Vượng râu lên tiếng vì bị xúc phạm khi ứng cử Đại biểu Quốc hội
Giờ đây, vai trò, trách nhiệm của nghệ sĩ vẫn như thế, nhưng đặc điểm của mỗi thời đại không giống nhau. Do đó, hình thái, tính chất “mặt trận văn hóa “ hiện nay sẽ có nhiều cái mới, chúng ta cần có “lực lượng chiến sĩ” với nội lực không giống như cách đây 50 năm. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phân tích, nhận diện hai yếu tố này để hiểu rằng người chiến sĩ - nghệ sĩ phải ra sao mới đáp ứng với thời đại mới.
*Về bối cảnh mặt trận hiện nay:
Mặt trận của chúng ta đang diễn ra trong bối cảnh thế kỷ 21, thời đại mở cửa, hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa, mọi giá trị khoa học kỹ thuật, dân trí, chất lượng cuộc sống đều cần phải vươn lên đạt chuẩn quốc tế. Đây là điều rất quan trọng, và là mục tiêu phấn đấu của cả nước. Chúng ta không thể tự mãn, khép kín.
Ngày nay những giao lưu về kinh tế, văn hóa, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những phương tiện truyền thông đã làm cho các dân tộc trên thế giới càng gần lại, những rào cản cố hữu, bảo thủ đang dần được tháo dỡ... nhưng kèm theo đó là đầy rẫy những thông tin, sách báo, phim ảnh cùng với các sản phẩm nguy hại, kém chất lượng đang du nhập vào nước ta, chúng tạo nên sự nhiễu loạn về nhiều mặt. Nền văn hóa của chúng ta đã và đang đối mặt với nhiều thách thức của các nền văn hóa ngoại lai, những điều tốt xấu đang lẫn lộn. Cuộc chiến kinh tế, văn hóa cũng đan xen phức tạp. Nguy cơ mất bản sắc văn hóa là có thật.
Những nguy cơ không chỉ tiềm ẩn trong văn hóa mà còn cả trong thực phẩm, hàng tiêu dùng, trong nhân công lao động nước ngoài và còn nhiều lĩnh vực khác nữa.
Thực trạng này gây nhiều phức tạp... và đang làm phai mờ những nét đẹp, giá trị của văn hóa Việt Nam. Giờ đây, những điều này đã và đang tác động xấu đến thế hệ trẻ.
Chúng ta thử nhìn xem:
*Hiện nay phim truyền hình của quốc gia nào đang phủ kín các đài quốc gia và các địa phương.
*Hàng hóa của ai đang lấn sân, thực sự phá hoại hàng hóa Việt Nam: bằng chất lượng kém, bằng giá cả và bất chấp luật pháp bản địa?
*Thời gian qua và hiện nay chúng lo ngại cái gọi là “diễn tiến hòa bình” do kẻ thù thực hiện. Đây là âm mưu vô cùng thâm độc.
Những tháng ngày gần đây, chúng ta đang kêu gọi ý thức của người dân, giới trẻ về bảo vệ, giữ gìn biển đảo, đất liền của cha ông, bảo vệ ngư dân. Chúng ta đang tôn vinh, kêu gọi toàn dân hướng về, ủng hộ và biết ơn các chiến sĩ đã và đang hy sinh để bảo vệ biển đảo: Trường Sa, giàn DK 1... Đây là chủ trương đúng đắn, có hậu, hợp đạo lý, hợp lòng dân.
Thực trạng trên là bối cảnh thật của mặt trận văn hóa hiện nay. Trước bối cảnh mới này người chiến sĩ văn nghệ cũng cần có những điều kiện mới để có thể đáp ứng cho mặt trận trong thời đại mới.
*Về người chiến sĩ văn nghệ ngày nay:
Họ là những trí thức, công nhân, nông dân của thế kỷ 20, 21 thế hệ 7X, 8X, 9X... Họ đã đang được Nhà Nước đào tạo để có trình độ ngày càng cao, ngang tầm với yêu cầu của công cuộc hội nhập, có khả năng tham gia cuộc chiến kinh tế văn hóa vô cùng phức tạp.
Nghệ sĩ-chiến sĩ ngày nay cần có nội lực sung mãn.
Đó là vốn kiến thức, trình độ văn hóa, chuyên môn giỏi mang trình độ quốc tế với đầu óc cởi mở, với cách nhìn khoáng đạt, hiếu hòa; có lòng tự trọng, tính trung thực; có sở trường độc đáo, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh; có tình yêu quê hương tổ quốc, biết coi trọng và gìn giữ những tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc và có thái độ cứng rắn, kiên quyết, dũng cảm không cúi đầu trước bất cứ kẻ thù nào.
Nhiệm vụ cung cấp nguồn nội lực, dũng khí cho các chiến sĩ ngày nay là trách nhiệm của Nhà Nước và của các chiến sĩ đàn anh.
Người nghệ sĩ - chiến sĩ hiện nay cần có vũ khí hiện đại, hiệu quả.
Điều này cũng do chính Nhà nước chúng ta trang bị... thông qua những hệ thống giáo dục có nội dung phương pháp đào tạo cởi mở, dân chủ, luôn cập nhật... trên cơ sở hợp tác quốc tế. Hơn bao giờ hết, những chiến sĩ này cần có kiến thức thật đầy đủ về các ưu nhược điểm của các khuynh hướng trường phái, ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật trên thế giới và của dân tộc do nội dung chương trình học cung cấp.
Thiết nghĩ, qua nội dung, phương pháp giáo dục được đổi mới phong phú đa dạng, tiến bộ sẽ làm cho những người đang được đào tạo thành nghệ sĩ... biết biến những nguồn vốn kiến thức và thực hành thành loại vũ khí riêng, hợp với sở trường của từng người... để trở thành chiến sĩ - nghệ sĩ thực sự phục vụ cho quê hương tổ quốc Việt Nam trong “cuộc chiến” thời bình hiện nay một cách hiệu quả.
Người nghệ sĩ - chiến sĩ ngày nay rất cần có không gian, môi trường hoạt động nghệ thuật hiện đại.
Điều này cũng là niềm tự hào. Họ cũng cần được ổn định lòng tin về sự đoàn kết xây dựng xã hội trong sạch lành mạnh, lòng tin về sự quyết tâm chung lưng bảo vệ tổ quốc. Đây là chỗ dựa, thế đứng cần thiết cho chiến sĩ-nghệ sĩ hiện nay.
Chiến sĩ-nghệ sĩ ngày nay cần biết phát huy những nét độc đáo của văn hóa dân tộc làm cho nghệ thuật của chúng ta đẹp, có bản sắc riêng; đồng thời biết bổ sung những kiến thức, hình thái ngôn ngữ mới thích hợp, phong phú.
Các chiến sĩ này cũng cần có sự tinh tế, trung thực, sự dũng cảm trong nhận diện xã hội, chọn lọc đề tài để xây dựng tác phẩm nghệ thuật vừa mang tính chiến đấu phục vụ việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, hiện đại trên cơ sở phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngoài việc sáng tác nên có những tác phẩm vui tươi nhẹ nhàng làm giảm nhẹ những cơn stress, những tác phẩm mạnh dạn đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh của xã hội cùng với những tác phẩm độc đáo để đối mặt với thế giớ nghệ sĩ-chiến sĩ ngày nay rất cần có những tác phẩm ca ngợi các chiến sĩ đang xả thân bảo vệ biển đảo, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Hiện nay, điều cực kỳ quan trọng không kém so với việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ lãnh thổ... là việc đổi mới tư duy về nghệ thuật, bởi đổi mới tư duy về nghệ thuật chắc chắn không phải nhằm để một số người hạ thấp nghệ thuật, coi nó là trò chơi, là sân chơi. Sự sa sút trong chất lượng nghệ thuật của nhiều chuyên ngành mà chúng ta thấy trong thời gian qua và hiện nay đa phần là do quan niệm sai trái này cùng với sự thả lỏng việc quản lý trong thông tin văn hóa.
Thời đại ngày nay, mặc dù chúng ta cởi mở, khoáng đạt trong sáng tác nghệ thuật, nhưng cần thiết phải làm cho những ai đã và đang coi nghệ thuật là trò chơi, coi không gian nghệ thuật là sân chơi phải nghiêm túc nhận ra sự sai lầm này của mình. Đây là sai lầm không nhỏ.
Tóm lại, giờ phút này, đối với mọi người cũng như với giới văn nghệ sĩ... thì việc để mất bản sắc văn hóa, coi thường nghệ thuật cũng có tội như là để mất từng tấc đất của quê hương.
Cần có sự cảnh giác và đấu tranh toàn diện.
Do đó, cho đến ngày nay, những lời dạy của Bác Hồ về trách nhiệm của văn nghệ sĩ làm nghệ thuật luôn phải được coi là tâm niệm của những người Việt Nam có lòng tự trọng, có trách nhiệm với dân tộc và với tổ quốc thân yêu.
Uyên Huy (Tapchimythuat)
Thái Độ Chính Trị Của Người nghệ sĩ
Hình ảnh bài viết xúc phạm NS - trái luật của "Đại An" trên báo petrotimes
Mới đây, nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng (tức Vượng râu) được xuất hiện trong một bài báo với những lời lẽ khá nặng nề xung quanh việc anh muốn ra ứng cử Đại biểu Quốc hội.
Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng.
Tôi đâu có tranh vợ cướp chồng hay lừa đảo như Liên Kết Việt mà mạt xát?
Vốn quen với những bài báo “dĩ hòa vi quý”, giờ đọc bài viết ngược nhiều hoàn toàn thế này, cảm giác của anh có bị “nóng mặt” không?
Không hề chứ. Tôi cười từ qua đến giờ đây. Thế mới biết được bản lĩnh của Vượng râu là thế nào chứ. Bởi vì tôi biết khi mình ra ứng cử đại biểu Quốc hội thì chẳng chóng thì chầy cũng sẽ có những ý kiến trái chiều.
Từ xưa đến nay đâu hiếm những bài viết mạt xát người ra ứng cử như vậy, thế nên tôi cũng không phải là ngoại lệ. Hỏi tôi có buồn, có “sốc” không thì xin nhắn gửi đến người viết bài báo đó thế này: Vượng râu vẫn đang cười rất tươi, vẫn đi diễn hàng đêm và chờ xem ai mới là người bị tẩy chay.
Tôi có xem các diễn đàn thì thấy nhiều độc giả và các nhà báo khá bất bình với những luận điệu quy chụp, xúc phạm của họ.
Vượng râu gây xôn xao khi ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV tới.
Vì sao anh quyết định ứng cử đại biểu quốc hội? Điều gì khiến anh tự tin đến thế?
Trước hết, tôi phải khẳng định rằng, việc mọi người dân tự ứng cử tham gia đại biểu quốc hội là quyền tự do dân chủ và được khuyến khích.
Tôi không đi cặp bồ, tranh vợ cướp chồng như ai đó, cũng không lừa đảo như Liên Kết Việt... Vậy thì họ nhân danh điều gì để xúc phạm điều đã được quy định bằng luật pháp, cũng như mạt xát tư cách, nhân phẩm của một nghệ sĩ chỉ vì họ làm điều pháp luật không cấm ấy?
Còn tất nhiên, khi đã quyết định ứng cử thì bản thân tôi phải tự tin vào khả năng của mình chứ. Tôi có sự hiểu biết về văn hóa nói chung, đi nhiều nơi, muốn được đóng góp một phần để phục hưng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; khắc phục những lỗ hổng về quản lý lễ hội, văn hóa ứng xử hiện nay trong xã hội...
Nếu tôi nói có hiểu biết về kinh tế thì mới nói tôi huênh hoang được chứ, đằng này, là một nghệ sĩ có nhiều năm trong nghề, chả nhẽ tôi cứ phải khiêm tốn “em còn non lắm” thì mới được khen à?
Hãy uống một ly cà phê với Vượng râu...
Đây là quyết định của anh hay được sự tư vấn từ ai đó? Trước khi ứng cử, anh có bàn với ai không?
Không, hoàn toàn là tự tôi thôi. Gần 40 tuổi rồi chứ có bé mọn gì nữa đâu mà phải xin ý kiến từ người khác. Tôi đủ tự tin, đủ bản lĩnh để làm điều đó, bất chấp là dư luận sẽ chê bai.
Nhiều nghệ sĩ cũng có những hiểu biết về nghề, có quan hệ rộng, tạo dựng được uy tín trong giới, nhưng họ không muốn liên quan đến chính trị để chuyên sâu vào nghề. Đóng góp cho văn hóa cũng có nhiều cách, bằng tác phẩm của mình chứ không nhất thiết phải tham gia Quốc hội...
Chính vì suy nghĩ ấy mà nhiều người có khả năng không dám tự tin ứng cử. Tôi muốn thay đổi quan niệm ấy và hô hào những người giỏi hãy ra giúp dân giúp nước. Đừng có sợ dư luận phán xét như vậy.
Nhưng dù sao, những định kiến về nghệ sĩ làm chính trị là có thật. Anh có sợ là sau hành động đó, người ta sẽ gán cho anh biệt danh mới là “khùng”, “hâm”...
- Tôi không biết công chúng có làm thế không, nhưng ít nhất, hành động này sẽ ghi dấu ấn của Vượng râu ở thời điểm này.
Những ai chưa gặp Vượng râu mà chỉ đọc các bài báo, Facebook thì sẽ có cái nhìn phiến diện, tiêu cực vì tôi nói khó lọt tai mọi người. Nhưng hãy có gặp, đi uống với tôi một ly cà phê, họ sẽ yêu mến và trân trọng tôi.
Tôi có “kinh nghiệm” trong việc bị hiểu lầm thế này rồi. Như hồi năm 2011, có bài báo nói tôi là danh hài số 2 đất Bắc, tôi cũng đâu có thanh minh gì, trừ một bài trên Báo Gia đình & Xã hội.
Tôi cứ để vậy và tự công chúng có cái nhìn khách quan, thông qua những sản phẩm hài hàng năm của tôi thôi.
"Cát - xê của tôi sau vụ này sẽ tăng cao"
Anh nghĩ khả năng được vào Quốc hội của anh là mấy phần?
À, cái này phải nói rõ nhé. Việc tôi tự ứng cử là thể hiện sự tự tin, dân chủ, nó khác với việc “phải được gì mới vào” nhé. Đây cũng giống như đi thi thôi, được thì vui không được cũng vui. Ai có tâm, có hiểu biết thì ra ứng cử chứ có phải “đóng thuế” đâu mà không dám thể hiện.
Khi mình làm điều chưa ai dám làm thì bản thân sẽ được học hỏi nhiều hơn, được tiếp xúc với nhiều luật sư, những nhà trí thức để mở mang kiến thức. Hay ít ra cũng được “đánh động” từ dư luận.
Như sau vụ này, chắc chắn là cat-xê của Vượng râu sẽ tăng cao đấy. Cứ chờ đó mà xem. Đã có bầu show đang mời tôi diễn rồi. Còn nói là đắt mấy cũng phải mời Vượng râu bằng được, dù chỉ để xem dân tình người ta chửi thế nào...
Cảm ơn nghệ sĩ!
Thanh Hà (Báo Gia đình & Xã hội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét