- Mô hình bác sỹ gia đình

Hiệp hội Bác sỹ gia đình toàn cầu (WONCA) được thành lập năm 1972 và đến nay đã có gần 100 quốc gia thành viên. 
Mô hình bác sỹ gia đình ở một số nước
BSGĐ là những bác sĩ đa khoa, tốt nghiệp chuyên khoa y học gia đình, có trình độ tương đối toàn diện, được đào tạo bài bản, có thể giải quyết được những vấn đề sức khỏe ban đầu, đồng thời có kỹ năng tư vấn tâm lý, quản lý xã hội để có thể khám, chẩn đoán, tiên lượng và tư vấn, hướng dẫn cho người dân chăm sóc sức khỏe của chính mình. Ngoài ra, BSGĐ còn góp phần vào công tác dự phòng bệnh tật bằng cách tư vấn, hướng dẫn người dân về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, các biện pháp vệ sinh phòng dịch.

Mô hình Bác sỹ gia đình (BSGĐ) là mô hình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu khá phổ biến ở nước ngoài, không chỉ phát triển mạnh ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc mà ở cả các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia...

1. Mỹ
Để trở thành một bác sỹ gia đình tại Mỹ, các bác sỹ sau khi tốt nghiệp trường y cần phải trải qua chương trình đào tạo nội trú kéo dài 3 năm, chủ yếu thực hành tại các bệnh viện của vùng, về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sau đó, họ còn phải tham gia các khóa đào tạo liên tục suốt đời và phải trải qua kỳ kiểm tra 7 đến 10 năm.

Các bác sỹ gia đình tại Mỹ hoạt động theo nhiều mô hình khác nhau, từ phòng khám tư tới các khoa cấp cứu, hoạt động độc lập hoặc theo hệ thống các bệnh viện.

Mỹ chưa có hệ thống bảo hiểm toàn dân, với khoảng 50 triệu người hiện không có bảo hiểm y tế. Hai hệ thống bảo hiểm nổi tiếng của chính phủ là Medicare dùng cho người già trên 65 tuổi, là Medicaid dùng cho người nghèo có thu nhập thấp dưới ngưỡng quy định. Luật cải tổ y tế Obamacare mới có hiệu lực khuyến khích các bác sĩ gia đình nhận chăm sóc bệnh nhân có Medicare, bằng cách thưởng thêm họ 10% tổng số tiền thanh toán theo chương trình Medicare.

2. Anh
Tại Anh, các bác sỹ muốn trở thành bác sỹ gia đình phải trải qua ít nhất 5 năm đào tạo về tất cả các chuyên khoa: nhi khoa, lão khoa, sản phụ khoa, chấn thương - chỉnh hình… Trong quá trình đào tạo, các bác sỹ phải trải qua hàng loạt các đánh giá để được phép hành nghề độc lập với tư cách bác sỹ gia đình.

Thông thường, mỗi bác sĩ phụ trách một danh sách từ 1.500 đến 2.000 bệnh nhân. Các bệnh nhân được đăng ký một bác sỹ gia đình cụ thể sẽ chăm sóc sức khỏe cho họ. Việc thăm khám cho bệnh nhân hầu hết được thực hiện tại nhà. Để được đến khám tại tuyến trên, các bệnh nhân phải được sự giới thiệu của bác sĩ gia đình.

Với việc đa số người dân Anh đều có bảo hiểm y tế, hầu hết các bác sỹ gia đình tại nước này được Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia (NHS) trả lương. Mức lương này được trả được tính trên cơ sở hiệu suất làm việc của các bác sỹ, ví dụ như số bệnh nhân mà họ điều trị, tính chất của phác đồ điều trị cho bệnh nhân và địa điểm làm việc của các bác sỹ.

3. Pháp
Ở Pháp, mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) xuất hiện từ thế kỷ 19 nhưng mãi đến năm 2004 luật cải cách số 2004-810 (được Hội đồng hiến pháp thông qua) mới bắt buộc những người trên 16 tuổi phải chọn cho mình một bác sĩ điều trị riêng (được gọi là BSGĐ) để được hưởng đúng quyền lợi của bảo hiểm y tế Pháp.

BSGĐ thường là các bác sĩ đa khoa, đảm bảo là người chăm sóc y tế đầu tiên cho bệnh nhân; chuyển bệnh nhân đến các bác sĩ chuyên khoa và thông báo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho người có liên quan; tham gia việc xây dựng phác đồ điều trị; tóm tắt bệnh án để đưa vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi cần nhập viện...

Thường thì các BSGĐ chọn khám chữa bệnh ở phòng mạch riêng theo kiểu bác sĩ tự do. Lương của BSGĐ phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân mà họ khám hằng ngày. Ngoài ở phòng mạch riêng, một số BSGĐ làm việc tự do nói trên cũng phải thay phiên trực cấp cứu và trực cuối tuần ở các bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm kế hoạch hóa gia đình, trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em... Họ cũng có thể cấp một số loại giấy chứng nhận như giấy chống chỉ định hoạt động thể thao hoặc giấy khai tử.

4. Tây Ban Nha

Để trở thành một bác sỹ gia đình, các bác sỹ phải trải qua chương trình đại học kéo dài 6 năm, phải vượt qua một cuộc thi quốc gia có tên gọi MIR và phải trải qua thêm một chương trình đào tạo kéo dài 4 năm. Chương trình này gồm các vấn đề tổng quát về chăm sóc sức khỏe cộng đồng như: nhi khoa, chỉnh hình, tâm thần học, tai-mũi-họng, bệnh truyền nhiễm…

Tại Tây Ban Nha, hầu hết các bác sỹ gia đình đều làm việc cho các cơ quan y tế được nhà nước tài trợ qua chính quyền khu vực và được chi trả lương theo hệ thống lương của nhà nước.

Đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tây Ban Nha hiện đang tiến hành thực hiện phân chia theo khu vực địa lý, với mỗi nhóm chăm sóc sức khỏe cơ bản cho từng vùng. Mỗi nhóm này thường gồm các bác sỹ gia đình, các bác sỹ nhi khoa cộng đồng, các y tá, bác sỹ vật lý trị liệu và nhân viên phụ tá. Tại các khu vực đô thị, tất cả các dịch vụ đều được tập trung ở một trung tâm y tế trong khi ở các vùng nông thôn, trung tâm chính được hỗ trợ bởi các nhánh y tế nhỏ hơn.

5. Cu Ba
Từ những năm 1980, Cuba đã đưa ra chương trình bác sĩ gia đình, trong đó các nhân viên y tế, bác sĩ phụ trách từng khu vực dân cư và chịu trách nhiệm về các vấn đề giáo dục y tế và y tế dự phòng cho khu vực này, với tỷ lệ 1 nhân viên y tế trên 159 người dân!

Hệ thống y tế Cuba tập trung mạnh vào phòng bệnh, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thấp nhưng đặc biệt hiệu quả. Giáo dục được ưu tiên hàng đầu, nhất là giáo dục về chăm sóc sức khỏe ban đầu và sức khỏe tình dục, thuốc tránh thai được miễn phí. Chăm sóc y tế phổ thông được miễn phí, mọi người đều có y tá và hộ lý gia đình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống y tế của Cuba được công nhận trên thế giới là xuất sắc và hiệu quả, đáng để mọi đất nước học hỏi. Chính chiến lược tập trung vào giáo dục và y tế dự phòng, tận dụng các nguồn lực này đã khiến y tế Cuba trở thành nền y tế hiệu quả nhất, bảo đảm mọi công dân nghèo nhất đều tiếp cận được với dịch vụ y tế.

6. Thổ Nhĩ Kỳ

Mô hình bác sỹ gia đình là một điểm sáng của ngành y tế Thổ Nhĩ Kỳ, được Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) công nhận là mô hình đáng chia sẻ và học tập.

Bác sĩ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ được đào tạo theo hệ đa khoa và làm việc ở trung tâm y tế xã, trong đó, 80% các bác sĩ gia đình làm việc cho các cơ sở y tế công lập, 20% làm việc cho các cơ sở y tế ngoài công lập.

Trung tâm bác sĩ gia đình có các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu khá toàn diện, từ tiêm chủng, kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đến sàng lọc ung thư...Tại các trung tâm này, bác sĩ gia đình khám bệnh, kê đơn thuốc và yêu cầu xét nghiệm khi cần thiết. Các bệnh phẩm xét nghiệm được gửi đến các trung tâm xét nghiệm tuyến tỉnh, thành phố đối với các khu vực đô thị và gửi đến bệnh viện đa khoa tuyến huyện đối với khu vực nông thôn để phân tích và cho kết quả. Từ đó sẽ xác định bệnh nhân điều trị ở tuyến nào.

Các hoạt động khám chữa bệnh được gắn kết chặt chẽ với hệ thống bảo hiểm y tế, các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả, do đó người dân được miễn phí hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế. Một điểm khác biệt đáng lưu ý trong hệ thống y tế ở Thổ Nhĩ Kỳ là không có nhà thuốc tại các bệnh viện. Tiền mua thuốc theo đơn do các bác sĩ kê được bảo hiểm thanh toán nên người mua không phải trả tiền tại quầy thuốc.

--------


Sáng 4-3, tại TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Trưởng Bộ Y tế, chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 đến năm 2020. 

Bí Thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng phát biểu tại hội nghị. 

Đến dự hội thảo, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư thành ủy TP.HCM cam kết tạo mọi điều kiện để hỗ trợ mô hình bác sĩ được triển khai thành công, nhân rộng tại TP.HCM. 

Ông đánh giá mô hình bác sĩ gia đình rất quan trọng trong việc giảm tải bệnh viện, một vấn đề rất lớn hiện nay. 

Ông Thăng cho rằng mô hình bác sĩ gia đình là rất cần thiết và quan trọng đối với các địa phương nói chung, đặc biệt là TP.HCM. Đây là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe người dân một cách liên tục, hệ thống và toàn diện. 

Tuy nhiên, sau khi đọc qua đề án, Bí thư Thành ủy cho rằng Bộ Y tế cần đưa ra được các mục tiêu cụ thể đối với TP.HCM và Hà Nội là sẽ có bao nhiêu phần trăm người dân sẽ tham gia vào mô hình này, đồng thời là các giải pháp. 

Ông Thăng cho rằng Bộ Y tế không thể triển khai mô hình bác sĩ gia đình thành công nếu chỉ có các Giám đốc Sở Y tế và ngành y tế mà mô hình này chỉ thành công khi có cấp ủy, cấp chính quyền các địa phương vào cuộc. 

Đây là một đề án hết sức quan trọng trong việc giảm tải Bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nhất là khi TP.HCM đang triển khai quyết liệt xây dựng một thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Ông Đinh La Thăng cũng đề nghị Bộ Y tế giúp TP.HCM các giải pháp đồng bộ trước mắt, lâu dài nhằm giảm tải bệnh viện vì hiện tại người dân rất bức xúc về vấn đề khám chữa bệnh hiện nay. 

Nên có các giải pháp cụ thể hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện một cách quyết liệt hơn. Cải cách thủ tục khám chữa bệnh liên quan đến y tế, chứ hiện nay thủ tục rất rườm rà, người bệnh rất vất vả, tăng cường nâng cao chất lượng quản lý dược. 

Theo Bộ Trưởng, sau hơn hai năm thực hiện thí điểm đề án “bác sĩ gia đình” đến nay trong cả nước đã có 6 Sở Y tế tổ chức thực hiện mô hình bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình tại địa phương và bước đầu thu được kết quả khích lệ như TP.HCM, Hà nội, Cần Thơ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Khánh Hòa. 

Đến nay, các tỉnh, thành này thành lập được 240 phòng khám bác sĩ gia đình. Trong cả nước đã đào tạo được gần 1000 bác sĩ gia đình. 

TS Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế trình bày kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt nam giai đoạn 2016-2020, đến năm hết năm 2020 sẽ có ít nhất 80% các tỉnh, thành trực thuộc trung ương triển khai phòng khám bác sĩ gia đình. Phấn đấu đến năm 2020 đào tạo được ít nhất 9000 bác sĩ định hướng y học gia đình trở lên (85% bác sĩ tham gia khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã). Theo Sở Y tế TP.HCM, năm 2013 từ khi thực hiện mô hình bác sĩ gia đình đến nay đã có 20/23 quận-huyện đã thành lập phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh. Còn ba bệnh viện chưa đăng ký thực hiện được phòng khám bác sĩ gia đình do chưa bố trí được cơ sở vật chất hoặc chưa có nhân sự được đào tạo về y học gia đình (Q1, Q.9 và huyện Cần giờ).

136/319 trạm y tế phường- xã thuộc 23/24 quận huyện thành lập một phòng khám bác sĩ gia đình, 2 phòng khám Bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân và hai phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập. Hiện việc thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các phòng kah1m cảu bệnh viện tiến hành thuận.

Tuy nhiên, các trạm y tế gặp nhiều khó khăn khi thực hiện thu phí cho dịch vụ khám chữa bệnh. Nguyên nhân do người dân chưa tin tưởng và đã quen với khám chữa bệnh miễn phí tại trạm.

Ngày 4/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình giai đoạn 2016 - 2020. 

Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN


Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và các đại biểu chủ trì Hội nghị.

Việc nhân rộng và phát triển phòng khám bác sĩ gia đình sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo lộ trình để đảm bảo đến hết năm 2020 có ít nhất 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai mô hình; 80% bác sĩ tham gia khám, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã (tương đương 9.000 bác sĩ) được đào tạo định hướng y học gia đình; 100% phòng khám bác sĩ gia đình ứng dụng phần mềm tin học quản lý hoạt động và sử dụng hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử… 
Kế hoạch cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của 3 mô hình: phòng khám bác sĩ gia đình lồng ghép với trạm y tế xã, phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân và phòng khám bác sĩ gia đình thuộc bệnh viện đa khoa nhà nước. 

Quy mô của các phòng khám bác sĩ gia đình này được xác định tùy thuộc vào mô hình bệnh tật ở địa phương, điều kiện nhân lực, trang thiết bị cơ sở vật chất cụ thể và mức độ bao phủ cụm dân cư. Khuyến khích mỗi phòng khám bác sĩ gia đình quản lý tối thiểu 500 hồ sơ quản lý sức khỏe người dân.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng mô hình bác sĩ gia đình khi được hình thành và phát triển sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chữa bệnh ban đầu, giúp người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phòng bệnh chủ động, tích cực. Qua thời gian thí điểm tại một số tỉnh, thành phố cho thấy phòng khám bác sĩ gia đình có thể giúp sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, không cần chuyển tuyến, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết, hoạt động bác sĩ gia đình sẽ giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan, tiết kiệm được chi phí nằm viện cho bệnh nhân, kinh phí bảo hiểm y tế, mang lại hiệu quả kinh tế cho người bệnh, gia đình và xã hội. Mô hình cũng tăng sự hợp tác phối hợp điều trị giữa người bệnh và nhân viên y tế, giảm bớt những vấn đề bức xúc của xã hội.

Đồng tình với chương trình và các giải pháp của Bộ Y tế, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho rằng, với dân số trên 10 triệu người, mô hình bác sĩ gia đình là rất cần thiết đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là giải pháp tích cực giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân một cách liên tục, cơ bản, toàn diện, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. 

Tuy nhiên, để việc nhân rộng và phát triển mô hình hiệu quả, cần có sự chung tay, vào cuộc của hệ thống chính trị, cấp ủy các cấp. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho hoạt động mô hình bác sĩ gia đình.

Được triển khai thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố từ năm 2013, Đề án thí điểm bác sĩ gia đình bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ: 6/8 tỉnh, thành phố thành lập được 240 phòng khám bác sĩ gia đình, thực hiện trên 3.800 ca cấp cứu, khám, chữa bệnh trên 800.000 lượt bệnh nhân, thực hiện 12.024 thủ thuật và chuyển tuyến 14.440 ca, khám bệnh tại nhà trên 3.000 ca và tư vấn trên 10.000 cuộc… 158/240 phòng khám đã thực hiện quản lý sức khỏe cho gần 200.000 người bệnh, khám sàng lọc trên 500.000 lượt người…/.TTXVN
“Cấm theo giờ trước rồi dần dần người dân quen đi, nới rộng giờ ra là thành phố đi bộ”, ông Thăng nói.

“Bác sĩ gia đình là mô hình y tế tiên tiến trên thế giới nhưng hội nghị triển khai mô hình này lại chỉ có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Y tế và giám đốc Sở Y tế các địa phương, không thấy sự tham gia chỉ đạo và điều hành của các cấp Chính phủ, tôi thấy không ổn…”.

Bí thư Thành Ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã mở đầu bài phát biểu của mình tại Hội nghị “Triển khai kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình giai đoạn 2016-2020” diễn ra sáng nay, 4.3, tại TP.HCM.

Theo Bí thư Thăng, đúng ra hội nghị này Bộ Y tế nên mời các cấp chính phủ như Chủ tịch nước, Thủ tướng hoặc phó Thủ tướng để có sự chỉ đạo sâu sát hơn chứ vấn đề quan trọng như thế này mà chỉ có sự tham gia thảo luận của các cấp giám đốc sở thì ông thấy không ổn.

“Nói thật, sáng nay tôi không năm trong thành phần được mời tham gia dự hội nghị này nhưng nghe văn phòng Ủy ban báo cáo có diễn ra tại TP.HCM nên tôi mới gọi điện cho chị Tiến (Bộ trưởng Bộ Y tế - PV) để xin tham dự.

Lý do tôi muốn tham dự hội nghị này ngoài mục đích nắm thêm về việc triển khai mô hình bác sĩ gia đình tại TP.HCM hiện nay diễn ra tới đâu. Đặc biệt là muốn gặp gỡ lãnh đạo Bộ Y tế để gửi gắm những trăn trở hiện nay của ngành Y tế TP.HCM nói riêng, y tế cả nước nói chung ở 4 lĩnh vực gồm: Các biện pháp giảm tải bệnh viện; Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; Các biện pháp cải cách thủ tục khám chữa bệnh; Các biện pháp tăng cường, nâng cao chất lượng quản lý ngành Dược/

Thực tế lâu nay Bộ Y tế đã triển khai kiểm soát, nâng cao chất lượng y tế… nhưng việc này cũng chưa sát sao nên cũng còn tồn tại nhiều vấn đề”, ông Thăng nói.

Kết thúc bài phát biểu, Bí thư Thăng kiến nghị: “Tôi đã đọc qua kế hoạch, tôi thấy hội nghị chỉ đề ra mục tiêu nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình theo lộ trình đảm bảo đến hết năm 2020 có ít nhất 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai phòng khám bác sĩ gia đình.


Tôi thấy quá chung chung, tôi đề nghị chúng ta nên đặt mục tiêu đến năm 2020 có bao nhiêu người dân tham gia tích cực vào mô hình bác sĩ gia đình này, nhất là 2 thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM phải đạt được bao nhiêu % dân cư tham gia để góp phần giảm tải bệnh viện”.




(Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét