Đôi khi vì có thế lực khiến người xung quanh sợ hãi, còn hỏi họ có nể không, thì họ liền dè môi.
Như Bao Thanh Thiên, có tài mà lại có đức, mọi người tuy sợ nhưng mà rất kính trọng. Điều này hãy xem lại trong gia đình, con cái dẫu sợ cha mẹ mỗi khi bị la mắng, nhưng quan trọng chúng có kính mến không? Hoặc nhân viên sợ Sếp nhưng có sự nể trọng chăng? Nếu sợ mà kính tức thành công ở đời vậy.
Nhà vua có nuôi một con chó, ông rất mực thương yêu, đồ ăn của nó còn ngon gấp ngàn lần của người dân. Chẳng may lần đó con chó cưng bị dịch bệnh mà chết. Ai ai cũng sợ tính ngang tàn của kẻ hôn quân, nên cố nén trong lòng để đến chung lo đám tang cho con chó.
Nhà vua đứng trên lầu cao cười mãn nguyện:"Quả là thần dân này rất yêu mến bậc minh quân như ta, chỉ là con chó của ta chết mà họ còn đến dự đông đủ như vậy, được lắm, được lắm..."
Mấy năm sau vua đến tuổi già, không người kế ngôi, nằm trên giường trối lại với các quan: "Ta biết sức mình không thể qua được, thái y trong triều cũng chịu thua. Ta có tâm nguyện là sau khi ta chết, tất cả dân chúng phải đến chung lo lễ tang đông đủ, không được tiệc tùng trong vòng ba năm". Nói xong vua nhắm mắt băng hà.
Ngày tiễn đưa cỗ quan tài của vua thật thê lương, mưa gió não nề, chỉ vỏn vẹn có bốn năm người lính đẩy xe, tuyệt nhiên không một bóng dáng ai nữa. Như có điều gì uất ức, linh hồn vua hiện sau cỗ quan tài, ông kinh ngạc: "Sao không có ai đến hộ giá cỗ quan, Ta thua cả con chó hay sao".
Liền khi ấy có mấy người dân đang đi ngang xầm xì: "Đúng là ác giả ác báo, tên vua bạo tàn này chết rất đáng đời, tôi mong ngày này lâu lắm rồi".
Người kia thêm: "Tại vì hôm con chó chết, nếu mình không đến thì hắn tra khảo dò xét hình phạt, chứ giờ hắn chết thì dân ta được tự do".
Nói xong họ cười kha khả: "Thôi về nhà làm tiệc ăn mừng vì cái tên bạo chúa đã chết, đi thôi anh em ơi!"
Linh hồn nhà vua nãy giờ nghe thấy như thế rất đau đớn, không biết ông có kịp hối cải chăng nữa...
Người xưa dạy: "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng". Sống làm việc thất nhân ác đức thì khi mất cũng khó rửa sạch tội lỗi đã tạo. Miệng đời truyền mãi, hậu thế cũng không chút cảm tình. Bằng ngược lại thì được tôn vinh sử sách lưu truyền muôn thuở.
Đôi khi vì có thế lực khiến người xung quanh sợ hãi, còn hỏi họ có nể không, thì họ liền dè môi. Như Bao Thanh Thiên, có tài mà lại có đức, mọi người tuy sợ nhưng mà rất kính trọng. Điều này hãy xem lại trong gia đình, con cái dẫu sợ cha mẹ mỗi khi bị la mắng, nhưng quan trọng chúng có kính mến không? Hoặc nhân viên sợ Sếp nhưng có sự nể trọng chăng? Nếu sợ mà kính tức thành công ở đời vậy.
Giác Tịnh
Có một vị vua trị vì vương quốc nọ, tính rất bạo ngược. Năm ấy, trong nước gặp phải thiên tai lũ lụt, dân chúng đói khát lầm than. Thế nhưng, ông ta lại ra lệnh cho quan thủ khố quốc gia treo yết thị thâu thêm thuế của dân. Điều này khiến cho quần thần cũng như tất cả đều bức xúc, không ai dám lên tiếng vì sợ giam vào ngục tù.
Nhà vua có nuôi một con chó, ông rất mực thương yêu, đồ ăn của nó còn ngon gấp ngàn lần của người dân. Chẳng may lần đó con chó cưng bị dịch bệnh mà chết. Ai ai cũng sợ tính ngang tàn của kẻ hôn quân, nên cố nén trong lòng để đến chung lo đám tang cho con chó.
Nhà vua đứng trên lầu cao cười mãn nguyện:"Quả là thần dân này rất yêu mến bậc minh quân như ta, chỉ là con chó của ta chết mà họ còn đến dự đông đủ như vậy, được lắm, được lắm..."
Mấy năm sau vua đến tuổi già, không người kế ngôi, nằm trên giường trối lại với các quan: "Ta biết sức mình không thể qua được, thái y trong triều cũng chịu thua. Ta có tâm nguyện là sau khi ta chết, tất cả dân chúng phải đến chung lo lễ tang đông đủ, không được tiệc tùng trong vòng ba năm". Nói xong vua nhắm mắt băng hà.
Ngày tiễn đưa cỗ quan tài của vua thật thê lương, mưa gió não nề, chỉ vỏn vẹn có bốn năm người lính đẩy xe, tuyệt nhiên không một bóng dáng ai nữa. Như có điều gì uất ức, linh hồn vua hiện sau cỗ quan tài, ông kinh ngạc: "Sao không có ai đến hộ giá cỗ quan, Ta thua cả con chó hay sao".
Liền khi ấy có mấy người dân đang đi ngang xầm xì: "Đúng là ác giả ác báo, tên vua bạo tàn này chết rất đáng đời, tôi mong ngày này lâu lắm rồi".
Người kia thêm: "Tại vì hôm con chó chết, nếu mình không đến thì hắn tra khảo dò xét hình phạt, chứ giờ hắn chết thì dân ta được tự do".
Nói xong họ cười kha khả: "Thôi về nhà làm tiệc ăn mừng vì cái tên bạo chúa đã chết, đi thôi anh em ơi!"
Linh hồn nhà vua nãy giờ nghe thấy như thế rất đau đớn, không biết ông có kịp hối cải chăng nữa...
Người xưa dạy: "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng". Sống làm việc thất nhân ác đức thì khi mất cũng khó rửa sạch tội lỗi đã tạo. Miệng đời truyền mãi, hậu thế cũng không chút cảm tình. Bằng ngược lại thì được tôn vinh sử sách lưu truyền muôn thuở.
Đôi khi vì có thế lực khiến người xung quanh sợ hãi, còn hỏi họ có nể không, thì họ liền dè môi. Như Bao Thanh Thiên, có tài mà lại có đức, mọi người tuy sợ nhưng mà rất kính trọng. Điều này hãy xem lại trong gia đình, con cái dẫu sợ cha mẹ mỗi khi bị la mắng, nhưng quan trọng chúng có kính mến không? Hoặc nhân viên sợ Sếp nhưng có sự nể trọng chăng? Nếu sợ mà kính tức thành công ở đời vậy.
Giác Tịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét