Nhiều cty kinh doanh đa cấp tiếp tục sẽ ‘vào tầm ngắm’
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Quốc Khánh vừa ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Quốc Khánh vừa ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp.
ảnh minh họa
Các doanh nghiệp có tên trong danh sách kiểm tra lần này gồm 7 công ty đa cấp gồm: Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Unicity Maketing Việt Nam, Công ty TNHH Amway Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Công ty Cổ phần Liên kết Tri thức, Công ty Cổ phần Liên Minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty TNHH Nhượng quyền Thăng Long.
Ông Phan Đức Quế, Trưởng phòng Cục quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) sẽ làm trưởng đoàn kiêm tra. Tham gia đoàn lần này có đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Bộ Công an, Cục Quản lý Thị trường…
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra cũng nêu rõ, thẩm quyền và nhiệm vụ của đoàn là kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp; Phát hiện, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm của doanh nghiệp. Và đặc biệt, kết hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật về bán hàng đa cấp.
Trước đó, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng nhận được hồ sơ thông báo của công ty Vi Na Linh về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
Theo trình bày của Vi Na Linh, từ ngày 10.3.2016, doanh nghiệp này đã ngừng mọi hoạt động liên quan đến đa cấp.
Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, trong thời hạn 90 ngày kể từ khi ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, Vi Na Linh phải có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Đây là công ty thứ 6 dừng hoạt động kinh doanh đa cấp kể từ sau vụ Công ty đa cấp Liên Kết Việt lừa người dân 1.900 tỷ đồng bị phanh phui.
Thời gian qua, Bộ Công Thương liên tục rút giấy phép của nhiều công ty đa cấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Hiện đã có 5 công ty bị rút giấy phép gồm: Công ty Liên kết sản xuất-thương mại Việt Nam (Liên Kết Việt), Công ty sản xuất thương mại Con đường Việt; Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng 56B; Công ty New Power Việt Nam; Công ty xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế
TNC.
Từ ngày 28/5 tới, Quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp chính thức có hiệu lực. Theo đó các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố Hà Nội sẽ phải thực hiện chế độ thông tin thường xuyên hoặc đột ngột về tình hình có liên quan đến công tác quản lý hoạt động đa cấp.
Một hình thức bán hàng đa cấp
Theo Quy chế mới, Sở Công Thương sẽ có trách nhiệm gửi thông báo, hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp bán hàng đa cấp tuận thủ các quy định của pháp luật, chủ trì công tác phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp đăng ký và thông báo tổ chức bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt động bán hàng đã cấp trên địa bàn, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp.
Sau nhiều tháng sử dụng thực phẩm chức năng Vision, anh Phạm KhắcLuyện vẫn không chữa được bệnh suy giảm trí nhớ.
Công an thành phố Hà Nội cũng có trách nhiệm phải phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan để tiến hành kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn. Quy chế này cũng quy định, các Sở , ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố Hà Nội có cách nhiệm thực hiện chế độ thông tin thường xuyên hoặc đột ngột về tình hình có liên quan đến công tác quản lý hoạt động đa cấp.
Đinh Bách
Đinh Bách
Kinh doanh đa cấp đìu hiu sau vụ Liên kết Việt
Chủ Nhật, ngày 27/03/2016 10:28 AM
Không còn đông đúc, ồn ào như cách đây vài tháng, trụ sở các công ty bán hàng đa cấp nay khá vắng vẻ với vài ba nhân viên. Có nơi còn đóng cửa suốt cả ngày sau khi cơ quan quản lý vào cuộc.
Chị Vân, kinh doanh đồ uống và quán cơm bình dân tại trên đường Đồng Bông, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, khoảng 2 tháng trước, cửa hàng của chị lúc nào cũng đông khách ra, vào vì một số công ty đa cấp gần đây hoạt động rất mạnh.
"Có ngày mấy ôtô chở người đến rồi họ kéo vào trong tòa nhà là trụ sở của công ty. Vào buổi trưa hoặc chiều họ từ trong đi ra rất đông rồi bật loa bài hát của công ty, thỉnh thoảng đứng túm năm tụm ba rồi hô khẩu hiệu, ngày nào cũng râm ran cả khu. Khách vào quán chúng tôi cũng có đến một nửa là từ công ty này", chị kể.
Tuy nhiên, khoảng hơn một tháng nay, chị Vân cho biết, lượng người đến đây vắng hẳn. "Mỗi sáng chỉ có lác đác tầm 5-6 người đến. Họ đi lại khá lẳng lặng, không ồn ào, rầm rộ ôtô, xe đưa đón như trước đây", chị Vân cho hay.
Tại một công ty đa cấp khác có trụ sở trên mặt đường Duy Tân tình trạng cũng diễn ra tương tự. Nhân viên bảo vệ cuẩ tòa nhà cho biết, trước Tết, mỗi ngày công ty có hàng trăm người đến "nhận hàng" - loại thực phẩm chức năng được quảng cáo như thần dược và để "làm việc, trao đổi với các đối tác".
"Vào những ngày cuối tuần hoặc những hôm công ty tổ chức hội thảo thì lượng người còn đông hơn rất nhiều. Tuy nhiên, khoảng hơn một tháng này thì nơi này vắng hơn hẳn, chỉ còn khoảng chục người đến rồi đi. Đặc biệt, khoảng một tuần trở lại đây thì có ngày chỉ vài ba người", anh này cho biết.
Khu vực Dịch Vọng và Trung Hòa thuộc quận Cầu Giấy từ nhiều năm nay thường được gọi là thủ phủ của của các đơn vị bán hàng đa cấp khi tập trung trụ sở của vài chục doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo khảo sát của VnExpress với 12 công ty như Thiên Ngọc Minh Uy, UniCity, Tam Sinh Yofoto Việt Nam, Aimstar Network Việt Nam, MLM Việt Nam, Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Siberian Health, Vision Việt Nam... thì đều thấy các đơn vị này trong những ngày gần đây thưa thớt người ra vào, hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ. Trụ sở các công ty chỉ có 2-3 người ngồi trực, chủ yếu là nhân viên hành chính, văn phòng, nơi nhiều hơn thì có chưa đầy chục người, khác hẳn với sự đông đúc, ồn ào cách đây vài tháng.
Thậm chí một số công ty như Aim Strar Network Việt Nam (đường Xuân Thủy) còn đóng cửa im ỉm suốt cả ngày. Còn tại Công ty đa cấp Vemma (Duy Tân) thì hiện đã trở thành kho chứa đồ đạc, chất đống ngổn ngang. Nhân viên bảo vệ trong tòa nhà cho biết, từ nhiều tháng nay không thấy công ty hoạt động cũng không có người đến trụ sở.
Trước đó kể từ sau vụ Công ty đa cấp Liên Kết Việt lừa người dân 1.900 tỷ đồng bị phanh phui đã có 6 công ty kinh doanh đa cấp dừng hoạt động. Trong số này có 5 công ty bị rút giấy phép là Công ty Liên kết sản xuất-thương mại Việt Nam (Liên Kết Việt), Công ty sản xuất thương mại Con đường Việt; Công ty TNHH Tầm nhìn Đại Hưng 56B; Công ty New Power Việt Nam; Công ty xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế TNC. Công ty Vi Na Linh cũng vừa đã xin trả lại bán hàng đa cấp.
Gần đây nhất, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã ra quyết định lập đoàn kiểm tra đối với 7 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, trong đó có Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, UniCity, Amway Việt Nam...
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, tính đến cuối năm 2015, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu người tham gia bán hàng đa cấp, gấp 6 lần 10 năm trước đó. Các doanh nghiệp đăng ký bán tổng cộng 7.000 mặt hàng, trong đó có 90% là thực phẩm chức năng. Trong nửa đầu năm 2015, doanh thu ngành kinh doanh đa cấp vào khoảng 3.200 tỷ đồng.
Theo Kỳ Duyên (vnexpress)
=> Nuôi mộng triệu phú cùng Vision
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét