-Thuốc Giảm Đau Nguy Hiểm Hơn Bạn Từng Biết


Ngộ độc Paracetamol là nguyên nhân gây ra gần Một Nửa trong Tất cả các trường hợp suy gan cấp tính ở Mỹ. (Scott Olson/Getty Images)Paracetamol (Hợp chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt, có tên gọi khác là Acetaminophen) được bán với tên thương hiệu Tylenol, cùng với những tên dược liệu khác, có thể là một trong những loại thuốc nguy hiểm nhất trên thị trường. 

Tôi chắc chắn đây là một bất ngờ đối với hầu hết các bạn, vì hầu như mỗi hộ gia đình đều giữ một lọ thuốc này trong nhà phòng khi những lúc đau nhức, và không suy nghĩ đắn đo về việc dùng nó.

Không suy nghĩ, điều đó hóa ra có thể khiến bạn phải trả giá đắt …
Dùng quá liều Paracetamol thực ra là nguyên nhân hàng đầu, với hơn 100.000 trường hợp mỗi năm, cho các cuộc gọi đến những Trung tâm Kiểm soát Ngộ độc trên khắp nước Mỹ, và mỗi năm nó gây ra:

* Hơn 56.000 lượt khám tại phòng cấp cứu
* 2.600 ca nhập viện
* Ước tính có khoảng 458 trường hợp tử vong do suy gan cấp tính

Trong thực tế, theo số liệu từ cơ quan đăng ký Nhóm Nghiên cứu Suy gan Cấp tính, ngộ độc Paracetamol là nguyên nhân gây ra gần Một Nửa trong Tất cả các trường hợp suy gan cấp tính ở Mỹ. 

Như đã nêu trong một bài báo đăng trên tạp chí Hepatology cả một thập kỷ trước đây:
“[Paracetamol] được tiếp thị nhiều vì sự an toàn của nó so với các thuốc giảm đau không có steroid (là một trong số những hợp chất hữu cơ được sinh ra tự nhiên trong cơ thể, bao gồm những hóc môn hoặc vitamin nào đó).
Vì nó cho phép tự chẩn đoán và điều trị những cơn đau nhức nhẹ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho rằng lợi ích của nó sẽ vượt trội các nguy cơ rủi ro. Nhưng vẫn còn đó một nghi vấn: Số lượng tổn thương và tử vong như trên có thể thực sự chấp nhận được không đối với một liều giảm đau được phép bán ra không cần đơn bác sĩ?”

Tylenol có thể gây độc cho gan của bạn ngay cả ở liều khuyến cáo nếu bạn dùng hàng ngày chỉ trong một vài tuần (Scott Olson / Getty Images)Paracetamol – Nguy hiểm hơn bạn từng nghi ngờ Sarah Erush là một dược sĩ tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania. Cô đã liên lạc với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) về một số trường hợp dùng Paracetamol quá liều ở bệnh viện của cô. FDA đã khuyến khích cô ngồi xuống và đối chiếu dữ liệu, và khi cô thực hiện việc này, cô đã phát hiện được một số điều rất thú vị, và đáng lo ngại. 

Ira Glass báo cáo:
“Erush đã rất ngạc nhiên vì chỉ cần dùng nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo của dược phẩm này một chút thôi mà đã dẫn tới tổn thương gan và ba bệnh nhân tử vong.
Một trong những thuốc giảm đau phổ biến nhất được phép bán ra không cần đơn bác sĩ – Paracetamol, hoạt chất trong thuốc Tylenol – cũng gây chết người nhiều nhất, theo số liệu từ chính phủ liên bang. Trung bình mỗi năm có hơn 150 người Mỹ tử vong sau khi vô tình dùng quá nhiều. Và để gây nguy hiểm thì nó đòi hỏi ít hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể biết “.


Hóa ra Paracetamol có thể là độc tố cho gan ngay cả ở những liều khuyến cáo nếu dùng hàng ngày chỉ trong một vài tuần.


Nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng, uống nhiều hơn một chút so với liều khuyến cáo trong thời gian một vài ngày hoặc vài tuần (được gọi là “dùng quá liều đứt quãng”) là rủi ro hơn rất nhiều so với việc dùng quá liều rất nhiều trong một lần. Nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng và/hoặc tử vong gia tăng nếu bạn:

Dùng nhiều hơn một liều thông thường (325 mg) Paracetamol khi kết hợp với một thuốc giảm đau gây nghiện như cô đê in hoặc hydrocodone.


Dùng nhiều hơn liều quy định cho một sản phẩm có chứa Paracetamol trong khoảng thời gian 24 giờ.


Dùng nhiều hơn một sản phẩm có chứa Paracetamol vào cùng một lúc. Hãy chắc chắn phải đọc danh sách liệt kê các thành phần trên bất kỳ nhãn thuốc nào mua không cần đơn hoặc thuốc theo đơn mà bạn mua kết hợp. Hãy dè chừng vì nhiều thuốc chữa cảm mạo cũng chứa Paracetamol với những liều lượng khác nhau, và bạn phải gộp tất cả các số lượng này lại với nhau. Những thuốc giảm đau kê theo toa chẳng hạn như Vicodin và Percocet, cũng có chứa Paracetamol và vì thế không nên trộn lẫn với các loại thuốc chứa Paracetamol khác.


Uống rượu trong khi dùng một sản phẩm chứa Paracetamol. 

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Paracetamol cũng làm tăng đáng kể nguy cơ rối loạn chức năng thận nếu dùng cùng với rượu – ngay cả khi chỉ uống lượng rượu nhỏ. 

Việc kết hợp rượu với Paracetamol đã được phát hiện sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương thận lên tới 123 phần trăm, so với dùng một trong hai thứ riêng rẽ. Ngoài những người nghiện rượu, những thanh niên trẻ tuổi đặc biệt có nguy cơ vì họ có nhiều khả năng dùng cả hai.

Những cái chết dấy lên mối nghi ngờ về loại thuốc giảm đau OTC được sử dụng rộng rãi

Năm ngoái, PBS News đưa tin rằng 1.500 trường hợp tử vong trong hơn 10 năm qua có liên quan đến việc uống Paracetamol nhiều hơn một chút so với liều khuyến cáo. 

Một vấn đề lớn, như PBS chỉ ra, trong khi Paracetamol được xem là an toàn khi được dùng như chỉ định, thì ranh giới giữa một liều an toàn và một liều có tiềm năng gây chết người là rất mong manh. 

Theo báo cáo của họ:
“Dùng trong vài ngày, chỉ nhiều hơn 25 phần trăm so với liều tối đa hàng ngày (4000 mg) – tức là chỉ thêm hai viên liều extra (500 mg/viên) một ngày – đã được báo cáo là gây tổn thương gan, theo [Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm]. Dùng tất cả cùng một lúc, ít hơn một chút so với bốn lần liều tối đa hàng ngày (16000mg), có thể gây tử vong …


Cảnh báo về tổn thương gan đã được FDA yêu cầu thêm vào nhãn của dược phẩm này trong năm 2009, 32 năm sau khi một nhóm chuyên gia được triệu tập bởi cơ quan này khuyên “bắt buộc” phải làm như vậy. 


Khuyến nghị này là một phần của một đánh giá rộng hơn về sự an toàn của Paracetamol, mà theo báo cáo của PBS thì vẫn chưa được hoàn thành.

Một ban cố vấn của FDA thực ra đã khuyến cáo việc thêm một nhãn cảnh báo về tổn thương gan đối với Paracetamol vào đầu năm 1977, vậy mà FDA vẫn trì trệ, miễn cưỡng. 


Năm ngoái, phóng viên Sean Cole ghi nhận trong một cuộc phỏng vấn với ThisAmericanLife.org:
“Quá trình phê duyệt thuốc thường chậm nhưng không phải chậm đến mức như thế. FDA bắt đầu với Paracetamol hơn 40 năm trước đây vào năm 1972. Trong thời gian đó, khoa học đã lập được bản đồ gen của con người, bệnh đậu mùa bị tận diệt, chúng ta đã nhân bản vô tính một con cừu. Vậy mà chúng ta vẫn chưa đưa ra quy tắc cuối cùng cho việc sử dụng an toàn và gán nhãn cho một trong những loại thuốc phổ biến nhất trong cả nước, một loại thuốc có hơn 20 tỷ liều được bán ra mỗi năm”.


FDA thừa nhận: Dùng Quá nhiều Paracetamol có thể gây tổn hại gan 

Vào ngày 14 tháng Giêng năm nay, FDA cuối cùng đã ban hành một tuyên bố kêu gọi các bác sĩ và các chuyên gia y tế khác phải ngừng việc kê đơn và pha chế các sản phẩm thuốc kết hợp theo toa có chứa nhiều hơn 325 miligam (mg) Paracetamol trong mỗi viên thuốc, viên nang, hoặc đơn vị liều lượng khác. Theo FDA cho biết, không có bằng chứng cho thấy uống nhiều hơn 325 mg Paracetamol sẽ đem đến bất kỳ lợi ích nào có thể làm át đi nguy cơ gia tăng tổn thương gan nghiêm trọng.

FDA cũng lưu ý rằng, mặc dù hơn một nửa các nhà sản xuất đã tự nguyện tuân thủ bằng cách giảm lượng Paracetamol trong mỗi liều, thì các sản phẩm theo toa có chứa nhiều hơn so với khuyến cáo tối đa 325 mg Paracetamol vẫn còn trên thị trường. Vì vậy, xin vui lòng, luôn luôn kiểm tra nhãn mác trước khi bạn uống bất kỳ loại thuốc nào có chứa Paracetamol, để đảm bảo bạn không nạp nó quá nhiều.


“Trong tương lai gần FDA dự định sẽ lập các thủ tục tố tụng để huỷ bỏ sự phê chuẩn các sản phẩm thuốc kết hợp theo toa có chứa hơn 325 mg Paracetamol trong mỗi đơn vị liều lượng mà vẫn còn trên thị trường”, FDA đã lưu ý.


Hãy coi chừng các phản ứng chí tử trên da 

Mặc dù hiếm, cũng đáng chú ý là Paracetamol có liên quan đến những phản ứng rất nghiêm trọng của da. Sau khi xem xét dữ liệu từ Hệ thống Báo cáo Sự kiện Bất lợi FDA (FAERS), FDA đã tìm thấy 107 trường hợp phản ứng da nghiêm trọng liên quan đến sản phẩm Paracetamol từ năm 1969 đến năm 2012. Sáu mươi bảy người trong số đó phải nhập viện, 12 người đã chết. 

Dữ liệu này, cùng với một số trường hợp ghi nhận trong các bệnh án, đã thúc đẩy FDA phải quy định thêm một lời cảnh báo về tiềm năng gây phản ứng da vào sản phẩm Paracetamol kê toa. Các phản ứng da liên quan đến Paracetamol bao gồm:

* Hội chứng Stevens-Johnson (thể hiện trên da do phản ứng phụ của thuốc – SJS):
Phản ứng này bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm, tiến triển thành chứng phát ban, da nổi mụn tím hoặc đỏ rất đau đớn rộp lên làm cho lớp da trên cùng bong ra. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, mù mắt, gây tổn thương các cơ quan nội tạng, tổn thương da vĩnh viễn, và thậm chí tử vong.


* Hoại tử dần lớp biểu bì da (TENS): TENS cũng thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cúm (ho, nhức đầu, đau nhức và sốt) và tiến triển thành chứng nổi mẩn phát ban phồng rộp. Các lớp da có thể bong ra cả mảng, tóc và móng tay có thể bị rụng. TENS thường gây tử vong, thường là do nhiễm trùng.


* Viêm mụn mủ phát ban lan ra cấp tính (Generalized Exanthematous Pustulosis – AGEP): Chứng phát ban da này gây ra rất nhiều mụn mủ xuất hiện trên da, thường kèm theo sốt. 


Tình trạng này thường hết trong vòng hai tuần một khi ngừng dùng Paracetamol.

Trong khi nguyên nhân chính của SJS, TENS, và AGEP là do tiêu thụ thuốc có chứa lượng Paracetamol nhất định, thì vẫn không ai biết chính xác lý do tại sao nó xảy ra, hoặc điều gì làm cho một số người có nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Một điểm đặc biệt đáng báo động là nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả nếu bạn đã dùng thuốc này trong quá khứ mà không có vấn đề gì. 

Theo FDA, không có cách nào dự đoán được ai có thể tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ như thế. Vì lý do này, tôi tha thiết khuyên bạn để ý đến những lời đề nghị của FDA:
“Nếu bạn đã từng có một phản ứng ở da khi dùng Paracetamol, thì đừng dùng lại nó một lần nào nữa”.

NAC giúp chống lại những nguy hại của Paracetamol N-acetyl cystein (NAC) là một chất bổ sung được sử dụng trong các trường hợp dùng Paracetamol quá liều. Nó là một tiêu chuẩn về y tế, đã được phê duyệt vào năm 1985 bởi FDA là một thuốc giải độc đối với độc tính của Paracetamol. 


Việc phê duyệt NAC cho mục đích giải độc này được dựa trên một chương trình nghiên cứu bởi Trung tâm độc dược và thuốc Rocky Mountain, nghiên cứu này “đã chứng minh một cách rõ ràng hiệu lực của acetylcystein khi được sử dụng sớm trong quá trình điều trị, trong việc làm giảm sự hoành hành của bệnh tật và hầu như loại bỏ nguy cơ tử vong liên quan đến dùng quá liều Paracetamol”, theo những chỉ dẫn điều trị được công bố.

Ở đây, tôi không thể không lưu ý sự trớ trêu của tình huống này, là một chất bổ sung dinh dưỡng– NAC là tiền chất dinh dưỡng cho sự hình thành hợp chất hóa học glutathione có tác dụng chống oxy hóa trong nội tế bào – lại được quy định là thuốc giải độc đối với một loại thuốc dược phẩm … 


Điều này khiến tôi phải quay lại với chủ đề về sự an toàn phi thường, và những lợi ích trên diện rộng của các chất bổ sung cho chế độ ăn uống. Vậy mà, những người quảng bá cho Big Pharma như Tiến sĩ Paul Offit và Thượng nghị sĩ Dick Durbin lại đang rất cố gắng tô vẽ các chất bổ sung như một tai họa nguy hiểm và không nên có vị trí nào trong việc điều trị đúng.

Trường hợp về NAC (N-acetyl cysteine) chỉ là một trong nhiều ví dụ mà một chất bổ sung có thể là một phương thuốc cứu mạng sau khi thuốc thông thường đã tàn phá cơ thể của bạn. 


Một ví dụ có sức thuyết phục mạnh mẽ khác là CoQ10, là hợp chất cực kỳ thiết yếu nếu bạn đang dùng thuốc dòng statin (được sử dụng để giảm chỉ số cholesterol). 

Nếu Thượng nghị sĩ Durbin và ngành công nghiệp thuốc đạt được ý định của họ thì các chất bổ sung cứu sinh (như NAC và CoQ10) sẽ phải trải qua quy trình kiểm nghiệm thuốc cực kỳ sâu rộng và tốn kém, có thể làm cho chúng trở nên không sẵn có, ít nhất là tạm thời, và lúc đó nếu có sẵn thì chúng sẽ đắt hơn rất nhiều.

Nhưng trở lại điểm chính của tôi: Trong khi tôi khuyên bạn nói chung không nên sử dụng thuốc có chứa Paracetamol để trị đau nhức, vì những rủi ro sức khỏe như thảo luận ở trên, thì đôi khi chúng rất thiết yếu để tạm thời ngăn chặn cơn đau nghiêm trọng, chẳng hạn như sự đau đớn sau phẫu thuật. Đối với những trường hợp đó, tôi khuyên bạn nên dùng nó cùng với NAC.


Người ta tin rằng những nguyên nhân khiến Paracetamol làm tổn thương gan phần lớn là do nó có thể làm cạn kiệt glutathione, một chất chống oxy hóa được tiết ra bởi gan để ứng phó với sự tiếp xúc chất độc hại. 


Glutathione cũng giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi tác hại của gốc tự do. Nếu bạn giữ cho glutathione ở mức cao thì thiệt hại từ Paracetamol có thể phần lớn là phòng ngừa được. 

Như đã nói ở trên, tử vong do ngộ độc Paracetamol đã được chứng minh sẽ hầu như bị loại bỏ khi NAC được xử lý kịp thời trong trường hợp dùng Paracetamol quá liều.

Vì vậy, cho dù bạn đang dùng Tylenol theo toa hoặc không theo toa, tôi khẩn thiết đề nghị dùng NAC kèm với Tyenol. Nhưng hãy nhớ rằng mặc dù điều này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan, tôi không biết bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc sử dụng nó có thể phòng ngừa nhiễm độc thận và/hoặc các phản ứng da tiềm năng.

FDA đã ban hành một tuyên bố kêu gọi các chuyên gia y tế không được tiếp tục kê đơn và phân phát các sản phẩm thuốc kết hợp có chứa hơn 325 mg Paracetamol mỗi liều (Brendan Smialowski / Getty Images)

Tránh cạm bẫy thuốc giảm đau

Một điều quan trọng cần phải nhớ là nếu một loại thuốc được bán không cần toa bác sĩ thì không có nghĩa là nó hoàn toàn vô hại. 

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sử dụng thuốc OTC cho con trẻ. 

Đã có những trường hợp bi thảm vì cho trẻ sơ sinh dùng quá liều Paracetamol thương hiệu Tylenol loại dành cho trẻ em, với liều lượng khuyến cáo cho một đứa trẻ lớn tuổi hơn. 
Luôn luôn chắc chắn phải kiểm tra các khuyến nghị về liều dùng cho độ tuổi của con bạn!
Cho dù bạn đang cố gắng để giải quyết cơn đau cấp tính hoặc mãn tính, xin hãy biết rằng có rất nhiều lựa chọn khác an toàn hơn nhưng vẫn có thể thay thế hiệu quả các loại thuốc giảm đau kê theo toa và loại mua tự do. Đối với một danh sách dài các kiến ​​nghị, xin xem bài viết gần đây về những lựa chọn thay thế Paracetamol.


Một thay thế rất hiệu quả mà tôi khuyến khích bạn hãy điều tra là liệu pháp K-Laser, đó có thể là một sự lựa chọn tuyệt vời cho nhiều tình trạng đau đớn, bao gồm cả chấn thương cấp tính. Bằng cách giải quyết nguyên nhân cơ bản của cơn đau, bạn sẽ không còn cần phải thường xuyên dựa vào những liều thuốc giảm đau.


Ngoài ra, để xoa dịu nỗi đau một cách dài hạn, tôi khuyên các bạn nên dùng một loại chất béo omega-3 chất lượng cao, có nguồn gốc động vật, như dầu loài nhuyễn thể, vì các chất béo omega-3 là tiền thân của các chất điều giải viêm nhiễm được gọi là prostaglandin (các axit chưa bão hòa có trong cơ thể của động vật hữu nhũ có tác dụng như một loại hóc môn kích thích).


Giải quyết chế độ ăn uống của bạn bằng cách loại bỏ hoặc giảm triệt để hầu hết các loại ngũ cốc và các loại đường (bao gồm fructose) cũng rất quan trọng, vì việc tránh các loại ngũ cốc và đường sẽ làm giảm nồng độ insulin và leptin của bạn. 

Mức insulin và leptin tăng cao là một trong những nhân tố kích thích nhất đối với quá trình sản xuất ra prostaglandin để điều giải viêm nhiễm.

 Đó là lý do tại sao việc loại bỏ đường và ngũ cốc là rất quan trọng để kiểm soát cơn đau của bạn.

Tôi cũng khuyên bạn nên tối ưu hóa sự sản sinh ra vitamin D bằng cách thường xuyên tiếp xúc vừa phải với ánh nắng mặt trời, việc này dần dần sẽ hình thành nên nhiều cơ chế khác nhau để làm giảm cơn đau của bạn. 


Ngoài ra, cũng cần lưu ý giải quyết bất kỳ yếu tố nào về cảm xúc. Kỹ thuật EFT (Emotional Freedom Technique – tự do cảm xúc) là đặc biệt hữu ích cho việc này, dù nỗi đau của bạn là mãn tính hay cấp tính. 

Trong cả hai trường hợp, mức độ căng thẳng, lo lắng của bạn, và cả nhận thức của bạn về nỗi đau tất cả đều đóng một vai trò trong việc bạn cảm thấy đau như thế nào, và việc giải quyết các yếu tố này có thể cần một chặng đường dài mới có thể đạt được hiệu quả giảm đau.

Tác giả: Joseph Mercola, www.mercola.com | Dịch giả: Ngọc Yến



7 loại thuốc tuyệt đối không nên uống lúc đói

Ngoài sử dụng thuốc đúng liều, những thuốc dùng theo đường uống, chúng ta cần chú ý thời điểm uống so với bữa ăn, để tránh tương tác thuốc không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Uống thuốc đúng thời điểm để mang lại tác dụng tốt nhất. (Ảnh: Internet)

Uống thuốc đúng cách không dễ như ta tưởng. Nhiều loại thuốc không nên uống lúc đói vì làm giảm hiệu quả hoặc tăng độc tính của thuốc gây độc cho cơ thể.

1. NSAIDs – kháng viêm không steroid:
Nsaids được dùng để điều trị đau do chúng ức chế thụ thể đau prostaglandins. Thuốc naproxen điều trị đau đầu, đau xương khớp, đau do chu kỳ kinh nguyệt. Ibuprofene có thể làm hạ sốt, giảm đau răng. Aspirin được khuyên dùng như một loại thuốc kỳ diệu vì có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ do thiếu máu cơ tim, chúng được sử dụng chống huyết khối.

Dùng các loại thuốc giảm đau nhóm Nsaids sau khi ăn có thể hạn chế các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa hoặc nguy cơ xuất huyết ruột, dạ dày…

2. Thuốc giảm đau narcotic
Khác với nhóm Nsaids, giảm đau nhóm narcotic là các dẫn xuất của opioid có thành phần và nguồn gốc của thuốc phiện, cơ chế giảm đau tác động trên thần kinh trung ương, ví dụ: codein, hydrocodone, oxycodone và morphine.

Dùng các loại thuốc này sau khi ăn sẽ tránh được tình trạng nôn, ói, nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây táo bón nên bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn.

3. Prednisone
Đây là thuốc thuộc nhóm corticosteroid, hormon tuyến thượng thận, có tác dụng chống viêm. Nhóm thuốc này nên dùng sau bữa ăn hoặc dùng với sữa để tránh kích ứng và gây loét dạ dày. Nếu dùng prednisone ở dạng dung dịch uống thì Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) khuyến cáo nên dùng chung với nước trái cây, nước táo…

4. Metformin
Metformin là loại thuốc điều trị đái tháo đường typ II khi cơ thể không kiểm soát được lượng đường. Cần uống sau bữa ăn để giúp bệnh nhân tránh được sự khó chịu ở đường tiêu hóa và cũng tránh được nguy cơ hạ đường huyết.

5. Một số kháng sinh
Mỗi kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau, cũng vậy dùng thuốc kháng sinh sau khi ăn chỉ áp dụng cho một số loại, một số khác thì không được. Các loại kháng sinh nên dùng sau khi ăn là: amoxcilline, augmentine, clofazimine…

6. Thuốc ngừa thai
Dùng thuốc ngừa thai hàng ngày vào cùng một thời điểm rất quan trọng để thuốc có hiệu quả, nhưng cũng quan trọng không kém khi phải dùng chúng sau khi ăn, để làm giảm thiểu cảm giác nôn ói… Và khi dùng viên thuốc theo thời gian biểu như thế mà trùng với thời điểm của bữa ăn sẽ rất thích hợp để giúp bạn không quên uống thuốc.

7. Các antacids
Antacids làm giảm nóng rát vùng thượng vị và sự khó tiêu do làm trung hòa acid dịch vị. Bạn thường mua các loại thuốc này tự do không cần đơn bác sĩ, nhưng quan trọng là bạn phải dùng chúng sau bữa ăn một giờ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng khó tiêu xảy ra vào buổi tối thì dùng không cần phụ thuộc vào bữa ăn.

(DS. Bùi Ngọc Lan Hương)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét