- Nét Đẹp Mai Bình Định Tại Hà Nội

Những chậu hoa mai Tết từ Bình Định chuyển ra có giá khá "mềm" từ 1,5 - 20 triệu đồng đang được nhiều khách Hà Nội lùng mua.
Trong những ngày giá lạnh của Hà Nội, chậu hoa mai Tết được chuyển từ Bình Định ra Bắc vẫn bung nở rực rỡ thu hút sự chú ý của không ít người. Đây là vườn mai Tết được bày bán trong khuôn viên khu Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội).
Anh Thi (chủ nhân vườn mai) cho biết: "Tùy vào dáng cây, giá chậu mai chơi Tết tại đây thấp nhất là 1,5 triệu đồng, cao nhất là chậu 20 triệu đồng. Đã có khách Hà Nội đặt mua chậu mai 20 triệu đồng cùng với 4-5 chậu có giá từ 7 triệu đồng/chậu".
Những chậu mai nhỏ có giá "mềm", từ 1,5 triệu đồng
Những cây có dáng trung bình được rao bán từ 7 triệu đồng
Một cây mai dáng long có giá 20 triệu đồng được chủ nhân vườn mai chăm sóc rất cẩn thận
Không ít người chú ý đến mai vàng vì chúng khá đẹp mắt. Hình ảnh một vị khách đang ngắm và lựa chọn mai vàng chơi Tết
Theo chủ vườn mai: "Hầu hết mai cảnh được tạo theo hai dáng, dáng long và dáng trực". Ngoài ra, các dáng cầu kỳ hơn là chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng… Cây đẹp phải nhiều nụ, cánh hoa bung nở không bị xoăn, lá non tươi xanh.
Anh Thi (chủ vườn mai cảnh) cũng tư vấn: "Khi chăm sóc mai chơi Tết, không nên tưới thẳng lên hoa, cũng nên tránh nước mưa vì hoa sẽ nhanh bị tàn. Với những ngày giá lạnh của Hà Nội, mai Bình Định vẫn bung nở và giữ được màu sắc tươi tắn vì đã được che chắn cẩn thận để tránh mưa".
Ngoài ra, người chơi mai nên đặt chậu hoa ở nơi thoáng mát, đủ sáng, không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và nụ sớm.
Để mua được cây mai đẹp, ngoài dáng, cần chú ý những chi tiết như cành mai phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ mập, lá non vừa nhú, cây như vậy sẽ đẹp
Nụ hoa phải đủ “bụ bẫm” để nở kịp ngày Tết. Cánh hoa mịn, đều nhau
Quan sát lá mai cũng là một cách để chọn được cây khỏe, đẹp mắt. Lá xanh non nhỏ hoặc có màu đỏ tía.
Một chậu mai đang chờ được chuyển lên xe của khách mua
Để tránh nước mưa và hạn chế giá lạnh, chủ nhân vườn mai đã căng thêm một lớp trần nilon cho vườn mai trị giá cả trăm triệu.

Theo Ngọc Linh



Với dáng dấp nhỏ, gọn và đầy uyển chuyển… những gốc mai bonsai tại làng mai Nhơn An (thị xã An Nhơn, Bình Định) luôn được khách chơi mai săn lùng.

 Những gốc mai bonsai Bình Định có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến hàng chục triệu đồng, hợp với túi tiền người chơi mai.
Dịp cận Tết, tại làng mai lớn nhất miền Trung (làng mai Nhơn An, thị xã An Nhơn), theo ghi nhận của phóng viên, nhiều chậu mai bonsai đã khoe sắc vàng đón Tết.
Mai bonsai Bình Định có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài chục triệu đồng
Ông Nguyễn Trí Tuấn (58 tuổi, làng mai Nhơn An), cho biết: “Mai bonsai có độ tuổi từ 5 năm tuổi trở lên đang được khách chơi mai rất ưa chuộng, loại mai này thích hợp đặt trong không gian chật hẹp. Ngồi ngắm càng lâu thì mới ngẫm ra vẻ đẹp của chúng, không chỉ đẹp ở hoa mà còn cả dáng dấp. Mua mai bonsai, vì gọn nhẹ nên khách hàng bưng nhẹ tênh chứ chẳng cần thiết bị hỗ trợ như các loại mai cảnh khác”.
Gốc mai sần sùi, cứng cáp
Có gốc gác từ làng mai Nhơn An, ông Bùi Xuân Lý (52 tuổi, trú TP Quy Nhơn) đã chăm chút cho hơn 100 chậu mai bonsai của mình để bán dịp Tết. Tại gian hàng của ông, loại mai này có giá từ 1,5 triệu đồng đến vài chục triệu mỗi chậu.
“Đa số tôi bán mai bonsai, năm nay hút được lượng khách lớn vì giá tiền hợp lý. So với năm ngoái, tôi từng bán được hơn 100 chậu mai bonsai loại nhỏ, giá từ 1,5 triệu đồng đổ lại thì năm nay, mai bonsai vẫn đang hút khách, hy vọng số lượng bán ra sẽ vượt năm ngoái” - ông Lý cho hay.
Theo ông Lý, việc trồng mai bonsai khó hơn so với các loại mai khác vì đòi hỏi nhiều về cách tạo dáng, chăm sóc cẩn thận từng bước một.
Vì thế nên tùy theo dáng, độ tuổi… mà giá thành của từng gốc mai sẽ luân chuyển khác nhau.
Mai bonsai Bình Định nở rộ
Nhiều gốc vẫn còn nguyên búp xanh mơn mởn
Mai bonsai Bình Định tạo dáng, hút mắt người xem


Các loại mai phổ biến ở Việt Nam
Trên thế giới có hơn 20 loại mai khác nhau. Riêng tại Việt Nam, có khoảng 8 loại, gồm: Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, Nhất Chi Mai, Mai Tứ Quý, Mai Chiếu Thủy, Song Mai. 

Theo phong thủy từng vùng, những cơn mưa phùn trên đất Bắc và xứ Huế, luôn kèm theo những cơn gió bấc, nên các địa phương phía Bắc có các loại mai như:
Song mai
Hoa màu trắng muốt, ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi là song mai. 

Mai mơ 
Còn gọi là Hạnh mai, thông tục gọi là cây mơ. Tên khoa học là Prunes Mume (Armeniaca Mume), xếp vào họ Rosaceae, có khoảng 300 loại. Cây mai mơ cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa nở vào đầu xuân, sau đó mới nẩy lá, đài hoa đỏ tía hoặc xanh thẫm, hoa thường có 5 cánh với hai sắc: trắng và hồng. Hoa mai mơ sắc trắng còn được gọi là Lục Ngạc Mai. Hoa kết thành quả, quả khi chưa chín có màu xanh, khi quả chín có màu vàng. Trái có vị chua ngọt, mùi thơm phảng phất rất lâu.

Tại miền Nam, vì thuộc khí hậu nhiệt đới và gần đường xích đạo hơn so với miền Bắc, ngày Tết luôn rơi vào lúc thời tiết nóng, nên ta có thể tìm thấy các loại mai như mai Chiếu Thủy, Nhất chi mai, mai Tứ Quý, Bạch mai, Hoàng mai, Nam mai và một loại mới, đó là mai trắng Miến Điện.

Mai chiếu thủy 
Mai chiếu thủy là cây đa niên, gốc to, cành nhánh nhiều. Cao khoảng 1,5m. Lá dài, nhỏ, mọc thành đôi. Hoa nhỏ 5 cánh, mọc thành chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, có mùi thơm dịu dàng, dễ chịu. Cuống hoa dưới luôn luôn hướng xuống đất nên được gọi là mai Chiếu Thủy.Mai chiếu thủy có nguồn gốc từ miền Ðông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm.

Nhất chi mai
Nhất chi mai có hoa màu trắng pha hồng, thường gặp ở miền Nam.
Mai tứ quý
Mai tứ quý là loại mai có 5 cánh màu vàng tươi, tên khoa học là Ochna Astropurpur. Hoa không nhiều, nhưng tự trổ, không cần trảy lá trước. Loài hoa này được coi là một loại mai kiểng. Vì loài hoa này nở quanh năm, mùa nào cùng có thể trổ hoa nên còn được gọi là mai Tứ Quý.


Ngoài ra còn có tên gọi khác là "Mai đỏ", nguyên do chính là khi hoa tàn 5 cánh hoa vàng rụng hết và 5 đài hoa bên dưới liền biến thành đỏ sẫm. Các đài hoa thay vì xòe ra như trước khi tàn, lại úp vào ôm lấy nhụy, trông như đóa hoa búp vậy. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ màu xanh khi còn non đổi sang màu đen lúc già, to dần, đẩy 5 đài hoa lại nở bung ra lần thứ hai như một đóa hoa mai màu đỏ, chính vì lẽ đó mà mai Tứ Quý còn được gọi là Nhị Độ mai (hoa nở 2 lần, trước vàng, sau đỏ).
Bạch mai
Cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa bạch mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong tượng trưng cho sự tinh khiết, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên. 

Nam mai 
Là một loại mai trắng có rất nhiều ở vùng "Nam kỳ lục tỉnh", đó chính là cây Mù U. Cây mù u có tên khoa học là Ochrocarpus samensis, thuộc họ Guttiferae (măng cụt). Cây mù u thân mộc, lá mù u to bản, dày, kích thước bằng bàn tay người lớn. Trái mù u tròn, to cỡ ngón chân cái, không ăn được. Hột mù u ép làm dầu thắp đèn (nhiều khói, ít sáng). Hoa mù u 5 cánh trắng và to như hoa Bạch mai.
Cây bướm bạc giống Mussaenda philippica ‘Dona Aurora’ là cây có chùm lá bắc màu trắng. Cây thường được trồng tạo cảnh quan trang trí sân vườn nhà phố biệt thự – trồng cụm hoặc trồng vào chậu. Ngoài ra, cây bướm bạc còn được trồng tạo viền hoa đẹp trong cảnh quan xanh của các công ty, xí nghiệp. Trong đô thị, cây bướm bạc và cây bướm hồng thường trồng tại các bồn hoa công viên hoặc một số nút giao thông. Cây được sử dụng rộng rãi để trang trí hơn cây ngọc mai. 

Hoàng mai
Hoàng mai hay mai vàng, còn được gọi là Lạp mai. Lạp là sáp ong, được ví với màu vàng tươi nhuận của hoa mai. Còn hiểu cách khác thì Lạp nguyệt là tháng chạp, vậy Lạp mai là loài hoa mai chỉ nở một lần trong năm vào cuối tháng chạp (tháng 12 âm lịch).


Tại Việt Nam, nơi có nhiều mai vàng nhất là trong những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, thuộc các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa. Rừng ở các tỉnh cao nguyên cũng có, nhưng ít hơn. 
Mai vàng mọc trên rừng còn gọi là "Mai núi". Mai núi do phải chen tìm đất sống với những cây khác ở địa thế khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn nên dáng cây có vẻ đẹp đặc biệt. Hoa lại có nhiều cánh. Có hoa có từ 12 đến 18 cánh.

Một loại mai vàng khác mọc ở triền cát, rừng ven biển được gọi là "Mai Động". Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra chi chít, cánh nhỏ. Các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị đổ vào, kéo dài đến tận đồng Nai, Tây Ninh, nơi nào cũng có mai vàng.

Hoa mai vàng mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng bên cành, ở nách vệt cuống lá và hơi thưa. Hoàng mai mãn khai sau khoảng 2 ngày thì rụng cánh. Hoàng mai có nhiều loại khác nhau. Có loại cánh lớn, mọc dày, ngược lại, có loại thật mỏng manh với những cánh nhẹ tênh. Có loại màu vàng đậm như Huỳnh Tỷ mai, có loại phơn phớt vàng như mai Giảo v.v... 

Cây mai vàng trong rừng rụng lá mùa đông.
Cành mai vàng mềm mại hơn cành đào.

Hoàng mai chuộng ánh sáng cùng đất thịt và ẩm, ngược lại hoa không chịu được khí lạnh. Người trồng Hoàng mai thường canh ngắt lá đúng ngày để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Ngắt lá là một nghệ thuật vì nếu lá ngắt đi không đúng lúc sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở.

Theo kinh nghiệm thì cây mai vàng càng già, hoa lại càng đẹp. Do đó, người ta rất ưa chuộng lão mai.

Những cây mai đẹp, bộ rễ đẹp và có thể nảy cành ra hoa từ bộ rễ. Gốc đẹp mang nhiều hình dáng khác nhau.

Thân đẹp có dáng thẳng đứng – dáng trực, dáng nghiêng – dáng xuyên phong, dáng đổ – thác đổ. Dáng đứng uốn lượn – “vô nữ bất thành mai”.
Tuy nhiên mai thường được nuôi trồng làm kiểng có hoa. Và dĩ nhiên giá trị của cây mai được quyết định ở vòm hoa. Một vòm hoa mai đẹp là có nhiều hoa từ dưới lên trên, từ phía phải được lấp đầy bằng những chùm hoa, hoa phải nở kín từ trong ra ngoài tạo thành một vòm hoa dày đặc.

Khi chọn mua một cành mai về chưng trong những ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau:

Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng. 


Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.


Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẩm, lá non vừa nhú. Ngoài ra các người chơi mai chuyên môn cònphân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có họ biết mà thôi.

Ví dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm dương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành tứ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu.

Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Theo yeucaycanh.com 


Mai vàng 100 năm tuổi giá 2 tỷ 

Chủ nhân của cây mai vàng 2 tỷ này là anh Trương Thanh Viễn (ngụ TPHCM).
Cây mai vàng 100 năm tuổi được "hét" giá 2 tỷ tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng năm nay Theo quan sát của PV, cây mai cao khoảng 4 mét, tán gần 3 mét, gốc theo thế xoắn vắt áo. Bộ rễ của "lão" mai to lớn, nổi lên khỏi mặt chậu. Giữa thân mai cổ thụ có nhiều vết u xù xì tạo điểm nhấn.

Đây được coi là cây mai có giá “khủng” nhất được trưng bày tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng năm nay.

Bộ 3 cây mai vàng giá hơn 4 tỷ
Ngoài ra, mùa Tết năm nay người dân có thể đến tham quan, chiêm ngưỡng bộ 3 cây mai “khủng” của vườn kiểng đến từ An Giang được trưng bày tại khu B, công viên 23/9.
Cây mai thế tứ diện được ra giá 1,8 tỷ ở công viên 23/9 Trong đó, cây lớn nhất có thế tứ diện được chủ nhân đưa ra giá 1,8 tỷ đồng. 2 cây còn lại trong bộ sưu tập có giá 1,3 và 1 tỷ đồng.
Cây mai có thế xoắn vắt áo từ gốc đến ngọn 
Đoạn từ gốc đến giữa thân mai cổ thụ có nhiều vết u xù xì tạo điểm nhấn 
Phần ngọn của cây mai 
Chủ nhân niêm yết giá cho cây mai 
Nhiều nụ hoa mập mạp chuẩn bị khoe sắc 
Trong hình là bộ 3 cây mai có giá 4,1 tỷ đồng 
Trong đó cây mai lớn nhất đã truyền lại qua 3 đời người, được chủ nhân của nó "hét" giá 1,8 tỷ đồng 
Phần gốc mai 
Thân mai 
Gốc mai nhìn từ dưới lên 
Những chùm nụ chi chít nhau 
Thậm chí cả ở gốc cây 
Còn đây là cây mai có giá 1,3 tỷ đồng nằm trong bộ sưu tập 
 Những chùm nụ từ gốc đến ngọn 
Cây mai giá 1 tỷ đồng 
Thân mai uốn lượn rất đẹp 
Những cây mai "khủng" thu hút rất đông người dân tham quan, chiêm ngưỡng 


Cận cảnh cây mai trăm tuổi giá 2 tỷ ở Đà Nẵng


Cây mai khoảng 100 năm tuổi của anh Trương Hoài Phong được rao giá 2 tỷ đồng tại chợ hoa xuân Đà Nẵng. (Ảnh: vnexpress.net)

Cây mai khoảng 100 năm tuổi của anh Trương Hoài Phong được rao giá 2 tỷ đồng tại chợ hoa xuân Đà Nẵng. (Ảnh: vnexpress.net)

Tại Hội chợ hoa xuân TP Đà Nẵng 2016, cây mai cổ thụ khoảng 100 tuổi của anh Trương Hoài Phong (30 tuổi, phường Yên Đổ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) được rao bán với giá 2 tỷ đồng.

Theo thông tin trên Báo Giao Thông, cây mai cao gần 4m của anh Phong bày bán tại chợ hoa Tết Đà Nẵng đã thu hút sự chú ý của nhiều khách mua hoa.

Cây mai trăm tuổi này được nghệ nhân Trương Minh Hào (60 tuổi, Gia Lai, cha anh Phong) mua cách đây 20 năm với giá 17 triệu, tính đến nay đã qua 5 đời chủ. Tán cây sum suê, vươn cao khỏe khoắn, hoa thường bung nở đúng dịp Tết đến xuân về.

Ông Hào cho biết, đã có người trả giá cây mai cổ thụ này 1,4 tỷ đồng nhưng ông nhất quyết chỉ bán với giá 2 tỷ.

Rất nhiều người thích thú tới coi nhưng chỉ chụp ảnh rồi đi về vì giá khá đắt.

“Tôi rao giá cao vì cây mai này liền cây từ dưới lên trên. Gốc cây mọc ra 5 nhánh lớn mang ý nghĩa là trực sinh, ngũ phúc. Đây là cây mai to nhất, chắc chắn ở Việt Nam không có cây thứ hai”, báo Vnexpress dẫn lời anh Phong, “Tôi không đưa ra Đà Nẵng để cho thuê. Nếu không bán được như giá mong muốn, tôi sẽ đưa cây về lại Gia Lai để tiếp tục chăm sóc, chờ Tết sau”.
 Cây mai Hồng Diệp thuộc giống Cúc, cao gần 4m, tán cây xum xuê. (Ảnh: baogiaothong.vn)

Cây mai cổ trổ bông rực rỡ mỗi dịp Tết đến xuân về. (Ảnh: nld.com.vn)



Hàng trăm hoa mai bung nở, to và đều bông. (Ảnh: motthegioi.vn)


Bạch Liên tổng hợp





Kỹ thuật chăm sóc cây mai sau tết

Thông thường sau Tết, cây mai bắt đầu tàn tạ và cần được chăm sóc thật chu đáo, việc làm này sẽ tạo nền tảng cho cây ra hoa cuối năm sau, phát triển tốt và tránh sâu bệnh.

Công việc chăm sóc mai sau Tết chia là 3 loại cây: Cây trồng chậu chưng trong nhà, cây trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng ngoài đất.



Với cây mai trồng chậu


Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 28 đến mồng 6 Tết, cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hiện tượng quang hợp rất ít, lá phát triển mới thường có màu xanh nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu. 

Thường thì nhiều người chơi xong không tưới nước mỗi ngày mà có khi đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai. Chưa kể đến việc dùng thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa không rụng làm cho quá trình sinh trưởng của cây không theo chu kỳ.

Cây mai dồn nhựa ra để nuôi hoa đẹp, lại phải thiếu điều kiện sống trong một tuần lễ nên nhiều cây bị kiệt sức rất nhiều, nếu không chăm sóc tốt thì sang năm sau mai sẽ không còn hoa nữa. Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây ở những nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa nở (cả nụ còn lại) để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, một số lá tạo trong lúc nở hoa dù xấu cũng để nguyên như vậy khoảng hơn một tuần cho cây hồi phục.

Với cây mai trồng ngoài đất
Những cây này không bị mất sức nhiều nên ta không cần phục hồi sức cho mai như những cây mai chưng trong nhà, nhưng sau khi chơi Tết xong ta phải lặt bỏ các hoa dù đã nở hay chưa nở, vì mai quen nắng nên cây trồng chậu chưng ngoài nắng không cần phải đem vào mát.

Các biện pháp chăm sóc cây mai sau Tết


Tỉa cành cây: Tỉa cành cây mai chậm nhất cho đến 20 Âm lịch (trước ngày 15 thì tốt hơn). Tùy theo hình dạng của cây ta có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn- dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba. 

Dùng khoảng 4 gram urê (1 muỗng cafe nhỏ) pha với 10 lít nước tưới gốc cây và phun lên cả cây. Nếu thấy cây hồi sức lại (lá xanh hơn, tược non phát triển) thì không cần phải phun thuốc kích thích chồi lá nữa.

Trường hợp cây có vấn đề (như bị chết lao, sâu đục) thì mới sử dụng thuốc kích thích phun với liều lượng ít hơn liều lược được hướng dẫn. Nếu cành không phát triển nhiều có thể dùng một gói GA3 (1g) pha từ 30-40 lít nước phun đều lên cây và tưới gốc.

Khi cây lợi sức thì đưa từ từ ra nắng để cây quen dần, thì sẽ tạo cho cây mai phát triển chồi, lá rất nhanh. Và chúng ta cũng nên lưu ý rằng đây là giai đoạn bọ trĩ và nấm hồng hoạt động (lá non, trời nắng nóng) nên pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) Fipronil (Regent) phun lần đầu khi tỉa cành khoảng 10 ngày, phun lần thứ hai khi cây vừ nhú tước và lần sau khi lá vừa già. Nếu năm bình thường thì việc tỉa tán cho mai nên thực hiện vào khoảng từ ngày 10 đến 20, nếu năm nhuận thì tỉa tán muộn hơn.

Chúng ta nên chú ý việc tỉa tán rất quan trọng vì nó sẽ tạo lại dáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi tược non sẽ phát triển thành cành mới và cả chồi trên nách lá, chồi này có thể biến thành tược hoặc nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác). Những cây không tỉa cành chắc chắn sẽ không cho hoa nhiều bằng các cây tỉa cành ngay từ đầu năm và thường dễ bị nấm bệnh. Trong việc tỉa cành chúng ta thường chú ý rằng, cành tỉa càng gần thân thì tược phát triển càng mạnh

Vệ sinh cho cây: Tỉa cành cho cây xong, việc vệ sinh cho cây thực hiện rất dễ, có thể dùng vòi nước mạnh phun cho tróc bớt rong rêu nấm mốc trên cây. Với cây có rong rêu nấm mốc nhiều hơn có thể dùng Ure pha thật đặc phun vào nơi có nấm mốc.

Thay đất cho cây:
Theo kinh nghiệm của các nhà vườn thì việc thay đất cho cây trong điều kiện cây bị yếu khi vừa cho hoa, kế đến trời thường nóng sau Tết nên việc thay đất không có lợi, có khi nắng nhiều mà bộ rễ bị tổn thương cây không hấp thụ đủ nước và muối khoáng nên có thể yếu đi hoặc nặng hơn có thể chết.

Vì thế nên thường bón một ít phân cho cây để cây phát triển bộ rễ . Phân bón cây lúc trời nắng nóng cần thiết phải có đạm và kali, có thể dùng NPK ( 20-16-8 ) nhưng tốt nhất là phân hữu cơ như phân cá + phân bánh dầu ngâm + một ít kali (KCl). Cây bình thường, không sâu bệnh thì trong tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch cây sẽ có bộ lá phát triển hoàn chỉnh.

Việc thay chậu, thay đất mỗi năm không cần thiết lắm, nếu bộ rễ chưa phát triển quá nhiều trong chậu thì không cần thay đất, việc thay đất chỉ nên thực hiện sớm nhất là hai năm hoặc ba năm một lần (tùy theo loại đất).

Còn thay chậu chỉ nên làm khi chậu quá nhỏ so với bộ rễ của cây (thường thì đường kính chậu không quá một phần ba tán lá). Một vấn đề không kém phần quan trọng là bọ trĩ phá rất dữ trong mùa nắng nóng, nếu để cây bị phá nhiều, lá không quang hợp tốt thì năng suất hoa sẽ không cao. Nếu cần thay đất thì việc thay đất cho cây vào gần cuối tháng 3 hay đầu tháng 4 Âm lịch là hợp lý.

Cây trồng trong chậu nếu chất trồng chủ yếu bằng tro, xơ dừa thì mang cây ra khỏi chậu dễ dàng nếu rễ đã phát triển đầy chậu. Dùng dao thật bén gọt bỏ phần rễ già (có màu vàng sậm, khô), dùng bay nhỏ hoặc cây nhọn cạy bỏ bớt đi một phần đất trồng lâu năm.

Trước khi đưa mai vào chậu trở lại cần kiểm tra lại các lổ thoát nước, dưới đáy chậu cần lót miếng mảnh vỡ của chậu cho dễ thoát nước, trên đó là lớp cát, một lớp phân hữu cơ, phủ lên trên một lớp chất trồng rồi mới đặt lại cây vào (không để rễ tiếp xúc trực tiếp với phân ít nhất vài tháng ), bổ sung cho đủ chất trồng, ém chặt cho cây cứng gốc.

Cần chú ý là lớp phân hữu cơ và phân tro sẽ phân hủy một thời gian cây sẽ bị lún xuống, vì thế nên đặt cây có gốc cao hơn mặt chậu để khi ổn định ta có vị trí cây như ý. Nếu mai có chất trồng chủ yếu là đất thịt thì việc thay đất khó hơn, phải dùng bay moi quanh góc sát chậu hơn nửa vòng rồi lắc mạnh, mai sẽ tách khỏi chậu và có thể mang ra cắt bớt rễ, thay đất cho cây.

Thông thường, nếu cây lớn trồng trong chậu nhỏ và nhất là trồng bằng tro trấu-xơ dừa thì mỗi năm phải thay đất 1 lần (khi thấy rễ mai bám đầy cả thành chậu). Trường hợp trồng bằng đất thịt rễ chưa bám nhiều có thể hai năm hoặc 3 năm thay cũng được (xem sự phát triển của cây).

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển tốt hơn.


Nguồn: Hoamaitet


CÁCH GHÉP HOA MAI 



Đọc thêm:
http://agriviet.com/threads/tom-tat-cham-soc-cay-mai-trong-chau.159734/

http://www.vuonrausach.com.vn/2014/04/tong-hop-kinh-nghiem-cham-soc-mai.html

LÃO MAI  TĂNG THÊM 1TỈ (2019)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét