- "Nhân Tai" Do Sử Dụng Ống Nước Bằng Gang Của TQ

Ống nước bằng gang của Trung Quốc và bài học đau đớn từ Mỹ

Ống nước bằng gang của Trung Quốc và bài học đau đớn từ Mỹ
Người Việt Nam có lý do để lo lắng khi công ty sản xuất ống gang dẻo Trung Quốc thắng thầu dự án đường ống cấp nước Sông Đà giai đoạn 2. 

Nhìn xem điều tồi tệ gì đã xảy ra ở Mỹ.
Công ty 30 năm tuổi "sập tiệm" sau 9 năm nhập hàng Trung Quốc
John Morally vốn là chủ của MWI, một công ty chuyên bán sỉ các ống nước và phụ kiện ống nước ở vùng Nam California (Mỹ). Năm 2002, sau khoảng hơn 20 năm trong nghề, ông bắt đầu nhập ống và các phụ kiện bằng gang từ Trung Quốc vì giá rẻ hơn hàng nội địa.

Trong quãng thời gian 2002-2010, công ty của ông bán được lượng hàng Trung Quốc trị giá khoảng 40 triệu USD cho các nhà thầu xây dựng trong khắp cả vùng.

Những sản phẩm xuất xứ Trung Quốc này đã được lắp đặt ở khoảng 350 công trình, bao gồm trường học, bệnh viện, casino...

Các doanh nghiệp ở Mỹ thường đều đóng bảo hiểm đề phòng rủi ro trong kinh doanh. Ngay từ đầu, các đối tác Trung Quốc đã đảm bảo với John rằng sản phẩm của họ đạt chuẩn chất lượng của Mỹ.

Mỗi chuyến hàng nhập về MWI đều được cấp chứng nhận đạt chuẩn từ IAMPO (International Association of Plumbing and Mechanical Officials).

Do vậy, cả John lẫn hãng bảo hiểm đều không nghĩ đến nguy cơ dài hạn đang chờ đợi họ.

Những đường ống bằng gang không đạt chuẩn nhập từ Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến công trình là nguyên nhân khiến cho công ty 30 năm tuổi ở Mỹ phải đóng cửa.

Rồi cũng đến ngày John nhận được các khiếu kiện từ khách hàng do chất lượng sản phẩm ống nước ảnh hưởng đến công trình. John và hãng bảo hiểm của ông tìm cách liên lạc với phía đối tác Trung Quốc, nhưng việc liên lạc bỗng trở nên trở nên khó khăn và tốn kém.

Khi John tỉnh ngộ ra rằng hệ thống luật pháp Trung Quốc hoàn toàn không tương thích với luật của Mỹ, và rằng mọi khiếu kiện từ khách hàng nước ngoài đến công ty Trung Quốc chỉ là vô ích, thì MWI đã nhận được cả thảy 9 đơn kiện từ các khách hàng vùng Nam California.

Hai đơn kiện được tòa tuyên xóa vì MWI không phải là người cung cấp hàng cho phía nguyên đơn.

Nhưng John và công ty bảo hiểm của ông vẫn còn phải đối diện với 7 vụ kiện còn lại, trong đó tổng thiệt hại bên nguyên đòi bồi thường là 45 triệu USD.

Năm 2011, John đã buộc bán doanh nghiệp. Nhưng đến nay, không rõ ông đã thoát được 7 vụ kiện liên quan đến việc đã bán ra lượng hàng Trung Quốc là 40 triệu USD kia hay chưa.

Đường ống gang khiến cứu hỏa bất lực trước "bà hỏa"
Một vòi nước máy trong nhà bếp vẫn là một ước mơ quá xa xỉ với hàng tỉ người. Mỗi ngày trên thế giới có 25.000 người chết vì các bệnh liên quan đến nước bẩn, chủ yếu là tả, thương hàn, kiết lỵ - nghĩa là khoảng 9 triệu người mỗi năm.

Nhưng ngay cả khi gia đình bạn đã có vòi nước máy trong bếp và cả buồng tắm riêng đi nữa, thì bạn có chắc sẽ thoát khỏi các vấn đề sức khỏe do nước bẩn?.

Từ đầu nguồn, tức là ở nhà máy nước, nước dùng cho sinh hoạt đã được khử trùng bằng clo. Tại Mỹ và Canada, công nghệ này ra đời từ đầu thế kỷ 20 đã hầu như xóa sổ các dịch bệnh tả, thương hàn và kiết lỵ.

Từ nhà máy nước được tải về nhà dân qua các đường ống. Hiện nay, các chất liệu làm đường ống chủ yếu là kim loại, nhựa vinyl và bê tông.

Vấn đề đầu tiên của hệ thống dẫn nước là rò rỉ và vỡ đường ống, nguyên nhân thường là do đường ống kim loại thường bị rỉ sét, ăn mòn.

Theo một tài liệu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Canada, tần suất vỡ hệ thống đường ống gang cũ là 35,9 vụ/100km, còn với ống gang mới là 9,5 vụ/100km, dẫn đến tổng số là trên 200.000 vụ vỡ đường ống mỗi năm ở Mỹ và Canada.

Riêng ở Canada, số nước máy bị thất thoát do nguyên nhân này là khoảng 650 triệu USD/năm.
Công nhân sửa chữa đường ống dẫn nước bằng gang bị vỡ ở Oregon, Mỹ.

Tiếp đến là nguy cơ nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn thường tụ lại với nhau tạo thành các lớp màng gọi là biofilm. Qua thời gian, các lớp này chất chồng lên nhau tạo thành cấu trúc vững chắc, bám vào thành bên trong đường ống.

Biofilm phát triển dễ hơn khi kết hợp với các vẩy rỉ sét, thúc đẩy quá trình rỉ sét đến mức vô hiệu hóa chất clo sát trùng nước và cuối cùng gây tắc đường ống gang, dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm.

Ví dụ, trong một vụ hỏa hoạn ở Ontario năm 1996, đường nước cứu hỏa bị tắc, lính cứu hỏa đành nhìn ngôi nhà bị thiêu trụi.

Cũng mùa hè năm đó, nguồn nước máy ở Washington D.C và Boston (Mỹ) bị phát hiện nhiễm khuẩn E. coli, phải thay hàng loạt đường ống mới.

Do vậy, ngày nay, ống dẫn nước bằng nhựa vinyl đang thay thế dần ống dẫn nước kim loại. Nhựa vinyl không bị ăn mòn như kim loại, và điều quan trọng là vinyl không "cung cấp" cho vi khuẩn chất sắt cần thiết đối với sự phát triển của biofilm gây hại.


Tiến sĩ Trần Bắc Hải



Nhiều nước cảnh giác với lối làm ăn thâm hiểm của Trung Quốc

Dư luận trong nước đang rất bức xúc việc một công ty Trung Quốc trúng thầu đường ống nước Sông Đà số 2. Việt Nam đang trực tiếp bị Trung Quốc uy hiếp trên biển và lĩnh vực kinh doanh. Phản ứng của người dân như thế là hết sức bình thường. Ngay cả những nước cách Trung Quốc rất xa về mặt địa lý cũng đề cao cảnh giác trước các khoản đầu tư của các công ty Trung Quốc.

Khi âm mưu của Trung Quốc bị bại lộ
Mới đây nhất là trường hợp của Australia. Ngày 18/3 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Australia Scott Morrison thông báo, kể từ ngày 31/3 tới đây, mọi dự án bán hoặc cho thuê các hạ tầng cơ sở quan trọng gồm cảng, sân bay, mạng lưới điện… cho giới đầu tư tư nhân nước ngoài đều phải xin ý kiến Hội đồng Thẩm định Đầu tư ngoại quốc của chính quyền liên bang Australia.

Sở dĩ có cảnh báo trên là vụ vùng lãnh thổ phía bắc của Australia đồng ý cho một tập đoàn Trung Quốc thuê cảng Darwin. Hợp đồng được ký kết từ tháng 10/2015 nhưng nay lại trở thành vấn đề thời sự bởi theo những thông tin mới được tiết lộ thì cảng Darwin lọt vào vòng kiểm soát của một công ty Trung Quốc, trên danh nghĩa là tư nhân, nhưng lại rất gần gũi với Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Vụ việc này đã bị đồng minh của Australia là Mỹ bất bình, thậm chí phê phán đồng minh Australia là thiếu cẩn trọng. Vụ Australia cho Trung Quốc thuê cảng Darwin coi như đã xong không thể hồi tố như nhật báo The New York Times của Mỹ số ra ngày 21/3, đã phân tích trở lại tác động của thương vụ, trong đó chính quyền lãnh thổ phía bắc của Australia đã cho Tập đoàn Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin trong thời hạn 99 năm với giá chỉ hơn 360 triệu USD.

Quốc vụ khanh đặc trách Quốc phòng Australia Dennis Richardson thì bác bỏ những lời chỉ trích của Mỹ, theo đó việc một hãng Trung Quốc làm chủ cảng Darwin sẽ cho phép nước này do thám các động tĩnh của lực lượng Mỹ và Australia rất đông ở khu vực này. Theo New York Times, Trung Quốc hoàn toàn có thể tìm ra những gì họ muốn chỉ bằng cách “ngồi trên một chiếc ghế tại một quán cóc trên bến tàu” và ghi nhận các chiến hạm đi vào cảng.

Xem thêm:
>> 'Thâm' như người Trung Quốc trên thương trường quốc tế
>> 'Poorly made in China' - cuốn sách vạch trần sự thâm hiểm của doanh nhân Trung Quốc
>> 'DEATH BY CHINA': Đọc và chết lặng


Ngoài ra, cảng Darwin là cửa ngõ chiến lược mở ra Biển Đông, nơi Trung Quốc đang thách thức Mỹ và là nơi đồn trú của 2.500 lính Thủy quân Lục chiến Mỹ sẽ được luân phiên triển khai tại Darwin và liên tục thao dượt tại đây.

Giới phê phán quyết định của Australia cho hãng Trung Quốc thuê căn cứ Darwin đã ví von rằng, Trung Quốc đã mua được một chỗ ngồi ở hàng ghế thứ nhất để do thám các hoạt động của Hải quân Mỹ và Australia. Phát biểu nhân một cuộc điều tra của Quốc hội Australia, Peter Jennings, một cựu quan chức quốc phòng hiện là Giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) khẳng định: “Trung Quốc có một sự chú ý sâu sắc đến việc tìm hiểu xem các lực lượng quân sự phương Tây hoạt động như thế nào, ngay cả trong những chi tiết nhỏ nhặt nhất như cho một con tàu hoạt động ra sao, chất hàng và bốc dỡ hàng như thế nào, các loại tín hiệu mà tàu sẽ phát ra thông qua một loạt thiết bị cảm biến và hệ thống là gì”.

Trung Quốc đã đầu tư vào hơn hai chục cảng nước ngoài trên toàn thế giới, trong đó có một cảng ở Djibouti, sát một căn cứ quân sự của Mỹ. Thế nhưng, với việc thuê cảng Darwin trong 99 năm, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đã mua được một hải cảng của một đồng minh thân cận của Mỹ, đang cho quân đội Mỹ đồn trú.

Theo New York Times, các quan chức Mỹ cho việc Hãng Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin là một động thái chiến lược, chứ không phải là một thỏa thuận thương mại thuần túy. Họ nêu bật độ dài của hợp đồng thuê - lên đến 99 năm - và việc Công ty Landbridge đã đề nghị mức giá thuê cao hơn 20% so với hai nhà đấu thầu gần nhất.

Bản thân người dân Australia cũng lo ngại. Một cuộc thăm dò dư luận tại Australia nhưng do Mỹ thực hiện, đã cho thấy là gần một nửa cho rằng, việc cho thuê đặt ra “rất nhiều rủi ro” cho an ninh quốc gia và 9/10 người cho biết, điều đó hàm chứa ít nhất một số rủi ro.

Khi cảm thấy giật mình trước ý đồ của Trung Quốc, hồi tháng 11-2015, với lý do bảo vệ lợi ích quốc gia, Chính phủ Australia đã ra lệnh cấm bán một trang trại lớn nhất nước cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Dự án bị cấm lần này liên quan đến Công ty S. Kidman an CoLtd, được thành lập từ năm 1899. Tập đoàn này là nhà chăn nuôi lớn nhất Australia, với 185.000 đầu gia súc và sở hữu 2,5% diện tích đất nông nghiệp của cả nước, khoảng trên 101.000km2.

Theo báo chí Australia, đế chế nông nghiệp này của Australia đang được hai tập đoàn Trung Quốc Genius Link Group và Shanghai Pengxin ngấp nghé trả giá khoảng gần 300 triệu USD.

Trung Quốc vung tiền mua chuộc cả châu Âu

Không chỉ có Australia và Mỹ, hồi đầu năm 2015, Hy Lạp cũng không muốn nhượng hẳn cảng Pirée cho Trung Quốc. Cảng biển này đã được chính phủ tiền nhiệm của Thủ tướng Tsipras ký bán cho Trung Quốc nhưng ngay khi lên nắm quyền, Chính phủ Tsipras đã loan báo rằng, nhà nước vẫn là sở hữu chủ của công ty cảng Pirée (OLP).

Cảng Pirée, hải cảng lớn nhất Hy Lạp, là một trong những ngõ vào châu Âu bằng đường biển. Chính phủ của Thủ tướng Tsipras không muốn nhượng lại cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược này.

Cuối tháng 1/2015, Thủ tướng Pháp, Manuel Valls đã có chuyến công du tới Bắc Kinh nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương, đồng thời thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc ngày càng quan tâm tới châu Âu. Thế nhưng, tại Pháp, đầu tư Trung Quốc lại là một chủ đề chính trị khá nhạy cảm.

Sự kiện gây lo lắng trong dư luận Pháp là việc tư nhân hóa sân bay Toulouse. Trước đó, Club Med, một hãng lữ hành Pháp, cũng đã rơi vào tay tập đoàn Fosan của Trung Quốc. Nhưng chưa hết, trong giới thể thao, câu lạc bộ bóng đá FC Sochaux thuộc Tập đoàn Peugeot, cũng có khả năng bị LED Ledus của Trung Quốc mua lại. Hay gần đây, một công ty sản xuất đèn LED khác, Bắc Kinh Shenan, cũng vừa ký hợp đồng mở một nhà máy sản xuất tại Verdun bắt đầu từ năm 2016.

Trong chiến dịch đầu tư ra nước ngoài, châu Âu là mục tiêu quan trọng của Trung Quốc. Khủng hoảng đang hoành hành tại châu Âu hiện nay đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Trung Quốc can thiệp. Không chỉ mua đứt, họ còn quan tâm tới xây dựng các khu vực mới hay trùng tu các cơ sở đã tồn tại. Khoảng 150 hợp đồng đã được ký kết năm 2014 với số tiền lên tới 18 tỉ USD, gấp đôi so với năm 2013, trong đó, khoảng 10 hợp đồng liên quan tới Pháp. Có thể kể tới việc China Huaxin mua lại Tập đoàn Alcatel-Lucent hay Jin Jiang International mua lại tập đoàn Louvre Hôtels quản lý các chuỗi khách sạn như Campanille, Première Classe, Kyriad, Tulip… Ngoài ra, phải kể tới việc Quỹ China Investment Corporation đang nắm 30% hoạt động khai thác và sản xuất của công ty sản xuất khí đốt Pháp, GDF Suez.

Nhìn qua Đông Âu, tại thượng đỉnh kinh tế Trung Quốc - Đông Âu tháng 12/2014 tại Beograd, Serbia, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra nhiều dự án hợp tác hàng tỉ USD mà mục tiêu là để xuất khẩu hàng Trung Quốc. Theo tuyên bố của ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc đề nghị xây một đường xe lửa nối liền Budapest, thủ đô Hungari, đến thủ đô Beograd của Serbia và dẫn đến cảng Pyrée của Hy Lạp. Mục tiêu không nói ra của Lý Khắc Cường là để hàng hóa của Trung Quốc từ Hoa lục đưa sang cảng Hy Lạp, lên bờ, và dùng đường xe lửa để qua Đông - Trung Âu.

Tuy nhiên, tại Mỹ thì khó khăn hơn, chủ trương bảo hộ của Mỹ đã phần nào ngăn lại tham vọng của Trung Quốc. Năm 2005, CNOOC đành phải rút lui, không mua được Công ty Dầu lửa Unocal; năm 2008 chính quyền liên bang Mỹ không cho Hoa Vi mua lại 3Com và mới đây, chuỗi khách sạn Starwood đã chọn lựa đồng hương Marriott thay vì bán lại cho nhóm Angbang của Trung Quốc. Tuy vậy, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ cũng đã tăng 30% so với năm 2014 và sẽ còn tiếp tục tăng.

Theo nhà phân tích Christine Lambert-Goué của Ngân hàng Invest Securities, nếu cách đây 4 năm, người Trung Quốc chủ yếu mua các công ty trong lĩnh vực nguyên vật liệu, thì nay họ đã đa dạng hóa, từ nông sản thực phẩm, địa ốc cho đến công nghệ.

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI
24/03/2016. Nguyễn Hữu Thao.

QUAN CHỨC HÀ NỘI VẪN KHÔNG CHỊU RÚT RA BÀI HỌC NHÃN TIỀN
(Đường ống nước sông Đà vào tay nhà thầu Trung Quốc)

Giới chuyên gia băn khoăn về chất lượng các sản phẩm từ nhà thầu Trung Quốc bởi đường ống nước sạch sông Đà số 1 cũng có nguồn gốc từ nhà thầu Trung Quốc đã vỡ 17 lần 

Công ty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã chọn được nhà thầu là Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) cho dự án xây dựng đường ống nước sạch sông Đà số 2. 
Cực kỳ cẩn trọng 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco, cho hay công ty này đã đấu thầu rộng rãi theo đúng quy định hiện hành để tìm nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm nhằm cung cấp ống gang dẻo để triển khai gói thầu. Theo đó, mỗi gói gồm 2 túi thầu: 1 túi quy định về chất lượng và 1 túi quy định về tài chính. Trong đó, túi thầu chất lượng được đặt hàng đầu. 

Đường ống nước sạch sông Đà số 1 vỡ 17 lần, buộc TP Hà Nội phải chỉ đạo Viwasupco 
xây dựng đường ống nước sạch sông Đà số 2 Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

“Giá mà Xinxing bỏ thầu thấp hơn 11,8% so với giá mời thầu nhưng không vì ham rẻ mà chúng tôi lựa chọn nhà thầu Xinxing của Trung Quốc, vì nếu rẻ mà chất lượng không bảo đảm thì chúng tôi sẽ là đơn vị đầu tiên phải chịu trách nhiệm” - ông Tốn khẳng định. 

Theo một đại diện khác của Viwasupco, trong quá trình chấm thầu, Xinxing đã bảo đảm đúng quy trình, gửi hồ sơ từ lúc mời thầu đến trúng thầu tới tất cả các cơ quan như: Cảnh sát điều tra, Sở Xây dựng TP Hà Nội, Bộ Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND TP Hà Nội. “Chúng tôi đã làm cực kỳ cẩn trọng. Chưa bao giờ có gói thầu nào chấm thầu dài như lần này” - vị đại diện cho hay. 

Cũng theo vị đại diện này, không nên giữ quan niệm cứ nhà thầu Trung Quốc là chất lượng kém bởi lẽ sản xuất ống gang dẻo sử dụng công nghệ đúc ly tâm, mà công nghệ này tất cả các công ty sản xuất trên thế giới đều sử dụng như nhau. Chưa kể đến việc Viwasupco đã theo sát quá trình sản xuất của nhà thầu Xinxing để bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng. Các vấn đề về an toàn vệ sinh khi sử dụng tuyến ống bằng gang cũng được kiểm tra và kết quả hoàn toàn bảo đảm. 
“Đạt đủ yêu cầu chúng tôi mới trả tiền cho nhà thầu. Tuy vậy, chúng tôi vẫn giữ lại 30% số tiền cần thanh toán và sau thời gian bảo hành trong 24 tháng không phát sinh vấn đề gì thì mới trả hết. Do đó, các vấn đề cam kết về chất lượng đều bảo đảm” - đại diện Viwasupco khẳng định. 

Theo ông Tốn, để bảo đảm tính cẩn trọng, chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật, Viwasupco đã thuê Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu (Cục Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật/tài chính và kết quả lựa chọn nhà thầu. 

“Rút kinh nghiệm và cẩn trọng từ đường ống nước sạch sông Đà số 1, ở dự án đường ống nước số 2 chúng tôi làm rất cẩn trọng, lựa chọn những nhà thầu thiết bị, nhà thầu thi công có uy tín” - ông Tốn nói. 

Đã có “tiền lệ” chậm tiến độ, đội vốn 
Theo ông Tốn, quá trình đấu thầu đã được công bố rộng rãi, công khai và có 4 nhà thầu tham gia. Trong đó, 1 nhà thầu Pháp (có nhà máy sản xuất ở Trung Quốc) do không có thư bảo lãnh nên không đủ điều kiện; nhà thầu Jindal đến từ Ấn Độ hồ sơ năng lực không đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, một nhà thầu khác đến từ Trung Quốc cũng không đáp ứng yêu cầu. Do đó, nhà thầu Xinxing thắng thầu bởi đáp ứng được cả yêu cầu về chất lượng cũng như tài chính. 

Tuy nhiên, người dân và giới chuyên gia tỏ ra băn khoăn về chất lượng của các sản phẩm từ phía nhà thầu Trung Quốc. Bởi lẽ, đường ống nước sạch sông Đà số 1 cũng có nguồn gốc từ nhà thầu Trung Quốc và đã bị vỡ đến 17 lần khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng không nhỏ. 

GS Nguyễn Trọng Giảng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, băn khoăn về việc nhà thầu Trung Quốc đã có “tiền lệ” về chậm tiến độ, đội vốn… Nay, Viwasupco lại tiếp tục lựa chọn nhà thầu Trung Quốc làm đơn vị sản xuất đường ống nước sạch sông Đà số 2 thì liệu có bảo đảm không tăng giá, chậm trễ hay không. 

“Cần phải có cam kết rõ ràng về việc này, các điều khoản cần phải thể hiện rõ ràng trong hợp đồng” - GS Giảng lưu ý. Đồng thời, ông Giảng cũng cho rằng cần kiểm định kỹ càng để bảo đảm chất liệu gang dẻo không gây hại cho sức khỏe của con người thông qua đường nước vào cơ thể. 

Giới chuyên gia cho rằng dù nhà thầu trúng thầu đến từ quốc gia nào thì cơ quan quản lý vẫn phải giám sát chặt chẽ quá trình thi công để công trình về đích đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, tránh bị tăng vốn. Bởi lẽ, nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho người dân Hà Nội đã thực sự bức thiết khi mùa nóng sắp tới. 

Trung Quốc chen chân vào quá nhiều dự án 
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc tỏ ra lo ngại khi nhà thầu Trung Quốc chen chân vào quá nhiều dự án trong nước, mặc dù không nhận được nhiều thiện cảm từ phía dư luận. “Đất đai cho thuê bừa bãi; đấu thầu quản lý thế nào để Trung Quốc thắng thầu hầu hết. Ngay cả việc kinh tế chúng ta có bị phụ thuộc Trung Quốc hay không, trong báo cáo của Quốc hội không nêu nhưng nhìn thực tế từ hoạt động kinh doanh ở từng dãy phố thì thấy đáng lo, như chuyện ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) chẳng hạn” - ông Quốc bày tỏ. 

Thùy Dương

Báo CA Vào Cuộc: Liệu Có Diệt Được Chiếc Vòi Bạch Tuộc

Đơn vị chọn nhà thầu Trung Quốc phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước nhân dân

Liên quan đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu cung cấp đường ống gang dẻo cho dự án đường ống nước sông Đà (giai đoạn 2), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng: Phải công khai toàn bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và chi phí và phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước nhân dân về lựa chọn này.

Nhà thầu Trung Quốc muốn xây đường sắt Sài Gòn-Lộc Ninh
Phạt nhà thầu Trung Quốc hơn 500 triệu đồng vì sử dụng lao động trái phép
Nhà thầu Trung Quốc trồng “cỏ lạ” trên Dự án đường cao tốc

Trao đổi với PV bên lề phiên họp sáng 25-3 của kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII về việc nhà thầu Trung Quốc trúng gói thầu cung cấp đường ống gang dẻo cho dự án đường ống nước sông Đà (giai đoạn 2), bà Bùi Thị An, đại biểu quốc hội Hà Nội cho rằng, phải công khai toàn bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và chi phí thực hiện các hạng mục của dự án để người dân giám sát. Bên cạnh đó, bên lựa chọn nhà thầu phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước nhân dân và UBND TP Hà Nội về lựa chọn này.

Nhấn mạnh đây là dự án có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với đời sống dân sinh của hàng chục nghìn hộ dân Hà Nội, đại biểu Bùi Thị An yêu cầu chủ đầu tư phải “công khai tất cả các tiêu chí kỹ thuật của các đường ống dẫn, gang dẻo thế nào, độ bền bao nhiêu, công khai cả lịch trình thi công và kể cả giá. 5000 tỷ đồng này nên công bố chi tiết một chút là nó đi vào hạng mục nào để cho nhân dân giám sát. 


Đại biểu Bùi Thị An.


Đặc biệt, dự án có liên quan đến đời sống của nhiều nghìn hộ dân của Hà Nội, nên người đứng ra chọn gói thầu này, dù chọn ai cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân Hà Nội, trước UBND TP Hà Nội về nội dung, kỹ thuật, tuổi thọ, an toàn công trình, an toàn vệ sinh, đảm bảo thời gian thi công và không được đội giá. Nếu như đồng chí ấy đến tuổi về hưu thì cũng phải chịu trách nhiệm, nếu không người kế nhiệm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật cũng như trước nhân dân”. Đại biểu cho rằng việc vỡ đường ống số 1 đã xảy ra không chỉ 1 lần, mà 17 lần rồi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân, nhất là trong mùa hè. Cho nên vấn đề này nếu làm không tốt là vấn đề hình sự chứ không phải dân sự nữa.

Trước đó, Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex (Viwasupco) - chủ đầu tư dự án đường ống sông Đà giai đoạn 2 đã đưa ra thông tin xác nhận Công ty TNHH Sản xuất ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) trúng thầu cung cấp đường ống nước với giá thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt. Theo đó, công ty trên sẽ là nhà thầu cung cấp hệ thống ống gang dẻo cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.


Báo cáo kết quả triển khai công tác lựa chọn nhà thầu của Viwasupco cũng khẳng định dự án nước sông Đà giai đoạn 2 là một công trình xây dựng quan trọng, phục vụ cung cấp nước sạch cho người dân tại thủ đô Hà Nội, đảm bảo yếu tố an ninh, dân sinh và ổn định xã hội.

Gói thầu Cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện (CCOG-09) cũng được cho biết là gói thầu quan trọng, có tầm ảnh hưởng và quyết định lớn đến chất lượng và tiến độ của dự án. Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện tuyến ống số 1, Công ty Viwasupco đã “cẩn trọng trong các khâu chuẩn bị lựa chọn nhà thầu”, tiến hành “đấu thầu rộng rãi quốc tế”, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật để tìm kiếm nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm.

Đơn vị này cũng khẳng định, hồ sơ mời thầu đã được đơn vị tư vấn của Trường đại học Xây dựng lập, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam thẩm định và được Hội đồng Quản trị Công ty phê duyệt trước khi ban hành. Được biết, hiện Viwasupo đang chuẩn bị xúc tiến để hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu nhằm nhanh chóng triển khai các bước tiếp theo của dự án.


Được biết, Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex còn cho biết, ở Việt Nam, Viwasupco cũng đã khảo sát những khách hàng sử dụng dịch vụ do Xinxing cung cấp tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu… và đều nhận được phản hồi tích cực.

V.H.



Nước sinh hoạt đắt gấp 3, đầy cặn bẩn và "giun sán"
lebao/theo Lê Bảo

Nước chảy nhỏ giọt, xuất hiện màu xanh đen bất thường và đặc biệt thời gian gần đây vào mỗi buổi sáng còn xuất hiện thêm “giun sán” chảy theo vòi nước đến các hộ gia đình tại CT09 – KĐT Định Công (Hoàng Mai – Hà Nội).
Tiệm gội đầu đóng cửa vì nước bẩn

Tại chung cư CT9 KĐT Định công thời gian gần đây xuất hiện tình trạng giun sán trong nước sạch tại nhiều hộ gia đình sinh sống tại chung cư. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người dân ngủ dậy. Sự việc này đã và đang khiến hàng trăm cư dân sinh sống tại đây tỏ ra lo sợ, sợ hãi, thậm chí không dám dùng nước để sử dụng trong sinh hoạt, nấu ăn mà chỉ để làm việc duy nhất là... dội bể phốt.

Chung cư CT9 Định Công nơi cư dân sống chung với nguồn nước nhiễm giun sán, cặn bẩn.

Trao đổi với chúng tôi, chị Hằng Nga – chủ tiệm gội đầu ở ki-ốt số 4 cho bức xúc: “Tôi thuê ki-ốt này để kinh doanh 3 năm nay nhưng không hiểu sao ở khu vực này nước nôi lại luôn trong tình trạng khó khăn đến thế. Có nhiều lúc nước bị mất cả tuần trời, song cũng có nhiều hôm nước chỉ chảy nhỏ giọt đến phát bực”.

Chưa hết bức xúc, chị Nga lại cho hay: “Những ngày gần đây hễ vào buổi sáng sớm khi bật vòi nước thì xuất hiện có nhiều giun sán màu đỏ vẫn còn sống trong chậu nước vừa chảy ra khiến chúng tôi như muốn ngất xỉu vì quá sợ hãi. Chúng tôi không hiểu chuyện gì nữa bởi giữa Thủ Đô mà phải chịu cảnh nước bẩn thỉu, nhiễm giun sán thế này thì làm sao mà chịu được”.

Hình ảnh cặn bẩn sau khi xả xong một chậu nước.

Hoặc cả trăm con giun sán còn loe ngoe trong chậu nước.

Chị Nga cho biết quán cắt tóc gội đầu của chị chủ yếu hoạt động mạnh vào thời gian từ 17 giờ chiều đến 22 giờ đêm bởi đó là thời gian dân công sở đi làm về nhưng lại luôn trong tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Không chỉ chung bức xúc với chị Nga, bác Hường – một cư dân đang ngồi dưới sảnh cho biết: “Ôi dào, nói chuyện nước nôi ở khu chung cư này thì có nói chuyện cả ngày. Chúng tôi sống ở đây hơn 10 năm rồi mà có khi nào vấn đề nước nôi được yên ổn đâu”.

Để minh chứng cho lời nói, chị Nga mở vòi nước cho chúng tôi chứng kiến cảnh cặn bẩn xuất hiện sau khi chậu nước đầy.

“Giun sán thì chỉ xuất hiện những ngày gần đây và chỉ vài lần xả nước buổi sáng sớm thôi còn cặn thì xuất hiện cả ngày, xả 1 chậu nước kiểu gì dưới đáy chậu cũng xuất hiện 1 lớp cặn lớn. Chúng tôi chỉ biết tự an ủi mà “sống chung với lũ” chứ biết làm sao”, bác Hường nói thêm.

Nước đầy cặn bẩn, giun sán nhưng giá cao gấp 3 lần
Trong khi rất nhiều người dân sinh sống tại chung cư này vô cùng bức xúc trước tình trạng nước sạch bị nhiễm giun sán, cặn bẩn hay có màu lạ thì cũng có không ít người bực tức vì cả tòa nhà phải dùng nước giếng khoan nhưng giá lại gấp 3 lần nước máy!

Trao đổi về điều này, anh Võ Hưng Hải – chủ ki-ốt số 8 kinh doanh tiệm giặt là cho hay:“Không thể chấp nhận được bởi chúng tôi rất nhiều năm nay đã phải dùng nước giếng khoan mà lại tính cao gấp 3 lần nước sạch. Tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi đang phải chịu mức 25.000 đồng 1 mét khối, mà như gia đình chúng tôi làm nghề này thì nước dùng khá nhiều nên ảnh hưởng đến thu nhập của chúng tôi”.

Trong khi đó chị Hằng Nga – chủ tiệm cắt tóc gội đầu cũng than vãn: “Nước thì chảy nhỏ giọt, bẩn thỉu mà tháng nào cũng trên 600 ngàn đồng thì khó có thể chấp nhận được”.

Anh Hải chỉ cho chúng tôi những điều sợ hãi, kinh ngạc về nguồn nước tại đây.

Tiệm làm tóc nhiều lúc phải đóng cửa do nước bẩn hoặc không có nước.

Tiếp tục ca thán về tình trạng nước ở đây, anh Hải cho biết thêm: “Tôi ở đây từ ngày chung cư này đi vào hoạt động và đúng là hơn 10 năm qua việc nước bẩn, mất vệ sinh, giun sán là chuyện như cơm bữa, chúng tôi đành phải tặc lưỡi mà sống chứ biết kêu ai”.

Cách mà gia đình anh Hải tích trữ nước nhiễm giun sán, cặn bẩn để dùng dần cho sinh hoạt.

Vào mỗi buổi sáng sớm nhiều gia đình hốt hoảng khi vặn vòi nước "tuôn" ra giun sán màu đỏ nâu như thế này.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại chung cư CT9 Định Công hiện tại không hề có nước sạch sinh hoạt của thành phố mà tất cả nguồn nước đều nhờ vào 4 chiếc giếng khoan. Nước giếng khoan được bơm lên bể nhưng thời gian gần đây 1 trong 4 chiếc giếng khoan bị hỏng, bể chứa không được vệ sinh thường xuyên nên xuất hiện tình trạng có sinh vật lạ tựa giun sán sinh sôi và phát triển rất nhiều.

Nói về điều này, đại diện Tổ dân phố 32, bà Hương Lan cho biết: “Chủ trương của chính quyền là muốn đưa đường ống nước sạch sông Đà lên cho 240 hộ dân đang ở chung cư CT9. Tuy nhiên, để lắp đặt thì mỗi gia đình phải chịu chi phí khoảng 1,3 triệu đồng. Điều này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người song cũng có không ít hộ gia đình phản đối bởi theo họ tòa nhà vẫn dùng nước giếng được thì cứ dùng. Chính vì vậy đến thời điểm này cư dân chưa thống nhất được thì vẫn phải dùng nước giếng khoan và vẫn phải chịu cặn bẩn, giun sán và chảy nhỏ giọt”.

Được biết, chung cư CT9 trước đây thuộc Công ty Đầu tư và phát triển nhà đô thị - HUD đầu tư, xây dựng. Sau đó, HUD đã bán lại cho tập đoàn Mường Thanh. Vì thế, hiện nay Mường Thanh là đơn vị quản lý, vận hàng chung cư CT9 Định Công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét