Bao giờ thấy người đi bộ từ trước tượng đài Lý Thái Tổ qua phía ven hồ mà tất cả các xe phải dừng thì khi đó Hà Nội là văn minh, là ước mơ nhân loại.
Mấy người lái xe phải vẫy vẫy, ý nói cứ qua đi. Lúc đó chị mới biết, luật của DC là xe hơi phải nhường đường cho người đi bộ nếu gặp biển hiệu như thế. Ai học luật giao thông đường bộ đều biết điều này.
Công tác vài năm, chị về Hà Nội. Quanh quanh tượng đài Lý Thái Tổ một hồi, chị định qua đường sang phía ven bờ Hồ. Trước mặt tượng cụ Lý là một dải kẻ vạch trắng to tướng dành cho người đi bộ.
Chị đứng đợi và dòng xe ngược xuôi vun vút, không ai nghĩ là phải dừng cho chị qua đường. Có vạch cho người đi bộ hay không đều chẳng có ý nghĩa đối với người thủ đô văn hiến.
Thế là đành nhắm mắt thả đời cho số phận may rủi, bởi chị đứng đó cũng thành vọng phu cả trăm năm không qua nổi bên kia.
Tin cho hay, từ ngày 1/2/2016, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội bắt đầu kiểm tra, xử lý đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn và cầu vượt cho người đi bộ, trên các tuyến cấm người đi bộ.
Trong ngày đầu tiên ra quân, các đơn vị thuộc Phòng CSGT Công an Hà Nội xử lý 102 trường hợp người đi bộ vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Trong ngày đầu tiên ra quân, Công an TP Hà Nội đã xử lý hơn 100 trường hợp người đi bộ vi phạm. Ảnh: Định Nguyễn.
Người đi bộ không vô can nếu phạm luật khi tham gia giao thông. Đối tượng này cũng công bằng trước pháp luật như người điều khiển phương tiện.
Từ xưa đã có một kiểu luật bất thành văn, ô tô đền xe máy, xe máy đền xe đạp, xe đạp đền người đi bộ, nếu xảy ra sự cố mà không cần biết ai sai ai đúng. Chuyện này phải chấm dứt.
Về luật mà nói, phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông là rất đúng, để lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông đô thị hiện đã quá hỗn loạn. Chuyện phạt người đi bộ không đúng nơi qui định thì cả thế giới thực hiện.
Tại các nước tiến bộ có nền pháp trị, nếu xảy ra tai nạn xe hơi chẹt người đi bộ dù bị thương hay bị chết nhưng nếu người đi bộ sai vẫn phải đền, thậm chí phải chống nạng ra tòa.
Phần đường dành cho người đi bộ được đánh dấu bằng vạch ngang trắng gọi là ngựa vằn, có thêm biểu tượng người đang qua đường. Nếu chỗ đó có tín đèn đỏ thì người cũng phải dừng đợi như các phương tiện giao thông khác.
Nếu chỉ là vạch kẻ dành cho người đi bộ mà không có đèn tín hiệu thì người đi bộ có quyền ưu tiên qua đường, tất cả các phương tiện phải dừng như đợi đèn đỏ hay gặp bảng hiệu STOP.
Nếu xe nào va phải người đi bộ trên khu vạch ngựa vằn này thì thôi rồi lượm ơi, đền tới cuối đời không xong nếu là nghiêm trọng. Đưa ra tòa xử, có khi người gây hại phải nuôi báo cô suốt đời người bị nạn.
Vì thế, cứ thấy người đi bộ thò chân xuống lòng đường là xe phải dừng. Sợ luật, sợ liên lụy, sợ đi tù, sợ bị treo bằng, nhẹ nhất là vé phạt vài trăm đô cộng với nền giáo dục tôn trọng luật từ bé nên ai cũng răm rắp.
Thông thường nếu đường nội thị dài quá, cứ vài chục mét lại có tín hiệu đèn cho người đi bộ bấm thành đèn đỏ để họ có thể qua đường an toàn. Nếu không làm đèn tín hiệu giao thông thì vạch kẻ ngang được dùng cho mục đích đó.
Nếu luật chặt chẽ như thế, đường xá được kẻ vạch rõ ràng, đèn tín hiệu giao thông bố trí khoa học, mà người đi bộ vẫn phạm luật do đi tắt đón đầu thì rất đáng bị phạt.
Người đi bộ không vô can nếu phạm luật khi tham gia giao thông. Đối tượng này cũng công bằng trước pháp luật như người điều khiển phương tiện.
Từ xưa đã có một kiểu luật bất thành văn, ô tô đền xe máy, xe máy đền xe đạp, xe đạp đền người đi bộ, nếu xảy ra sự cố mà không cần biết ai sai ai đúng. Chuyện này phải chấm dứt.
Về luật mà nói, phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông là rất đúng, để lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông đô thị hiện đã quá hỗn loạn. Chuyện phạt người đi bộ không đúng nơi qui định thì cả thế giới thực hiện.
Tại các nước tiến bộ có nền pháp trị, nếu xảy ra tai nạn xe hơi chẹt người đi bộ dù bị thương hay bị chết nhưng nếu người đi bộ sai vẫn phải đền, thậm chí phải chống nạng ra tòa.
Phần đường dành cho người đi bộ được đánh dấu bằng vạch ngang trắng gọi là ngựa vằn, có thêm biểu tượng người đang qua đường. Nếu chỗ đó có tín đèn đỏ thì người cũng phải dừng đợi như các phương tiện giao thông khác.
Nếu chỉ là vạch kẻ dành cho người đi bộ mà không có đèn tín hiệu thì người đi bộ có quyền ưu tiên qua đường, tất cả các phương tiện phải dừng như đợi đèn đỏ hay gặp bảng hiệu STOP.
Nếu xe nào va phải người đi bộ trên khu vạch ngựa vằn này thì thôi rồi lượm ơi, đền tới cuối đời không xong nếu là nghiêm trọng. Đưa ra tòa xử, có khi người gây hại phải nuôi báo cô suốt đời người bị nạn.
Vì thế, cứ thấy người đi bộ thò chân xuống lòng đường là xe phải dừng. Sợ luật, sợ liên lụy, sợ đi tù, sợ bị treo bằng, nhẹ nhất là vé phạt vài trăm đô cộng với nền giáo dục tôn trọng luật từ bé nên ai cũng răm rắp.
Thông thường nếu đường nội thị dài quá, cứ vài chục mét lại có tín hiệu đèn cho người đi bộ bấm thành đèn đỏ để họ có thể qua đường an toàn. Nếu không làm đèn tín hiệu giao thông thì vạch kẻ ngang được dùng cho mục đích đó.
Nếu luật chặt chẽ như thế, đường xá được kẻ vạch rõ ràng, đèn tín hiệu giao thông bố trí khoa học, mà người đi bộ vẫn phạm luật do đi tắt đón đầu thì rất đáng bị phạt.
Nhiều tuyến phố ở thủ đô, vỉa hè "được" trưng dụng làm nơi bày bán hàng. Ảnh: Vietnamnet.
Quay lại nước mình ra sao. Thử hỏi xem có bao nhiêu chỗ có vạch kẻ dành cho người đi bộ qua đường. Nếu vòng quanh bờ Hồ thì công nhận là có một số nơi dành cho người đi bộ. Nhưng rất nhiều đường không có, hoặc có thì rất xa.
Nói đâu xa, ngay tại Quảng trường Ba Đình, từ chỗ Bộ Ngoại giao tới đường Phan Đình Phùng gần 1km mới có một vạch kẻ qua đường. Khách muốn thăm lăng cụ Hồ, không băng qua đường mới là chuyện lạ.
Gập cả gương chiếu hậu thì khỏi phải cãi là đang di chuyển nhé
Hàng quán, chè chén, người ngồi hút thuốc lào, ăn quà vặt, rồi xe máy dựng chiếm hết chỗ trong khi đi bộ xuống lòng đường, qua đường tắt cũng phạm luật.
May mắn tới được chỗ có vạch kẻ nhưng xe cơ giới đâu có dừng nhường đường cho người đi bộ như trong luật giao thông đường bộ. Khi thi cử lấy bằng lái xe ai cũng nắm rõ nhưng lúc ra đời thường quên tiệt.
Người Hà Nội ngồi trên xe máy hay xe hơi không có khái niệm phải nhường cho người đi bộ. Chuyện đó chỉ có bên Mỹ, không phải ở xứ này. Hà Nội lúc cần thì không vội, lúc không cần nhanh lại ra vẻ rất vội.
Vượt đèn đỏ, chen lấn, đi lên vỉa hè, chạy xe ngược chiều là chuyện quá quen thuộc. Không những phạm luật lại còn toe toecòi bắt người đi đúng phải tránh, kiểu vừa ăn cướp vừa la làng.
Nói tóm lại, người đi bộ ở thủ đô chỉ còn cách bay qua đường nếu không muốn phạm luật. Để giúp cho giao thông đỡ hỗn loạn, người đi bộ nhất định phải qua chỗ có vạch dành cho họ hoặc tuân thủ tín hiệu giao thông ở những nơi có biển hiệu rõ ràng.
Hè phố phải có đủ chỗ cho người đi bộ tới được nơi qua đường an toàn. Với cách quản lý như hiện nay thì đừng đặt ra chuyện phạt người đi bộ nếu họ phải dùng lòng đường hay không có đường nào đến được chỗ qua đường dành cho người đi bộ.
Và cần thiết phải phạt những lái xe cơ giới (xe hơi, xe máy) nếu họ không nhường đường cho người đi bộ ở những nơi có bảng hiệu người đi bộ có quyền ưu tiên.
Bao giờ thấy người đi bộ từ trước tượng đài Lý Thái Tổ qua phía ven hồ mà tất cả các xe phải dừng thì khi đó Hà Nội là văn minh, là ước mơ nhân loại.
Nếu vị cảnh sát nào bắt gặp một người băng qua đường trái phép và định viết phiếu phạt thì hãy nghĩ xem ở hai đầu đoạn đường có chỗ nào cho người đi bộ hay không.
Nếu không chứng minh được thì hãy mang cái phiếu phạt đó gửi cho ông chủ tịch thành phố vì quản lý thế nào mà người ta không có chỗ qua đường.
Phạt chỉ là giải pháp cuối cùng chứ không phải là cách thu ngân sách trong chính quyền thủ đô, điều này không tạo ra được một không gian giao thông văn minh.
Hãy nói với chủ tịch Hà Nội một câu “Hãy cho một lối sang đường, người dân sẽ tôn trọng luật
Lề đường Sài Gòn
Đoạn đường Quốc lộ 13 qua địa bàn Q. Bình Thạnh với những xe bán dừa tràn ra sát đường - Ảnh: Duyên Phan
Ghi nhận trong ngày 28/2, nhiều tuyến đường trên địa bàn TPHCM như: Điện Biên Phủ, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thị Minh Khai…(Q.1), đường Tầm Vu, Quốc lộ 13, (Q. Bình Thạnh), đường Nguyễn Tri Phương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, (Q.5)… tình trạng buôn bán, lấn chiếm lề đường vẫn diễn ra như không có cơ quan chức năng trên đời này.
Các lề đường nghiễm nhiên trở thành điểm giữ xe của các hộ kinh doanh, xe máy để trên lề, xe hơi của khách thì đậu xuống cả lòng đường, khiến việc đi lại của người đi bộ gặp nhiều khó khăn.
Không còn vỉa hè để đi,người đi bộ buộc phải đi xuống cả lòng đường, bất chấp mọi nguy hiểm rình rập.
Sau đây làm một số hình ảnh về lề đường bị chiếm làm chỗ đậu xe, buôn bán…được ghi nhận trong ngày 28/2:
Đầu giờ chiều các quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng bắt đầu bày bàn ghế ra tận sát bờ đường để chuẩn bị bán cho khách vào buổi tối - Ảnh: Duyên Phan
Một đoạn vỉa hè công viên Tầm Vu (P.26, Q. Bình Thạnh) bị sử dụng làm bãi để xe - Ảnh: Duyên Phan
Các hàng ăn vặt sử dụng lòng đường làm chỗ để xe cho khách trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh) - Ảnh: Duyên Phan
Người dân đậu xe trên đường Nguyễn Trãi, Q. 5 tối 28/2 - Ảnh: Thanh Tùng
Đường Nguyễn Tri Phương đoạn gần cầu Nguyễn Tri Phương có một dãy liên tiếp các quán nhậu bày bán trên lề đường - Ảnh: Thanh Tùng
Lề đường Trần Phú, Q. 5 thành "quảng trường" bán quần áo - Ảnh: Thanh Tùng
Một góc lề đường trên đường Trần Phú, Q. 5 thành vô số bàn liên hoan - Ảnh: Thanh Tùng
Đường Nguyễn Tri Phương đoạn gần ngã tư Nguyễn Tri Phương –Trần Hưng Đạo, xe máy đậu chiếm hết lề đường - Ảnh: Thanh Tùng
Theo Thanh Tùng - Duyên Phan - Tuổi trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét