- Kỳ thị người tự ứng cử đại biểu Quốc hội là phá hỏng tinh thần dân chủ

TÔI MUỐN CÙNG QUỐC HỘI GIỮ CHO ĐƯỢC VĂN HÓA DÂN TỘC

Dưới gác Khuê Văn, biểu tượng của văn hiến dân tộc và nho sĩ Bắc Hà xưa.

TÔI MUỐN CÙNG QUỐC HỘI 

GIỮ CHO ĐƯỢC VĂN HÓA DÂN TỘC

Nguyễn Xuân Diện



Cho phép tôi được giới thiệu về bản thân mình. Tôi là Nguyễn Xuân Diện, năm nay 46 tuổi, hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Công việc hiện nay của tôi là nghiên cứu di sản Hán Nôm của cha ông. Tôi hiện là Phó trưởng phòng văn bản Văn học của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.


Tôi là hội viên của Hội Văn Nghệ Dân gian VN, hội của những người nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến, truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian. 

Tôi có vợ và hai con nhỏ, hiện chúng tôi sống tại phường Kim Liên, Quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Quê tôi là Làng cổ Đường Lâm (Đường Lâm cổ ấp), một ấp sinh hai vua là những vị anh hùng của dân tộc đó là Ngô Quyền và Phùng Hưng. Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu vinh danh Ngô Quyền là “vị tổ trung hưng thứ nhất” của dân tộc. Nhân dân tôn vinh Phùng Hưng là Bố CáiĐại vương (Đức vua cha mẹ của dân). 

Đường Lâm cũng là quê của hai nhà khoa bảng nổi tiếng. Đó là Thám hoa Giang Văn Minh (1573 - 1638) Chánh sứ (trưởng đoàn Ngoại giao) VN trong chuyến đi sứ năm 1637. Và Phó bảng Kiều Oánh Mậu (1854 - 1911) nhà khoa bảng yêu nước, nhà báo, học giả chú giải Truyện Kiều. 

Cảnh quan làng cổ, phong khí của mảnh đất quê hương đã hun đúc và nuôi dưỡng tâm tính của tôi, khiến tự tôi quyết định mình trở thành một người nguyện suốt đời phụng sự cho văn hóa dân tộc. Quê tôi, hình ảnh hai vua là biểu trưng cho sự tự chủ, chủ quyền quốc gia. Còn Thám hoa Giang Văn Minh là biểu tượng của ngoại giao Đại Việt. Kiều Oánh Mậu là hình ảnh một chí sĩ yêu nước bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ Nho giáo để hội nhập với thời cuộc. Ông là bạn thân của nhà tư sản Bạch Thái Bưởi. Ông cổ xúy cho thực học, cổ xúy cho việc dịch sách về tính dục và vệ sinh để truyền bá. 

Tôi làm việc ở Viện Hán Nôm đã 23 năm, trong đó có gần 20 năm làm việc tại Thư viện Viện Hán Nôm, là nơi lưu trữ các văn bản cổ của tổ tiên chúng ta. Nơi đây có hàng vạn thác bản văn bia; gia phả của hàng trăm dòng họ; thần tích của hàng ngàn làng quê và những thi tập của các nhà thơ...

10 năm làm Phó Giám đốc Thư viện, lầm lũi bên kho sách, chắt chiu từng trang tư liệu, tôi nhận thức rằng, nếu không dịch thuật quảng bá, giới thiệu thì những thông điệp của tổ tiên ko thể đến được với con cháu hôm nay và mai sau. 

Lời dặn của cha ông về Hoàng Sa, được viết trên một tờ lệnh cấp cho những ngư dân đi Hoàng Sa năm 1834 rằng: "Đường biển ấy là nơi quan yếu, phải dốc sức mà thừa hành để cho công việc được mười phần trọn vẹn. Nếu bất cẩn, sẽ phạm trọng tội" vẫn là lời nhắc nhở đến hôm nay và muôn đời sau.

Lời dặn của người xưa về chống tham nhũng, tiến cử hiền tài, giáo dục đạo đức gia đình, phép tắc từ trong nhà ra đến họ mạc, xóm làng đều cần được chuyển tải đến hôm nay.

Tôi yêu thích ca trù từ nhỏ, và đến năm 2007 đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về ca trù. Đây cũng là luận án Tiến sĩ đầu tiên về Ca trù tại Việt Nam.

Vài tháng sau khi bảo vệ, luận án đã được in thành sách. Luận án 250 trang được Bộ Văn hóa VN cho vào hồ sơ trình UNESCO để vinh danh Ca trù là Di sản thế giới. Tôi cũng là 1 trong 8 thành viên chuẩn bị hồ sơ khoa học về ca trù.

Trước tình hình đáng báo động của văn hóa nước nhà hiện nay, tôi quyết định ra ứng cử ĐBQH. Vào Quốc hội là đem trí tuệ và tâm huyết để thực thi “quyền lực” của một đại biểu Quốc hộitrước các vấn đề lớn của đất nước hôm nay. 

Tôi muốn cất lên tiếng nói của người dân tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam!
.
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2016
Nguyễn Xuân Diện

Phân biệt đối xử hay kỳ thị người tự ứng cử có lẽ không chỉ “vi phạm pháp luật” mà còn phá hỏng đi tinh thần dân chủ của cuộc bầu cử nhiệm kỳ này.

Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Giải phóng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim cho biết đây là tín hiệu “rất hay” của nền dân chủ. “Lần này số người tự ứng cử nhiều, đó là điều rất hay, cho thấy không khí xã hội dân chủ”. Ông Kim còn khẳng định: “Không ai được làm khó dễ người tự ứng cử, đó là vi phạm pháp luật”.

Có lẽ chưa bao giờ, số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội lại đông đảo như ở lần bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ này. Cụ thể đến nay, các địa phương có hơn 100 người tự ứng cử đã thông qua hiệp thương vòng 2. Trong đó tại Hà Nội và TPHCM, số người tự ứng cử đều cao hơn số được các cơ quan tổ chức giới thiệu ra ứng cử.

Đây là một tin đáng phấn khởi bởi nó thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với đời sống chính trị, sự tự tin của người tự ứng cử và tinh thần mở rộng dân chủ theo tinh thần Nghị quyết XII của Đảng.

Chúng ta tôn trọng và khuyến khích tinh thần này, song vấn đề bây giờ nằm ở khâu hiệp thương để giới thiệu cho cử tri những ứng cử viên tiêu biểu, xứng đáng với vai trò và trách nhiệm của mình.

Công bằng mà nói, tuy đã có nhiều biện pháp khá chặt chẽ nhưng tại các nhiệm kỳ gần đây, không phải lúc nào Hội đồng bầu cử cũng có sự lựa chọn chính xác mà ngược lại, đã từng có những ứng cử viên không đủ tiêu chuẩn về cả tài năng lẫn đạo đức.

Đã từng để lọt những ứng cử viên khai gian lý lịch. Đã từng để lọt những ứng cử viên mà sau khi trúng cử, vi phạm pháp luật phải bãi miễn rồi truy tố. Đã để lọt những đại biểu mà Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tướng – Văn hóa (nay là Ban Tuyên giáo) từng phải thốt lên: “Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?”. Thật ra, câu hỏi này nên đặt ra trước đó: “Ai đã tiến cử ông nghị này cho dân bầu nhỉ?”.

Có lẽ cũng không cần nhắc lại, vai trò và trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Việt Nam chúng ta lớn đến như thế nào và việc tìm ra những ứng cử viên đủ tài, đủ đức cũng cần thiết đến như thế nào.

Trong khi đó, công bằng là do phương thức bầu cử hiện nay, không phải cử tri nào cũng nắm chắc lý lịch cũng như động cơ của ứng cử viên. Không ít cử tri đặt trọn vẹn niềm tin vào sự đề cử của các cơ quan chức năng nên việc hiệp thương tìm ra những người tài đức càng thêm quan trọng.

Tuy nhiên, cùng với việc sàng lọc khắt khe, cần phải có tinh thần khách quan, trung thực và cả sự trong sáng, không phân biệt giữa người được đề cử và người tự ứng cử.

Trả lời phỏng vấn báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết: “Tự ứng cử là quyền của công dân. Người nào có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền ứng cử. Trong quá trình hiệp thương, MTTQ Việt Nam ủng hộ tất cả những người ứng cử đủ điều kiện, tiêu chuẩn, không phân biệt người tự ứng cử hay người được giới thiệu ứng cử”.

Vì thế, phân biệt đối xử hay kỳ thị người tự ứng cử có lẽ không chỉ “vi phạm pháp luật” như lời của ông Kim mà còn phá hỏng đi tinh thần dân chủ của cuộc bầu cử nhiệm kỳ này.
  • http://dantri.com.vn/blog/ky-thi-nguoi-tu-ung-cu-la-pha-hong-tinh-than-dan-chu-20160319050807382.htm
  • Nguyễn Đức Chính · 10:29 ngày 19/03chỉ nên kỳ thị những kẻ được bọn phản động lợi dụng dân chủ đứng ra tự ứng cử, loại này mà vào được Quốc hội thì cực kỳ nguy hiểm.
    • Hoi Vo Duc · 10:29 ngày 19/03vậy có ai biết quyền lực quyền hạn và nhiệm vụ của người tự ứng cử và người được các cơ quan nhà nước giới thiệu ứng cử ra sao không
      • Nguyễn Chí Thanh · 10:28 ngày 19/03
        Dân chỉ quan tâm đến ai lãnh đạo làm tốt và có lợi cho đất nước,có lợi cho dân thôi,vậy nên chúng ta hãy xem xét ở góc độ năng lực và ý thức thôi,đất nước mình nghèo thế đủ rồi,đừng để nghèo hơn nữa tội dân mình lắm
        • Ly1 Tu Duyen · 10:27 ngày 19/03
          tôi thấy có vị được vào QH khi đi họp thường vắng mặt để lo việc khác. Cả nhiệm kỳ không  nghe phát biểu 1 lần. Như vậy thì đâu có đại diện cho cư tri để lắng nghe và truyền đạt tâm tư nguyện vọng của cử tri. Thiết nghĩ nên hạn chế các vị lãnh đạo chính quyền vào QH, để không   kiêm nhiệm quá nhiều việc và cũng để giữa hành pháp và lập pháp có sự độc lập với nhau.
          • Thanh Hà · 10:13 ngày 19/03
            . Dân ta đủ và có thừa sự sáng suốt để lựa chon người đại diện cho mình trong Quốc hội. Không thể có sự kỳ thị người tự ứng cử , dù là họ tự ứng cử với mục đích nào. Nếu mục đích không trong sáng, cử tri sẽ loại bỏ và luật pháp không tha.
            Ẩn 1 trả lời
            • Xuan Cuong Pham · 10:31 ngày 19/03
              Ở nước ngoài, người muốn ứng cử phải đi vận động các cử tri bỏ phiếu cho mình, còn VN chúng ta đâu có vụ vận động này đâu, công dân đi bầu mà chẳng biết mình bàu cho ai, vì có ai đọc hết tiểu sử của các đại biểu bao giờ. Vậy cho nên tự ứng cử là một hình thức dân chủ,
          • Võ Tá Luân · 09:59 ngày 19/03
            Hoan hô báo Tuổi trẻ đã đưa tin: “Các văn nghệ sĩ ứng cử nhiều chứng tỏ họ rất yêu quý Quốc hội, nhưng vào Quốc hội không chỉ là hát hay, mà phải có năng lực để làm luật, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng” - ông Phúc nói. Trước khi nói điều dưới đây, trước tiên xin gửi lời chia sẻ với anh chị em nghệ sỹ đã thực hiện quyền ứng cử của mình. Với tôi: - Điều đầu tiên tôi muốn gửi đến ông Nguyễn Hạnh Phúc là ông nói rất hay, chính xác và tôi mong ông ghi nhớ và ủng hộ 07 Luật sư ứng cử đại biểu Quốc Hội (theo tôi biết đến thời điểm này) trong đó có: 02 Luật sư được giới thiệu (Luật sư Trương Trọng Nghĩa là Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố HCM và luật sư Nguyễn Văn Chiến là Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) và 05 luật sư tự ứng cử, vì các luật sư sẽ đảm bảo được các yêu cầu như ông phát biểu, đó là: có năng lực để làm luật, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng. - Mong các nhà báo viết bài phỏng vấn các ứng viên là luật sư để các cử tri biết có 07 luật sư ứng cử đại biểu Quốc Hội, đặc biệt báo Đại Biểu Nhân Dân theo dõi, giám sát việc bầu, và việc kiểm phiếu tại khu vực bỏ phiếu có 07 luật sư ứng cử Quốc Hội để đưa tin kịp thời. 
            Ẩn 1 trả lời
          • Anh Tuan · 09:59 ngày 19/03
            Con số 100 người tự ứng cử quả thật rất đáng mừng, nhưng vẫn còn đó những băn khoăn. Mừng vì tinh thần dân chủ , xây dựng đất nước của người dân Việt rất cao, nhưng điều đó liệu rằng có được ghi nhận và ghi nhận như thế nào? Lâu nay chúng ta đi bầu với suy nghĩ cho có lệ còn kết quả thì... Lần này chúng ta hi vọng có sự thay đổi mạnh mẽ đưa đất nước  đi lên.
            • Võ Tá Luân · 09:56 ngày 19/03
               Sau khi đã công bố danh sách các ứng viên được đề cử và tự do, sẽ đến vòng các vị ứng viên được thử thách "tín nhiệm" tại nơi cư trú.,một việc không dễ, nhưng trong tầm tay. Nếu được đa số dân cư nơi cư trú "tín nhiệm",vì luật quy định chỉ loại những người không đủ "tiêu chuẩn" ghi trong luật. Rất có thể, những người tự ứng cử sẽ đòi đến buổi hiệp thương cuối cùng để giám sát. Họ sẽ yêu cầu cuộc hiệp thương cuối phải công khai, minh bạch, văn minh ít nhất như lấy "tín nhiệm" ở khu dân cư, nơi ứng cử viên có thể trình bày và giải đáp những thắc mắc về cá nhân họ.
              • Toi Yeu Vietnam · 09:54 ngày 19/03
                Có một số không nhỏ ĐBQH  không biết nêu nguyện vọng của cư tri (có gặp đâu mà biết...)....
                • Ngô Thị Miên · 09:47 ngày 19/03
                  Nghĩ tới nghĩ lui,họ nói như vậy cũng có cái rất thật (?). Một số tự ứng cử thì có năng lực và có tâm,có đức thực..nhưng cầm chắc là trật..nên vẫn dũng cảm "may ra trúng" nên gọi họ "ứng cử chơi chơi"... 
                  • Trần Võ · 09:43 ngày 19/03Trước hết hãy nâng dân trí của người VN lên về dân chủ và pháp luật.
                    • Quach Tan Cang · 09:29 ngày 19/03
                      “Không ai được làm khó dễ người tự ứng cử, đó là vi phạm pháp luật”.“Hảy xem lại việc "Hiệp Thương" Giao cho ông Mặt Trận làm việc này tôi thấy chưa ổn: 1. Trình độ mấy ông Mặt trận tại cơ sở thường yếu. 2. Mặt trận lại bị chỉ đạo của cấp trên, bị sức ép của Bí Thư, của UBND. 3. Làm theo cảm tính, không đúng quy trình, hướng dẫn, gây bất bình trong nhân dân, cử tri. 4. nên thay đổi cách làm để nâng cao sức chiến đấu cao của các ông "Mặt Trận"
                      • Nguyễn Trung Hậu · 09:22 ngày 19/03
                        Đây là tín hiệu đánh mừng chứ không phải lo lắng gì cả vì họ toàn là người Việt nam cả mà. Nén tạo mọi điều kiện cho họ vì họ làm việc vì tiếng nói của người dân mà tại sao có việc này mà cứ nói hoài vậy. , người dân chúng ta bây giờ hiểu rất rõ mọi chuyện mà. Chuyện xa bên mỹ. Trung đông họ còn biết thì chuyện ở Việt nam mình thì quá đơn giản đối với họ. Cho nên cđừng dèm pha họ nữa cứ thử đi rồi đại hội sau sẽ có kinh nghiệm mà. Nên phát huy đi
                        • Phạm Thành · 09:21 ngày 19/03
                          nhứng người tự ứng cử là những người rất quan tâm đến DÂN và kinh tế của đất nước, họ có tiếng nói , họ có hành động . chứ ko như một số nghị gật mà nhiều bài bình luận đã nói đến
                          • Công Lý · 09:14 ngày 19/03Bài viết quá đúng không còn gì để nói nữa.
                            • Doan Trung · 09:05 ngày 19/03
                              cả nước chỉ vài chục người tự ứng cử,mà đã có một số quan chức nóng mặt bình phẩm ,chê bai ,bóng gió xúc phạm người ta,nào là ca sĩ chỉ biết hát...tự soi lại mình đi,đã làm được gì cho Tổ Quốc,cho người Dân, xét theo cơ chế Bầu cử này Tổng Thống  Hoa Kì Ronald Reagan , khi tự ứng cử,sẽ bị loại ở ngay vòng Tổ Dân phố,vì ông ta xuất thân là diễn viên Hollywood.Danh Tướng Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bán ở lề đường cũng bị loại... và còn nhiều nữa,nhưng thôi mỏi tay rồi,xin hết.
                              • Ganoilai · 09:02 ngày 19/03
                                Từ trước đến giờ g thực tể chất lượng đại biếu như thế nào ai củng biết . Còn năm nay dân tự ra ứng cử tương đối nhiều nhưng tỉ lệ rất khiêm tốn . Chưa vì mà lo lắng này kia, người lo lắng chính là nhân dân chứ không phải cán bộ . Dân cần người lo cho dân 
                                • Ngô Thị Miên · 09:00 ngày 19/03
                                  Ngay trong Uỷ ban bầu cử TƯ đã có một số ý kiến vho rằng,có những ứng cư viên "chơi chơi" và nặng hơn nữa là chụp cho cái mũ "ứng cử viên phản động"...Vậy nếu những Ứng cử này trúng có số phiếu bầu rất cao..như vậy có một số lớn cử tri là phản động ?
                                  • Nguyễn Thị Thanh Xuân · 08:56 ngày 19/03Tư tưởng lạc hậu từ lâu của dân ta, coi việc tự ứng cử là huêng hoang, tự cao, thích chức quyền. Giờ có lẽ phải thay đổi, những người ứng cử là những người có tâm huyết, mong làm được nhiều việc cho đất nước, nhưng nên chọn lọc kỹ tránh những phần tử cơ hội.
                                    Ẩn 1 trả lời
                                  • Vinh Nguyễn · 08:55 ngày 19/03
                                    Đi theo con đường dân chủ là hội nhập văn minh nhân loại, là tôn trọng giá trị cốt lõi của hiến pháp và xã hội. Khi người dân sử dụng quyền ứng cử và bầu cử thì đó là cách để có một xã hội tiến bộ.
                                    • Nguyễn Thị Thanh Xuân · 08:54 ngày 19/03
                                      Lâu nay nhân sự bầu cử Quốc Hội gần như do lãnh đạo định sẵn, giờ thấy có thay đổi mừng quá. Mong có sự chọn lọc chính xác từ các cử tri để đại biểu Quốc hội thật sự là người có tâm huyết vì lợi ích của đất nước.
                                      • Thanh · 08:52 ngày 19/03
                                        Bầu cử thì phải đưa ra nhiều ứng viên để mọi cử tri lựa chọn, phiếu bầu phải có số và seri như hoá đơn thì mới có tác dụng chứ những lần bầu cử trước  làm mất lòng tin của cử tri dẫn đến việc một người đi bầu một lúc cho nhiều người cho nên kết quả bầu cử ko đúng thực tế.
                                        • Nguyen Khanh Khoa · 08:32 ngày 19/03
                                          Xin hoi nguoi tu ung cu co quyen duoc kiem phieu kg vay, neu tu ung cu ma kg xem duoc so phieu thi cung nhu kg,
                                          • Vui · 08:25 ngày 19/03
                                            Đầy người dân giỏi đang ở ngoài họ sống có ích họ chẳng vi phạm pháp luật , tại sao không ứng cử, phải phát huy hết dân chủ để tìm được hiền tài như hiến tặng trái tim cho nghị trường quốc hội vậy thi may ra đất nước mới tiến bộ và phát triển được, cần bắt đầu từ khóa này....
                                            Ẩn 1 trả lời
                                          • Nguyễn Quang Trung · 08:23 ngày 19/03Như báo Dân trí đã viết việc tinh giản biên chế giờ đây là việc " chọn cột cờ lấy cột cờ ". Với việc bầu cử QH thì khác hoàn toàn, rõ ràng là phải thực sự chọn " bó đũa lấy cột cờ". Nếu chọn nhầm cột cờ có sơn son thiếp vàng nhưng lại bị mục ruỗng bên trong rồi thì đương nhiên là đã vớ ngay được mấy ông bà nghị " gật "mất rồi. Khi họp hành đưa ra cái gì ông bà ấy cũng bấm nút giơ tay tán thành ngay thôi. Thảm họa là đất nước vẫn nghèo và dân càng nghèo hơn khi có mấy ông bà này trong QH.
                                            • Quang Anh · 07:58 ngày 19/03Không có điều kiện gặp nhiều cử tri như đáng lẽ ra phải có có lẽ cũng nên yêu cầu các ứng viên tự do và những người được trên bố trí phải công khai lý lịch và tuyên ngôn tranh cử của mình. Cử tri sẽ biết phần nào động cơ tranh cử của họ,phương châm hành động và kế hoạch thực hiện nếu họ trúng cử. Đó cũng là lời hứa và là cơ sở để dân dõi theo giám sát trong suốt nhiệm kỳ của họ
                                              • Nguyen Quang Long · 07:53 ngày 19/03
                                                Lâu nay ta cứ quen CỬ và BẦU chỉ là chiếu lệ. Từ nay về sau để công cuộc đổi mới thực chất đi vào cuộc sống và người dân khi cầm lá phiếu của mình là thực thi quyền BẦU CỬ của mình đúng nghĩa của cụm từ BẦU CỬ
                                                Ẩn 1 trả lời
                                                • Nguyễn Đức Vinh · 09:03 ngày 19/03Đấy là bỏ phiếu thôi, chứ bạn ít có cơ hội gặp được đại diện của mình, gặp được thì cơ hội chuyển tải ý kiến cũng hẻo lắm, ý kiến được cũng chưa chắc được nêu ra ở nghị trường, được nêu ra nhưng chưa chắc đã chuyển biến,...chưa có gì chắc cả.
                                              • Hồ Sỹ Lượng · 07:45 ngày 19/03
                                                Quả thật lâu nay mọi người dân rất tin tưởng vào sự giới thiệu nhân sự do các tổ chức giới thiệu,nhưng cũng  có những người nhìn vẻ bề ngoài bình thường nhưng trong người họ có tư duy xã hội tốt và có nhiệt huyêt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Với những người tự ứng cử có thể nói họ tự tin vào bản thân đẻ đảm nhận trách nhiệm với dân, nước đó mới là tình thân đáng khen không giống như các thành phần tự đánh bóng cho bản thân bằng vẻ bề ngoài bằng này, câp kia.
                                                • Lò A Say · 07:43 ngày 19/03
                                                  Tôi tin rằng có nhiều vị ứng cử, đề cử vào QH chưa hiểu thế nào là Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định chứ đừng nói nội dung chuyên sâu của nhiều lĩnh vực, vậy họ vào QH rồi mới tập làm quen, hay học phụ đạo để biết và góp ý mỗi khi lấy biểu quyết??? Cho nên hãy loại ngay từ vòng gửi xe , 1 Đại biểu đại diện cho vạn cử tri cần hội tụ đủ cả Trí Tâm Đức Nghiệp. 
                                                  • Nguyễn Quang Trung · 07:40 ngày 19/03Tôi nhận thấy nhiều nơi công tác hiệp thương, tiếp xúc giữa các ứng cử viên với cử tri mình làm còn làm qua loa, đại khái quá . Phải khẳng định đến 60-70% là cử tri không biết mặt ông bà ra ứng cử là ai. Còn lai lịch ông bà ta thế nào cũng chỉ biết mơ hồ qua mấy dòng giới thiệu không còn gì để ngắn hơn. Vậy rất mong Nhà nước phải có biện pháp để không lọt người tài và loại bỏ hết kẻ bất tài, cơ hội vào QH.
                                                    • Đỗ Văn Tuấn · 07:38 ngày 19/03
                                                      Nếu nhìn đa chiều thi thấy rằng việc có cả người có đức, có tài, người không đủ tiêu chuẩn, người tự ứng cử chơi chơi là có. Nhưng đó là quyền công dân do Hiến pháp quy định cho họ được làm như vậy. Không thể đưa tất cả ra mà bầu được, hiệp thương người ta không tin vì xưa nay không khách quan. Muốn chọn được người tài, muốn loại bỏ được người không đủ tiêu chuẩn, người ứng cử chơi chơi chẳng có cách nào khác là phải tổ chức tranh cử vì: -Có tranh mới có đua: đua nhau trổ tài, đua nhau chứng minh tài năng của mình có giá trị lớn với xã hội, đua nhau chứng minh mình là người xứng đáng với sự trông đợi của cử tri. - Có tranh cử công khai thì người dân mới có tư liệu đáng tin cậy để quyết định lá phiếu của mình. Tóm lại: Tổ chức tranh cử vừa là tổ chức cuộc đua cho các ứng cử viên; đảm bảo cuộc đua công bằng, nghiêm túc, đúng luật chơi , vừa là hoạt động cung cấp tư liệu cho người dân, cho cử tri. Người dân, cử tri quyết định lá phiếu của mình thông qua tư liệu được cung cấp đầy đủ, khách quan mới là sáng suốt lựa chọn. Bầu cử không có tranh cử  không chọn được người tài đức.
                                                      • Nguyễn Quang Trung · 07:30 ngày 19/03Đồng ý với nội dung bài viết. Thực tế đã chỉ ra là qua hầu hết các kỳ bầu cử , nhân dân chỉ biết tin vào danh sách đề cử của các cơ quan chức năng. Có điều trong các vị tự ứng cử, chỉ cần qua các phương tiện thông tin đưa tin nhân dân đã thấy bất ổn, bất bình phản đối. Nếu cơ quan chức năng không anh minh, sáng suốt lựa chọn mà để lọt các vị " bất tài, háo danh " vào QH thì quả thật là 1 thảm họa cho nước cho dân.
                                                        • Nguyễn Văn Dũng · 06:48 ngày 19/03
                                                          Hiện nay và từ này trở đi, việc cử và bầu sẽ càng ngày càng đàng hoàng và sôi động. Dân trí ngày càng cao, không cần phải có bất cứ ai chỉ cho họ phải thế này, phải thế nọ. Người dân họ xem nơi con người cụ thể để tự quyết định ai sẽ là người thay họ góp phần đưa đất nước thoát xa cái mốc hạnh phúc xếp thứ 93. Những thông tin chính thống cho phép người dân được biết, tiếp cận về các cuộc vận động cử và bầu của bè bạn năm châu cho thấy cái hay, cái dở của mỗi một “công thức” bầu bán đó để mà so sánh.
                                                          • Nguyễn Thị Hạnh · 06:47 ngày 19/03Chỉ có người dân mới thấu hiểu quyền lợi và nguyện vọng của dân . Người tự ứng cử sẽ không bị biến thành nghị gật và quốc hội sẽ là cơ quan quyền lực cao nhất . Nhưng công khai minh bạch trong kiểm phiếu bầu cũng là 1 điều cần nhất
                                                            • Mai Anh Bảo · 06:13 ngày 19/03
                                                              Quá đúng, ai cảm thấy đủ tài, đức thì tự ứng cử. Còn nếugây khó khăn cho những  ai ứng cử mà không qua giới thiệu của mặt trận, đảng,  và , nói xấu họ này nọ, quy chụp ... là sai
                                                              • Bùi Thành · 06:11 ngày 19/03
                                                                Cứ thực sự về tiếp xúc với dân, bầu công khai minh bạch sau khi dân được nghe kế hoạch hành động của mỗi vị ở cấp thấp nhất đến cao nhất, thì không sợ gì cả. Mọi thiết chế đã có rồi, nếu ai vi phạm thì đông đảo lực lượng an ninh, bảo vệ, cảnh sát sẽ ổn định trật tự.
                                                                • Lê Trung Tuấn · 06:06 ngày 19/03Câu hỏi bác Tám đặt ra quá chuẩn: "Ai đã tiến cử ông nghị này cho dân bầu nhỉ?". Nhìn vào một số đại biểu quốc hội không tài chẳng đức, không đóng góp gì cả... mới thấy việc tiến cử, giới thiệu lâu nay có vấn đề. Thiết nghĩ, người tự ứng cử lẫn người được tiến cử cần phải công bố kế hoạch chương trình hành động để nhân dân lựa chọn và giám sát.
                                                                • Người tự ứng cử và cạm bẫy hiệp thương


                                                                000_Hkg4923732-622.jpg



                                                                                   Người dân Hà Nội trong một lần xem danh sách các ứng cử viên trước đây.



                                                                Sự kiện Hà Nội và TP.HCM công khai danh sách sơ bộ ứng cử viên độc lập, hay còn gọi là tự ứng cử, được ghi nhận như một nét mới trong hoạt động bầu cử. Cho dù có thể dự đoán đa số ứng cử viên độc lập cổ vũ dân quyền sẽ bị loại bỏ ở những bước tiếp theo.

                                                                Sẽ loại bỏ nhiều ứng cử viên tự do?

                                                                Danh sách sơ bộ được công bố ngày 17/3/2016, chính là khởi sự vòng hiệp thương thứ 2 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo VnExpress, Hà Nội có 87 ứng cử viên Quốc hội, trong đó bên cạnh 39 ứng cử viên được giới thiệu, số người tự ứng cử đã nạp đơn hợp lệ là 48 người.

                                                                TS Nguyễn Quang A, chuyên gia độc lập về tin học, kinh tế, tài chính, nhà báo tự do, đứng đầu danh sách người tự ứng cử. Trả lời Nam Nguyên vào tối 17/3/2016, từ Hà Nội TS Nguyễn Quang A phát biểu:
                                                                Bất kể người nào ứng cử, được giới thiệu hay tự ứng cử, đều được công khai danh sách, đấy là một bước tốt để cho người dân có thể biết được những người này là ai chứ không còn chuyện giữ kín như những lần trước nữa.
                                                                -TS Nguyễn Quang A
                                                                “Tôi nghĩ đây là một điều tốt, không chỉ ở Hà Nội người ta công bố danh sách này mà ở Sài Gòn cũng công bố toàn bộ những người ứng cử. Tức là bước gọi là hiệp thương lần thứ hai. Ít ra ở hai thành phố này, bất kể người nào ứng cử, được giới thiệu hay tự ứng cử, đều được công khai danh sách, đấy là một bước tốt để cho người dân có thể biết được những người này là ai chứ không còn chuyện giữ kín như những lần trước nữa.”

                                                                Theo danh sách sơ bộ ứng cử viên Quốc hội tại Hà Nội được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc công bố hôm 17/3,  những người tự ứng cử bao gồm đủ thành phần từ nhân sĩ, trí thức chuyên gia, nhà báo, nghệ sĩ, công chức và những người hành nghề tự do.

                                                                Nổi bật trong số 48 người tự ứng cử ở Hà Nội, ngoài TS Nguyễn Quang A còn có TS Hán nôm Nguyễn Xuân Diện chủ blog Tễu, các blogger Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Tường Thụy, nghệ sĩ Vượng râu Nguyễn Công Vượng và nhà giáo Đỗ Việt Khoa.

                                                                Đây là lần thứ hai ông Đỗ Việt Khoa, một nhà giáo nổi tiếng vì hoạt động chống tham nhũng tự ra ứng cử Quốc hội. Lần trước trong cuộc bầu cử năm 2007, ông Khoa bị loại khỏi danh sách ứng cử viên sau khi bị điều gọi là đấu tố tại hội nghị cử tri trong vòng hiệp thương thứ hai. Đặc biệt ông bị 0% tín nhiệm từ hội nghị cử tri nơi công tác, sự việc theo lời ông Khoa, chính những người bị ông tố cáo tham nhũng đã trả thù ông.

                                                                Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 hiện nay, nhà giáo Đỗ Việt Khoa đã nghĩ ra đối sách để chống lại việc những người từ nơi khác được điều tới để vu khống bôi nhọ trong hội nghị cử tri ở khu phố. Ông nói:

                                                                “Dù người khác có vào đấu tố không có căn cứ thì đấu tố sẽ không có tác dụng, năm nay cá nhân tôi có kinh nghiệm, nếu ai đấu tố tôi vô căn cứ thì tôi nhờ bà con ghi âm, ghi hình làm bằng chứng để đưa họ ra tòa án. Năm nay dứt khoát phải đưa những người vu khống ra tòa án. Hy vọng là người ta sẽ không gây khó khăn gì cho tôi trong việc ứng cử…”

                                                                bau-cu-622.jpg
                                                                Đoàn giám sát của Hội đồng bầu cử quốc gia do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng đoàn giám sát Hội đồng bầu cử quốc gia dẫn đầu trong buổi làm việc với Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội hôm 15/3/2016.

                                                                Tiến trình bầu cử Quốc hội Việt Nam 2016 có vẻ sôi nổi hơn các kỳ bầu cử trong quá khứ. Đây là lần đầu tiên phong trào tự ứng cử nở rộ mạnh mẽ với sự tham gia của các nhà dân chủ. Phải chăng việc qui kết tổ chức phản động đứng sau một số người tự ứng cử Quốc hội là một bước chuẩn bị, để chắc chắn sẽ loại bỏ nhiều ứng cử viên tự do mà chính quyền không ưa thích.

                                                                TS Nguyễn Quang A nhận định:

                                                                “Họ không bị loại ở vòng hiệp thương thứ hai này nhưng còn hai cửa ải nữa khó khăn hơn nhiều. Tiếp đến sẽ có một cuộc gọi là hội nghị cử tri ở nơi cư trú và người ta mời ít nhất là 55 người, có thể là 60 tới 70 người do chính họ mời đến để “góp ý” mình, nhận xét rồi lấy phiếu  tín nhiệm về mình. Tức là 50-60 người ấy người ta định đoạt bỏ phiếu cho mình thay cho nửa triệu hoặc 1 triệu cử tri, người ta bảo cái đấy chỉ là tham khảo thôi. Nhưng đến đợt tiếp theo gọi là hiệp thương lần thứ ba dựa chủ yếu vào kết quả của cái hội nghị cử tri mà người ta mời những người người ta thích đến để nhận xét về minh thì khả năng để loại mình ra vào dịp đấy là rất lớn… Tôi nghĩ xác xuất để được lọt vào danh sách ứng cử cuối cùng là rất nhỏ.”

                                                                Cơ hội cho người tự ứng cử là quá thấp?

                                                                Theo Tuổi Trẻ Online và VnExpress, sáng 15/3 tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng đoàn giám sát Hội đồng bầu cử quốc gia với Ủy ban bầu cử TP. Hà Nội, Tiểu ban an ninh, trật tự an toàn xã hội, cho biết trong số 47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội, một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài, thậm chí còn được cung cấp tài chính để vận động, tranh thủ số phiếu của cử tri.

                                                                Thông tin vừa nêu gây phản ứng mạnh mẽ từ một số ứng cử viên như TS Nguyễn Xuân Diện và TS Nguyễn Quang A. Các vị này yêu cầu làm rõ vấn đề này. Riêng TS Nguyễn Quang A còn đặt vấn đề Tiểu ban an ninh, trật tự an toàn xã hội vi phạm Hiến pháp và Luật bầu cử, nếu không thể cung cấp chứng cứ liên quan.

                                                                Và không chỉ các ứng cử viên độc lập đặt vấn đề, chính các thành viên của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã nêu việc cụ thể hóa cáo giác nhắm vào những người tự ứng cử. Theo người Lao Động Online, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai tổ chức sáng 17/3 tại Hà Nội, hai vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là ông Nguyễn Túc và Thiếu tướng Lê Mã Lương đã phê bình Tiểu ban an ninh, trật tự an toàn xã hội là, không thể nói chung chung là tổ chức phản động đứng sau, cung cấp tài chính cho một số người tự ứng cử… Nếu có phải chỉ rõ, làm rõ bởi nếu không nó phương hại, ảnh hưởng đến nhiều người đang tham gia ứng cử.
                                                                Chuyện trúng cử hay không trúng cử là sự quyết định của lá phiếu cử tri, tôi chưa thể phán đoán được. Nhưng ở một đất nước mà báo chí chưa thực sự tự do, chưa có tổ chức xã hội dân sự thì kết quả ở chừng mực nào đó người ta có thể đoán biết được.
                                                                -LS Trần Quốc Thuận
                                                                Nhà giáo Đỗ Việt Khoa nói với chúng tôi là Việt Nam cần cải cách cơ chế tổ chức bầu cử để người dân có thể tham gia ứng cử, mà không bị các vòng hiệp thương loại bỏ. Theo lời ông, hãy để cho cử tri được thực sự lựa chọn người đại diện của mình ở Quốc hội.

                                                                “Tình hình hình Việt Nam từ rất lâu đã có cơ chế như vậy rồi, họ sắp xếp, cơ cấu, bố trí rồi. Đặc biệt chúng ta đều nhìn thấy cơ cấu đại bộ phận là đảng viên, người ngoài đảng rất ít, chỉ tiêu ứng cử mỗi một địa phương họ ấn định phân chia cho các ban ngành cả rồi cho nên cơ hội cho những người tự ứng cử là quá thấp. Điều này là sự tồn tại của đất nước và như thế Quốc hội chưa thực sự là của toàn dân, thế thì sẽ phải có những sự thay đổi…”

                                                                Trao đổi với chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề cao phong trào tự ứng cử một cách rộng rãi. Tuy nhiên ông lưu ý bầu cử ở Việt nam là một tiến trình chặt chẽ, thể lệ chốt danh sách ứng cử viên qua các vòng hiệp thương là một vấn đề mà dư luận từng đã nói rất nhiều. Từ Sài Gòn LS Trần Quốc Thuận phát biểu:

                                                                “Tôi hy vọng cuộc tự ứng cử kỳ này có thể có nhiều người vượt qua được những vòng hiệp thương. Còn chuyện trúng cử hay không trúng cử là sự quyết định của lá phiếu cử tri, tôi chưa thể phán đoán được. Nhưng ở một đất nước mà báo chí chưa thực sự tự do, chưa có tổ chức xã hội dân sự thì kết quả ở chừng mực nào đó người ta có thể đoán biết được.”

                                                                Được biết tổng số đại biểu Quốc hội khóa 14 là 500 người. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết dự kiến số đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc cơ cấu địa phương là 302. Thành phần ngoài Đảng của Quốc hội khóa 14 là 35 người. Riêng Thành phố Hà Nội có 30 ghế đại biểu, theo danh sách sơ bộ có 87 ứng viên gồm 39 người được giới thiệu và 48 người tự ứng cử. Có một điểm trùng hợp là Hà Nội và TP.HCM cùng có chung con số 48 người tự ứng cử được ghi vào danh sách sơ bộ.

                                                                Vòng hiệp thương thứ ba và tiến tới danh sách ứng cử viên chính thức vào cuối tháng 4 sắp tới, sẽ cho biết thực tế về vấn đề có hay không có đổi mới mang tính dân chủ trong tổ chức bầu cử.

                                                                Theo giới quan sát trong và ngoài nước, cải cách chính trị ở Việt Nam còn xa mới tới mức chấp nhận những tiếng nói độc lập, càng không phải là đối lập trong Quốc hội.


                                                                Nam Nguyên (RFA)

                                                                Không có nhận xét nào:

                                                                Đăng nhận xét