- Thương Lái TQ - Những Chiêu Trò Phá Hoại

Phân trâu khô, móng trâu, lá khoai lang, lá điều khô... là những thứ quái lạ mà lái thương Trung Quốc từng thu mua ồ ạt ở Việt Nam. 
Lái thương Trung Quốc đang thu mua ồ ạt cây ba chạc ở Việt Nam. Mặc dù không biết cây ba chạc được dùng làm gì, song với mức giá thu mua 7.000 đồng/10kg, mỗi ngày kiếm được vài trăm nghìn đến cả triệu đồng, gần đây, nhiều người dân các xã miền núi Thanh Hóa đổ xô "săn" loại cây này để bán lại cho lái thương kiếm lời.

Trước đó, năm 2014, gỗ trắc dây cũng trở thành món hàng lạ lái thương Trung Quốc thu mua rầm rộ tại địa bàn thị xã Ninh Hòa và Huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg. 
Đánh vào tâm lý “hám lợi trước mắt” của một số nông dân Việt, lái thương Trung Quốc thu mua những thứ lạ với giá cao. Trong đó, có lần hạt chè trở thành món hàng kiếm lời với giá 6.000 đồng/kg. Trước đó, năm 2011, thương lái thu mua chè bẩn, nông dân đem cả liềm cắt cành, ngọn, không kể lá non, lá già bán khiến tình trạng thiếu nhiên liệu xảy đến với nhiều nhà máy chè. 
Không chỉ mua na mà thậm chí hạt na cũng được lái thương mua. Na rừng nặng tới 5kg ở Lào Cai cũng được thu mua giá 500.000 đồng với lý do làm dược liệu chế biến thuốc. 
Lá khoai lang cũng là mặt hàng lạ mà người Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với giá 10.000 đồng/kg. 
Quái chiêu hơn, cuối năm 2012, ở Bình Phước xuất hiện khá nhiều thương lái Trung Quốc thu mua lá điều với giá 500-1.000 đồng/kg. 
Kỳ quặc hơn, thương lái Trung Quốc chỉ mua hoa thanh long trước thời điểm hoa nở 1 ngày. 
Trước đó, các lái thương cũng thu gom phân trâu khô ở vùng Apachải (Điện Biên). Mỗi bao phân trâu khô nặng 15kg sẽ được mua với giá 60.000 đồng. 
Để kiếm lời nhanh, nhiều người dân đi chặt móng trâu bán cho người thu mua. 
Tại khu vực Quốc Oai, Hà Nội và vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng từng có nhiều thương lái đến thu mua ốc bươu vàng, trứng ốc bươu với giá từ 18.000 đến 23.000 đồng/kg. 
Thay vì tìm lợn nạc mua, lái thương Trung Quốc săn lùng lợn siêu mỡ. 
Tổ ong đất được mua với giá 300.000-500.000 đồng/kg khiến người dân ở một số xã thuộc huyện Si Ma Cai (Lào Cai) bất chấp nguy hiểm bắt ong về nuôi. 
Ngoài ra, những con ong đang nuôi cũng được thu mua với giá 50.000 đồng/con. 
Theo những người chuyên săn đỉa, giá mỗi kg đỉa do thương lái Trung Quốc thu mua lên tới 500.000 - 600.000 đồng, thậm chí có thời điểm lên tới cả triệu đồng/kg. Nhiều người dân đã đổ xô đi bắt đỉa, thậm chí nuôi đỉa để kiếm lời. 
Không ít loại quả rừng được thương lái thu mua với giá cao khiến người dân đổ xô vào núi, những mong kiếm được thu nhập cao hơn. 

Có giá từ 70.000 - 150.000 đồng/kg, đắt hơn nhiều loại hoa quả đặc sản được bán ngoài thị trường, trái mây dại, mây rừng giúp không ít người kiếm được cả triệu đồng một ngày. Ảnh: Tuổi Trẻ. 
Quả mây rừng vỏ ngoài và hạt rất cứng, ruột mềm, có vị ngọt.... 

Theo những người dân, có thể lái thương thu mua chúng để làm các loại vòng trừ tà hoặc giúp chế tác đồ thủ công mỹ nghệ. Ảnh: Báo Quảng Ngãi. 
Quả tỳ bà (hay tỳ bà diệp, nhót tây) từng được dân Hà Thành rộ lên tìm mua với giá khá đắt, 85.000 đồng/kg. Đây vốn là loại quả rừng đặc sản thường có ở các vùng Lạng Sơn, Lào Cai. 
Theo lời các lái thương, loại quả này đắt đỏ vì công vận chuyển, cộng thêm chi phí nhập hàng cao. Loại quả này bỗng gây "sốt" vì chúng được quảng cáo công dụng tốt để phòng và trị ho, hen suyễn. Ảnh: Zing. 
Quả gai lạ mắt xuất hiện trên nhiều tuyến phố Hà Nội thời gian qua được gọi là quả mây thái. Chúng có giá 120.000 - 150.000 đồng/kg, đắt gấp nhiều lần các loại hoa quả thông thường. 
Mây Thái vốn mọc hoang dưới tán rừng rậm, rừng thưa duyên hải từ Quảng Nam đến Canh Ranh, Vũng Tàu, Phú Quốc. Sở dĩ, chúng đội giá lên đắt đỏ vì hương vị lạ và cơn "sốt" đua nhau tìm mua của dân thành thị. 
Me rừng còn gọi là chùm ruột núi, chúng mọc hoang ở các vùng rừng núi phía Bắc của nước ta. Ít ai ngờ rằng, loại quả vốn chỉ quen thuộc với người dân vùng sơn cước lại trở thành loại quả đặc sản có giá 80.000 đồng/kg ở thành thị. 
Sở dĩ khách thành thị tìm mua loại quả này vì theo Đông y, quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm. 
Táo mèo đặc sản vùng Yên Bái được bán với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg (tùy thời điểm, chất lượng quả). Từ lâu, đây đã là loại quả rừng rất được ưa chuộng, chúng dùng ngâm rượu, làm mứt với hương vị đặc trưng thu hút. 
Theo những người dân, táo mèo Tú Lệ (Yên Bái) nổi tiếng thơm, ngon nhất, vì thế, giá bán của chúng cũng đắt hơn nhiều. 
Mắc mật vốn là loại quả dại ít được chú ý hoặc chủ yếu được người dân các vùng núi biết đến. Tuy nhiên, gần đây, loại quả này được tìm mua khá nhiều với giá khoảng 50.000 đồng/kg quả tươi. 
Loại quả này nhanh chóng trở thành gia vị được ưa thích khi chế biến món ăn như vịt quay. 
Trước đây, na rừng vốn là loại quả không được chú ý, chỉ có giá 4.000 - 5.000 đồng/kg. Song gần đây, do khan hiếm và được lái thương thu mua để làm thuốc nên na có giá tới 120.000-200.000 đồng/kg. Mặc dù chưa có nghiên cứu về tác dụng của loại quả này song chúng vẫn đang được thu mua với giá cao gấp trước nhiều lần. Ảnh: Zing. 
Đây không phải lần đầu thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt nhiều loại cây lạ ở Việt Nam. Mặc dù không biết cây ba chạc được thu mua làm gì, song với mức giá thu mua 7.000 đồng/10kg, mỗi ngày kiếm được vài trăm nghìn đến cả triệu đồng, không ít người dân các xã miền núi Thanh Hóa "săn" loại cây này để bán lại cho lái thương kiếm lời. 
Thậm chí, có những người dân bỏ công việc thường ngày vào rừng kiếm cây ba chạc bán cho lái thương Trung Quốc. Ảnh những bó cây ba chạc chờ bán cho lái thương. (Nguồn ảnh: ĐSPL) 
Cây ba chạc thường xuất hiện ở các vùng núi, bìa rừng hoặc một số vùng đồng bằng. Cây còn được gọi là chè đắng, chè cỏ, cây dầu dầu. Ba chạc cao 2 - 8m, có nhánh màu đỏ tro. 
Cây có lá kép, thuôn dài, nguyên, trông giống chạc ba nhánh, do đó có tên Ba chạc. Cụm hoa ba chạc mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá, màu trắng. Quả nang gồm 1 - 4 ngăn, nhỏ như hạt tiêu, vỏ nhẵn, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu, đường kính 2mm, màu đen xanh bóng. 
Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở... Cây thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh. 
Rễ của cây ba chạc thường được nhiều người lấy về thái nhỏ, phơi khô để đun nước uống (đặc biệt chúng được dùng cho phụ nữ sau sinh). Ngoài ra, nếu dùng khô, người dân thường thái nhỏ rễ và vỏ, sao vàng, dùng ngay hoặc nấu cao, cất giữ nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc. 
Thời điểm thu hoạch vỏ và rễ cây để dùng tươi hoặc khô thường là mùa thu. 
Nếu muốn thu hoạch lá dùng tươi, người dân thường hái lá vào mùa xuân hoặc mùa hạ. 
Ba chạc là cây sống khỏe, không kén đất, có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh. Chúng chủ yếu mọc rải rác hoặc được làm hàng rào nhà dân. Cây được nhân giống bằng hạt, dễ nảy mầm. 

Ngọc Linh (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét