Văn Hóa Cúng Gia Tiên Tết Cổ Truyền

Theo truyền thống, mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường gồm bốn bát và bốn đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. 
Mâm cỗ Tết đúng 'chất' người Hà thành - 2 Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc.
Theo đúng trình tự thì các món bày trên đĩa sẽ được dùng trước, thường là nhắm với rượu và ăn chung với xôi sau đó mới đến các món bày trong bát.

Mâm cỗ Tết đúng 'chất' người Hà thành - 3
Thứ tự thưởng thức các món cũng rất được người miền Bắc chú trọng, không thể qua loa, lộn xộn.
Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa và đĩa chả quế; Đặc biệt, trên mâm cỗ phải luôn có một đĩa xôi gấc để mong ước nhiều điều may mắn trong năm mới.

Mâm cỗ Tết đúng 'chất' người Hà thành - 4

Cá trắm kho vừng. Ảnh: Internet

Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng thứ chân giò đủ nạc đủ mỡ cùng với măng lưỡi lợn phơi khô. Giữa bát canh có một miếng thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi ninh nhừ thịt sẽ nứt ra thành bốn góc. Hành tươi được thả vào nồi canh trần chín sau đó vớt ra vắt lên trên miếng thịt để điểm xuyết như bông hoa xanh tươi mát trong bát canh.


Canh măng.

Với những gia đình khá giả, giàu có thì bốn bát, bốn đĩa được biến tấu thành sáu bát, sáu đĩa hoặc tám bát, tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn bát thêm gồm bát su hào thái chỉ ninh kỹ, bát chim câu hầm nguyên con, bát gà tần hoặc bào ngư hay vi cá hầm. Bốn đĩa thêm gồm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nem rán và đĩa nộm su hào, đĩa nộm rau cần, cuốn diếp hay cuốn bỗng.



Đĩa nem rán, món ăn không thể thiếu trong dịp bữa cơm Tết miền Bắc.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng ăn kèm với hành muối cũng như đĩa dưa chua để chống ngấy.

Hành muối là món giải ngấy không thể thiếu trong mâm cơm.
Ngày nay, cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ trong mình những nét cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng dần dà mang hơi thở hiện đại với nhiều món ăn mới lạ, đặc sắc du nhập từ các vùng miền khác để làm phong phú hơn bữa cơm ngày đoàn tụ. Đồ tráng miệng ngày Tết ở miền Bắc cũng cầu kỳ với các loại mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... 

Sau khi dùng bữa xong, cả nhà thư tha ngồi nhâm nhi chén trà ngon với miếng mứt thơm thảo mới thấy ý nghĩa trọn vẹn của ngày sum vầy.


Mâm cỗ Tết miền Trung
Miền Trung nằm giữa hai đầu đất nước với khí hậu quanh năm khắc nghiệt nên mâm cỗ của người miền Trung chăm chút và chú ý nhiều hơn đến khả năng bảo quản, tuy nhiên vẫn có những món nước và món mặn theo truyền thống. 

Món nước thường có giò heo hầm, cá đồng nấu ám, gà tiềm hạt sen, canh hoa kim châm nấu với miến, tôm và thịt heo.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung

Món mặn thường có nem chả, gà rô ti, tôm rim với thịt heo kho tàu, cuốn ram, thịt heo luộc, thịt gà xé phay, các thứ rau củ quả hay măng khô xào với lòng mề gà hoặc tôm và thịt heo.


Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung
Giò bò tiêu sọ
Ngoài ra còn có các món khô như: nem, tré, thịt heo hay thịt bò ngâm nước mắm, bánh tét cắt lát hoặc bánh chưng ăn kèm với dưa món. 



Dưa món cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Trung, cũng như dưa hành của người miền Bắc.



Tôm chua
Mâm cỗ Tết miền Trung cũng rất nhiều món ăn đặc sắc với cách chế biến phong phú nhưng hầu hết đều là các món mặn, đậm đà gia vị để bảo quản được lâu: nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon... 
Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở đây còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm.


Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn.

Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung
Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị.


Đồ ngọt tráng miệng của người miền Trung cũng có đủ các loại mứt: mứt gừng, mứt me, mứt quất, mứt sen, các loại bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu nặn theo hình trái cây, kết thành nhánh cây... rất nghệ thuật. 


Các loại bánh mứt ngọt đậm, được sấy kỹ nên có thể dùng ăn dần đến cả tháng vẫn không bị hỏng. 


Bánh đậu xanh trái cây rực rỡ sắc màu đặc trưng của người Huế. 
Mâm cỗ Tết miền Nam
Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương nắng nóng. Với đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê nên cỗ Tết ở đây có phần phong phú và ít nặng nề về nghi thức, kỹ lưỡng như của miền Bắc. 
Trên thực tế mâm cỗ Tết phương Nam thể hiện đậm nét văn hóa mộc mạc, không cầu kỳ trong chế biến và bày biện, sử dụng nhiều nguyên liệu từ tự nhiên hơn là nuôi trồng.


Mâm cỗ Tết miền Nam đơn giản, phóng khoáng.
Các món nguội chiếm đa số trong mâm cỗ Tết của người Nam. Cỗ có bánh tét đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; thịt heo và trứng vịt kho nước dừa ăn với dưa giá hay kiệu chua, thịt heo luộc chấm nước mắm, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi bì heo cuốn, chả giò, gỏi tôm thịt ngó sen, tôm khô củ kiệu, phá lấu, canh măng (được nấu bằng măng tươi chứ không phải măng khô như miền Bắc)…

Tai heo ngâm giấm cũng là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ của người miền Nam.
Đặc biệt, đối với người Nam, hai món: thịt kho Tàu và canh khổ qua nhồi thịt là những món ăn không thể thiếu trong bất cứ nhà nào. Người dân Nam Bộ nấu món này làm cỗ Tết với ý nghĩa cầu mong cho cơ cực của năm cũ qua đi (khổ qua nghĩa là sự khổ trôi qua) và chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Món thịt kho Tàu lại có ý nghĩa thể hiện sự cầu mong cho luôn có nước ngọt tẩy rửa nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt. 


Khổ qua là món ăn đại diện cho mong ước một năm mới hanh thông


Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua…
Một điểm khác biệt nữa giữa mâm cỗ Tết miền Nam với mâm cỗ Tết miền Bắc chính là bánh tét. Bánh tét miền Nam rất đa dạng cả về hương vị lẫn màu sắc. Mỗi loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa….để cho ra đời những mẻ bánh với màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối… Có khi đòn bánh tét còn được người làm bánh tạo dáng để khi cắt ra có thể trưng bày thành hình hoa mai, chữ Thọ, chữ Phúc….


Các loại bánh mứt ở miền Nam cũng rất phong phú: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, gừng dẻo, thèo lèo, kẹo chuối... với vị ngọt đặc trưng phần. So với 2 miền còn lại, các loại mứt miền Nam hơn hẳn về loại và sự phong phú.

Ngày nay, cuộc sống bộn bề nên mâm cỗ dường như không còn giữ được vẻ truyền thống thuần túy mà giao thoa nhiều nét hiện đại. Tuy nhiên dù thế nào, những nét cơ bản nhất như bánh chưng, bánh tét, thịt kho, canh măng... vẫn được giữ nguyên theo đúng nét truyền thống.


Tổng hợp

HÌNH ẢNH VĂN HÓA TẾT XƯA
TNT (sưu tầm và viết lời bình)

Người Việt xưa rất coi trọng các giá trị tinh thần. Tết đến, ở các phiên chợ quê hay ở những nơi đông người qua lại, xuất hiện hình ảnh những ông đồ ngồi viết chữ...


Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua..

(Vũ Đình Liên)


Giá trị tinh thần nổi bật của Tết truyền thống Việt Nam thể hiện ở tình yêu HOA. Các làng hoa ven đô vui mừng khi thấy những cành hoa mình chăm sóc nở đúng vào dịp Tết.


Ở các hè phố xuất hiện những em bé cầm cành đào đứng bán bên đường:


Những cô gái, chàng trai… chào bán hoa đào…


Loài hoa quý phái nhất được người Hà Nội truyền thống ưa chuộng trong dịp Tết là hoa thủy tiên 


Trong khi người miền Bắc chơi hoa đào, Hà Nội chơi hoa thùy tiên thì người miền Nam, người Sài Gòn chơi hoa mai:


Ngày Tết ở cả hai miền Nam Bắc đều có phong tục cúng cây mía để ông bà ông vải dùng làm gậy chống. Nhưng điều thú vị là ở Sài Gòn từng có cả những phố dài chuyên bán mía cúng Tết


Ở Sài Gòn cũng như Hà Nội, cứ Tết đến là chợ hoa mọc lên khắp nơi. Ảnh dưới đây là cảnh bán hoa Tết bên Hồ Gươm:


Đường Nguyễn Huệ ở Sài Gòn thời nào cũng là nơi nhộn nhịp không khí Tết với chợ hoa, rừng người


Thật ấm lòng khi thấy những thiếu nữ Hà Nội thướt tha trong tà áo dài bán và mua hoa Tết: 


Khách mua hoa Tết có thể gặp từ những người thuộc tầng lớp thượng lưu lịch sự 


Đến giới bình dân:


Chợ Hoa Xuân đầu tiên ở Thủ Đô sau ngày giải phóng (1954) thật tưng bừng nhộn nhịp: 


Bên cạnh cái đẹp tinh thần, Tết người Việt không thể thiếu cái ngon vật chất. Trên đường phố Sài Gòn trong Tết xưa cũng như nay, bên cạnh những giò hoa, những chậu hoa, ta thường thấy hiện diện xe mực nướng với mùi thơm phức lan tỏa là minh chứng cho triết lý sống hài hòa ấy:


Ở Hà Nội thì quầy hàng Tết ở các cửa hàng mậu dịch trong những năm tháng bao cấp chống Mỹ luôn đông người 


Chen lấn nhiều hơn xếp hàng: 


Món không thể thiếu thời đó là những hộp mứt Tết và những chai rượu Tết ("rượu mùi"): 


Ngày xưa, vào những ngày gần Tết, người đàn ông trong gia đình thường lo chuẩn bị cây nêu: 


Rồi trồng nêu để xua đuổi ma quỷ: 


Người phụ nữ nội trợ thì lo đi chợ mua gà (trống) về cúng đêm giao thừa:


Và mua lá dong về gói bánh chưng:


Cả nhà bắt tay vào gói và luộc bánh chưng: 


Rồi vớt bánh chưng ra và dùng cối đá để nén cho ráo nước:


Cuối cùng, mâm cỗ cúng 6 món đầy ắp trong gia đình miền Bắc đã chuẩn bị 
xong:


Thiếu nữ miền Nam cũng đã cắm lên bình hương trên bàn thờ những nén nhang thơm


Vào những ngày giáp Tết, phố xá hai miền dường như khoác lên mình bộ cánh mới (ảnh 3D): 


Tết người Việt xưa không thể thiếu những tràng pháo đỏ, phong tục cầu mưa của một xứ nông nghiệp muốn qua tiếng pháo để nghe thấy tiếng sấm báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt: 


Thú vị nhất là lúc bịt tai đứng xa xa để xem đốt pháo và nghe pháo nổ đinh tai (dù tai đã bịt!): 


Sau lúc pháo nổ là xác pháo đỏ dầy đặc trên mặt đường (những năm sau này pháo làm dối, màu đỏ chỉ có ở lớp bọc ngoài nên nhìn trên mặt đường sẽ thấy màu đỏ ít mà màu trắng nhiều). Trẻ em tranh nhau lượm pháo xịt để đốt lại: 


Cảnh thường thấy ở Hà Nội vào sáng ngày 1 Tết là đường phố vắng người, mưa bụi giăng trắng xóa, vỉa hè đầy xác pháo đỏ (trong hình dưới đây là phố Khâm Thiên) - một không khí ấm (do Tết, do màu đỏ) trong giá rét... 


Cũng như ở miền Bắc, người phụ nữ miền Nam ngày Tết dắt con đi lễ chùa cầu mong Trời Phật phù hộ cho gia đình năm mới có cuộc sống an khang thịnh vượng (yên ổn về tinh thần trước rồi mới đến sung túc về vật chất sau)


Mồng 4, mồng 5 Tết là bắt đầu tưng bừng Hội Xuân: 


Mà trong đó đu xuân là trò chơi không thể nào thiếu được: 


Các trò chơi Tết được khắc họa lại dày đặc dưới con mắt tò mò của người phương Tây trong sách của Samuel Baron: 


Còn đây là bộ ảnh "Tết xưa" do nhà thiết kế Võ Việt Chung “phục chế”, thực hiện vào dịp Xuân Kỷ Sửu 2009 (Netlife.com.vn) với sự tham gia của Kim Khánh, Kim Cương, Tạo Đỗ, Quang Vinh, Phương Linh, bé Bin, bé Tường và thân mẫu Võ Việt Chung - bà Ngô Thị Bê tại Củ Chi. Một quang cảnh Tết xưa luôn đầy ắp tiếng cười và niềm vui sum họp...

Đi chợ về…

Vào bếp… 


Dọn dẹp nhà cửa, đánh bóng đồ thờ… 


Cả nhà cùng gói, nấu bánh chưng…


Các thiếu nữ thêu thùa, chuẩn bị những tà áo dài, đồ trang sức…


Ướm thử… 


Giúp nhau mặc và trang điểm… 


Rồi chị em từ trong buồng thập thò ngó ra, ngóng khách…


Chúc tết và lì xì… 


Không gì vui bằng gia đình sum họp… 


Rồi cùng vui chơi, hội hè…

Nguồn: sưu tập từ nhiều nguồn trên internet


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét