- Những Nguyên Tắc Cần Biết Khi Mặc Vest

Một bộ vest đầy đủ bao gồm áo vest, áo sơ mi, cà vạt, quần, giày, thắt lưng, khăn và áo ghi-lê (nếu là mùa đông). Và sự kết hợp giữa chúng sao cho trông thật lịch lãm và đẹp mắt là điều ít đấng mày râu để ý đến, nhưng chúng thực sự rất quan trọng. 

Nguyên tắc khi cài cúc áo.
Tưởng chừng như đơn giản, nhưng cách cài cúc áo vest cũng thể hiện sự lịch lãm của bạn.
Nguyên tắc khi cài cúc áo

- Áo 1 khuy: 
Luôn cài nút(cúc).

- Áo 2 khuy
Cài nút trên (Nút dưới không cài)

- Áo 3 khuy:
Cúc giữa luôn luôn phải cài.

Cúc trên cùng có thể cài hoặc không.
Cúc dưới cùng tuyệt đối không nên cài.

Nguyên tắc chọn họa tiết và màu áo sơ mi với cà vạt.

Khi bạn cởi bỏ chiếc áo vest thì chiếc áo sơ mi và cà vạt sẽ làm nổi bật bạn. Vì vậy, để áo sơ mi và cà vạt kết hợp với nhau sao cho thật ăn ý, bạn cần nắm vững một số nguyên tắc sau:
Bảng kết hợp màu áo vest, áo sơ mi và màu cà vạt
Màu áo sơ mi phải sáng hơn màu cà vạt.
Tỷ lệ kích thước giữa cà vạt và cổ áo phải tương đương nhau.
Tránh những họa tiết gần giống nhau
Về họa tiết: Tránh kết hợp những họa tiết giống nhau. Nên kết hợp họa tiết bản nhỏ với họa tiết bản to.

Nguyên tắc kết hợp quần và giày
Đi cùng với chiếc áo vest vừa vặn, không thể thiếu chiếc quần và đôi giày lịch lãm. Để không bị vướng, bạn nên mức half hoặc quarter break.
Nguyên tắc kết hợp quần và giày

Nguyên tắc kết hợp giữa giày và thắt lưng.
Giày và thắt lưng của bạn nên có màu giống nhau, sẽ tốt hơn nếu chúng cũng cùng một chất liệu.
Nguyên tắc kết hợp giữa giày và thắt lưng

Nguyên tắc quàng khăn khi mặc áo vest.
Khi khoác trên mình bộ quần áo vest, tức là bạn đang thể hiện sự lịch lãm của mình. Vì vậy, cách quàng khăn khi mặc áo vest cũng cần phải tinh tế. Một số hình ảnh dưới đây, giúp bạn quàng khăn đúng cách và trông chuyên nghiệp hơn.
Nguyên tắc quàng khăn khi mặc vest

Hãy đón đọc một sô mẹo vặt liên quan đến phụ kiện kèm theo bộ vest của bạn như cách thắt cà vạt, cách gấp khăn vào túi, cách thắt nơ… vào bài viết tới nhé!

Chúc các bạn thành công!



Kiểm Chứng 

Nhìn bức hình dưới đây (hình 1) tôi mới phát hiện là mấy bác chóp bu trong đảng không/chưa biết qui ước mặc đồ com-lê veston đúng cách!

Chưa bàn đến cái style và tính “classy”, các bạn thử nhìn hình ông Thế Huynh, Xuân Phúc, Thiện Nhân, và ông gì mặc bộ đồ màu nâu, các bạn thấy gì?
Hình 1: Trăm hoa đua nở, mỗi người một cách. Nguồn ảnh: internet 

Xin thưa là các bác ấy cài nút sai “phép tắc”. Theo truyền thống (1), và gần như là một qui ước bất thành văn, trong các dịp lễ hội người lịch thiệp mặc veston nên cài nút áo khi đứng, và cài đúng cách. Khi ngồi thì có thể cởi nút ra, nhưng khi đứng thì nên cài nút áo để tăng phần trang trọng và lịch thiệp (2). Cài đúng cách thì tuỳ thuộc vào kiểu áo:

• Nếu áo chỉ có 1 nút, thì luôn luôn cài nút đó;

• Nếu áo có 2 nút, thì luôn luôn cài nút trên, còn nút dưới thì để tự do (tuyệt đối không cài nút này);

• Nếu áo có 3 nút, thì luôn luôn cài nút giữa, còn nút trên thì không bắt buộc (cài hay không cài cũng chẳng sao), nhưng nút dưới thì tuyệt đối để tự do.

Thế nhưng mấy bác chóp bu VN thì hình như quên hay chưa biết những qui ước này. Ngoại trừ bác Tấn Dũng lúc nào cũng mặc stylish và cài đúng “phép tắc” (hình 2), còn các bác khác thì … tùm lum cả. Chẳng hạn như trong hình 3, chỉ có bác Ba Dũng là làm đúng, còn các bác khác đều làm sai, đặc biệt là bác Tư Sang. Riêng bác Trọng thì có vẻ ngẫu nhiên, lúc thì bác làm đúng, lúc thì bác làm sai (như trong hình 4, tiếp tổng thống Ý), thậm chí có lúc bác ấy quên cài nút (hình 5). Thấy “kỉ cương” được xem là một chủ đề trong đại hội của các bác ấy, nhưng xem ra cái kỉ cương căn bản nhất là ăn mặc mà vẫn chưa đạt. Thật là đáng tiếc.

Riêng các bác VNCH thì khỏi nói vì các bác ấy là dân có học cao, sành điệu và lịch lãm. Như bác Nguyễn Văn Thiệu (hình 6) hay bác Nguyễn Cao Kỳ (hình 7) là người ăn mặc đúng mốt và đúng cách.

Thật ra, các bác chóp bu VN không phải là những người duy nhất cài nút veston sai phép tắc, nhiều người ở nước ngoài không thường xuyên mặc veston và jacket vẫn hay sai. Nhiều người trong nước tôi quan sát cũng không biết đến qui ước rất căn bản này, nên đại đa số đều mặc không đúng cách. Tôi hơi ngạc nhiên là một ca sĩ mốt như Mr Đàm mà cũng cài cả 3 nút (hình 8)!

Cái sai đó là chuyện nhỏ — dĩ nhiên. Nhưng dù là nhỏ, nó nói lên phong cách lịch lãm của một người đàn ông, và đặc biệt là người đại diện một quốc gia. Những thường dân như chúng ta ăn mặc “sai” thì chẳng ai trách, nhưng người ở vị trí cao và có trọng trách quốc gia với đầy đủ ban bệ cố vấn mà mặc không đúng cách thì cũng đồng nghĩa với việc gửi một tín hiệu không tốt và gây một hình ảnh không đẹp đến người nước ngoài.
____

(1) Theo một nguồn thì truyền thống cài nút như thế là xuất phát từ vua Edward VII bên Anh (thế kỉ 19). Ông vua này có bụng bự (122 cm), do đó ông không thể cài nút dưới được vì rất khó ngồi. Sau này, ai cũng theo phong cách của ông vua đó. Lại có nguồn khác cho rằng qui ước trên xuất phát từ Napoleon, nhưng hình như giả thuyết này không có cơ sở mấy.

(2) Theo tôi biết thì các qui ước trên chỉ áp dụng trong các dịp lễ hội, dịp đón tiếp và chiêu đãi khách, chứ không hẳn áp dụng cho những buổi tiếp kiến bình thường. Cũng lưu ý là có sự khác biệt giữa veston (com-lê) và blazer. Người mặc blazer không nhất thiết phải cài nút, nhưng nếu cài nút thì phải cài đúng cách. 
Hình 2: Bác Ba Dũng lúc nào cũng stylish và đúng cách. Ảnh: internet. 
Hình 3: Chỉ có bác Ba Dũng biết cài nút. Ảnh: internet
Hình 4: Bác tổng cài luôn 2 nút! Ảnh: TTXVN.
Hình 5: Bác tổng lại quên cài nút! Ảnh: internet
Hình 6: Bác Nguyễn Văn Thiệu là người ăn mặc rất đúng cách. Ảnh: internet
Hình 7: Bác Nguyễn Cao Kỳ và bác Phạm Thế Duyệt. Nhìn là biết ai là ai. Ảnh: internet.
Hình 8: Ca sĩ Mr. Đàm mà cũng sai cách! Ảnh: internet


2 nhận xét:

  1. [mau ao vest nu]
    Bộ công sở vest nữ vạt lệch với tông màu xanh
    Thiết kế vạt lệch trẻ trung thời trang cùng đường may tỉ mỉ chi tiết

    Trả lờiXóa