy giảm các giác quan; tiến triển bệnh mất các chức năng sống, cuối cùng tử vong. Bệnh nhân chỉ có thể sống thêm khoảng 7 năm, một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%) người bệnh có thể sống thêm 14 năm kể từ khi phát bệnh.
Cây thông đất, tên khoa học: Huperzia hamiltonii (Spring.) Trevis; Tên đồng nghĩa: Lycopodium hamiltonii Spring; Tên thường gọi khác: Thạch tùng, thuộc Họ thông đất: Lycopodiaceae. Loài này phân bố ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu, trên núi đá vùng núi cao. Đây là cây thuốc quý hiếm, là phát hiện mới đem lại hy vọng cho những người bệnh teo não, mất trí nhớ, đặc biệt giúp phòng ngừa teo não cho đối tượng bệnh nhân sau tai biến mạch máu, chấn thương sọ não.
Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập_tên gọi khác là cây thông đất là Huperzine A. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ.
Bác sỹ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Nghiên cứu y học bản địa Việt Nam).
Trong thông đất có huperzine A, một alkaloid có tác dụng ức chế acetylcholinesterase, làm tăng khả năng dẫn truyền của xi-náp thần kinh. Theo đó trí nhớ, vận động được cải thiện. Hiện nay các dược chất được phân lập từ thông đất đã rõ về cấu trúc hóa học nhờ cơ sở dữ liệu phổ khối cộng hưởng từ.
Bệnh teo não, mất trí nhớ và cây thông đất
Teo não là một bệnh nặng của thần kinh não gây ra bởi sự thoái hóa, chết và teo nhỏ các tế bào thần kinh khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại ảnh hưởng lớn đến khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ và hành vi… của người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi (≥ 65 tuổi), nhất là những bệnh nhân đã trải qua tai biến mạch máu não hoặc phẫu thuật chấn thương sọ não, nhưng cũng có những trường hợp nguyên phát xảy ra từ sớm ở những người trẻ tuổi. Năm 2006, trên toàn thể giới có 26,6 triệu người mắc bệnh teo não, mất trí nhớ dự đoán đến năm 2050 tỷ lệ người mắc sẽ rất cao (1/85 người). Các yếu tố nguy cơ bệnh teo não, mất trí nhớ bao gồm: tuổi, tiền sử gia đình, Hội chứng Down, chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc các phẫu thuật não bộ.
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng phổ biến nhất là không có khả năng nhớ được việc vừa xảy ra. Nếu nghi ngờ bệnh teo não cần đánh giá hành vi, tác phong và kiểm tra nhận thức kết hợp với chụp cắt lớp não. Khi bệnh tiến triển, người bệnh nhầm lẫn, quên nhiều, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Dần dần thờ ơ các hoạt động xã hội, gia đình, thay đổi tâm trạng; mất ngôn ngữ; mất trí nhớ dài hạn; suy giảm các giác quan; tiến triển bệnh mất các chức năng sống, cuối cùng tử vong. Bệnh nhân chỉ có thể sống thêm khoảng 7 năm, một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%) người bệnh có thể sống thêm 14 năm kể từ khi phát bệnh.
Cây thông đất, tên khoa học: Huperzia hamiltonii (Spring.) Trevis; Tên đồng nghĩa: Lycopodium hamiltonii Spring; Tên thường gọi khác: Thạch tùng, thuộc Họ thông đất: Lycopodiaceae. Loài này phân bố ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu, trên núi đá vùng núi cao. Đây là cây thuốc quý hiếm, là phát hiện mới đem lại hy vọng cho những người bệnh teo não, mất trí nhớ, đặc biệt giúp phòng ngừa teo não cho đối tượng bệnh nhân sau tai biến mạch máu, chấn thương sọ não.
Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập_tên gọi khác là cây thông đất là Huperzine A. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não từ đó có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ.
Bác sỹ Hoàng Sầm (Chủ tịch Viện Nghiên cứu y học bản địa Việt Nam).
Tìm hiểu thêm:
- http://sotayyhoc.com/tin-tuc-y-hoc/cay-thach-tung-rang-va-benh-alzheimer.html
- http://nootriment.com/vi/huperzine-a/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét