- Năm Nhuận, Ngày Nhuận

Tại sao lại có ngày nhuận 29/2 

Cứ 4 năm sẽ có 1 năm nhuận – có 366 ngày thay vì 365 ngày.
Điều này rất quan trọng bởi nếu không có năm nhuận sẽ khiến lịch năm dần dần không còn đồng bộ với năm dương lịch. Vì theo lịch thông thường chúng ta chỉ có 365 ngày nhưng trên thực tế Trái Đất phải cần 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây để quay quanh mặt trời, trải qua đủ 4 mùa trong 1 năm.

Các năm nhuận giúp thời gian trên lịch trùng khớp với năm dương lịch. (Ảnh: LA Times)

Hàng năm, thời gian theo lịch của chúng ta thường bị chậm khoảng ¼ ngày so với năm dương lịch. Theo thời gian, ngày 1/1 sẽ dần tới sớm hơn trong mùa đông, sau đó là vào mùa thu. Sau khoảng 780 năm, ngày đầu năm mới sẽ trùng với ngày hạ chí.

Nếu chúng ta không bao giờ có năm nhuận, hiện giờ có lẽ chúng ta đang ở khoảng giữa năm 2017.

Với giả thiết rằng chúng ta bắt đầu tính từ thời Julius Caesar đại đế và Cleopatra vào năm 46 trước Công Nguyên (CN). Trên chuyến hành trình tới Alexadria, qua sự sắp xếp Cleopatra, Caesar đã gặp các nhà thiên văn Ai Cập. Người Ai Cập đã tìm ra được điều mà người La Mã bỏ qua: đó là các ngày không trùng khớp trong 1 năm.

Có khoảng 365,2422 ngày mỗi năm. Và con số này đang dần rút ngắn do lực thủy triều khiến quỹ đạo Trái Đất chậm lại.

“Trong xã hội hiện đại ngày nay, công cụ tính thời gian mà chúng ta sử dụng, Trái Đất, không đủ độ chính xác như chúng ta mong muốn. Những sự vật trong tự nhiên luôn trở thành đồng hồ của chúng ta, nhưng chúng ta lại thường phải điều chỉnh chúng.” – David Ewing Duncan, tác giả cuốn sách “Lịch: Cuộc đấu tranh của nhân loại để xác định được một năm thực sự và chính xác” cho biết.

Vì vậy mới có năm nhuận và ngày nhuận là vào ngày 29/2.

Với cách tính lịch mới của Ceasar, cứ sau 3 năm 365 ngày Đế chế La Mã sẽ có 1 năm 366 ngày. Theo cách này, lịch sẽ tiếp tục bị “nhuận” để khiến nó trùng với năm dương lịch trước khi 2 hệ thống tính thời gian này bị đẩy xa nhau.
Danh sách các năm nhuận kể từ 2012


Mỗi năm sẽ có 365,25 ngày.
Để sẵn sàng cho việc chuyển đổi Caesar phải khiến lịch La Mã có thể theo kịp năm dương lịch. Cho tới sau này, người La Mã đã sử dụng thêm lịch âm. Nhưng vào năm 46 trước CN, Caesar đã đưa thêm vào lịch 80 ngày, sự kiện được biết đến như “năm bị nhầm lẫn”.

Điều không may đó là kế hoạch lặp lại 1 năm nhuận sau mỗi chu kỳ 4 năm đã vượt quá mốc. Theo Duncan sự khác biệt giữa phần tăng thêm 0,2422 ngày trong năm dương lịch và phần tăng thêm 0,25 ngày trong lịch dương tương đương 11 phút và 14 giây. Nghe qua thì có vẻ không nhiều nhưng sau mỗi 4 năm thời gian trên lịch sẽ bị giảm khoảng 45 phút và sau 125 năm, lịch sẽ bị mất 1 ngày.

Lịch theo cách tính của Ceasar vẫn chưa được cố định trong suốt 1.600 năm. Cuối cùng, vào giữa những năm 1570, người ta đã thuyết phục Giáo hoàng Gregory XIII cần phải làm một điều gì đó. Số ngày bị giảm quá nhiều khiến khó có thể theo dõi các ngày lễ, đặc biệt là lễ Phục Sinh.

Vì vậy đức Giáo hoàng đã cho cải tổ lại lịch với mục tiêu tìm ra ngày Phục Sinh – và các ngày khác – một cách chính xác và đúng đắn.

Ủy ban cải cách khẳng định rằng lịch của Ceasar đã đưa thêm ngày nhuận vào quá thường xuyên và thực tế theo tính toán của họ thì lịch đã bị mất 10 ngày.

Hội đồng này đã đề nghị bỏ 10 ngày ra khỏi lịch và đề ra thêm một quy tắc đối với hệ thống năm nhuận đó là: bỏ qua 3 trong số 4 năm nhuận mà con số cuối của năm đó là “00”. Nhưng nếu năm đó chia hết cho 400, ngày nhuận sẽ được giữ nguyên. Đó là lý do tại sao năm 2000 lại là năm nhuận trong khi các năm 1900, 1800 và 1700 lại không phải. Ngày nhuận sẽ bị bỏ qua trong năm 2100 nếu lịch Gregorian (Công lịch) vẫn không đổi trong 84 năm tính từ lúc này.

Các nước Công giáo La Mã đã nhanh chóng chấp nhận hệ thống lịch mới của Giáo hoàng. Tuy nhiên các quốc gia Tin Lành vẫn tỏ ra nghi ngờ những yêu cầu từ Rome. Nhiều nơi không chấp nhận lịch này cho tới tận năm 1775.

Duncan cho biết Anh và các nước thuộc địa Châu Mỹ của mình thực hiện việc chuyển đổi vào năm 1752. Và sau đó họ phải bỏ qua 11 ngày để bắt kịp với Công lịch.

Nhưng Công lịch cũng vẫn chưa chính xác. Mỗi năm nó bị mất khoảng 26 giây.

Theo Duncan sự khác biệt này sẽ tăng dần lền cho tới một ngày nào đó trong năm 4909 – “Khi đó chúng ta có thể quyết định chuyển đổi mọi thức một lần nữa”.
Vấn đề năm nhuận sẽ đơn giản hơn nhờ các phương tiện kỹ thuật hiện đại (Ảnh: design-milk)

Điều đó có thể sẽ không cần thiết. Bởi hệ thống xác định thời gian của chúng ta hiện gần như thoát ly khỏi mặt trời và dựa vào đồng hồ nguyên tử.

Thay vì xác định giây là một phần nhỏ của một ngày, hiện chúng ta sử dụng máy tính để đếm số dao động của nguyên tử cesium: 9,192,631,770 của chúng tạo thành 1 giây. Điều này chính xác hơn nhiều so với việc theo dõi sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời.

Nhưng nó không hoàn toàn sắp xếp lịch của chúng ta, với các tháng có sự khác biệt giữa 30 và 31 ngày (hay 28 và 29 ngày). Những lịch khác sẽ góp phần sửa chữa các vấn đề này.

Năm 1792, người Pháp đã đưa ra một loại lịch có 12 tháng 30 ngày. Mỗi tuần có 10 ngày. Và họ đưa thêm 5 ngày (hoặc 6 vào một năm nhuận) vào cuối của mỗi năm. Đó là các ngày nghỉ lễ.

Một loại lịch khác được nghĩ ra vào năm 1902 có tới 13 tháng 28 ngày. Mỗi tháng sẽ bắt đầu vào ngày Chủ Nhật và kết thúc vào ngày Thứ 7.

Mỗi năm cũng sẽ kết thúc bằng “ngày trong năm”. Vào năm nhuận, ngày nhuận sẽ được đưa thêm vào giữa năm.

Với tất cả những việc trên, từ thời gian nguyên tử các nhà khoa học có thể chỉ ra Trái Đất cách xa như thế nào. Và họ có thể thường xuyên đưa thêm một giây nhuận vào để khiến những chiếc đồng hồ của chúng ta được đồng bộ với hành tinh đang bị chậm lại của mình.

“Định nghĩa thống nhất về thời là thời gian nguyên tử. Ngày được tính dựa trên Trái Đất có sự bất ổn của nó. Nó không ổn định” – Bob Tjoelker, chuyên gia giám sát phối hợp với mạng lưới Deep Space Network của NASA tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion ở La Canada Flintridge cho biết.

Tjoelker biết điều này bởi nhóm của ông quản lý mảng các thiết bị anten sử dụng thời gian để theo dõi các tàu vũ trụ trong không gian.

“Những giây nhuận là một vấn đề rất rất lớn đối với việc định hướng trong không gian xa” – Tjoelker cho biết và giải thích thêm rằng chỉ 1 nano giây – một phần tỷ của giây – bị mất sẽ tương đương với 1 bước chân trong không gian.

Kim Chi (theo LA Times)



CÁCH TÍNH NĂM NHUẬN DƯƠNG LỊCH VÀ NĂM NHUẬN ÂM LỊCH

Việc tính năm nhuận Dương lịch (DL) và năm nhuận Âm lịch (AL) thì không có gì phức tạp lắm, nhưng tính tháng nhuận của năm AL thì rất phức tạp
Việc tính năm nhuận Dương lịch (DL) và năm nhuận Âm lịch (AL) thì không có gì phức tạp lắm, nhưng tính tháng nhuận của năm AL thì rất phức tạp (nó không cố định tháng nhuận như năm DL là tháng 2 thêm 1 ngày = 29 ngày).

Tháng nhuận AL được tính theo phương thức kết hợp nhiều yếu tố liên quan đến các “tiết” và “khí” trong các tháng của năm.

Trong bài này chỉ đề cập tới cách tính năm nhuận DL và AL như sau:

Năm nhuận dương lịch

Theo lịch đã in, năm 2014 là năm nhuận âm lịch hai tháng Chín. Việc tính năm nhuận trong dương lịch và âm lịch khác nhau. Dương lịch hiện tại mà chúng ta đang dùng là lịch của người La Mã cổ đại.

Lúc đó, người La Mã không hề biết là Trái Đất quanh xung quanh Mặt trời và năm của họ chỉ có 304 ngày (được chia thành 10 tháng chứ không phải 12 tháng).

Khi nhận ra lịch của họ có thiếu sót (thiếu tận 60 ngày), hoàng đế Pompilius đã thêm hai tháng có tên là January và February.

Cho tới lúc này, lịch của Pompilius đã tương đối chính xác (có 365 ngày) và chỉ thiếu mất 1/4 ngày một năm. Cho tới khi Julius Caesar lên nắm quyền thì lịch đã bị lệch mất 80 ngày so với mặt trời (lệch mùa) và nếu không có sự sửa đổi ngay lập tức thì lịch sẽ còn lệch hơn nữa trong tương lai.

Do vậy, nhà bác học có tên là Sosigenes ở Ai Cập đã xác định lại chính xác phần thiếu của lịch hiện tại (1/4 ngày cho mỗi năm) và đồng thời xếp lại thứ tự tháng.
Nhà bác học này cũng là người đặt ra quy định tháng hai có 28 ngày và cứ 4 năm một lần thì tháng 2 sẽ lại có 29 ngày để bù cho 1/4 ngày bị dư ra của một năm.

Ngày nhuận này được đặt vào năm chia hết cho 4. Sau này, lịch này lại được sửa đổi thêm một lần nữa khi quy định rằng vào các năm chia hết cho 100 (đương nhiên chia hết cho 100 sẽ chia hết cho 4) nhưng không chia hết cho 400 thì không phải năm nhuận.

Muốn biết năm nào của Dương lịch là năm nhuận thì ta chỉ cần lấy số biểu của năm đó đem chia cho 4 mà vừa đủ thì năm đó là năm Dương lịch có nhuận tháng 2 thêm 1 ngày thành 29 ngày. Chẳng hạn: Năm 2012 là năm nhuận dương lịch vì 2012 chia vừa đủ cho 4.

Với những năm tròn Thế kỷ (tức số biểu của năm đó có 2 con số không ở cuối thì ta phải lấy 2 con số đầu của số biểu để chia cho 4. Nếu chia vừa đủ là năm đó có nhuận.

Năm nhuận âm lịch
Năm nhuận trong âm lịch quy tắc khác với dương lịch. Âm lịch tính thời gian theo mặt trăng. Một tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày. Cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).

Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết 4 mùa, cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều.

Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Với năm âm lịch, muốn tính năm nhuận lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Còn năm đó nhuận vào tháng nào được các nhà lịch pháp phải công phu, kinh nghiệm tính mới chính xác và lập thành bảng để tuân theo dựa vào nhiều yếu tố khác. Một năm có thể nhuận cả dương lịch lẫn âm lịch.

Ví dụ: Năm 2014 chia cho 19 được chẵn 106 nên năm này là năm nhuận âm lịch vào tháng Chín, năm 2017 nhuận hai tháng 6, năm 2020 nhuận hai tháng Tư...
Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.

Cần phân biệt năm nhuận dương lịch và năm nhuận âm lịch.

Có năm nhuận dương lịch nhưng không nhuận âm lịch (vd năm 2008)
Có năm nhuận âm lịch nhưng không nhuận dương lịch (vd năm 2014)
Có năm nhuận cả dương lịch và âm lịch (vd năm 2012)

Trong DƯƠNG LỊCH : Năm nhuận là năm chia hết cho 4, nhưng không chia hết cho 100 (trừ những năm chia hết cho 400 cũng là năm nhuận)

Ví dụ các năm 1964; 1980; 1992; 1600; 2000 là các năm nhuận (dương lich)
Các năm 1700; 1800; 1900; 2100 ko phải năm nhuận (dương lịch)

Trong ÂM LỊCH: Năm nhuận là năm chia cho 19 có số dư là 0; 3; 6; 8; 11; 14; 17

Nghĩa là trong 19 năm liên tiếp có 7 năm nhuận, là các năm thứ 3; 6; 8; 11; 14; 17 và 19.Quy tắc này cũng có khi sai nhưng không nhiều (có khi năm thứ 8 ko nhuận mà năm thứ 9 mới nhuận), nhưng nói chung trong 19 năm phải có 7 năm nhuận. 

Ví dụ các năm 1900; 1917; 1941; 1990; 2012 là các năm nhuận (âm lịch)

Năm nhuận dương lịch có 366 ngày.

Năm nhuận âm lịch có 13 tháng (383 hoặc 384 ngày)

Tính âm lịch TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Người Trung Quốc cổ đại cách đây hơn mấy ngàn năm đã có kiến thức đáng kinh ngạc về lịch. Theo văn bản cổ nhất ở Viễn Đông bàn đến lịch pháp là chương Nghiêu điển mở đầu Kinh thư, lịch Trung Quốc hàm ẩn một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Ta biết quỹ đạo vận chuyển của mặt trời trên thiên cầu gọi là “Hoàng đạo”. Quỹ đạo vận chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất gọi là “Bạch đạo”

Dùng mặt trăng để tính tháng thì rất tiện, vì tháng biểu hiện theo tuần trăng rất rõ ràng, nhưng dùng để tính năm thì lại không chính xác, thời tiết bị sai lệch vì cứ 3 năm lại có một tháng nhuận, 5 năm có 2 tháng nhuận trong 19 năm có 7 tháng nhuận. Như vậy chu kì của năm nhuận nảy sinh ra nhiều điều rắc rối. Vậy tính sao đây?

Căn cứ theo “Lục Thập Giáp Tý can chi” để tính lịch. Một chu kỳ từ Giáp Tý trở lại Giáp Tý gọi là một hoa giáp, mỗi hoa giáp gồm 60 năm, cứ 60 năm gọi là một nguyên, cứ 3 nguyên gọi là chính nguyên có (0 năm x 3 = 180 năm.)

Trong mỗi chính nguyên (180 năm) có 3 đơn nguyên là: Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên. Mỗi đơn nguyên có 3 vận, mỗi vận là 20 năm.

Cứ 3 chính nguyên (180 năm x 3 = 540 năm) là một đại nguyên. Có chính nguyên đầu, chính nguyên giữa và chính nguyên cuối. Hiện tại chúng ta đang ở trong chính nguyên cuối cùng (từ năm 1864 Giáp Tý đến năm 2043 Quý Hợi)

BẢNG TAM NGUYÊN CỬU VẬN
Căn cứ qua Tam nguyên cửu vận ta xác định được các năm nhuận của âm lịch như sau:

Xem bảng thống kê các năm nhuận sau:
Và tiếp đến là chính nguyên đầu của đại nguyên sau (kể từ năm 2044) đến năm 2224). Các năm nhuận được tính như trên.

Qua bảng thống kê: Trong chính nguyên (180 năm) có 67 năm nhuận ÂL, trong đó có 19 lần cách 2 năm có năm nhuận. Số còn lại cách 3 năm mới có năm nhuận.

Số năm nhuận ÂL được tính như sau:

Cứ 3 lần: cách 3 năm có năm nhuận.

Đến 1 lần: cách 2 năm có năm nhuận.

Rồi 2 lần: cách 3 năm có năm nhuận.

Đến 1 lần: cách 2 năm có năm nhuận.

Liên tục như vậy 6 lần: ( 3-2 ) Ở thượng nguyên và Trung nguyên.

Đến Hạ nguyên – nghịch đảo một lần: (2-3)

Rồi lại trở về 2 lần: ( 3-2 ) Cuối cùng cách 3 năm có năm nhuận 3 lần, rồi hết.

Qua chính nguyên kế tiếp được tính y như chính nguyên trên.

* Muốn tính năm nào là năm nhuận của ÂL, ta lấy biểu số của năm Dương lịch đem chia cho 19 nếu vừa hết không có số dư hoặc số dư là 3, 6, 9, 11, 14 và 17 thì năm đó là năm nhuận của âm lịch. Ví dụ: năm 1919: 19 vừa hết không có số dư

1993: 19 còn dư 17

2014: 19 còn dư 14

2020: 19 còn dư 6

Vậy các năm trên là năm nhuận của âm lịch

Tháng giêng (01) không bao giờ có là tháng nhuận. Riêng tháng 9, 10, 11 trong chính nguyên có duy nhất 1 tháng nhuận mà đều nằm ở Hạ nguyên. Điểm khác biệt cơ bản giữa dương lịch và âm lịch là: Trong âm lịch tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu chỉ có 29 ngày.

TRƯƠNG VĨNH KHÁNH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét