Tâm như biển rộng
Cuộc sống mới thực sự bắt đầu
Khổng Tử có câu: “Tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh” (40 tuổi không còn mê hoặc, 50 tuổi đã biết mệnh trời). Người 50 tuổi tâm như biển rộng, cuộc sống đích thực bắt đầu từ tuổi 50!
Cuộc sống đích thực bắt đầu
Dẫu thành công hay thất bại, dẫu sướng vui hay đau khổ, tất cả đều in hằn trong tim bao trải nghiệm. Nên yêu gì, ghét gì, nên làm gì, không làm gì, họ đều đã có đáp án cho riêng mình.
Nếu trái tim tuổi đôi mươi như con suối, trái tim tuổi ba mươi như dòng sông, trái tim tuổi 40 như thác nghềnh cuồn cuộn chảy, thì trái tim người 50 tuổi lại như biển rộng mênh mang. Họ vừa hóm hỉnh với người khác, lại vừa cười vui tự giễu cợt bản thân mình.
Đôi khi gặp chuyện không như ý ta chỉ mỉm cười và chẳng bận tâm
Người 50 tuổi tâm đủ tĩnh, nghĩ đủ sâu, lòng đủ lắng đọng. Nếu khi xưa nông nổi và nhẹ dạ, thì chỉ khi đến tuổi 50 mới thực sự hiểu ra ý nghĩa của sinh mệnh là gì. Đơn giản là bởi, tâm của người 50 tuổi đã bao la hơn.
Đã từng tranh giành, đã từng nỗ lực, đã từng đắc ý, cũng từng thất vọng. Nhưng những gì cần có đều đã có, những gì không có cũng chẳng tơ tưởng hão huyền. Mọi thứ đều quá quen thuộc, hào khí năm xưa nay lại trở thành sự khoan dung, sự gai góc khi xưa nay đã trở nên trơn nhẵn, sự tranh đoạt khi xưa nay lại trở thành giây phút thảnh thơi.
Bước ngoặt trong kiếp người
Người 50 tuổi, làm việc hay làm người đều khiến người khác yên lòng.
Không còn bị ràng buộc bởi những việc lặt vặt trong gia đình nên họ có thể chuyên tâm làm những điều mình yêu thích. Bởi họ đã làm việc nửa cuộc đời, nên giờ đây mọi thứ đều trở nên đơn giản, dễ dàng, cộng thêm sự chăm chỉ, nên chẳng thể sai lạc.
Người 50 tuổi đã đoán biết được bệnh tật. Trước 50 tuổi người tìm bệnh, sau 50 tuổi bệnh tìm người. Ê nhức bả vai là bệnh đặc thù của người 50 tuổi, nên còn gọi là “bả vai tuổi 50”. Ngoài ra bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao và bệnh tim cũng bắt đầu xuất hiện.
Con người đến tuổi 50, nếu vô bệnh thì quả là người có phúc phận lớn.
Người 50 tuổi khao khát tình thân, khát vọng được khỏe mạnh. Trong tim họ có thoáng ưu tư, thương cảm, cũng có sự bất lực nặng nề.
Một người bạn của tôi chia sẻ rằng:
“Theo trải nghiệm của tôi thì 50 tuổi là bước chuyển ngoặt của cuộc đời. Từ đây cuộc đời được chia làm 2 giai đoạn: Trước 50 tuổi là giai đoạn đặt nền móng. Trong giai đoạn này chúng ta thường mải miết tìm chỗ đứng trong xã hội, mệt mỏi vì bôn ba nuôi sống gia đình. Về cơ bản đều là sống vì người khác. Sau 50 tuổi, nền tảng kinh tế đã vững chắc, sự nghiệp cũng hoàn thành. Đây mới là giai đoạn có giá trị nhất để thực hiện mong ước và sáng tạo của bản thân. Do đó, cuộc đời tôi bắt đầu từ tuổi 50”.
Nếu có thể sống đến 100 tuổi bạn sẽ quy hoạch cuộc đời mình như thế nào?
Khi gần tới tuổi 50, liệu bạn có tin rằng cuộc đời lúc này mới thực sự bắt đầu?
Đời người là một hành trình chạy việt dã kéo dài cả trăm năm. Đến 50 tuổi mới chỉ chạy được một nửa, nửa còn lại mới là kiếp nhân sinh thực sự. Dẫu sao cũng đã 50 tuổi rồi, 50 tuổi vừa hay lại là bước chuyển ngoặt của hành trình việt dã ấy.
Khi ấy, bạn mới chỉ chạy được nửa quãng đường, nhưng đã tích lũy được những kinh nghiệm vô cùng phong phú, lại có thể thấy được viễn cảnh tươi sáng của tương lai.
Nếu cuộc đời là một hình vòng cung, thì ở tuổi 50 sức khỏe sẽ giảm sút, nhưng năng lực tổng hợp của bạn lại ở đỉnh điểm của hình vòng cung đó.
Những trải nghiệm kiếp nhân sinh và mối quan hệ xã hội của bạn là nguồn tài nguyên quý giá. Chỉ cần quy hoạch cẩn thận, khéo léo xếp đặt, chú ý giữ gìn sức khỏe thì thời gian đỉnh điểm của cuộc đời ấy sẽ có thể kéo dài hơn.
50 tuổi là trạng thái đỉnh cao của kiếp nhân sinh, xin dành tặng bài viết này cho những người bạn gần đến tuổi 50 và ngoài 50 tuổi.
Theo Soundhope
Hiểu Mai biên dịch
"Thực đơn" giúp trẻ khỏe tuổi trung niên
Cần tăng cường các hoạt động thể thao đều đặn vào tất cả những ngày trong tuần.
Được sống trẻ và khỏe là khao khát của tất cả mọi người từ xa xưa, đặc biệt là chị em phụ nữ khi bắt đầu bước sang giai đoạn trung niên. Cuộc đời đâu hẳn chỉ là những khoảng lặng bắt buộc phải chấp nhận quy luật khắc nghiệt của thời gian, nếu bạn biết cách chuẩn bị, lèo lái con tàu tuổi trẻ khi giông tố chưa kịp xảy ra.
Bước vào độ tuổi trung niên, bạn nên chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng - Món ăn thể chất từ bên trong, có vai trò nền tảng chi phối lực hấp dẫn từ bên ngoài: cần quan tâm ăn uống lành mạnh và hợp lý, phù hợp với tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ hoạt động thể lực.
Để bữa ăn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn với số lượng cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng chính.
Nhóm chất bột đường nên ăn 2 phần chuẩn - chọn các loại thực phẩm nguyên hạt và có chỉ số đường huyết thấp như gạo xát rối, gạo lứt, bún, bánh ướt, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Rau nên ăn 3 phần chuẩn - chọn nhiều loại rau và có màu khác nhau như đỏ, vàng và xanh lá.
Trái cây nên ăn 2 phần chuẩn - chọn trái cây họ cam quít, chuối, thanh long... Chất đạm nên ăn 1 phần chuẩn - chọn thịt nạc và loại bỏ mỡ như thịt gà, thịt heo nạc, thủy hải sản, trứng, đậu hũ.
Đặc biệt, nên bổ sung thêm sữa tách béo cung cấp nhiều canxi và các loại vitamin, khoáng chất khác cho cơ thể để mật độ xương đạt được cao nhất ở 25 tuổi thì bạn mới hạn chế được việc mất xương sau này.
Trung bình ngày ăn 3 bữa, không nên nhịn ăn sáng, bữa tối không nên ăn quá no. Không nên dùng thực phẩm chứa nhiều muối dễ gây tăng huyết áp, loãng xương. Ăn ít đường, mỗi ngày không quá 4 muỗng cà phê. Hạn chế ăn chất béo có nguồn gốc từ động vật, mỗi ngày ăn không quá 4 muỗng cà phê chất béo. Uống nhiều nước 1,5 - 2 lít nước/ ngày.
Thể dục - Món ăn giàu thể lực: Duy trì nếp sống năng động, lành mạnh. Không hút thuốc, hạn chế bia rượu. Cần tăng cường các hoạt động thể thao đều đặn vào tất cả những ngày trong tuần ít nhất là 30 phút mỗi ngày, phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Nếu bạn muốn giảm cân hay giữ gìn vóc dáng cơ thể thì cần khoảng 60 hoặc 90 phút mỗi ngày đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe, các môn bóng...
Giấc ngủ - Món ăn tiềm thức: Nên ngủ ít nhất 7 tiếng và không nên thức khuya sau 22h. Thiếu ngủ sẽ khiến bạn giảm trí nhớ, giảm khả năng tiếp thu, rối loạn hoạt động của các cơ quan nội tiết. Hậu quả là bạn sẽ bị lão hóa nhanh. Không nên tập thể dục gần giờ ngủ vì có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Kiến thức - Món ăn trí tuệ: Không ngừng bổ sung kiến thức mới để luôn bắt kịp xu hướng của thời đại, nâng cao giá trị bản thân. Duy trì quan hệ xã hội và chia sẻ kinh nghiệm với mọi người xung quanh, đồng thời cập nhật ngôn ngữ giới trẻ để bổ sung "vitamin teen" cho bản thân.
Những thói quen tốt giúp người tuổi trung niên luôn tươi trẻ
Lạc quan - Món ăn tinh thần: Nhiều người thành công trong sự nghiệp cho biết, chỉ cần có tinh thần lạc quan là đã thành công 50%. Rõ ràng lạc quan giúp bạn tự tin vượt qua nỗi sợ hãi trước những biến đổi trong cuộc sống, tránh xa những điều tiêu cực, hoài nghi, dễ cáu giận - "kẻ thù" của nhan sắc.
Đam mê - Món ăn cuộc đời: Theo đuổi đam mê và ước mơ giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhiều gam màu tươi trẻ. Đam mê là động lực giúp bạn tiếp tục sống lạc quan, tiếp tục dấn thân để phấn đấu, đạt được những khát khao của bản thân dù tuổi thanh xuân đang dần xa.
Hãy quan tâm bản thân bằng "thực đơn sống trẻ" để tiếp tục đốt cháy ngọn lửa đam mê. "Hãy đi và chúng ta sẽ đến!". Việc duy trì sự tươi trẻ và cơ thể khỏe mạnh dù đến tuổi trung niên sẽ là một điều không khó khăn đối với chúng ta.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Ăn uống đạm bạc để sống lâu, khỏe
Sơn hào hải vị thường chỉ đáp ứng khoái khẩu ăn uống nhất thời, còn những món ăn thanh đạm bình dân, nếu biết tận dụng đúng cách sẽ giúp bạn trường thọ, bách niên giai lão mà chẳng cần đến một viên thuốc bổ đắt tiền nào.
Bổ trợ kiến thức dinh dưỡng để sống trường thọ, vừa hữu ích cho chính bản thân mình, vừa tốt khi cần chăm sóc cho cha mẹ, người thân.
Dưới đây là những sở thích được tổng kết từ những người sống thọ sống khỏe.
1. Thích ăn cháo
Nhìn từ thói quen ăn uống, trong những người sống trường thọ thì không có một ai là không thích ăn cháo.
Nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc – Mã Dần Sơ và phu nhân Trương Quế Quân đều là những người trường thọ trăm tuổi. Hai người đặc biệt thích ăn cháo sáng và mỗi sáng đều lấy 50g yến mạch và 250g nước nấu thành cháo.
Người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.
Các nhà y học và dinh dưỡng từ bao đời nay đều cổ động người già nên ăn cháo vì nó tốt cho sức khoẻ. Cháo dễ tiêu hoá, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, thanh lọc phổi, mát đường ruột.
Nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh – Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”. Ông biên tập cách chế biến 100 loại cháo bổ dưỡng, chuyên dùng cho người già, được rất nhiều người yêu thích.
Là thanh niên “không bị món” không cứ phải ăn cháo thường ngày nhưng bạn nên tăng số bữa cháo trong 1 tuần hoặc thường xuyên có 1 bát cháo khai vị cũng sẽ rất tốt cho sức khoẻ.
2. Các món kê
Người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.
Các nhà y học và dinh dưỡng từ bao đời nay đều cổ động người già nên ăn cháo vì nó tốt cho sức khoẻ. Cháo dễ tiêu hoá, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, thanh lọc phổi, mát đường ruột.
Nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh – Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cường sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”. Ông biên tập cách chế biến 100 loại cháo bổ dưỡng, chuyên dùng cho người già, được rất nhiều người yêu thích.
Là thanh niên “không bị món” không cứ phải ăn cháo thường ngày nhưng bạn nên tăng số bữa cháo trong 1 tuần hoặc thường xuyên có 1 bát cháo khai vị cũng sẽ rất tốt cho sức khoẻ.
2. Các món kê
Hạt kê
Nhiều người thích nhất ăn kê và xem kê là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho cơ thể. Kê từ trước đến nay đều được xứng danh với tên gọi mỹ miều là “món đầu đàn của ngũ cốc”. Người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khoẻ.
Theo y học cổ truyền, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày), bổ sung tinh dịch, mạnh khoẻ gân cốt, cơ bắp.
Có một danh sư nổi tiếng thời nhà Thanh đã nói: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”. Có thể nói, người già trường thọ thích ăn kê là rất đúng và có cơ sở.
3. Lấy hạt “trân châu ngọc mễ”làm món ăn chính
Ngô còn có tên gọi khác là Ngọc trân châu, là “thực phẩm vàng” (đúng cả nghĩa đen và bóng) được toàn thế giới công nhận và cũng là món ăn chính mà người trường thọ không thể “rời xa”.
Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy người Pueblo bản địa (người da đỏ) không ai bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Nghiên cứu thì được biết là do người dân vùng này thường xuyên ăn ngô.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng, trong ngô hàm chứa lượng lớn lecithin, acid linoleic, vitamin E, vì vậy không dễ gây ra cao huyết áp và xơ cứng động mạch.
4. Mỗi ngày ăn một quả trứng gà
Tiến sĩ Chert Hansheng nhà kinh tế học nổi tiếng có tuổi thọ 100, đã tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng học, mỗi ngày kiên trì ăn uống theo quy tắc “3 trong 1” tức là: “Sáng ăn 1 quả trứng gà, buổi trưa ăn 1 quả táo to, tối uống 1 cốc sữa”.
Ngoài ra, ngày ba bữa ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ít thịt, ăn uống điều độ… Đều đặn như thế thì sẽ trường thọ.
Lòng trắng trứng chứa nhiều nước và protein có tác dụng khôi phục tế bào gan bị tổn thương. Chất lecithin trong lòng đỏ trứng có thể thúc đẩy tế bào gan tái sinh, còn có thể nâng cao lượng protit huyết tương trong cơ thể, tăng cường chức năng bài tiết và chức năng miễn dịch. Sau khi lecithin được cơ thể tiêu hoá, sẽ giải phóng ra choline, choline có thể cải thiện trí nhớ. Trong lòng đỏ trứng hàm chứa muối vô cơ, canxi, photpho, sắt và vitamin khá phong phú.
6. Thích món khoai lang dân giã
Ăn khoai lang là một trong những sở thích của người già trường thọ.
Theo nghiên cứu, khoai lang có 5 tác dụng lớn:
Khoai lang hàm chứa lượng lớn chất keo protit vì vậy có thể ngăn ngừa các bệnh gan và thận, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ các gốc tự do, tránh bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra.
Trong khoai lang lại còn chứa khá nhiều canxi, magie, vì vậy có thể phòng ngừa chứng xương cốt rời rạc. Từ đó có thể thấy, khoai lang là một báu vật không thể thiếu của người trường thọ.
6. Đậu phụ là lựa chọn đầu tiên
Chuyên gia dưỡng sinh ví đậu phụ như là “thịt từ cây”, họ cho rằng: “Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ đảm bảo bình an”.
Sách “Tùy tức cư ẩm thực phổ” viết: “Món ăn này mọi nơi đều có thể tạo ra, thích hợp với cả người giàu lẫn người nghèo, xuất hiện trong bữa ăn chay cũng như trong bữa tiệc, đặc biệt ăn vào mùa đông rất ngon.”
Đậu phụ có công dụng ích khí, bổ hư, lọc chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Thường xuyên ăn đậu phụ có lợi cho sức khoẻ và phát triển trí lực. Người già thường xuyên ăn đậu phụ có tác dụng rất tốt để trị liệu các chứng như xơ cứng mạch máu, xương cốt lỏng lẻo, rời rạc.
7. “Sùng bái” cải thảo – vua của các loại rau
Người già có kinh nghiệm thường nói: “cải thảo ăn nửa năm, thầy thuốc hưởng thanh nhàn”. Có thể thấy, thường xuyên ăn cải thảo hỗ trợ việc xua đuổi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Cải thảo có mùi vị tươi ngon, dinh dưỡng hài hoà, chứa chất khoáng, vitamin, protein, chất xơ, carotene, ngoài ra còn hàm chứa một loại chất có thể phân giải nitrosamine – một chất gây ra ung thư.
Danh họa Tề Bạch Thạch Trung Quốc đã để lại một bức tranh cải thảo rất có ý nghĩa, bức tranh độc luận cải thảo là “vua của các loại rau” và ca ngợi “trăm loại rau không bằng cải thảo”.
Nhìn từ công dụng dược lý, cải thảo có 7 công dụng lớn là: dưỡng dạ dày, nhuận tràng, giải rượu, lợi tiểu, giảm mỡ, thanh nhiệt và chống ung thư.
8. Không quên củ cải
Người già trường thọ mùa đông không rời xa củ cải.
Họ nói: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, 1 năm 4 mùa đảm bảo an khang”.
Củ cải hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất cũ mới, tăng cường cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hoá.
Củ cải đích thực là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của người già.
Củ cải hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất cũ mới, tăng cường cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hoá.
Củ cải đích thực là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của người già.
Y học cổ truyền cho rằng, củ cải có thể “hoá giải” và tiêu hoá thực phẩm tích trữ trong dạ dày, trị mất tiếng do ho, đờm gây ra; trị ho ra máu, chảy máu mũi; giải khát, trị kiết lỵ, giảm đau đầu, lợi tiểu…
Nếu ăn sống có thể giải khát, thanh nhiệt, giải đờm, ngăn hen suyễn và trợ giúp tiêu hoá; luộc chín ăn có tác dụng bổ ích, khoẻ tỳ.
“Củ cải và trà” tức là ăn củ cải, sau đó uống trà, có thể tiêu trừ khô nhiệt, bài trừ khí nóng độc tích tụ trong cơ thể, có tác dụng rất tốt để khôi phục thanh khí và tinh thần.
Củ cải kho với thịt sẽ là một món rất ngon nhưng không được ăn cùng với nhân sâm và cam quýt.
9. Cà rốt là “vật báu” của người trường thọ
Nếu ăn sống có thể giải khát, thanh nhiệt, giải đờm, ngăn hen suyễn và trợ giúp tiêu hoá; luộc chín ăn có tác dụng bổ ích, khoẻ tỳ.
“Củ cải và trà” tức là ăn củ cải, sau đó uống trà, có thể tiêu trừ khô nhiệt, bài trừ khí nóng độc tích tụ trong cơ thể, có tác dụng rất tốt để khôi phục thanh khí và tinh thần.
Củ cải kho với thịt sẽ là một món rất ngon nhưng không được ăn cùng với nhân sâm và cam quýt.
9. Cà rốt là “vật báu” của người trường thọ
Cà rốt hàm chứa nhiều vitamin A, có chứa phong phú chất carotene.
Nghiên cứu chỉ rõ, cà rốt có thể cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa bệnh tim mạch, trúng gió, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Chất carotene ít bị phá hủy dù ở nhiệt độ cao mà cơ thể lại dễ hấp thụ. Vào cơ thể, carotene sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp trị các chứng khô mắt và quáng gà do thiếu vitamin A gây nên.
Chất carotene chỉ dễ hấp thu khi có dầu mỡ vì vậy, những người già “trường thọ” có kinh nghiệm thường cắt cà rốt thành miếng nhỏ và xào với dầu mỡ, như thế khả năng bảo tồn của carotene có thể đạt trên 79%. Cà rốt cắt miếng vuông dài rán trong chảo dầu thì chất carotene có thể bảo tồn đến 81%. Cà rốt cắt miếng nấu với thịt, tỉ lệ bảo tồn chất carotene đạt đến 95%.
Chất carotene ít bị phá hủy dù ở nhiệt độ cao mà cơ thể lại dễ hấp thụ. Vào cơ thể, carotene sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp trị các chứng khô mắt và quáng gà do thiếu vitamin A gây nên.
Chất carotene chỉ dễ hấp thu khi có dầu mỡ vì vậy, những người già “trường thọ” có kinh nghiệm thường cắt cà rốt thành miếng nhỏ và xào với dầu mỡ, như thế khả năng bảo tồn của carotene có thể đạt trên 79%. Cà rốt cắt miếng vuông dài rán trong chảo dầu thì chất carotene có thể bảo tồn đến 81%. Cà rốt cắt miếng nấu với thịt, tỉ lệ bảo tồn chất carotene đạt đến 95%.
Cà rốt còn có tác dụng tăng cường trí nhớ.
Trước khi đọc sách hay học bài nếu ăn một đĩa cà rốt xào, rất có lợi cho việc tăng cường và củng cố trí nhớ lại có thể duy trì đôi mắt không mỏi mệt, nhất cử lưỡng tiện.
Hoàng Kỳ (T/h)
Hoàng Kỳ (T/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét