- Tai nạn đã xảy khi gác chân lên táp-lô

Bài học từ thói quen xe hơi của cô gái Mỹ

Ảnh chụp xương đùi gãy một bên, bên còn lại bị trật khớp một khoảng dài là hậu quả của nữ nạn nhân gác chân lên táp-lô.

Tai nạn đã xảy ra từ 2015 nhưng gần đây ảnh mới được cảnh sát công khai. Nữ nạn nhân Audra Tatum ở Chickamauga, Georgia đã xáo trộn cuộc sống vì thói quen gác chân lên táp-lô.

Ảnh X-quang xương đùi trật khớp (bên trái) và gãy (bên phải).
Theo Carscoops, bức ảnh gây lo sợ trên mạng xã hội ở Mỹ. Trong vụ tai nạn, những người khác trên xe chỉ bị thương nhẹ, riêng Tatum vì để chân lên bảng táp-lô nên túi khí bung đã đẩy chân cô hướng thẳng vào mặt, khiến cô này bị gãy mũi, xương đùi và mắt cá chân.

Tatum chia sẻ, “toàn bộ cơ thể bên phải đã bị phá huỷ vì sự thiếu hiểu biết, tôi không phải người có năng lực siêu nhiên nên không thể lường trước vụ tai nạn để bỏ chân xuống”.

Tatum là một kỹ thuật viên y tế khẩn cấp. Vụ tai nạn khiến hai năm sau đó, cô không thể đi làm.

Túi khí có thể bung ra với tốc độ 160-354 km/h. Vì vậy, các hãng khuyến cáo không đặt vật cản trên đường bung của túi khí, ví dụ bắt chéo tay khi cầm vô-lăng hay để chân trên táp-lô.

Minh Quân (theo Carscoops)

Những sai phầm mà bạn phạm phải hàng ngày khi lái xe.

1. Không cầm vô-lăng ở điểm 2 và 10 giờ

Tưởng tượng vô-lăng là mặt đồng hồ thì việc cầm vô-lăng ở điểm 2 và 10 giờ là một sai lầm nghiêm trọng!

Hình ảnh người cầm lái giữ tay ở 2 và 10 giờ nhìn có vẻ "hợp lý", nhưng thực tế, nó chỉ phù hợp với những chiếc vô-lăng khổng lồ không có trợ lực vốn đã "tuyệt chủng" từ lâu. Với loại vô-lăng này, cầm ở 2 và 10 giờ giúp người lái vần vô-lăng có lực và giữ vô-lăng một cách thoải mái hơn.

Những chiếc xe cổ với vô-lăng to, không có túi khí, không có trợ lực.
Nguy cơ khủng khiếp từ việc cầm vô-lăng kiểu này với các mẫu xe hiện đại đó là khả năng phần da phía trong của cổ tay bị "thổi bay" khi túi khí bung. Do đó, vị trí hợp lý là điểm 3 và 9 giờ.  

Vị trí cầm vô-lăng an toàn là điểm 3 và 9 giờ. 

2. Chờ vài phút để làm nóng động cơ trước khi chạy

Thực tế việc để động cơ nổ cầm chừng quá dài trước khi chạy chỉ gây ra tiêu tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.  
Để xe nổ cầm chừng quá lâu không thực sự hữu ích. 

Đại bộ phận các mẫu xe hơi (và thậm chí là cả xe máy) hiện đại đều đã có cảm biến nhiệt độ động cơ cũng như cảm biến ô-xy, giúp bộ điều khiển trung tâm (ECU) tự điều tiết để phun nhiều xăng hơn vào buồng đốt khi xe mới khởi động, qua đó giúp động cơ đạt mức nhiệt độ hoạt động lý tưởng chỉ trong khoảng 30 giây.

Tuy nhiên, cũng không nên chạy quá gắt ngay sau khi khởi động. Nhiệt độ thấp khiến các chất bôi trơn trong động cơ bị cô đặc lại, do đó cần thời gian để làm nóng và luân chuyển đi khắp nơi.

Bởi vậy, lời khuyên được nhiều chuyên gia đưa ra là nổ máy, chờ khoảng nửa phút và di chuyển nhẹ nhàng trong khoảng vài km đầu tiên.

3. Đạp ga trước khi nổ máy giúp dễ nổ hơn

Rất rất lâu trước đây, có một bộ phận trên xe gọi là chế hòa khí. Và việc đạp ga trước khi nổ máy giúp đưa một chút xăng vào buồng đốt, do đó, tạo điều kiện cho bu-gi đánh lửa dễ dàng hơn.

Còn ở thời điểm hiện tại, có lẽ sẽ rất khó để tìm ra được một chiếc xe hơi còn sử dụng chế hòa khí. Hệ thống phun xăng điện tử đã kiểm soát hoàn toàn quá trình khởi động của xe. Và nếu xe của bạn khó nổ, hãy tìm một nguyên nhân khác thay vì đạp ga một cách vô ích.

4. Đạp phanh khi qua gờ giảm tốc hoặc vật cản
Đương nhiên, phóng thật nhanh qua gờ giảm tốc là một ý tưởng tệ hại. Va chạm mạnh gây mất cân bằng và nhiều hư hại cho hệ thống treo của xe.
Khi lốp tiếp xúc vào những gờ nổi, phanh xe gây tổn hại rất lớn lên hệ thống treo

Tuy nhiên, việc phanh khi xe đang qua gờ giảm tốc còn là một ý tưởng tệ tại hơn. Giảm tốc làm xe ghì xuống, trong khi hệ thống treo đã đang bị nén bởi gờ giảm tốc, tăng thêm lực nén từ phía trên sẽ làm hệ thống này thực sự bị tổn hại.

Lời khuyên là nên giảm tốc từ trước khi bánh xe lăn qua gờ giảm tốc, đồng thời đi tốc độ thấp qua khu vực dễ gây mất kiểm soát này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét